• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sự thay đổi kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh

Chương 4: BÀN LUẬN

4.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống bệnh võng mạc đái tháo

4.2.6. Sự thay đổi kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh

Khi đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống bệnh cho kết quả rất tốt ở huyện Bình Lục. Các bệnh nhân ở nhóm can thiệp có thực hành cải thiện rõ rệt sau can thiệp so với trước can thiệp, đặc biệt là việc tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng chống, điều trị bệnh được nâng cao hơn. Trong khi các bệnh nhân ở nhóm chứng thì việc thay đổi hoàn toàn không rõ ràng. Nhìn chung, các can thiệp về kiến thức giúp trung bình điểm kiến thức của các bệnh nhân tăng 0,15 điểm, riêng nhóm can thiệp có sự tăng lên rõ ràng khi điểm trung bình tăng 0,2 điểm trong khi nhóm chứng không có thay đổi rõ rệt nào. Về thực hành, trung bình điểm thực hành của bệnh nhân tăng 0,8 điểm ở nhóm can thiệp, sự tăng lên này rõ ràng khi điểm trung bình thực hành tăng 1,23 điểm trong khi ở nhóm chứng cũng không có sự tăng lên rõ rệt như ở nhóm can thiệp.

Sự thay đổi tích cực kiến thức, thực hành về bệnh ĐTĐ/VMĐTĐ và phòng chống bệnh ĐTĐ/VMĐTĐ cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận của các biện pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn can thiệp, cũng như tác dụng nâng cao kiến thức cho bệnh nhân thông qua các buổi tư vấn trực tiếp do các cán bộ y tế thực hiện ngay trong những đợt khám và theo dõi bệnh ĐTĐ định kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy số trường hợp có cải thiện về thực hành cao hơn so với sự tăng lên về kiến thức là hoàn toàn dễ hiểu. Các đối tượng mắc bệnh đã có sẵn nền tảng kiến thức về bệnh trước khi can thiệp, nên ý nghĩa của can thiệp trong việc duy trì mức độ tốt của kiến thức được ghi nhận. Trong khi đó, thực tế một số trường hợp có kiến thức về bệnh nhưng họ lại không thực hiện hoặc ít thực hiện các biện pháp thực hành phòng chống bệnh ĐTĐ/VMĐTĐ tương ứng, dẫn đến họ có kiến thức nhưng không thực hành tốt về phòng chống và điều trị bệnh. Do vậy, trong quá trình can thiệp giúp các đối tượng chưa có kiến thức và thực hành tốt về bệnh/

phòng chống bệnh có những thay đổi đáng kể về các mặt này. Đồng thời khuyến khích, thúc đẩy các đối tượng đã có sẵn kiến thức tốt nhưng thực hành kém tuân thủ chặt chẽ hơn và thực hiện đầy đủ hơn các biện pháp thực hành phòng chống bệnh. Chính vì vậy, tỷ lệ thực hành tăng lên cao hơn so với tỷ lệ kiến thức tăng còn cho thấy ý nghĩa và hiệu quả của các biện pháp can thiệp đem lại.

Ngoài ra, việc can thiệp đến cả các cán bộ y tế giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn. Từ đó dẫn đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho các bệnh nhân, cũng như quản lý tốt hơn về tình trạng bệnh lý của các bệnh nhân này, góp phần gián tiếp tăng cường hiệu quả quá trình điều trị và theo dõi bệnh ĐTĐ. Việc nâng cao kiến thức, kỹ

năng của cán bộ y tế cũng khiến quá trình tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn của cán bộ y tế về kiến thức, thực hành cho bệnh nhân trở nên đúng, đủ và hiệu quả hơn, tác động tích cực đến việc nâng cao kiến thức, thực hành của họ. Qua quá trình can thiệp, bệnh nhân ở nhóm can thiệp có kiến thức và thực hành cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với các bệnh nhân ở nhóm chứng. Điều này cho thấy hiệu quả của các công tác tuyên truyền, giáo dục giúp nâng cao kiến thức cho bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu là rất tốt. Tuy nhiên, vẫn còn có các trường hợp bệnh nhân quên kiến thức, lơ là thực hành. Mặc dù do một phần nguyên nhân các đối tượng nghiên cứu phần lớn là người cao tuổi, có sự giảm sút về tinh thần về thể chất, nhưng việc duy trì các kênh truyền thông, giáo dục cho bệnh nhân là rất cần thiết. Không chỉ có vậy, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, hàng xóm của bệnh nhân cũng là một biện pháp giúp tăng cường hỗ trợ bệnh nhân nâng cao kiến thức và thực hành về ĐTĐ/VMĐTĐ.

Việc nâng cao năng lực của cán bộ trạm y tế còn gián tiếp tăng tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ chấp nhận điều trị và quản lý tại địa bàn xã. Kết quả đánh giá năm cho thấy trước can thiệp, các trạm y tế chưa thực hiện được việc quản lý bệnh nhân ĐTĐ trên địa bàn xã, các bệnh nhân chịu quản lý trực tiếp từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh hoặc Trung tâm Y tế các huyện/thành phố. Sau can thiệp, 100%

bệnh nhân ĐTĐ (21 xã) tại huyện can thiệp (Bình lục) được quản lý tại trạm y tế xã, trong khi đó ở huyện chứng (Lý Nhân), chỉ có 5/23 xã (21,7%) bệnh nhân ĐTĐ tại địa bàn huyện được quản lý tại các trạm y tế.