• Không có kết quả nào được tìm thấy

Động mạch cơ bụng chân trong

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Vạt mạch xuyên động mạch cơ bụng chân trong

3.1.1. Động mạch cơ bụng chân trong

Cơ bụng chân trong chủ yếu được cấp máu bởi các nhánh của ĐM cơ bụng chân trong.

Hình 3.1. ĐM cơ bụng chân trong 3.1.1.1. Về số lượng

Trên 62 tiêu bản phẫu tích trên xác ướp formalin, chúng tôi thấy: 55/62 tiêu bản có 1 ĐM cơ bụng chân trong, chiếm tỷ lệ 88,71%, số tiêu bản còn lại (7/62) các đầu trong cơ bụng chân có 2 ĐM cấp máu, chiếm tỷ lệ 11,29%.

3.1.1.2. Nguyên ủy

ĐM cơ bụng chân trong tách ra từ mặt sau ĐM khoeo trong đó 47/62 tiêu bản ĐM này tách trực tiếp từ ĐM khoeo, chiếm 75,8%. Số trường hợp ĐM cơ bụng chân trong tách cùng ĐM khác của ĐM khoeo từ một thân chung với ĐM cơ bụng chân ngoài gặp ở 15/62 tiêu bản, chiếm 24,2%.

Xét về vị trí của nguyên ủy ĐM cơ bụng chân trong thì thấy nguyên ủy của ĐM cơ bụng chân trong nằm trong khoảng từ đường khe khớp gối tới đường ngang qua bờ trên 2 lồi cầu xương đùi (95,2%). Số trường hợp còn lại, nguyên ủy của ĐM cơ bụng chân trong ở ngang mức khe khớp gối hoặc ở thấp hơn khe khớp gối (4,8%). Khoảng cách từ nguyên ủy ĐM cơ bụng chân

ĐM cơ bụng chân trong Tiêu bản 6

trong tới đường kẻ ngang qua chỏm xương mác tối thiểu là 3 cm, tối đa 4,5 cm, trung bình là 3,7 cm.

So với nguyên ủy của ĐM gối dưới, nguyên ủy của ĐM cơ bụng chân trong thường ở thấp hơn (67,74%). Nguyên ủy của ĐM cơ bụng chân trong thường ở ngang mức hoặc ở cao hơn nguyên ủy của ĐM cơ bụng chân ngoài, với tỷ lệ 63,5%.

3.1.1.3. Đường đi và liên quan

Từ nguyên ủy, ĐM cơ bụng chân trong chạy chếch xuống dưới, vào trong, ở phía trong ĐM khoeo và gần như nằm song song với ĐM khoeo. Đi kèm với ĐM cơ bụng chân trong có 1 hoặc 2 TM tùy hành và nhánh TK chi phối cho cơ này. Các TM và TK tùy hành thường nằm ở phía sau ĐM. Trên các tiêu bản phẫu tích chúng tôi không gặp những biến đổi đáng kể nào về đường đi cũng như về liên quan của ĐM cơ bụng chân trong với các TM và TK tùy hành. ĐM, TM và TK cho cơ bụng chân trong đã tạo thành một bó mạch – TK rõ ràng.

3.1.1.4. Phân nhánh của ĐM cơ bụng chân trong

 Các nhánh rốn cơ:

Trước khi vào cơ, ĐM có thể tách ra các nhánh gọi là các nhánh rốn cơ.

Chiều dài của ĐM cơ bụng chân trong từ nguyên ủy tới rốn cơ (chúng tôi gọi đoạn này là thân chung của ĐM cơ bụng chân trong) dao động từ 0,75 cm đến 16,17 cm, trung bình là 8,39 cm

Đường kính của thân chung đo tại nguyên ủy (chỗ tách ra từ ĐM khoeo) tối thiểu là 1,08 mm, tối đa là 4,62 mm, trung bình là 2,88±0,98 mm

Từ ĐM CBCT trước khi vào cơ: 4,6% không tách nhánh trước khi vào cơ; 13,6% chia thành hai nhánh; 42,4% phân thành 3 nhánh và39,4% thân chung chia thành 4 nhánh.

 Các nhánh xuyên của ĐM cơ bụng chân trong:

100% ĐM cơ bụng chân trong cho các nhánh xuyên.

- Loại nhánh xuyên: nhánh xuyên cơ da và nhánh xuyên vách da

Hình 3.2. Nhánh xuyên ĐM cơ bụng chân trong trên tiêu bản ướp formalin - Số lượng nhánh xuyên: Trên 62 tiêu bản phẫu tích cơ bụng chân trong ở xác ướp formalin chúng tôi thấy được tổng số các nhánh xuyên là 208 nhánh. Số lượng trung bình các nhánh xuyên là 3,350,71/1 tiêu bản.

- Chiều dài của nhánh xuyên tính từ điểm xuyên cân (mạc sâu) tới chỗ tách ra từ ĐM nguồn là 3,99 cm, với chiều dài tối thiểu 0,03 cm và chiều dài tối đa là 7,11 cm.

Hình 3.3. Nhánh xuyên ĐM cơ bụng chân trong trên tiêu bản tươi

- Đường kính nhánh xuyên đo tại chỗ tách ra từ ĐM nguồn trung bình là 0,58  0,33 mm, đường kính tối thiểu là 0,1 mm và tối đa là 1,22 mm.

- Chiều dài lớn nhất của cuống vạt đo từ điểm xuyên cân (mạc sâu) của nhánh xuyên tới nơi tách ra từ ĐM khoeo (nguyên ủy) của ĐM cơ bụng chân trong dao động trong khoảng tối thiểu 5,95 cm tới tối đa là 11,21 cm, trung bình là 8,66 cm.

Bảng 3.2. Kích thước ĐM cơ bụng chân trong và các nhánh xuyên.

Kích thước Động mạch

Chiều dài (cm) Đường kính tại nguyên ủy (mm)

 sd Min Max  sd Min Max

Thân chung ĐM cơ

bụng chân trong 8,39±3,9 0,75 16,17 2,88±0,98 1,08 4,62 Nhánh xuyên (từ

điểm xuyên mạc (cân) tới chỗ tách

từ đm nguồn

3,99±0,26 0,03 7,11 0,58±0,33 0,1 1,22

Chiều dài từ da của cuống vạt và từ điểm xuyên mạc tới

nơi tách từ đm khoeo

8,66±0,24 5,95 11,21

- Vị trí của nhánh xuyên cách đường giữa sau của cẳng chân trung bình là 1,6±0,96 cm, dao động trong khoảng 0,39 cm đến 6,7, cm và cách nếp gấp khoeo trung bình 10,12±3,7 cm.

x x

Bảng 3.3. Số lượng và khoảng cách so với một số mốc ở mặt sau cẳng chân của các nhánh xuyên đm cơ bụng chân trong.

Nhánh xuyên Trung bình Min Max

Số lượng nhánh / 1 đm cơ bụng

chân trong 3,35 1 5

Khoảng cách từ nhánh xuyên

đến khe khớp gối (cm) 10,12±3,7 5,1 18,73

Khoảng cách từ nhánh xuyên đến đường dọc giữa sau cẳng chân (cm)

1,6±0,96 0,39 6,7

Hình 3.4. ĐM CBC trong và nhánh xuyên trên xác tưới sau khi bơm màu