• Không có kết quả nào được tìm thấy

LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN TỐT?

Bài 3: AN TOÀN GIAO THÔNG

HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh để điều khiển xe và người đi lại trên đường.

- Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.

- Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông và của biển báo hiệu giao thông.

2. Kỹ năng:

- Quan sát và biết thực hiện đúng hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.

- Phân biệt nội dung 3 biển báo cẩm 101, 102, 112.

3. Thái độ:

- Phải tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.

- Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông.

II. Nội dung an toàn giao thông:

1. Hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông để điều khiển người và xe đi lại an toàn.

Nội dung hiệu lệnh bằng tay: dang ngang 1 hoặc 2 tay.

+ Các loại xe và người đi bộ trước và sau cảnh sát giao thông dừng lại.

+ Các loại xe bên phải, trái đi và rẽ phải, trái.

+ Người đi bộ được qua đường trước và sau cảnh sát giao thông. Giơ tay lên đầu (chiều thẳng)

+ Tất cả các loại xe và người đi bộ đều dừng.

2. Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh điều khiển, chỉ dẫn người, xe đi trên đường an toàn.

Nội dung biển báo hiệu giao thông.

Biển báo cấm: Biển có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trẳng, giữa có hình thể hiện điều cấm.

+ Biển 101: Cấm tất cả xe cộ và người.

+ Biển 102: Cấm đi ngược chiều.

+ Biển 112: Cấm người đi bộ.

III. Chuẩn bị:

Tranh 1,2,3 phóng to

Biển 101,102,112 phóng to IV. Các hoạt động chính:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hàng ngày trên đường phố cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều khiển các loại xe đi đúng đường. Chúng ta còn gặp một số biển cắm ở ven đường đó là biển báo hiệu để điều khiển giao thông. Đó là nội dung bài hôm nay.

Hoạt động 2: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông a. Mục tiêu:

Giúp h c sinh bi t hi u l nh c a c nh sát giao thông, cách th c hi n.ọ ế ệ ệ ủ ả ự ệ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

b. Cách tiến hành:

- Treo các tranh có hình ảnh các động tác điều khiển của cảnh sát giao thông.

- Giáo viên làm mẫu từng tư thế và giải thích nội dung.

c. Kết luận:

Nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông để đảm bảo an toàn giao thông

- Học sinh quan sát, tìm hiểu các tư thế và nội dung thực hiện hiệu lệnh - Học sinh thảo luận nhóm 2 em thực hành làm cảnh sát giao thông. Vài học sinh thực hành đi đường theo hiệu lệnh. Lớp nhận xét

Vài em nhắc lại Lớp đọc

Hoạt động 3: Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông.

a. Mục tiêu: Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.

Biết ý nghĩa, nội dung 3 biển báo hiệu thuộc nhóm này.

b. Cách tiến hành

- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 1 biển báo. Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm ý nghĩa của nhóm biển báo này. Giáo viên ghi đặc điểm lên bảng.

- Nói ý nghĩa từng biển báo. Các biển báo này được đặt ở vị trí nào trong thành phố?

Khi đi đường gặp biển báo cẩm phải làm gì?

Thảo luận nêu rõ:

+ Hình dáng + Màu sắc

+ Hình vẽ bên trong

Đại diện nhóm trình bày. Vài em nhắc lại

- ở đầu những đoạn đường giao nhau, đặt ở bên tay phải. Học sinh nêu cụ thể ý nghĩa từng biển báo (101,102,112)

c. Kết luận: Khi đi trên đường, gặp biển báo cấm thì xe và mọi người phải thực hiện theo hiệu lệnh ghi trên biển báo đó.

Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh hơn”.

a. Mục tiêu: Học sinh thuộc tên các biển báo vừa học b. Cách tiến hành:

- Giáo viên chọn 2 đội mỗi đội 2 em. Đặt 1 số biển báo úp trên bàn cho học sinh chọn.

- Lật các biển báo, chọn ra 3 biển báo vừa học trong số nhiều biển báo. Đọc tên đúng đội nhanh hơn thắng

c. Kết luận:

- Lần lượt nêu tên 3 biển báo vừa học

V. Củng cố: Liên hệ: Phát hiệu trên đường em đi học chỗ đường nào có đặt các biển báo vừa học.

Dặn dò: Thực hiện theo bài học Chiều:

CHÍNH TẢ

TRÊN CHIẾC BÈ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe, viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài:

"Trên chiếc bè". Củng cố quy tắc viết chính tả với iê/ yê (iên/ yên), làm đúng các bài tập phân biệt cách viết phụ âm đầu hoặc vần dễ lẫn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe viết, chữ viết cho HS. Biết trình bày bài. Viết hoa chữ cái đầu bài, đầu câu đầu đoạn, tên nhân vật, xuống dòng khi hết đoạn.

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng viết: Viên phấn, niên học, bình yên.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2)

- Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. HD HS nghe viết chính tả (8) - GV treo bảng phụ.

- GV đọc toàn bộ đoạn viết.

+ Dế mèn và Dế trũi rủ nhau đi đâu?

+ Đôi bạn đi bằng cách nào?

- Bài chính tả có những chữ nào viết hoa?

- Gv chọn đọc từ HS khó viết hay mắc lỗi: Dế Trũi, Dế Mèn, ngao du, say ngắm, bèo sen

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (13)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nghe để viết.

- GV theo dõi giúp đỡ HS - Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HD HS làm bài tập chính tả Bài 2 (3)

- Gọi HS đọc đề bài - Gọi HS làm mẫu - Yêu cầu HS làm bài

- GV chữa bài và thống nhất đáp án:

Bài 3 (4)

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe

- 2-3 HS đọc đoạn lại. Cả lớp đọc thầm.

+ Đi ngao du thiên hạ dạo chơi.

+ Ghép 3, 4 lá bèo sen làm thành chiếc bè.

- Chữ cái đầu dòng, tên riêng nhân vật.

- HS viết bảng con.

- HS nhận xét.

- HS nghe và viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở (cuối bài)

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm mẫu:

- HS đọc bài làm.

- cô tiên, đồng tiền, miền núi, hiên nhà, liên tưởng, viên phấn...

- Nhận xét

Tài liệu liên quan