• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các bước tiến hành nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu

Được thực hiện theo sơ đồ 2.1, bao gồm các bước sau:

2.2.3.1. Lựa chọn bệnh nhân vào danh sách nghiên cứu

 Tất cả các bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn điều trị tại các khoa phòng của Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương trong khoảng thời gian từ tháng 04 /2014 - 03 /2018 được đưa vào danh sách nghiên cứu

 Thu thập các thông tin hành chính bao gồm: Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp trước đây, điện thoại liên lạc

 Gắn mã bệnh án nghiên cứu

2.2.3.2. Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng

Sau khi được đưa vào danh sách nghiên cứu, các bệnh nhân sẽ được tiến hành thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng thông thường và các xét nghiệm đông cầm máu. Các bước tiến hành cụ thể như sau:

a. Thăm khám lâm sàng: Tất cả các đối tượng trong nhóm bệnh nhân đái tháo đường đều được hỏi và khám lâm sàng theo mẫu bệnh án thống nhất.

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Sơ đồ 2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu BN được chẩn đoán ĐTĐ theo

tiêu chuẩn ADA 2014 (n=177)

Nhóm chứng (n=42)

ĐÁNH GIÁ

 Lâm sàng, tiền sử

 XN tế bào máu, sinh hóa máu, nước tiểu, thăm dò chức năng, CĐHA

ĐÁNH GIÁ CÁC XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU

 Số lượng TC, NTTC với ADP, Ristocetin.

 PT, APTT, fibrinogen, TT.

 Đo nồng độ/ hoạt tính các yếu tố VII, VIII, vWF, PrC, PrS, AT III, PAI-1, D-dimer, plasminogen.

Mục tiêu 1

Phân tích so sánh các kết quả xét nghiệm đông cầm máu giữa nhóm bệnh và nhóm chứng

Tiêu chuẩn lựa chọn

ĐÁNH GIÁ CÁC BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU.

Mục tiêu 2

Phân tích, so sánh các kết quả xét nghiệm đông cầm máu giữa 2 nhóm

Có biến chứng mạch máu - BC mạch máu lớn

- BC vi mạch

Không có biến chứng mạch máu

 Khai thác tiền sử: Hỏi về thời gian mắc ĐTĐ, quá trình diễn biến bệnh, các thuốc đang sử dụng, các biến chứng mạch máu của ĐTĐ đã mắc trước đây (thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, viêm cầu thận), tiền sử hút thuốc lá, rối loạn mỡ máu. Kiểm tra kỹ các hồ sơ khám chữa bệnh trước khi phát hiện ĐTĐ để loại trừ những trường hợp có mắc các bệnh lý mạch máu và tăng đông từ trước khi phát hiện ĐTĐ

 Các triệu chứng cơ năng: đái nhiều, ăn nhiều, sút cân, đau cách hồi, đau khi nghỉ, đau thắt ngực, nhìn mờ, tê bì chân tay, ho, khó thở…

 Khám thực thể:

 Các chi: nhìn màu sắc chi bình thường hay tím đỏ, lạnh hay ấm có bị phù hoặc vết loét ở bàn chân không, có biểu hiện rụng lông, thiểu dưỡng móng không so sánh 2 bên.

 Hệ động mạch ngoại vi: đo huyết áp, bắt các động mạch quay, cánh tay, chậu, đùi chung, đùi nông, khoeo, các động mạch mu chân, chày sau, động mạch cảnh, thái dương xem có đập tốt, yếu hay không sờ thấy mạch, so sánh 2 bên. Nghe động mạch tại các vị trí để phát hiện tiếng thổi do hẹp động mạch.

 Khám thần kinh: đánh giá tình trạng ý thức, phát hiện các dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt vận động hoặc rối loạn cảm giác, nói khó, rối loạn cơ tròn, chóng mặt, liệt các dây thần kinh sọ não…

 Đếm nhịp thở, nghe tim phổi…

b. Xét nghiệm cận lâm sàng thông thường: được thực hiện với tất cả các bệnh nhân trong nhóm đái tháo đường, bao gồm các thăm dò sau:

 Soi đáy mắt

 Điện tâm đồ

 Chụp XQ tim phổi

 Tế bào máu ngoại vi

 Sinh hóa máu: đường huyết lúc đói, HbA1c, urê, creatinin, AST, ALT, albumin, cholesterol, triglyceride, LDL-C, HDL-C.

 XN nước tiểu: lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên vào buổi sáng (6 – 7 giờ) trong lần bài xuất đầu tiên để định lượng albumin và creatinin niệu. Tính tỷ lệ albumin (mg/l)/creatinin niệu (mmol/l).

 Siêu âm Doppler động mạch cảnh và hệ mạch chi dưới, siêu âm Doppler hệ mạch chi trên trong các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ hẹp tắc trên lâm sàng.

 Các xét nghiệm khác nếu có chỉ định trên lâm sàng: siêu âm ổ bụng, siêu âm tim, chụp mạch, chụp CT hoặc MRI sọ não…

c. Các xét nghiệm đông cầm máu: được thực hiện với cả nhóm bệnh nhân đái tháo đường và nhóm chứng trong cùng điều kiện và cùng hoàn cảnh, bao gồm các xét nghiệm sau:

 Các xét nghiệm đánh giá tiểu cầu:

 Số đếm tiểu cầu (trong xét nghiệm tế bào máu ngoại vi)

 Độ ngưng tập tiểu cầu với ADP

 Độ ngưng tập tiểu cầu với Ristocetin

 Xét nghiệm các thời gian đông máu và các yếu tố đông máu và kháng đông tự nhiên:

 Thời gian prothrombin (PT)

 Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (APTT)

 Thời gian thrombin (TT)

 Định lượng fibrinogen

 Đo hoạt tính yếu tố VII (FVII)

 Đo hoạt tính yếu tố VIII (FVIII)

 Định lượng yếu tố von Willebrand (vWF)

 Đo hoạt tính protein C

 Đo hoạt tính protein S

 Đo hoạt tính AT III

 Xét nghiệm các yếu tố đánh giá tiêu sợi huyết

 Định lượng D-dimer

 Định lượng PAI-1

 Đo hoạt tính plasminogen

d. Đánh giá và ghi nhận các biến chứng mạch máu của ĐTĐ.

2.2.3.3. Nhập các dữ liệu thu được vào bệnh án nghiên cứu

2.2.4. Địa điểm, phương pháp tiến hành và đánh giá kết quả các xét nghiệm