• Không có kết quả nào được tìm thấy

SAO LƯU DỮ LIỆU

Trong tài liệu MÔ ĐUN HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX (Trang 96-102)

xuyên. Là quản trị viên, ta cần đảm bảo luôn sẵn có bản sao lưu của tất cả các file system.

- Ảnh hưởng của việc backup đển các user như thế nào? Backup luôn làm hệ thống nặng thêm. Trong trường hợp nếu tập tin được người dùng thay đổi trong khi backup thì tập tin đó sẽ không được backup mới nhất. Vì vậy, nên backup khi không có ai khác sử dụng hệ thống.

- Những câu lệnh nào thường sử dụng để backup dữ liệu? Hiện nay người quản trị thường sử dụng lệnh tar và cpio để backup và phục hồi dữ liệu trên hệ thống Linux.

- Tư liệu hóa các tập tin đã backup? Cần phải ghi nhãn tất cả các dữ liệu được backup để dễ nhận biết và tìm kiếm nhanh chóng khi cần restore.

2. Hoạch định thời biểu sao lưu dữ liệu Các cấp độ backup cho hệ thống:

- Cấp 0: Backup toàn bộ

- Cấp 1: Backup tăng dần so với lần backup toàn bộ gần nhất - Cấp 2: Backup tăng dần so với lần backup tăng dần gần nhất Sau đây là một vài ví dụ về thời biểu backup:

Ví dụ 1:

Một ngày backup toàn bộ, các ngày khác backup tăng dần - Ngày 1 là Cấp 0 (backup toàn bộ)

- Ngày 2 là Cấp 1 (backup tăng dần) - Ngày 3 là Cấp 1 (backup tăng dần) - Ngày 4 là Cấp 1 (backup tăng dần) - Ngày 5 là Cấp 1 (backup tăng dần)

Ví dụ 2:

Backup toàn bộ mỗi tháng, backup tăng dần mỗi tuần và tăng dần mỗi ngày sau đó

- Ngày thứ 3 của mỗi tháng là Cấp 0 (backup toàn bộ) - Những ngày thứ 3 tuần tới là Cấp 1 (backup tăng dần)

- Mỗi ngày sau đó là Cấp 2 (backup tăng dần của lần backup tăng dần trước đó)

Với thời biểu backup này sẽ tốn ít thời gian cho mỗi lần backup hằng ngày.

3. Sử dụng lệnh tar

Lệnh tar sử dụng để nén và giải nén dữ liệu. Các tùy chọn khi sử dụng lệnh tar như sau:

Bảng11.1: Mô tả các tùy chọn của lệnh tar

Tùy chọn Mô tả

c Tạo ra tập tin niêm trữ

x Khai thác hoặc phục hồi tập tin niêm trữ trên thiết bị mặc định, hoặc trên thiết bị được xác định bằng tùy chọn f f tên

Tạo ra hoặc đọc tập tin niêm trữ tên, với tên là tên của tập tin hoặc tên của thiết bị được xác định ở /dev, chẳng hạn như /dev/rmt0

Z Nén hoặc bung tập tin tar

z Nén hoặc bung tập tin tar bằng gziP

M Tạo ra bản backup tar nhiều tập

t Tạo ra chỉ mục tất cả các tập tin lưu trong bản niêm trữ, và liệt kê với stdout

v Chọn chế độ chi tiết

Cấu trúc ạo file tar:

# tar -cvf <file_backup> <file, thư mục hoặc các thư mục (cách nhau bằng space)>

- Lệnh này giúp tạo file tar của file, thư mục hoặc các thư mục. Khi cần restore ta dùng lệnh như sau:

# tar -xvf <file_backup>

Ví dụ 1:

Backup 3 thư mục /home, /root, /var thành file nén có tên abc.tar

# mkdir /backup

# tar -cvf /backup/abc.tar /etc /home /root /var - Tạo file nén .gz

# tar -czvf <file_backup> <file, thư mục hoặc các thư mục cần backup>

- Giải nén file nén .gz

# tar -xzvf <file_backup>

- Tạo file .bz2

# tar -cjvf <file_backup> <file, thư mục hoặc các thư mục cần backup>

- Giải nén file nén .bz2

# tar -xjvf <file_backup>

Ví dụ 2:

Backup 3 thư mục /home, /root, /var thành file nén có tên abc.tar.gz

# tar -czvf /backup/abc.tar.gz /etc /home /root /var

Backup 3 thư mục /home, /root, /var thành file nén có tên abc.tar.bz2

# tar -cjvf /backup/abc.tar.bz2 /etc /home /root / var

4. Sử dụng lệnh cpio

Cpio là tiện ích được sử dụng để copy file hay thư mục vào hoặc từ thiết bị lưu trự. Để tạo file cpio, danh sách các file phải được đưa vào lệnh cpio bằng một đường ống (pipe) hoặc chuyển tiếp.

Ví dụ:

Tạo file backup cho thư mục /etc:

# file /etc | cpio –o > etc.cpio

Lệnh ls sau đây sẽ sao chép các tập tin trong thư mục đơn /home sang thiết bị /dev/fd0, còn lệnh find sẽ cho phép toàn bộ cây thư mục của /home (kể cả thư mục con):

# ls /home | cpio -o > /dev/fd0

# find /home/ . | cpio -ov > dev/fd0

Sử dụng lệnh find để tạo ra danh sách những tập tin nào của thư mục /home đã thay đổi nội dung vào ngày gần nhất:

# find /home -mtime 1 -type f -print | cpio -oB

> /dev/fd0.

Lệnh sau đây được phục hồi tập tin /home/vne/vnexperts.txt từ thiết bị /dev/fd0:

# cpio -i /home/vne/vnexperts.txt < /dev/fd0 Câu hỏi và bài tập

11.1: Dùng một lệnh để tạo 5 tập tin txt có tên lần lượt a, b, c, d, e 11.2: Tạo 1 tarfile tên 1t1.tar chứa 2 file a.txt và b.txt

11.3: Liệt kê tất cả các file chứa trong tarfile 1t1.tar

11.4: Copy các file chứa trong tarfile lt2.tar vào tarfile 1t1.tar

11.5: Giải nén tarfile được nén bởi gzip, sau đó bung tất cả các file có trong tarfile này vào thư mục hiện hành.

11.6: Tạo 1 tarfile chứa các file a.txt, b.txt, c.txt . Sau đó tarfile này được nén bởi chương trình bz2, cuối cùng ta được 1 file có tên lt3.tar.gz

11.7: Giải nén tarfile được nén bởi bz2, sau đó bung tất cả các file có trong tarfile này vào thư mục hiện hanh.

Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập

11.1: Sử dụng cấu trúc lệnh touch file1 file2 file3 … 11.2: Sử dụng cấu trúc lệnh tar cvf

11.3: Sử dụng cấu trúc lệnh tar tvf

11.4: Sử dụng cấu trúc lệnh tar Avf file1.tar file2.tar 11.5: Sử dụng cấu trúc lệnh tar xvzf

11.6: Sử dụng cấu trúc lệnh # tar cjvf lt4.tar.bz2 file1 file2 file3 …

11.7: Sử dụng cấu trúc lệnh tar xvjf

Yêu cầu đánh giá

- Trình bày tầm quan trọng của việc sao lưu dữ liệu trong Linux.

- Trình bày các thủ thuật sao lưu dữ liệu Linux.

- Trình bày cách thức hoạch định thời gian biểu để sao lưu dữ liệu.

- Trình bày các lệnh nén và giải nén dữ liệu trong Linux.

Trong tài liệu MÔ ĐUN HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX (Trang 96-102)