• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thi công ép cọ c

12,63 sin α sin 75

7.2 Thi công ép cọ c

7.2.1 Qúa trình ép cọc

- Khi đáy kích (hoặc đỉnh pittong) tiếp xúc với đỉ nh cọc thì điều chỉ nh van tăng dần áp lực, những giây đầu tiên áp lực dầu tăng dần đều, đoạn cọc C1 cắm sâu dần vào đất với vận tốc xuyên ≤ 1m/s.

- Trong quá trình ép dùng 2 máy kinh vĩ đặt vuông góc với nhau để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc lúc xuyên xuống. Nếu xác định cọc nghiêng thì dừng lại để điều chỉ nh ngay.

- Khi đầu cọc C1 cách mặt đất 0,3 ÷ 0,5m thì tiến hành lắp đoạn cọc C2, kiểm tra về mặt 2 đầu cọc C2 sửa chữa sao cho thật phẳng.

- Kiểm tra các chi tiết nối cọc và máy hàn.

- Lắp đoạn cọc C2 vào vị trí ép, căn chỉ nh đểđường trục cọc C2 trùng với trục kích và trục đoạn cọc C1, độ nghiêng ≤ 1%

- Tác động lên cọc C2 1 lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3 – 4kg/cm2 rồi mới tiến hành nối 2 đoạn cọc theo thiết kế. Tiến hành ép đoạn cọc C2. Hình 7.8 biểu đồ tính năng cần trục

107

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hoàng

Tăng dần áp lực nén để máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ lực ép thắng lực masát và lực kháng của đất ở mũi cọc để cọc chuyển động.

- Thời điểm đầu C2 đi sâu vào lòng đất với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s.

- Khi đoạn C2 chuyển động đều thì mới cho cọc chuyển động với vận tốc xuyên không quá 2 cm/s.

- Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đã gặp lớp đất cứng hơn ( hoặc gặp dị vật cục bộ ) cần phải giảm tốc độ nén để cọc có đủ khả năng vào đất cứng hơn ( hoặc phải kiểm tra dị vật để xử lý ) và giữ để lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép.

- Làm tương tự với các đoạn cọc sau.

Trong quá trình ép cọc, phải chất thêm đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trình gia tăng lực ép.Theo yêu cầu,trọng lượng đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trính gia tăng lực ép.Theo yêu cầu,trọng lượng đối trọng phải tăng 1,5 lần lực ép .Do cọc gồm nhiều đoạn nên khi ép xong mỗi đoạn cọc phải tiến hành nối cọc bằng cách nâng khung di động của giá ép lên,cẩu dựng đoạn kế tiếp vào giá ép.

Thao tác ép âm

- Dùng một đoạn cọc dẫn để ép cọc xuống -0,7(m) sau đó lại rút cọc dẫn lên ép cho cọc khác

7.2.2 Ghi chép ép cọc theo chiều dài cọc:

- Khi mũi cọc cắm vào được 30 đến 50 cm bắt đầu ghi giá trị lực ép đầu tiên, - Sau đó sau 1 mét ép ghi áp lực ép một lần. Nếu có biến động bất thưòng thì phải

ghi độ sâu và giá trị tăng hoặc giảm đột ngột của lực ép. Đến khi lực ép ở đỉ nh cọc bằng 0,8Pép min thì ghi ngay độ sâu và lực ép đó. Từ đây trở đi ứng với từng đoạn cọc 20 cm xuyên, việc ghi chép tiến hành cho đến khi ép xong 1 cọc.

7.2.3 Chuyển sang vị trí mới:

Với mỗi vị trí của dàn ép thường có thể ép được một số cọc nằm trong phạm vi khoang dàn. Ép xong 1 cọc, tháo bu lông, chuyển khung giá sang vị trí mới để ép. Khi ép cọc nằm ngoài phạm vi khung dàn thì phải dùng cần trục cẩu các khối đối trọng và giá ép sang một vị trí mới rồi tiến hành thao tác ép cọc như các bước nêu trên.

Cứ như vậy ta tiến hành đến khi ép xong toàn bộ cọc cho công trình như thiết kế.

7.2.4 Các sự cố xảy ra khi đang ép cọc.

a) Cọc bị nghiêng lệch khỏi vị trí thiết kế:

o Nguyên nhân: gặp chướng ngại vật, mũi cọc khi chế tạo có độ vát không đều.

o Biện pháp xử lý: cho ngừng ngay việc ép cọc va tìm hiểu nguyên nhân, nếu gặp vật cản có thể đào phá bỏ, nếu do mũi cọc vát không đều thì phải khoan dẫn cho cọc xuống đúng hướng.

b) Cọc đang ép xuống khoảng 0,5 đến 1m đầu tiên thì bị cong, xuất hiện vết nứt gãy ở vung chân cọc.

o Nguyên nhân: do gặp chướng ngại vật nên lực ép lớn.

o Biện pháp xử lý: cho dừng ép, nhổ cọc vỡhoặc gãy, thăm dò dị vặt để khoan phá bỏ sau đó thay cọc mới và ép tiếp.

c) Khi ép cọc chưa đến đọ sâu thiết kế, cách độ sâu thiét kế từ 1 đến 2m cọc đã bị chối, có hiện tượng bênh đối trọng gây nên sự nghiêng lệch làm gãy cọc.

108

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hoàng o Biện pháp xử lý:

 Cắt bỏ đoạn cọc gãy.

 Cho ép chèn bổ xung cọc mới. Nếu cọc gãy khi nén chưa sâu thì có thể dùng kích thuỷ lực để nhổ cọc lên và thay cọc khác.

Sơ đồ ép cọc trong 1 đài

MÓNG M1 MÓNG M2

1 2

4 3

6 7 8

5

1 2

3 4

109

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hoàng

7.2.5 Kiểm tra chất lượng, nghiệm thu cọc - Các qui định về an toàn khi cẩu lắp.

- Phải có phương án an toàn lao động để thực hiện mọi qui định về an toàn lao động có liên quan (huấn luyện công nhân, trang bị bảo hộ, kiểm tra an toàn các thiết bị, an toàn khi thi công cọc).

- Cần chú ý để hệ neo giữ thiết bị đảm bảo an toàn trong mọi giai đoạn ép.

- Khi thi công cọc cần chú ý nhất là an toàn cẩu lắp và an toàn khi ép cọc ở giai đoạn cuối của nó. Cần chú ý về tốc độ tăng áp lực, về đối trọng tránh khả năng có thể gây mất cân bằng đối trọng gây lật rất nguy hiểm.

- Khi thi công ép cọc cần phải hướng dẫn công nhân, trang bị bảo hộ, kiểm tra an toàn các thiết bị phục vụ.

Mặt bằng thi công ép cọc

110

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hoàng

- Chấp hành nghiêm chỉnh ngặt quy định an toàn lao động về sử dụng, vận hành máy ép cọc, động cơ điện, cần cẩu, máy hàn điện các hệ tời, cáp, ròng rọc.

- Các khối đối trọng phải được chồng xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định.

Không được để khối đối trọng nghiêng, rơi, đổ trong quá trình thử cọc.

- Phải chấp hành nghiêm ngặt quy chế an toàn lao động ở trên cao: phải có dây an toàn, thang sắt lên xuống....