• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG 1. San dọn và bố trí tổng mặt bằng thi công

Trong tài liệu Chung cư cao tầng Kiều Gia (Trang 110-114)

CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ MÓNG I- Điều kiện địa chất công trình

IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG 1. San dọn và bố trí tổng mặt bằng thi công

LƯƠNG HỒNG HẢI - LỚP XDL 902 Page110 Hình-Mặt cắt trụ địa chất

1. Điều kiện địa chất công trình

- Giải pháp móng ở đây dùng phương án móng cọc, ép trước.

- Cọc dài 18 (m), chân cọc cắm vào lớp cát hạt trung

- Điều kiện địa chất công trình thể hiện trong trụ địa chất đã khảo sát.

2. Điều kiện địa chất thủy văn

- Công trình được xây dựng tại TP. Đà Nẵng thuộc vùng IIB trong bản đồ phân vùng khí hậu của Việt Nam.

- Mực nước ngầm ở độ sâu -2,8 (m) so với cốt thiên nhiên. Đài móng đặt trên mực nước ngầm nên mực nước ngầm không ảnh hưởng lớn đến quá trình thi công

IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG

LƯƠNG HỒNG HẢI - LỚP XDL 902 Page111 - Công việc trước tiên tiến hành dọn dẹp mặt bằng bao gồm chặt cây, phát quang cỏ và san bằng phẳng, nếu trên mặt bằng có các vũng nước hay bùn thì tiến hành san lấp và rải đường, các vật liệu rải đường như sỏi, ván thép gỗ để làm đường tạm cho các máy thi công tiến hành tiếp cận với công trường. Sau đó phải tíên hành xây dựng hàng rào để bảo vệ các phương tiện thi công, tài sản trên công trường và tránh tiếng ồn, bụi thi công, không gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh và thẩm mỹ của khu vực.

- Di chuyển các công trình ngầm: đường dây điện thoại, đường cấp thoát nước…

- Tập hợp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật có liên quan( kết quả khảo sát địa chất, qui trình công nghệ…)

- Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định các vị trí tim mốc, hệ trục của công trình, đường vào và vị trí đặt các thiết bị cơ sở và khu vực gia công thép, kho và công trình phụ trợ.

- Thiết lập qui trình kỹ thuật thi công theo các phương tiện, thiết bị có sẵn

- Lập kế hoạch thi công chi tiết, quy định thời gian cho các bước công tác và sơ đồ dịch chuyển máy trên hiện trường.

- Chuẩn bị đầy đủ và đúng yêu cầu các loại vật tư, các thiết bị thí nghiệm, kiểm tra độ sụt của bê tông, chất lượng gạch đá, độ sâu cọc…

- Chống ồn: trong thi công ép cọc không gây rung động lớn như đóng cọc nhưng do sử dụng máy móc thi công có công suất lớn nên gây ra tiếng ồn lớn. Để giảm bớt tiếng ồn ta dùng các chụp hút âm ở chỗ động cơ nổ, giảm bớt các động tác thừa, không để động cơ chạy không tải.

- Xử lý các vật kiến trúc ngầm: khi thi công phần ngầm ngoài các vật kiến trúc đã xác định rõ về kích thước chủng loại, vị trí trên bản vẽ ta còn bắt gặp nhiều các vật kiến trúc khác như mồ mả… ta phải kết hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết di dời.

- Tiêu nước bề mặt: Để tránh nước mưa trên bề mặt công trình tràn vào các hố móng khi thi công ta đào các rãnh ngăn nước ở phía đất cao chạy dọc các hố móng và đào rãnh xung quanh để tiêu nước trong các hố móng và bố trí máy bơm để hút nứơc. Vì mực nước ngầm ở rất nông nên phải có biện pháp đào hố thu nước sâu hơn hố móng để làm khô hố móng.

- Bố trí các kho bãi chứa vật liệu.

- Các phòng điều hành công trình, phòng nghỉ tạm công nhân, nhà ăn, trạm y tế…

- Điện phục vụ cho thi công lấy từ hai nguồn:

+ Lấy qua trạm biến thế của khu vực;

+ Sử dụng máy phát điện dự phòng.

- Nước phục vụ cho công trình:

LƯƠNG HỒNG HẢI - LỚP XDL 902 Page112 + Đường cấp nước lấy từ hệ thống cấp nước chung của khu vực

+ Đường thoát nước được thải ra đường thoát chung của thành phố.

2. Chuẩn bị máy móc, nhân lực phục vụ thi công

- Dựa vào dự toán, tiên lượng, các số liệu tính toán cụ thể cho từng khối lượng công việc của công trình ta chọn và đưa vào phục vụ cho việc thi công công trình các loại máy móc, thiết bị như: máy ép cọc, máy cẩu, máy vận thăng, cần trục tháp, máy trộn bê tông, máy đầm bê tông… và các loại dụng cụ lao động như: cuốc, xẻng, búa, vam, kéo…

- Nhân tố về con người là không thể thiếu khi thi công công trình xây dựng nên dựa vào tiến độ và khối lựơng công việc của công trình, ta đưa nhân lực vào công trường một cách hợp lý về thời gian, số lượng cũng như trình độ chuyên môn, tay nghề.

3. Định vị công trình

- Công tác định vị công trình hết sức quan trọng vì công trình phải được xác định vị trí của nó trên khu đất theo mặt bằng bố trí, đồng thời xác định các vị trí trục chính của toàn bộ công trình và vị trí chính xác của các giao điểm của các trục đó.

- Trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công phải có lưới ô đo đạc và xác định đầy đủ từng hạng mục công trình ở góc công trình, trong bản vẽ tổng mặt bằng phải ghi rõ cách xác định lưới tọa độ dựa vào mốc chuẩn có sẵn hay mốc quốc gia, mốc dẫn suất, cách chuyển mốc vào địa điểm xây dựng.

- Dựa vào mốc này trải lưới ghi trên bản vẽ mặt bằng thành lưới hiện trường và từ đó ta căn cứ vào các lưới để giác móng.

- Giác móng công trình:

+ Xác định tim cốt công trình: dụng cụ bao gồm dây gai, dây kẽm, dây thép 1ly, thước thép, máy kinh vĩ, máy thủy bình…

+ Từ bản vẽ hồ sơ và khu đất xây dựng của công trình, phải tiến hành định vị công trình theo mốc chuẩn theo bản vẽ thiết kế.

+ Điểm mốc chuẩn phải được tất cả các bên liên quan công nhận và ký vào biên bản bàn giao để làm cơ sở pháp lý sau này, mốc chuẩn được đóng bằng cọc bê tông cốt thép và đựơc bảo quản trong suốt thời gian xây dựng.

+ Từ mốc chuẩn xác định các điểm chuẩn của công trình bằng máy kinh vĩ.

+ Từ các điểm chuẩn ta xác định các đường tim công trình theo hai phương đúng như trong bản vẽ thiết kế. Đánh dấu các đường tim công trình bằng các cọc gỗ sau đó dùng dây kẽm căng theo hai đường cọc chuẩn, đường cọc chuẩn phải cách xa công trình từ 3,4m để không làm ảnh hưởng đến thi công.

+ Dựa vào các đường chuẩn ta xác định vị trí của đài móng, từ đó xác định được vị trí tim cọc trên mặt bằng.

LƯƠNG HỒNG HẢI - LỚP XDL 902 Page113 Hình-Bản vẽ định vị công trình

LƯƠNG HỒNG HẢI - LỚP XDL 902 Page114 CHƯƠNG 2-THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

I. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

Trong tài liệu Chung cư cao tầng Kiều Gia (Trang 110-114)