• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công tác xúc tiến, quảng bá

2. Xếp hạng khách sạn

2.2.4 Công tác xúc tiến, quảng bá

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa, trong những năm gần đây, công tác quảng bá, tuyên truyền cho hình ảnh du lịch của Bắc Ninh ngày càng được mở rộng, phong phú, đa dạng và dần đạt được những hiệu quả nhất định .

Tổ chức các trung tâm thông tin du lịch tại các điểm du lịch quan trọng, phát hành một số lượng lớn tài liệu, ấn phẩm về du lịch. Riêng trong chương trình tháng Du lịch “về miền Quan họ” đã phát hành hàng chục ngàn tờ rơi, áp phích tuyên truyền, quảng bá. Website cổng thông tin điên tử du lịch Bắc Ninh được xây dựng và thường xuyên cập nhật thông tin du lịch bằng cả 3 thứ tiếng Anh,Việt, Nhật. Trên phương tiện thông tin đại chúng, thời gian gần đây, hình ảnh du lịch Bắc Ninh thường xuyên được xuất hiện mà tiêu biểu nhất là hình ảnh dân ca Quan họ Bắc Ninh trên cả hệ thông thông tin trong và ngoài nước.

Ngành du lịch Bắc Ninh phối hợp với đài Phát thanh và truyền hình Bắc Ninh thành lập chương trình “Tạp chí du lịch” cập nhật thường xuyên các hoạt động cũng như hình ảnh các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức nhiều lễ hội văn hóa có quy mô lớn như “Bắc Ninh hành trình” “hành hương về miền lễ hội”

…cùng rất nhiều các hội chợ diễn ra trong năm. Nhìn chung, công tác quảng bá

cho du lịch Bắc Ninh đã được được quan tâm đúng mức và đem lại hiệu quả.

Nhờ vậy mà hình ảnh văn hóa truyền thống, con người Bắc Ninh được biết đến và ngày càng có nhiều khách du lịch đến với Bắc Ninh.

2.2.5 T

Tổng số vốn đầu tư cho ngành du lịch giai đoạn 2005-2010 có giá trị hơn 411 tỷ 140 triệu đồng chiếm tỷ trọng khoảng 47,8 % tổng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của tỉnh, tập trung chủ yếu vào cơ sở vật chất, các cơ sở lưu trú du lịch , các hoạt động vui chơi giải trí, vận chuyển khách vốn đầu tư thấp, các dự án lớn vẫn đang trong tình trạng đợi chờ vốn đầu tư. Cơ cấu đầu tư du lịch chủ yếu từ các hộ kinh doanh và vốn đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư phát triển chiều sâu như mở rộng loại hình, sản phẩm du lịch, đầu tư thị trường, tuyên truyền quảng bá còn rất hạn chế . Nguyên nhân chính của thực trạng trên là do việc huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế còn chậm triển khai .Trong khi năng lực đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế, vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư cho công nghiệp, vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh còn hạn hẹp.

Cụ thể, cơ cấu nguồn vốn như sau:

- Vốn ngân sách

Đầu tư vào giao thông, đường điện, cấp thoát nước. Việc đầu tư cần tập trung, đồng bộ có trọng điểm vào các điểm di tích chủ đạo đã được quy hoạch.

Vốn ngân sách tính đến năm 2010 là 99 tỷ 344 triệu đồng.

Trong đó: Vốn ngân sách TW, Bộ, ngành dự kiến là 25 tỷ 600 triệu đồng gồm:

Vốn từ Tổng cục Du lịch: 25 tỷ 300 triệu đồng từ chương trình hành động quốc gia về Du lịch (Giành cho xây dựng cơ sở hạ tầng một số điểm Du lịch có ý nghĩa quốc gia)

Vốn hỗ trợ của thành phố Hà Nội: 300 triệu đồng trong chương trình tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội ( Chương trình ký kết hợp tác phát triển Du lịch giữa Tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội) giành cho việc mở rộng lễ hội.

Vốn ngân sách tỉnh là 40 tỷ 444 triệu đồng gồm:

Vốn ngân sách tập trung kết hợp vốn ODA giành cho giao thông, thuỷ lợi, và từ tái đầu tư nguồn thu ngành Du lịch: 39 tỷ đồng ( Xây dựng cơ sở hạ tầng một số điểm di tích).

Vốn giành cho đào tạo: 229 triệu đồng ( Hỗ trợ DNNN đào tạo nhân lực)

Vốn giành cho hoạt động văn hoá, tuyên truyền: 1 tỷ 215 triệu đồng ( Giành cho làm biển quảng cáo cỡ lớn, sách Du lịch và mở rộng lễ hội).

Vốn từ ngân sách các huyện, xã:

33 tỷ 300 triệu đồng được huy động từ ngân sách huyện, đóng góp của nhân dân giành cho xây dựng cơ sở hạ tầng một số điểm Du lịch tại địa bàn.

- Vốn từ các thành phần kinh tế hoặc từ liên doanh, liên kết.

Xây dựng các công trình cụ thể của các khu Du lịch, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ du lịch ...

Nhu cầu vốn ngoài ngân sách là: 311 tỷ 796 triệu đồng.Trong đó:

Vốn liên doanh, liên kết hoặc kêu gọi đầu tư giành cho xây dựng các khu Du lịch lớn dự kiến: 257 tỷ đồng.

Vốn từ các doanh nghiệp nhà nước trong tỉnh: 16 tỷ 221 triệu đồng, chủ yếu giành cho các hoạt động đầu tư các phương tiện vận chuyển, đào tạo lại, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tuyên truyền quảng bá Du lịch.

Vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác: 38 tỷ 575 triệu đồng chủ yếu để đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật của khách sạn cao cấp, vận chuyển khách và tuyên truyền quảng bá.

* C :

: di

.

.