• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cải thiện khả năng di chuyển của người lao động

Trong tài liệu GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM: (Trang 74-77)

giảm nghèo trong bối cảnh kinh tế mới trong giai đoạn Sau khi việt nam

4.1. Cải thiện khả năng di chuyển của người lao động

Như đã đề cập trên đây, để giúp người dân từ các tỉnh nghèo tham gia tốt hơn vào quá trình tăng trưởng vốn không phân bổ đều giữa các địa bàn khác nhau vì các lý do kinh tế, cần phải cải thiện khả năng di chuyển giữa các địa bàn của người lao động và tận dụng tối đa lợi ích của việc di cư từ nông thôn ra thành thị như là một mắt xích chủ chốt trong mối liên kết giữa nông thôn và thành thị. Hình 13 minh họa phân bổ tài sản và việc làm theo vùng của các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh.

Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng đứng đầu danh sách, với 64,6 phần trăm tổng số các doanh nghiệp, 77 phần trăm tổng doanh thu, 70,1 phần trăm tổng số việc làm, 83,6 phần trăm tổng tài sản và 84,6 phần trăm tổng số vốn từ cổ phiếu trong khu vực doanh nghiệp kinh doanh chính thức. Hình 13 cũng cho thấy sự phân bổ việc làm theo vùng trong khu vực chính thức gần như hoàn toàn tỷ lệ nghịch với phân bổ tỷ lệ nghèo theo vùng.

Hình 13. Phân bổ cơ hội việc làm theo vùng trong khu vực doanh nghiệp chính thức năm 2007 và tỷ lệ nghèo năm 2008 (đơn vị: %)

Nguồn: Dựa trên số liệu của Tổng điều tra công nghiệp 2007, với 155.607 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh

Quan trọng hơn, xu hướng này gần như chắc chắn sẽ tiếp tục trong tương lai, vì việc Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tạo ra hiệu ứng hội tụ với lợi thế ngày càng gia tăng cho các thành phố có vị trí gần cảng biển, dẫn đến sự hội tụ của các cơ hội việc làm và tạo thu nhập tại các địa bàn này. VASS (2007) cung cấp một số bằng chứng về vai trò của tiền mà người lao động nhập cư gửi về quê trong công cuộc giảm nghèo. Phân tích dữ liệu thu được từ khảo sát nghèo đô thị năm 2009 cho thấy số người nhập cư đến hai thành phố lớn nhất của Việt Nam chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng dân số tại hai thành phố này, 11,4 phần trăm tại Hà Nội và 20,6 phần trăm tại Thành phố Hồ Chí Minh; và số lượng lao động nhập cư vào các thành phố này dường như vẫn tiếp tục gia tăng (xem Hình 14). Mặt khác, nghiên cứu của Oxfam Anh và Action Aid (2009) cho thấy rằng những người nghèo di cư vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đến các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông;

và cũng rất khó tham gia được vào các chương trình mục tiêu giảm nghèo. Những rào cản này cản trở tác động lan tỏa từ phát triển đô thị đến công cuộc giảm nghèo ở các vùng nông thôn và cũng làm giảm hiệu quả của đầu tư tư nhân vào nguồn vốn con người ở nông thôn, bởi các rào cản ấy làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng nguồn vốn con người của người lao động nhập cư, do đó không khuyến khích người dân nông thôn trong việc tìm kiếm tri thức mới để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang các ngành sản xuất và dịch vụ có năng suất cao hơn. Việc áp dụng một mã số an sinh xã hội duy nhất cho từng cá nhân từ khi mới sinh, như đã đề cập trên đây, sẽ giúp đảm bảo họ có thể nhận được lợi ích từ hệ thống an sinh

Số

doanh nghiệp Doanh thu Số

công nhân Tài sản Vốn

chủ sở hữu Tỷ lệ nghèo 2008 0%

20%

40%

60%

80%

100%

Tây Bắc

Đông Bắc Tây Nguyên

Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ

Đông Nam ĐB sông Mêk ngô ĐB sông Hồng

76

xã hội ở bất cứ nơi nào họ đến làm ăn sinh sống. Do vậy đây là một sáng kiến tốt để Chính phủ có thể xem xét nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa nông thôn - thành thị nhằm hướng tới một sự phát triển đồng đều hơn giữa các vùng, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế có xu hướng không đồng đều giữa các địa bàn. Một điều khác mà Chính phủ có thể xem xét là thiết kế quy hoạch các vùng và các đô thị sao cho phù hợp với các xu hướng kinh tế toàn cầu dài hạn và chiến lược hội nhập cũng như các đặc điểm đặc trưng về địa lý và khí hậu của Việt Nam, ví dụ như đường bờ biển dài. Cần có cơ cấu hợp lý về qui mô cũng như vị trí của các đô thị để thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bình đẳng, tránh sự xuất hiện của các “siêu đô thị” đang manh nha tại các vùng kinh tế trọng điểm. Điều này còn giúp cho lao động nhập cư cắt giảm được cả chi phí di dời (vì khoảng cách di cư từ nông thôn ra thành thị sẽ ngắn hơn) lẫn chi phí sinh hoạt (vì họ có thể tìm chỗ ở dễ dàng tại các thị trấn nhỏ hơn với đời sống không bị đắt đỏ).

Hình 14. Xu hướng di cư ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị: % tổng số dân nhập cư)

Nguồn: Tính toán dựa vào số liệu của Khảo sát nghèo đô thị 2009

Ngoài ra, nhiều người lao động (cả nhập cư lẫn tại chỗ) có tay nghề thấp làm việc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh doanh. Do các doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm ở Việt Nam trong nhiều năm tới (Cling và các tác giả khác, 2009) nên họ cần được hỗ trợ, trước hết là bằng cách xóa bỏ các ưu đãi có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước lớn gây ảnh hưởng bất lợi đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một sân chơi bình đẳng cần được tạo lập trong mọi lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng. Cling và các tác giả khác (2009) cũng đề xuất điều chỉnh các hoạt động đào tạo, dạy nghề hiện có cho phù hợp hơn với các nhu cầu và đặc điểm cụ thể của các doanh nghiệp trong khu vực phi chính thức.

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Hai thành phố Hà Nội TP HCM

Đ n trong kho ngế ở 2005 - 2009

Đ n trong kho ngế ở 2000 - 2004 Đ n trế ở ước 2000 26.3

15.1

29.3 29.8

27.1

30.5 44

57.8

40.2

4.2. Cải thiện năng suất nông nghiệp và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực cho

Trong tài liệu GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM: (Trang 74-77)