• Không có kết quả nào được tìm thấy

những thách thức ở phía trước

Trong tài liệu GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM: (Trang 87-91)

Chương III.

88

Bảng 6. Tỷ lệ nghèo dựa trên thu nhập ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009

chuẩn nghèo toàn

quốc 2006

chuẩn nghèo quốc tế - 1,25 uSD/người/ngày

chuẩn nghèo quốc tế - 2 uSD/người/ngày

chuẩn nghèo của từng thành phố

Cả 2 thành phố 0,65 0,65 2,95 9,62

Hà Nội 1,27 1,34 4,57 1,56

Thành phố Hồ Chí Minh 0,31 0,29 2,08 13,92

Thành thị 0,28 0,23 1,68 8,28

Nông thôn 1,69 1,86 6,51 13,42

Người có hộ khẩu 0,54 0,58 3,01 9,60

Người không có hộ khẩu 1,16 1,03 2,64 9,74

% người nghèo không có hộ khẩu 31,31 27,36 15,59 17,63

Nguồn: Nguyễn Bùi Linh và Lê Thị Thanh Loan (2010)

Tuy nhiên, việc xem xét số liệu hiện tại và quá khứ có thể không giúp nhiều cho việc dự đoán diễn biến của nghèo đô thị trong tương lai vì bản chất đa chiều của nghèo với nhiều yếu tố phi thu nhập. Các yếu tố này bao gồm ô nhiễm, an toàn cá nhân, điều kiện làm việc và nhà ở, hoặc dễ bị ảnh hưởng bởi các hành vi lạm dụng…

đang trở thành những vấn đề mà nhiều người lao động nhập cư đang phải đối mặt mặc dù họ không thuộc diện nghèo theo thu nhập hay chi tiêu. Một số vấn đề này đã được đề cập đến trong các cuộc khảo sát nghèo đô thị với sự tham gia của người dân. Nếu có thể đo được tính đa chiều của phúc lợi và của nghèo đói thì bức tranh về tình trạng nghèo đô thị có thể đã khác đi đáng kể. Đã có một số nỗ lực nhằm phản ánh tính đa chiều của nghèo trên cơ sở phân tích bộ dữ liệu của cuộc Điều tra nghèo đô thị năm 2009.

Hình 20. Nghèo đa chiều tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Nguyễn Bùi Linh và Lê Thị Thanh Loan (2010)

Các kết quả của phân tích này cho thấy rằng tỷ lệ nghèo tính theo thu nhập là thấp ở cả khu vực thành thị và nông thôn của hai thành phố, song có sự thiếu hụt đáng kể trong tiếp cận với hệ thống an sinh xã hội chính thức, tiếp theo là sự thiếu hụt trong tiếp cận với chất lượng và dịch vụ nhà ở (Hình 20). Những kết quả này khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố phi thu nhập tạo nên chất lượng cuộc sống hay nghèo ở các khu vực thành thị và đồng thời chỉ ra các lĩnh vực cần ưu tiên can thiệp. Hơn nữa, như các khảo sát thực địa gần đây thực hiện trong khuôn khổ RIM cho thấy, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng trẻ lao động xa quê quyết định cho con ở lại sống cùng với họ, thay vì gửi con về quê nhờ ông bà nuôi hộ. Điều này có thể sẽ làm thay đổi diện mạo của nghèo đô thị nói chung và nghèo trẻ em ở vùng đô thị nói riêng nếu người nhập cư không thể được tiếp cận một cách bình đẳng đến các dịch vụ xã hội. Hơn nữa, để tránh bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần giải quyết vấn đề nghèo trẻ em ngay từ bây giờ, vì đầu tư vào Phát triển Đầu đời cho trẻ em có tác động quan trọng đến các kết quả về vốn con người sau này và có hiệu quả cao hơn hẳn so với nếu như can thiệp được thực hiện trong giai đoạn muộn hơn.

Bất bình đẳng cũng có thể sẽ gia tăng đáng kể trong trung và dài hạn nếu không có các giải pháp phù hợp và chủ động. Các chỉ số bất bình đẳng được sử dụng phổ biến như chỉ số Gini, chênh lệch về thu nhập (hay chi tiêu) giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất đều cho thấy bất bình đẳng chỉ tăng nhẹ vào những năm 90, nhưng giữ tương đối ổn định trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Tuy nhiên những số liệu này có thể không hoàn toàn giống với những gì nhiều người dân bình thường quan

120 100 80 60 40 20 0

120 100 80 60 40 20 0

TP Hà Nội TP Hồ Chí Minh

51.5 60.3

29 52.5

70.6 85.9

4.5 24.4

27.5 25.8

20.9 29.4

11.2 17.2

5.7 12.7

7.4 7

10 11.7

3.3 10.5

5.9 10.7

6 14.6

2 8.6

10.2 2

0.9 2

An sinh

XH An

sinh XH

Nhà Nhà

Ch tl ượng,

diện tích

nhà

Ch tl ượng,

diện tích

nhà Ytế

Ytế

An ninh An

ninh

Tham giaXH Tham

giaXH

Giáo dục Giáo

dục

Thu nhập Thu

nhập

Nông thôn Thành thị

90

sát thấy trong thực tế cuộc sống. Cũng giống như trường hợp nghèo đô thị, có thể có vấn đề liên quan đến khung chọn mẫu, hay trong cách tính giá trị nhà cửa, dẫn đến việc ước tính chi tiêu của các nhóm đứng đầu về thu nhập thấp hơn giá trị thực.

Cũng có thể có các lý do kinh tế giúp chỉ số Gini không bị gia tăng nhanh, điển hình là việc tầng lớp trung lưu được đo bằng 3 nhóm giữa trong ngũ phân vị đã cải thiện được đáng kể mức sống của mình trong thập kỷ qua. Vậy nên trong trường hợp này, số liệu của quá khứ có thể không đặc biệt hữu dụng trong việc dự đoán tình trạng bất bình đẳng trong tương lai do quá trình đô thị hóa và hội nhập đang diễn ra ngày càng nhanh có xu hướng làm tăng thêm chênh lệch thu nhập giữa những người có kỹ năng cao và những người có kỹ năng thấp (họ thường là những người nghèo và người thu nhập thấp).

Bất bình đẳng trong thu nhập có thể dẫn đến sự không đồng đều trong việc tham gia vào quá trình hoạch địch chính sách như kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy. Ở Việt Nam, sự tham gia này trở nên ngày càng quan trọng, do xã hội đang trở nên ngày càng đa dạng, dẫn đến việc nảy sinh nhiều xung đột lợi ích giữa các nhóm khác nhau. Kiến thức và kỹ năng là hai trong số những yếu tố quan trọng đối với việc tham gia một cách hiệu quả của người nghèo trong các dự án phát triển ở cả cấp địa phương cũng như trong việc lồng ghép đánh giá tác động đến nghèo đói và bất bình đẳng vào trong phân tích các chính sách vĩ mô ở cấp trung ương. Việc thực hiện điều này không dễ và đòi hỏi nhiều thời gian nhưng các tổ chức xã hội ở cấp cơ sở có định hướng hỗ trợ người nghèo và các cơ quan nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người nghèo trong quá trình này.

Cuối cùng, biến đổi khí hậu hiện là một trong những vấn đề trung tâm trong chương trình nghị sự toàn cầu và trong thực tế đã bắt đầu tác động đáng kể đến nhiều vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai ở Việt Nam. Vấn đề này sẽ càng trở nên cấp thiết hơn trong thời gian tới. Vì vậy, Việt Nam cần chủ động tham gia vào chương trình nghị sự toàn cầu về biến đổi khí hậu, cần sớm hiểu rõ các tác động nghèo đói và phân bổ thu nhập của vấn đề này để có những giải pháp kịp thời và phù hợp./.

Trong tài liệu GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM: (Trang 87-91)