• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ cấu và biến động doanh thu theo dịch vụ cung ứng của Công ty qua 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ CẢNG

2.3.1. Tình hình thực hiện doanh thu của công ty Cổ phần Cảng Thuận An qua 3 năm

2.3.1.3. Cơ cấu và biến động doanh thu theo dịch vụ cung ứng của Công ty qua 3

52

năm. Năm 2013 đạt 6.892 triệu đồng chiếm 24,74% tổng doanh thu, đến năm 2014 giảm7,49%tương ứng516 triệu đồngso với năm2013 vànăm2015tăng8,20% so với năm2014tương ứng523 triệu đồng.Không chỉ riêng Công ty TNHH MTV Giang Hải mà nhìn chung tất cả các khách hàng lớn của công ty như:Công ty TNHH Liên doanh nguyên liệu giấy Huế, Công ty CP ĐLHH Vinacomin. Công ty TNHH xi măng Luks Việt Nam... đều có xu hướng làm tăng doanh thu của công ty qua các năm. Qua đó cho thấy, chất lượng dịch vụ của công ty phải ngày càng được cải thiện mớigiữ đượcvà nâng caođượcmứcdoanh thu này.

Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa các dịch vụ cung ứng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của công ty. Trên thực tế các dịch vụ cung ứng của công ty là đa dạng tuy nhiên chỉ có một số dịch vụ chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến doanh thu của công ty. Điều này sẽ được làm rõ hơn trong nội dung phân tích cơ cấu và biến động doanhthu theo dịch vụ cung ứng của công tyở phần tiếp theo của đề tài.

2.3.1.3.Cơ cấu và biến động doanh thu theo dịch vụ cung ứng của Công ty qua 3 năm

53 Bảng 2.9: Cơ cấu và biến động doanh thu theo dịch vụ cung ứng của công ty qua 3 năm 2013 –2015

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

2014/2013

So sánh 2015/2014

SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu +/- % +/- %

Tổng d.thu cung ứng DV 27.853 100 27.203 100 28.120 100 -650 -2,33 917 3,37

- DV xếp dỡ 6.433 23,10 6.034 22,18 6.348 22,57 -399 -6,20 314 5,20

- Kinh doanh xăng Dầu 4.539 16,30 4.291 15,51 4.358 15,50 -248 -5,46 67 1,56

- DV phí cầu bến 3.548 12,74 3.194 11,74 3.408 12,12 -354 -9,98 214 6,70

- DV vận tải hàng hóa 3.910 14,04 4.840 17,80 4.956

56

17,62 930 23,79 116 2,40

- DV lai dắt 2.019 7,25 2.182 8,02 2.217 7,88 163 8,07 35 1,60

- DV lưu khobãi 4.895 17,57 4.959 18,23 4.985 17,73 64 1,31 26 0,52

- DV phí hàng hải 632 2,27 660 2,43 776 2,76 28 4,43 116 17,58

- DV khác 1.877 6,74 1.043 3,83 1.072 3,81 -834 -44,43 29 2,78

(Nguồn: Phòng Kếhoạch điều độ)

Trường ĐH KInh tế Huế

54

Xét cơ cấu doanhthu theo dịch vụ cung ứng của côngty qua 3 năm 2013- 2015 số liệu bảng 2.9 cho thấy, doanh thu từ dịch vụ xếp dỡ hàng hóa là cao nhất chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 22% trên tổng doanh thu các dịch vụ. Năm 2014 là 6.034 triệu đồng, giảm 399 triệu đồng tương ứng giảm 6,20% so với năm 2013. Nhưng đến năm 2015 thì doanh thu từ dịch vụ này lại tăng 314 triệu đồng tương ứng tăng 5,20% so với năm 2014.

Việc đánh giá doanh thu của từng dịch vụ là căn cứ quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của công ty, từ đó có phương hướng kinh doanh tốt hơn, hạn chế những khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh là rất cần thiết. Số liệu bảng 2.9 cho thấy cơ cấu và biến động doanh thu theo dịch vụ của công ty qua 3 năm 2013 - 2015.

Doanh thu từ dịch vụ xếp dỡ hàng hóa là cao nhất chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 28%

trên tổng doanh thu các dịch vụ. Tiếp đến là dịch vụ kinh doanh xăng dầu, cầu bến, vận tải… Cụ thể như sau:

Về doanh thu dịch vụ xếp dỡ của Công ty

Bảng 2.10: Sản lượng xếp dỡ hàng hóa qua các năm 2013 –2015

Sản lượng Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nghìn Tấn 1.097 1.180 1.289

(Nguồn: Đội xếp dỡ hàng hóa)

Số liệu bảng 2.10 cho thấy sản lượng xếp dỡ hàng hóa có xu hướng tăng từ năm 2013 đến năm 2015,nguyên nhân là do một số nhà đầu tư lớn đã bắt đầu triển khai đầu tư như: Công ty TNHH MTV Giang Hải, Công ty Cổ phần ĐLHH Vinacomin, Nhà máy xi măng Luksvaxi, Khu Công nghiệp Phú Bài; Tứ Hạ… nên đã có thêm nguồn hàng qua cảng. Một số hàng lẻ, hàng container trước đây vận chuyển đường bộ nay chuyển sang vận chuyển đường thủy cũng làm tăng khối lượng hàng qua cảng.

Trường ĐH KInh tế Huế

55 Bảng 2.11: Lượng hàng hóa bốc xếp qua cảng năm 2015

Đơn vị: Nghìn tấn

(Nguồn: Phòng Kế hoạch điều độ)

Số liệu bảng 2.11 thể hiện lượng hàng hóa bốc xếp qua cảng năm 2015 tăng trưởng vượt bậc, loại hàng hóa có sản lượng xếp dỡ thông qua cảng cao nhất là titan với 975,39 nghìn tấn, xi măngvới 115,00 nghìn tấn. Điều này có thể giải thích là do vị trí của cảng nằm gần các công ty xi măng như Công ty TNHH xi măng Luks Việt Nam, Nhà máy xi măng Đồng Lâm. Đây là năm mà cơ cấu xuất nhập khẩu dịch chuyển mạnh, hầu hết các mặt hàng đều tăng trưởng, lượng hàng rời xuất nhập khẩu đã có sự phục hồi đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng clinker của Nhà máy xi măng Đồng Lâm đã tìm được đầu ra, sản lượng hàng xuất ngoại tăng mạnh mẽ. Gỗ cũng sẽ xuất cùng với các mặt hàng và khách hàng truyền thống cũng tăng ổn định.

Tuy nhiên, với thiết kế của cầu bến và thiết bị công nghệ hiện nay, hàng hóa thông qua cảng chủ yếu là hàng rời nên doanh thu đến từ hoạt động xếp dỡ hàng hóa chưa cao so với các cảng khác trong khu vực. Vì vậy, việc mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư nâng cấp cơ sở máy móc thiết bị là rất cần thiết.

Loại hàng Xuất Nhập Tổng cộng

X. Ngoại X. Nội N. Ngoại N. Nội

Tổng cộng 975,39 152,10 27,50 134,20 1.289,19

- Titan 975,39 975,39

- Bột sắn 25,10 25,10

- Ximăng 115,00 115,00

- Gỗ tròn 12,00 24,40 36,40

- Gỗ dăm 3,10 3,10

- Than 110,10 110,10

- Clinker 24,10 24,10

Trường ĐH KInh tế Huế

56

Về doanh thu kinh doanh xăng dầu

Mặc dù dịch vụ cung ứng nhiên liệu của công ty mới được cấp phép và hoạt động trong 5 năm trở lại đây nhưng doanh thu đến từ dịch vụ này chiếm một tỉ lệ khá cao trong 3 năm 2013 – 2015. Cụ thể, năm 2013 doanh thu từ kinh doanh xăng dầu đạt 4.539 triệu đồng chiếm 16,30% trong tổng doanh thu. Năm 2014 con số này đã giảm 248 triệu đồng chỉ còn lại 4.291 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút này là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăntrong việc xuất khẩu hàng hóa qua các nước, làmảnh hưởng đến số lượng xe sử dụng xăng dầu giảm xuống. Mặc dù trong năm 2015, xăng dầu trong nước biến động về giá nhưng doanh thu của công ty từ dịch vụ kinh doanh xăng dầu tăng trở lại và đạt 4.358 triệu đồng, tăng 1,54% so với năm 2014. Có thể lý giải cho nguyên nhân này chính là do năm 2015 số lượng các hàng tàu lớn cập Cảng Thuận An cũng như sản lượng hàng hóa thông qua cảng tăng so với năm 2014, điều này làm cho sản lượng xăng dầu bán ra tăng lên.

Về doanh thu dịch vụ phí cầu bến

Qua bảng 2.9 ta có thể thấy, năm 2013 doanh thu từ dịch vụ này chiếm 12,74%

tương đương 3.548 triệu đồng, sang năm 2014 doanh thu có giảm đi 354 triệu đồng tương đương 9,98% so với năm 2013. Nguyên nhân là do số lượng cầu cấp cảng năm 2014 giảm so với năm 2013. Đến năm 2015 doanh thu từ dịch vụ này tăng 214 triệu đồng tương đương 6,70%. Sự tăng lên trở lại của dịch vụ này là do năm 2015 số lượng các hãng tàu lớn cập Cảng Thuận An cũng như sản lượng hàng hóa thông qua cảng tăng so với năm 2014, làm cho dịch vụ phí cầu bến tăng lên. Mặt khác, công ty đã có thay đổi trong chính sách điều chỉnh giá để có thể cạnh tranh trực tiếp với các cảng trong khu vực như cảng: Chân Mây,Tiên Sa, KỳHà, CửaViệt,Hòn La, VũngÁng.

Về doanh thu dịch vụ vận tải hàng hóa

Trong những năm gần đây, dịch vụ vận tải đã đóng góp một phần lớn vào doanh thu của công ty, góp phần hoàn thành chỉ tiêu doanh thu của đơn vị. Cùng với sự phát triển của các công ty sản xuất dăm gỗ và xi măng trên địa bàn, trong năm qua số lượng

Trường ĐH KInh tế Huế

57

xe kí hợp đồng tham gia vận chuyển tăng lên 20 chiếc, về cơ bản đã đáp ứng được khoản 35% nhu cầu vận chuyểncho các nhà máy. Số liệu bảng 2.9cho thấy doanh thu từ dịch vụ vận tải liên tục tăng qua các năm với năm 2013 là 3.910 triệu đồng sang năm 2014 tăng đột phá 23,79% so với năm 2013 tương ứng tăng 930 triệu đồng.

Doanh thu này tiếp tục tăng trong năm 2015 chiếm 17,62 trong tổng doanh thu của cả công ty với 4.956 triệu đồng. Sự tăng trưởng này là do sản lượng hàng hóa thông qua càng ngày càng lớnvà số tàu lớn tới cảng ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, hoạt độngkinh doanh vận tảitrongnămcũnggặpmộtsốkhókhănnhất định như: Sự cạnh tranh của các đơn vị vận tải bên ngoài đã làm hạn chế hoạt động của đoànxe, sự cạnhtranh không lành mạnh của một số đơn vị vận tải bên ngoài kết hợp với kiểm soát chặt tải trọng, cơi nới thùng xe,... của các lực lượng chức năng cũng đã làmảnh hưởngkhông nhỏ đếnkếtquảsảnxuấtkinh doanh củacông ty.

Về dịch vụ lai dắt

Hoạt động dịch vụ lai dắt đáp ứng nhu cầu cho tàu ra vào cảng an toàn và sẵn sàng tham gia cứu hộ khi có lệnh điều động. Công tác duy trì và bảo dưỡng tàu được triển khai thường xuyên. Tập thể thuyền viên tích lũy đượckinh nghiệm, khi cần có thể thay thế đảm đương nhiệm vụ kịp thời, góp phần phục vụ tốt côngviệc.

Bảng 2.12: Thống kê số lượng tàu sử dụng dịch vụ lai dắt qua 3 năm 2013 - 2015 Đơn vị: Lượt tàu

Số lượt tàu rời và cập cảng

Tàu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

TA01 115 109 119

TA02 43 53 96

(Nguồn: Đội Dịch vụ tổng hợp)

Trường ĐH KInh tế Huế

58

Nhìn vào số liệu bảng 2.12 ta có thể thấy: Số lượng tàu được lai dắt qua các năm liên tục tăng. Từ năm 2013 số lượng tàu cập cảng và rời cảng sử dụng dịch vụ lai dắt tàu là 158 (trong đó tàu TA 01 là 115 lượt tàu, tàu TA02 là 43 lượt tàu), qua năm 2014 đã tăng lên 162 tàu (trong đó tàu TA 01 là 109 lượt tàu và tàu TA 02 là 53 lượt tàu) tương đương tăng 2,53%. Số lượng này tiếp tục tăng lên trong năm 2015, tàu sử dụng dịch vụ lai dắt là 215 lượt tàu (trong đó tàu TA 01 là 119 lượt tàu, tàu TA 02 là 96 lượt tàu) tăng 32,71%. Điều này cho thấy chất lượt dịch vụ lai dắt ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của các chủ tàu trong cũng như ngoài nước.

Theo số liệu bảng 2.9, dịch vụ lai dắt chiếm 7% trong ba năm. Năm 2013, doanh thu từ dịch vụ lai dắt là 2.019 triệu đồng chiếm 7,25% tổng doanh thu từ kinh doanh dịch vụ, con số này tiếp tục tăng nhẹ qua hai năm 2014 và năm 2015 tương ứng tăng 1,60%. Tuy số lượng tàu cập bến năm 2015 ít có biến động so với năm 2014 nhưng các hãng tàu vào cảng có kích thước trọng tải cao lại có xu hướng tăng lên. Do địa hình tạivùng biển Thuận An tương đối nguy hiểm đối với các hãng tàu lớn nên cần có tàu lai dắt để ra vào cảng. Điều này đã làm cho doanh thu dịch vụ lai dắt tăng lên trong năm 2015.

Về doanh thu dịch vụ lưu kho

Cónhiều hìnhthức và phương pháp lưukho khác nhau mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn phục vụ cho khách hàng của mình. Đồng thời, mỗi chủng loại hàng hóa lại được lưu kho theo những tiêu chuẩn khác nhau. Nhằm đảm bảo tốt nhất cho hàng hóa được đúng chất lượng và đủ số lượng.

Để đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ lưu kho, khobãi tại công ty ta xem xét đến sản lượng hàng hóa lưu kho qua 3 năm 2013 – 2015, điều này cho ta thấy được những mặthàng cũng như những nhân tố giữcho quá trình lưu kho được nhiều mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa.

Trường ĐH KInh tế Huế

59

Bảng 2.13: Sản lượng hàng hóa lưu khocủa Công ty qua 3 năm 2013- 2015

Tên hàng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

SL (1000 tấn)

% SL

(1000 tấn)

% SL

(1000 tấn)

%

- Titan 423,51 47,75 458,31 48,07 475,20 48,11

- Bột sắn 17 0,06 37 31,90 321,00 32,50

- Than 98,92 11,15 108,51 11,38 110,21 11,16

- Mặt hàng khác… 75,12 8,47 82,56 8,66 81,08 8,21

Tổng cộng 886,85 100 953,50 100 987,79 100

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

(Nguồn: Phòng Kinh doanh) Biểu đồ2.6: Sản lượng hàng hóa lưu kho của Công ty qua 3 năm 2013- 1015

Mặt hàng clinker tăng cao hơn qua từng năm góp phần làm cho sản lượng hàng tồn kho của mặt hàng này được giải phóng nhanh, vòng quay chu chuyển hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, sản lượng mặt hàng gỗ dăm năm 2015 tăng lên 5,55% so với năm 2014, nguyên nhân là do vị trí của cảng gần các công ty gỗ dăm nên các công

Trường ĐH KInh tế Huế

60 ty nay phải thuê bãi của cảng cho các lần xuất hàng của công ty mình.

Ta có thể thấy doanh thu từ việc cho thuê kho bãi tăng từ 4.895 triệu đồng vào năm 2013 lên 4.959 triệu đồng vào năm 2014. Chính vì công ty đã đầu tư nâng cấp, mở rộng thêm diện tích kho bãi, đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại tại các kho để đảm bảo cho việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong thời gian dài, đáp ứng các yêu cầu của các khách hàng trong cũng như ngoài nước. Với sự đầu tư đó năm 2015 sản lượng hàng hóa lưu kho tiếp tục tăng lên 26 triệu đồng tương ứng tăng 0,52% so với năm 2014.

Về dịch vụ phí hàng hải

Dựa vào bảng 2.9 ta thấy dịch vụ phí hàng hải trong 3 năm gần đây đều có doanh thu thấp hơn so với các dịch vụ khác. Cụ thể lànăm 2013 doanh thu này chiếm 2,27%

đạt 632 triệu đồng. Đến năm 2014 thì doanh thu tăng lên 28 triệu đồng tương đương 4,43% so với năm 2013. Bước sang năm 2015 doanh thu từ dịch vụ phí hàng hải tăng 116 triệu đồng tương ứng 17,58% so với năm 2014. Tuy dịch vụ này chỉ chiếm một số lượng doanh thu nhỏ trong tổng doanh thu của công ty nhưng nó tăng đều qua từng năm, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của công ty.

Ngoài những dịch vụ chính trên thì Cảng còn tạo ra nguồn thu từ các dịch vụkhác như: Trạm cân, sửa chữa máy móc, thiết bị, cho thuê và kinh doanh phương tiện vận tải,… Đạt doanh thu năm 2013 là 1.877 triệu đồng chiếm 6,74% và giảm 44,43% vào năm 2014 tương ứng với giảm 834 triệu đồng. Sang năm 2015, doanh thu đã tăng lên 2,78% so với năm 2014 đạttại con số 1.072triệu đồng.

2.3.2. Tình hình thực hiện chi phí của Công ty Cổ phần Cảng Thuận An qua 3 năm