• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ CẢNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG THUẬN AN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ CẢNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG THUẬN AN"

Copied!
107
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

i MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết chọn đề tài:...1

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:...2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu:...2

2.1.1. Mục tiêu chung: ...2

2.1.2. Mục tiêu cụ thể:...2

2.2. Câu hỏi nghiên cứu:...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...3

3.1. Đối tượng nghiên cứu:...3

3.2. Phạm vi nghiên cứu:...3

4. Phương pháp nghiên cứu:...3

4.1. Dữ liệu nghiên cứu...3

4.1.1. Dữ liệu thứ cấp:...3

4.1.2. Dữliệu sơ cấp:...3

4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu...4

4.3. Phương pháp xử lý số liệu...4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TẠI CẢNG BIỂN...5

1.1. Cơ sở lý luận:...5

1.1.1. Khái niệm chung về cảng biển...5

1.1.1.1. Khái niệm cảng biển...5

1.1.1.2. Phân loại cảng biển...6

1.1.1.3. Chức năng của cảng biển...6

1.1.1.4. Vai trò của cảng biển...7

1.1.1.5. Trang thiết bị và các chỉ tiêu hoạt động của cảng biển...8

1.1.1.6. Hệ thống cảng biển Việt Nam...9

1.1.2. Khái niệm chung về dịch vụ cảng biển...9

1.1.2.1. Khái niệm dịch vụ

Trường ĐH KInh tế Huế

...9
(2)

ii

1.1.2.2. Khái niệm dịch vụ cảng biển...10

1.1.2.3. Đặc điểm dịch vụ cảngbiển...13

1.1.2.4. Vai trò của dịch vụ cảng biển...14

1.1.2.5. Những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển dịch vụ cảng biển ở Việt Nam...15

1.1.2.5.1. Thế mạnh đối với việc phát triển dịch vụ cảng...15

1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh doanh của Công ty...17

1.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh doanh dịch vụ cảng biển...17

1.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Côngty ...19

1.1.3.3. Chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sảnxuất kinhdoanh...20

1.2. Cơ sở thực tiễn...23

1.2.1. Thực trạng cung ứng dịch vụ của hệ thống cảng biển ViệtNam...23

1.2.2. Một số cảng biển chính của Việt Nam hiện nay...25

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ CẢNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNGTHUẬN AN...26

2.1. Tổng quan chung về Công ty Cổ phần Cảng Thuận An...26

2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Cảng Thuận An...26

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cảng Thuận An...26

2.1.2.1. Quá trình hình thành ...26

2.1.2.2. Quá trình phát triển...27

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Cảng Thuận An...28

2.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty...28

2.1.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty...29

2.1.5.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty...29

2.1.5.2. Chức năng của các bộ phận...30

2.1.6. Văn hóa doanh nghiệp ở Cảng...35

2.1.7. Đối thủ cạnh tranh...35 2.2. Đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực của Công ty Cổ phần Cảng Thuận An

...37

Trường ĐH KInh tế Huế

(3)

iii

2.2.1. Cơ sở vật chất, thiết bị cơ giới...37

2.2.1.1. Luồng vào cảng, cỡ tàu tiếp nhận, vị trí Cảng...37

2.2.1.2. Hệ thống cầu bến...38

2.2.1.3. Hệ thống kho bãi ...38

2.2.1.4. Thiết bị chính...39

2.2.1.5. Công nghệ thông tin...39

2.2.2. Tình hình sử dụng lao động của công ty...40

2.2.3. Tình hình biến động tài sản của Công ty...44

2.2.4. Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty...45

2.3. Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ của Công ty Cổ phần Cảng Thuận An qua 3 năm 2013 –2015 ...46

2.3.1. Tình hình thực hiện doanh thu của công ty Cổ phần Cảng Thuận An qua 3 năm 2013–2015...46

2.3.1.1. Cơ cấu và biến động doanh thu chung của Công ty qua 3 năm 2013 –2015 ...46

2.3.1.2. Cơ cấu và biến động doanh thu theo đối tượng khách hàng của Công ty qua 3 năm 2013- 2015...49

2.3.1.3. Cơ cấu và biến động doanh thu theo dịch vụ cung ứng của Công ty qua 3 năm 2013 –2015...52

2.3.2. Tình hình thực hiện chi phí của Công ty Cổ phần Cảng Thuận An qua 3 năm 2013–2015...60

2.3.3. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Cổ phần Cảng Thuận An qua 3 năm 2013–2015...66

2.3.4. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Công ty qua 3 năm 2013–2015...68

2.4. Đánh giá của khách hàng về tình hình cung ứng dịch vụ của Công ty Cổ phần Cảng Thuận An...71

2.4.1. Cơ cấu mẫu điều tra...71 2.4.2. Đánh gía chung của các doanh nghiệp về chất lượng cung cấp dịch vụ Công ty

Trường ĐH KInh tế Huế

(4)

iv

Cổ phần Cảng Thuận An...72

2.5. Phân tích ma trận Swot về cung ứng dịch vụ cảng biển của Công ty Cổ phần Cảng Thuận An...74

2.5.1. Thế mạnh...74

2.5.2. Điểm yếu...75

2.5.3. Cơ hội...76

2.5.4. Thách thức...76

2.6. Tiềm năng để đầu tư phát triển các dịch vụ cảng biển chính tại Công ty Cổ phần Cảng Thuận An...77

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN...80

CẢNG THUẬN AN ĐẾN NĂM 2020...80

3.1. Định hướng phát triển cảng biển đến năm 2020...80

3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của ngành Cảng biển Việt Nam đến năm 2020...80

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển cảng biển của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020...82

3.1.3. Mục tiêu và định hướng phát triển cảng biển của Cảng Thuận An...83

3.1.3.1. Mục tiêu chung...83

3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể...84

3.2. Giải pháp giúp nâng caochất lượng dịch vụ cảng biển đến năm 2020...84

3.2.1. Giải pháp về phía Nhà nước...84

3.2.1.1. Tích cực hoàn thiện hệ thống Pháp luật...84

3.2.1.2. Chấn chỉnh cơ chế quản lý nhà nước về dịch vụ cảng biển theo hướng thống nhất quản lý...85

3.2.1.3. Quy hoạch phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cảng và dịch vụ cảng...86

3.2.1.4. Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh về giá cả chất lượng dịch vụ86 3.2.1.5. Chú trọng đào tạo nguồn lực đáp ứng nhu cầu hội nhập...87 3.2.2. Giải pháp giúp nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ của Công ty Cổ phần

Trường ĐH KInh tế Huế

(5)

v

Cảng Thuận An...88

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng – đa dạng hóa các dịch vụ cung ứng, các chính sách ưu đãiđể thu hút các khách hàng...88

3.2.2.2. Tăng cường hoạt động Marketing...89

3.2.2.3. Nâng cấp trang thiết bị để thực hiện tốt hơn hoạt đông cung ứng dịchvụ89 3.2.2.4. Thực hiện tốt các chính sách về lao động và môi trường...90

3.2.2.5. Chính sách giá ...91

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...92

1. Kết luận...92

2. Kiến nghị...93

2.1. Kiến nghị với Công ty Cổ phần Cảng Thuận An...93

2.2. Kiến nghị đối với tỉnh Thừa Thiên Huế...94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...95

PHỤ LỤC...97

Trường ĐH KInh tế Huế

(6)

vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Ý nghĩa

TA Thuận An

CN Công nhiệp

CBCNV Cán bộ công nhân viên

DN Doanh nghiệp

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

MTV Một thành viên

ĐLHH Đại lý hàng hải

CY Container yard (bãi chứa conở cảng, nơi tập kết con trước khi chuyển lên tàu)

CFS Container Freight station (nơi thu gom hàng lẻ, được tập trung để đóng hàng vào con)

DWT Deadweight tonnage (đơn vị do năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn)

GATS General Agreement on Trade in Services (một hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới)

KH Khách hàng

MT Mectric Ton (1MT = 1000kg)

TEU Đơn vị đo của hàng hóa được container hóa tương đương với một container tiêu chuẩn khoảng 39 m3 thể tích

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á –Thái Bình Dương) ASEM The Asia-Europe Meeting (Diễn đàn hợp đàn

châu Á)

Trường ĐH KInh tế Huế

(7)

vii DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Danh mục các cảng biển chính của Việt Nam...25

Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Cảng Thuận An...28

Bảng 2.2: Số lượng cầu bến của công ty...38

Bảng 2.3: Trang thiết bị chính của công ty...39

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng lao động của Công ty trong 3 năm 2013 –2015 ...40

Bảng 2.5: Tình hình biến động tài sản của Công ty qua 3 năm 2013 –2015 ...44

Bảng 2.6: Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2013-2015 ...45

Bảng 2.7: Cơ cấu và biến động doanh thu chung của công ty qua 3 năm 2013 - 2015 47 Bảng 2.8: Cơ cấu và biến động doanh thu theo đối tượng khách hàng của Công ty qua 3 năm 2013 –2015 ...50

Bảng 2.9: Cơ cấu và biến động doanh thu theo dịch vụ cung ứng của công ty qua 3 năm 2013 –2015 ...53

Bảng 2.10: Sản lượng xếp dỡ hàng hóa qua các năm 2013 –2015...54

Bảng 2.11: Lượng hàng hóa bốc xếp qua cảng năm 2015...55

Bảng 2.12: Thống kê số lượng tàu sử dụng dịch vụ lai dắt qua 3 năm 2013- 2015...57

Bảng 2.13: Sản lượng hàng hóa lưu kho của Công ty qua 3 năm 2013- 2015...59

Biểu đồ 2.6: Sản lượng hàng hóa lưu kho của Công ty qua 3 năm 2013- 1015...59

Bảng 2.14: Cơ cấu và biến động chi phí theo hoạt động của Công ty qua 3 năm 2013 – 2015 ...61 Bảng 2.15: Cơ cấu và biến động chi phí theo yếu tố của Công ty qua 3 năm 2013 – 2015 ...64

Trường ĐH KInh tế Huế

(8)

viii Bảng 2.16: Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 2013 –2015...67 Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty qua 3 năm 2013 –2015 ...68 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cungứng dịch vụ của Công ty...72 Bảng 2.19: Đánh giá của khách hàng về các yếu tố để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của Công ty...73 Bảng 2.20: Dự báo hàng hóa thông qua Cảng Thuận An theo mặt hàng...78

Trường ĐH KInh tế Huế

(9)

ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Tiến trình phát triển của dịch vụ cảng biển...11 Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty...30 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo tính chất lao động của Công ty qua 3 năm 2013 - 2015 ...41 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của Công ty qua 3 năm 2013 - 2015 ...42 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo hợp đồng lao động của Công ty qua 3 năm 2013 – 2015 ...43 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty qua 3 năm 2013 –2015 ...44 Biểu đồ 2.5: Sự biến động doanh thu theo đối tượng khách hàng của Công ty qua 3 năm 2013- 2015 ...51

Trường ĐH KInh tế Huế

(10)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiếtchọn đề tài:

Việt Nam là một quốc gia có hơn 3.200 km đườngbờ biển nằm sát các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng nối các châu lụcÁ - Âu, Á - Mỹ, Việt Nam rất có lợi thế trong việc phát triển hệ thống cảng biển nói riêng và kinh tế biển nói chung. Thực tiễn phát triển cảng biển ở nước ta cho thấy, hệ thống cảng biển đã trở thành đầu mối vận chuyển hàng hóa, đầu mối giao thông chính tập trung cho mọi phương thức vận tải, trên 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta được vận chuyển thông qua hệ thống cảng biển. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đồng thời cùng với việc chínhthức gia nhập WTO, chắc chắn sự giao lưu, trao đổihàng hóa giữa nước ta với các nướctrên thế giới sẽ tăng lên rất nhiều so với hiện tại. Vì vậy, đối với quốc gia giàu tài nguyên biển như Việt Nam, việc phát triển hệ thốngcảng biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tăng cườngcác mối quan hệ kinh tế song phương và đa phương.

Tuy nhiên cho tới nay, hệ thống cảng biển Việt Nam cònở tầm thấp của Thế giới, các dịch vụ cảng biển vẫn chưa phát triểnvà thiếu chuyên nghiệp, trìnhđộ công nghệ chưa hiện đại.

Với những thế mạnh sẵn có về kinh tế biển, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có những chính sách phát triển kinh tế biển, với việc thu hút đầu tư xây dựng các cảng biển trong đó có Cảng Thuận An nằm trong thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cảng Thuận An được xây dựng từ năm 1968 cho mục đích quân sự, đến tháng 7/1989 cảng Thuận An trở thành cảng biển thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và được sử dụng khai thác như một cảng tổng hợp. Cảngcó khả năng tiếpnhậncỡ tàu có trọngtải đến2000DWT ra vào làm hàng. Do có những lợi thế nhất định về độ sâu trước bến và sự phát triển kinh tế của khu vực Miền Trung nên chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, khối lượng hàng thông qua Cảng đã đạt và vượt công suất thiết kế và đã đón hàng chục lượt tàu khách Quốc tế. Dự kiến trong những năm tới lượng hàng hóa thông qua Cảng sẽ còn tăng mạnh và sẽ có nhiều lượt tàu khách du lịch Quốc tế cậpbến.

Nhận thấy được tầm quan trọng và thiết thực của vấn đề phát triển các dịch vụ

Trường ĐH KInh tế Huế

(11)

kinh doanh cảng biển, trong thời gian thực tập tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình kinh doanh dịch vụ cảng biển tại Công ty Cổ Phần Cảng Thuận An”.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu nghiên cứu:

2.1.1. Mụctiêu chung:

Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh doanh dịch vụ cảng biển để thấy rõ tình hình kinh doanh dịch vụ cảng biển tại Công ty Cổ phần Cảng Thuận An

2.1.2. Mục tiêu cụ thể:

Hệ thống hóa cơ sở lí thuyết về các vấn đề cảng biển và các dịch vụ cảng biển.

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng biển và hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng biển tại Công ty Cổ phần Cảng Thuận An trong những năm gần đây.

Đánh giá tiềm năng phát triển các dịch vụ cảng biển tại Công ty Cổ phần Cảng Thuận An.

Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ cảng biển của Công ty Cổ phần Cảng Thuận An trong những năm sắp tới.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu:

Hoạt động phát triển dịch vụ cảng biển tại Công ty Cổ phần Cảng Thuận An như thế nào?

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh dịch vụ cảng biển tại Công ty Cổ phần Cảng Thuận An?

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh dịch vụ cảng biển của công ty?

Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động kinh doanhdịch vụ cảng biển là gì?

Các giải pháp cần được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ cảng biển tại

công ty?

Trường ĐH KInh tế Huế

(12)

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1.Đối tượng nghiên cứu:

Các hoạt động cung ứng dịch vụ cảng biển của Công ty Cổ phần Cảng Thuận An 3.2. Phạm vi nghiên cứu:

*Phạm vi không gian:

Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần Cảng Thuận An – 05 Nguyễn Văn Tuyết, Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.

*Phạm vi thời gian:

Các số liệu của công ty được thu nhập trong khoảng thời gian 2013 đến 2015 và 6 tháng đầu năm 2016.

Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: Từ 03/01/2017 –29/04/2017.

4.Phương pháp nghiên cứu:

4.1. Dữ liệu nghiên cứu 4.1.1. Dữ liệu thứ cấp:

Thông tin về doanh nghiệp: các dữ liệu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty; số liệu về số lượng cán bộ - nhân viên từ Phòng Nhân sự, kết quả hoạt động kinh doanh từ Phòng Kế toán của công ty.

Các thông tin và số liệu liên quan đến tình hình phát triển dịch vụ cảng biển tại Công ty Cổ phần Cảng Thuận An.

Giáo trình môn Quản Trị Dịch Vụ và Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tế.

Một số công trình nghiên cứu và luận văn có liên quan cũng như là website 4.1.2. Dữ liệu sơ cấp:

Phỏng vấn trực tiếp, qua email các ban lãnhđạo, nhân viên trong các bộ phận liên quan về các chỉ tiêu số liệu trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Quan sát và học hỏi trong thực tế để thấy rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.

Trường ĐH KInh tế Huế

(13)

4.2.Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập thông tin sơ cấp: gặp trực tiếp nhân viên của công ty tại các phòng ban có liên quan để khaithác các vấn đề nằm trong nội dung nghiên cứu.

Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu về hoạt động cung ứng dịch vụ tại công ty, giáo trìnhđể hiểu được các lí thuyết phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài, internet, website…

4.3.Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này sử dụng số liệu từ mạng nội bộ của doanh nghiệp sau đó phân tích, tổng hợp để xác định các yếu tố có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tham khảo ý kiến của Giảng viên hướng dẫn, các nhân viên trong công ty.

Phương pháp so sánh đối chiếu: Thông qua số liệu thu thập từ công ty, ta sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để làm rõ ý nghĩa của từng con số và so sánh chỉ tiêu qua từng năm để thấy được sự thay đổi của việc phát triển dịch vụ cảng biển của công ty.

Phương pháp suy luận biễn chứng:Qua các số liệu và thông tin thu thập được, sử dụng lời văn của mìnhđể trình bày ngắn gọn, dễ hiểu được vấn đề mà mình nghiên cứu.

Phương pháp sử dụng ma trận SWOT:Xác định điểm mạnh, điểm yếu và đồng thời phân tích cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Để từ đó có thể tận dụng cơ hội để phát huy sức mạnh, nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu và tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ, giảm thiểu mặt yếu để ngăn chặn nguy cơ.

Trường ĐH KInh tế Huế

(14)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TẠI CẢNG BIỂN

1.1.Cơ sở lý luận:

1.1.1. Khái nim chung vcảng biển 1.1.1.1. Khái niệm cảng biển

Theo Điều 57 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam (năm 1990) thì cảng biển là cảng được mở ra đểtàu biển ra, vào hoạt động.

Theo định nghĩa của quy chế Giơnevơ ngày 9/12/1923 thì “Những cảng thường thường có tàu biển ra vào và dùng cho ngoại thương được gọi là cảng biển”. Như vậy, chỉ những cảng nào có tàu biển ra vào thường thường và dùng cho buôn bán đối ngoại mới được gọi là cảng biển. Cảng biển là một bộ phận lãnh thổ quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển, có quy chế pháp lý như nội thủy.

Cảng biển là một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiều công trình và kiến trúc, bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yênổn, nhanh chóng và thuận lợi thực hiện công việc chuyển giao hàng hóa/hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang các tàu biển hoặc ngược lại, bảo quản và gia công hàng hóa và phục vụ tất cả các nhu cầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng. Ngoài ra nó còn là trung tâm phân phối, trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ, trung tâm dân cư của cả một vùng hấpdẫn.

Cảng biển gồm hai khu là khu đất và khu nước:

Khu nước của cảng gồm: Lạch tàu vào cảng; khu nước dùng cho tàu quay vòng khi ra vào cảng; khu nước dùng cho tàu chờ đợi ra vào cảng (chờ đợi bốc xếp hay chờ đợi ra khơi); khu nước dùng cho tàu bốc xếp hàng hóa và đi lại ở ngay sát với đường bờ; khu nước dùng cho tàu bốc xếp hàng ngay trên nước.

Khu đất của cảnggồm khu trước bến và khu sau bến:

- Khu trước bến của cảng hàng hóa và cảng khách không giống nhau:

Trường ĐH KInh tế Huế

(15)

+ Đối với cảng hàng hóa, khu trước bến là khu đất liền kề với khu nước bao gồm tuyến bến, thiết bị bốc xếp, đường cần trục và đường giao thông trước bến, khu kho bãi chứa hàng hóa.

+ Đối với cảng khách, khu trước bến gồm tuyến bến và nhà ga hành khách.

- Khu sau bến gồm tuyến bốc xếp hàng sau kho; khu kho hàng bảo quản dài hạn;

các tòa nhà phục vụ cho sản xuất.

1.1.1.2. Phân loại cảng biển

Theo quyết định số 70/2013/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính Phủ cảng biển được chia làm 3 loại:

- Cảng biển loại I: Là cảng biển đặc biệt quan trong phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế- xã hội của cả nước hoặc liên vùng. Đối với cảng biển loại I có vai trò là cảng cửa ngõ hoặc cảng trung chuyển quốc tế, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước được ký hiệu là cảng biển loạiIA.

- Cảng biển loại II: Là cảng biển quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng, địa phương.

- Cảng biển loại III: Là cảng biển chuyên dùng phục vụ chủ yếu cho hoạt động của doanhnghiệp.

1.1.1.3. Chức năng của cảng biển

* Nhóm chức năng cơ bản

Cung cấp phương tiện và thiết bị để thông qua hàng hóa mậu dịch đườngbiển.

Cung cấp luồng cho tàu bè vào cảng thuận lợinhất.

Cung cấp đường cho ô tô, xe lửa, tàu sông và các phương tiện vận chuyển khác ra vào cảng.

Thực hiện các dịch vụ ngoài xếp dỡ hàng hóa như sửa chữa, cung ứng tàu thuyền, trú ngụ khi có bão hoặc các trường hợp khẩn cấpkhác.

* Nhóm chức năng phụ thuộc

Bảo đảm an toàn cho tàu khi ra vào cảng, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền khi di chuyển trong cảng, cùng với sự an toàn về đời sống và tài sản của tàu khi còn nằm trong ranh giới củacảng.

Trường ĐH KInh tế Huế

(16)

Bảo đảm vệ sinh môi trường.

* Nhóm chức năng cá biệt khác

Là đại diện cơ quan Nhà nước thực thi các tiêu chuẩn an toàn của thuyền, thủy thủ và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Là đại diện của cơ quan đăng kiểm tàu thuyền.

Làm dịch vụ khảo sát đườngthủy.

Thực hiện các hoạt động về kinh tế và thươngmại.

Cung cấp các công trình trường học, bệnh viện, y tế, vui chơi giải trí cho nhân viên trong cảng và cả cư dân của địa phương.

1.1.1.4. Vai trò của cảng biển

Cảng biển là đầu mối giao thông, bảo đảm cho tàu bè neo đậu yên ổn, nhanh chóng và tiện xếp dỡ hàng hóa và hành khách, bảo đảm và lưu giữ hàng hóa, gia công, phân loại hàng hóa, thực hiện thủ tục pháp chế về quản lý ở nhà nước và các dịch vụ hàng hải phục vụ các tàu thuyền trong thời gian lưu trú ở cảng cũng như chuẫn bị cho các hành trình trên biển tiếptheo.

Thúc đẩy sự phát triển của địa phương

+ Dân cư và người lao động có xu hướng đổdồn về những nơi có nền kinh tế biển phát triển.

+ Các ngành phục vụ công cộng cũng phát triển theo đà tăng trưởng của dân số như: Bệnh viện, nhà hát, nơi vui chơi giải trí,…

+ Các dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,… cũng phát triển.

+ Xuất hiện và phát triển các dịch vụ môi giới tàu thuyền, xuất hiện các trung tâm đào tạo thuyềnviên,...

+ Các hãng bảo hiểm tàu thuyền, các hãng đăng kiểm.

+ Tập trung hàng hóa cho xuất khẩu và vai trò phân phối cho hàng hóa nhập khẩu.

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng hấpdẫn

+ Cảng biển là cửa ngõ của toàn vùng hấp dẫn. Khi có cảng, điều kiện sản xuất gắn với thị trường bên ngoài được mở rộng. Các nông sản có dịp để đưa đi tiêu thụ ở vùng xa xôi hơn.

Trường ĐH KInh tế Huế

(17)

+ Nhiều xí nghiệp công nghiệp có 100% vốn nước ngoài cũng có dịp để xây dựng ở những nơi tận cùng của vùng hấp dẫn để rồi lại đưa sản phẩm qua cảng biển xuất khẩu sang các nướckhác.

Tạo điều kiện giao lưu mở rộng mối quanhệ với các nước bên ngoài.

1.1.1.5. Trang thiết bị và các chỉ tiêu hoạt động của cảng biển

Trang thiết bị của cảng biển, gồm:

Trang thiết bị phục vụ tàu ra vào, neo đậu gồm: Cầu tàu, luồng lạch, kè, đập chắn song, phao, trạm hoa tiêu, hệ thống thông tin, tín hiệu…

Trang thiết bị phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa gồm: Cần cẩu các loại (dàn, cổng trên ray hoặc cẩu di động trên bánh lốp, bánh xích); xe nânghàng; máy bơm hút hàng rời,hàng lỏng; băng chuyền; toa xe tự đổ; ô tô; đầu máy kéo; Chassis; Container;

Pallet…

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bảo quản, lưu kho hàng hóa gồm: Hệ thống kho (kho có mái che cho hàng bách hóa tổng hợp, kho lạnh cho các loại hàng yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thấp, silo cho hàng loạt), bãi, kho ngoại quan, bể chứa dầu, bãi Container (CY), trạm đóng gói hàng lẻ (CFS)…

Trang thiết bị phục vụ việc điều hành, quản lý tàu bè và công tác hành chính của cảng: các công trình nhà làm việc và sinh hoạt, mạng lưới hệ thống giao thông nội bộ, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, phòng chống cháy nổ…

Ngoài ra, trong cảng còn có xưởng sửa chữa thiết bị máy móc và bộ phận bảo dưỡng duy tu công trình cảng; có công trình nâng, sửa chữa tàu và đội tàu dịch vụ của cảng.

Các chỉ tiêu hoạt động của cảng biển

Để đánh giá một cảng biển hoạt động tốt hay không tốt, hiện đại hay không hiện đại phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau:

Số lượng tàu hoặc tổng dung tích (Gross Register Tonnage - GRT) hoặc trọng tải toàn phần (Deadweight Tonnage - DWT) ra vào cảng trong một năm. Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn,mức độ nhộn nhịp của một cảng.

Số lượng tàu có thể cùng tiến hành xếp dỡ trong cùng một thời gian.

Trường ĐH KInh tế Huế

(18)

Khối lượng hàng hóa xếp dỡ trong một năm. Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn, mức độ hiện đại, năng suất xếp dỡ của một cảng.

Mức xếp dỡ hàng hóa của cảng, tức là khả năng xếp dỡ hàng hóa của cảng, thể hiện bằng khối lượng từng loại hàng hóa mà cảng có thể xếp dỡ trong một ngày. Chỉ tiêu này nói lên mức độ cơ giới hóa, năng suất xếp dỡ của một cảng.

Chi phí xếp dỡ hàng hóa, cảng phí, phí lai dắt, hoa tiêu, cầu bến làm hàng (THC)… phản ánh năng suất lao động, trìnhđộ quản lý của cảng.

Khả năng chứa hàng của kho bãi cảng. Chỉ tiêu này thể hiện bằng số diện tích (m2), vòng quay hàng hóa cảu kho bãi cảng, sức chứa của CY, CFS… phản ánh mức độ quy mô của cảng.

1.1.1.6. Hệ thống cảng biển Việt Nam

Việt Nam nằm dọc gần một phần ba chiều dài của biển Đông, nằm ở giữa khu vực Đông Nam Á (ASEAN) quanh năm có ánh nắng mặt trời, nằm ở giữa các con rồng Châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore). Khoảng 80% lượng hàng xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam là do vận tải biển đảm nhận. Với chiều dài trên 3.200 km đường bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, Việt Nam có khoảng hơn 110 cảng trực thuộc sự quản lý của nhiều ngành như: Giao thông vận tải (GTVT), Thủy sản, Dầu khí, Quân đội, Địa phương… Và với tổng chiều dài tuyến mép bến của toàn bộ hệt hống cảng là 25.617 mét và 104 bến phao bốc xếp hàng trực tiếp sang các phương tiện thủy nội địa, hệ thống cảng biển Việt Nam đảm nhận đến 90% khối lượng hàng thô qua các cảng toàn quốc với nhịp độ tăng bình quân 12,5%/năm. Ngành Hàng hải đang có kế hoạch phát triển và mở rộng hệ thống cảng biển, xây dựng các cảng nước sâu, cảng chuyên dụng lớn và các cảng đầu mối quốc tế và khu vực, nhất là đối với Lào, Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và miềnNam Trung Quốc

1.1.2. Khái nim chung vdịch vụ cảng biển 1.1.2.1. Khái niệm dịch vụ

Cho đến nay chưa có một định nghĩa nào về dịch vụ được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Tính vô hình và khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp của các loại hình dịch vụ làm cho việc định nghĩa dịch vụ trở nên khó khăn. Hơn nữa, các quốc gia

Trường ĐH KInh tế Huế

(19)

khác nhau có cách hiểu về dịch vụ không giống nhau, phụ thuộc vào trìnhđộ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam – Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam năm 1995, dịch vụ được định nghĩa như sau: Dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.

Tùy theo trường hợp, dịch vụ bao gồm: một công việc ít nhiều chuyên môn hóa, việc sửdụng hẳn hay tạm thời một tài sản, việc sử dụng phối hợp một tài sản lâu bền và sản phẩm của một công việc, cho vay vốn… Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tác động lẫn nhau chặt chẽ. Dịch vụ là một điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh. Sự phát triển dịch vụ hợp lý, có chất lượng cao là một biểu hiện của nền kinh tế phát triển và một xã hội văn minh.

Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cung cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vậtchất.

1.1.2.2. Khái niệm dịch vụ cảng biển

Theo quan điểm truyền thống, nhiệm vụ chính của cảng là xếp dỡ hàng hóa. Hiện nay, các lĩnh vực kinh doanh của cảng được mở rộng, ngoài việc xếp dỡ hàng hóa cảng còn thay mặt chủ tàu, chủ hàng làm nhiều dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa như phân phối và giám sát việc vận chuyển hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng - trở thành trung tâm logistics.

Trên Thế giới và ngay cả ở Việt Nam chưa đưa ra một khái niệm chung nào về dịch vụ cảng biển. Do đặc điểm chung của loại hình dịch vụ cũng như tính đa dạng, phức tạp của các loại hình dịch vụ nói chung và dịch vụ cảng biển nói riêng, cộng với cách giải thích khác nhau giữa các quốc gia nên việc đưa ra địnhnghĩa chung nhất cho loại hình dịch vụ này càng khó khăn. Chúng ta xem xét khái niệm dịch vụ cảng biển trên phạm vi bao quát của Liên minh Châu Âu (European Union–EU) và Việt Nam:

Trường ĐH KInh tế Huế

(20)

Tiến trình phát triển của dịch vụ cảng biển

(Nguồn: trích từ Beresford et al. (2004), Guldenktas et al. (2006), Paixao and Marlow (2003), UNCTAD (1992) and Verhoeven (2007)) Hình 1.1: Tiến trình phát triển của dịch vụ cảng biển

* Theo EU: Trong lộ trình thực hiện GATS, EU đã gửi các bản yêu cầu tới các thành viên, chi tiết hóa các loại hình hỗ trợ cho vận tải biển kèm theo các định nghĩa như sau:

Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa: Là dịch vụ thực hiện bởi các công ty xếp dỡ, kể cả công ty điều độ kho bãi nhưng không bao gồm các dịch vụ, do lực lượng công nhân bốc xếp ở bến cảng trựctiếp thực hiện khi lực lượng này được tổ chức độc lập với các công ty xếp dỡ và điều độbãi.

Dịch vụ lưu kho hàng hóa: Là dịch vụ cho thuê kho bãi để chứa hàng tại khu vực cảng.

Dịch vụ khai báo hải quan (hay dịch vụ môi giới hải quan): Là dịch vụ trong đó một bên thay mặt một bên khác làm các thủ tục hải quan liên quan đến việc xuất, nhập khẩu của hàng hóa.

Dịch vụ kinh doanh kho, bãi Container: Là dịch vụ lưu bãi Container tại khu vực cảng hoặc nội địa nhằm mục đích đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi Container sửa chữa và chuẩn bị Container sẵn sàng cho việc vậnchuyển.

Dịch vụ đại lý hàng hải: Là dịch vụ làm đại lý đại diện cho quyền lợi thường của một hay nhiều hãng tàu trong khu vực địa lý xác định nhằm các mục đíchsau:

Thay mặt hãng tàu thực hiện việc marketing và kinh doanh dịch vụ vận tải và các dịch vụ liên quan từ việc báo giá đến việc lập hóa đơn, phát hành vận đơn, nhận và kinh doanh lại các dịch vụ cần thiết, chuẩn bị chứng từ, cung cấp thông tin thương mại.

Trường ĐH KInh tế Huế

(21)

Thay mặt hãng tàu thu hồi tàu và tiếpnhận hàng hòa khi có yêu cầu.

* Khái niệm dịch vụ cảng biển của Việt Nam: Theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 10/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/3/2001 về điều lệ kinh doanh dịch vụ hàng hải thì dịch vụ hàng hải bao gồm 9 loại hình sauđây:

Dịch vụ đại lý tàu biển: Là dịch vụ thực hiện các công việc sau đây theo sự ủy thác của chủtàu.

+ Làm thủ tục cho tàu vào, ra cảng với các cơ quan có thẩm quyền.

Thu xếp tàu lai dắt, thu xếp hoa tiêu dẫn tàu; bố trí cầu bến, nơi neo đậu tàu để thực hiệnviệc bốc, dỡ hàng hóa, đưa, đón khách lên, xuống tàu.

Thông báo những thông tin cần thiết cho các bên có liên quan đến hàng hóa và hành khách, chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ về hàng hóa và hành khách, thu xếp giao hàng cho người nhậnhàng.

Làm các thủ tục hải quan, biên phòng có liên quan đến tàu và các thủ tục về bốc dỡ hàng hóa, hành khách lên, xuốngtàu.

Thu xếp việc cung ứng cho tàu biển tại cảng.

Ký kết hợp đồng thuê tàu, làm thủ tục giao nhận tàu và thuyền.

Ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bốc dỡhàng hóa.

Thực hiện các thủ tục có liên quan đến tranh chấp hàng hải.

Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền.

Dịch vụ đại lý vận tải đường biển:Là dịch vụ thực hiện các công việc sau đây theo sự ủythác của chủ hàng.

Tổ chức và tiến hành các công việc phục vụ quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa, vận chuyển hàng và hành lý trên cơ sở vận chuyển bằng đường biển hoặc hợp đồng vận tải đa phương thức.

Cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải biển, thiết bị bốc xếp, kho hàng, bến bãi, cầu tàu và các thiết bị chuyên dụng hàng hảikhác.

Làm đại lý Container.

Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền.

Dịch vụ mô giới hàng hải: Là dịch vụ thực hiện các công việc sau:

Trường ĐH KInh tế Huế

(22)

Làm trung gi an trong việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng khách và hành lý.

Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa mua bán tàu, hợp đồng lai dắt, hợp đồng thuê và cho thuê thuyền viên.

Làm trung gian trong việc ký kết các hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động hàng hải do người ủy thác yêu cầu theo từng hợp đồng cụthể.

Dịch vụ cung ứng tàu biển: Là dịch vụ thực hiện các công việc sau đây có liên quan đến tàu biển.

Cung cấp cho tàu biển lương thực, thực phẩm, nước ngọt, và thiết bị nhiên liêu, dầu nhớt, vật liệu chèn lót, ngăn cách hàng.

Cung cấp các dịch vụ phục vụnhu cầu về đời sống, chăm sóc, vui chơi, giải trí của hành khách và thuyền viên, tổ chức đưa đón, xuất nhập, chuyển đổi thuyền viên.

Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa: Là dịch vụ thực hiện kiểm đếm số lượng hàng hóa thực tế khi giao nhập với tàu biển hoặc các phương tiện khác theo ủy quyền của người giao hàng, người nhận hoặc vậnchuyển.

Dịch vụ lai dắt tàu biển:Là dịch vụ thực hiện lai, kéo, đẩy hoặc hỗ trợ tàu biển và các phương tiện nổi khác trên biển hoặc tại vùng nước liên quan đến cảng biển mà tàu biển đượcphép vào, ra hoạt động.

Dịch vụ sửa chữa tàu biển tại cảng: Là dịch vụ thực hiện các công việc sửa chữa và bão dưỡng tàu biển khi tàu đỗ tạicảng.

Dịch vụ vệ sinh tàu biển: Là dịch vụ thực hiện các công việc thu gom xử lý rác thải, dầu thải, chất thải kháctừ tàu biển khi tàu neo, đậu tạicảng.

Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển:Là dịch vụ thực hiện các công việc bốc dỡ hàng hóa tại cảng theo quy trình công nghệ bốc, dỡ từng loạihàng.

Như vậy, dịch vụ cảng biển là một trong những dịch vụ kinh tế đối ngoại, nó không chỉ là dịch vụ hàng hải mà còn bao gồm các dịch vụ khác, nó bao gồm các hoạt động kinh doanh khai thác cảng và các dịch vụ hàng hải.

1.1.2.3.Đặc điểm dịch vụ cảngbiển

Dịch vụ cảng biển là một ngành dịch vụ nên mang đầy đủ đặc điểm chung của dịch vụ, đó là:

Trường ĐH KInh tế Huế

(23)

Dịch vụ mang tính vô hình: Quá trình sản xuất hàng hóa tạo ra những sản phẩm hữu hình có tính chất cơ, lý, hóa học,… nhất định, có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ thể và do đó có thể sản xuất theo tiêu chuẩn hóa. Khác với hàng hóa, sản phẩm dịchvụ không tồn tại dưới dạng vật chất bằng những vật phẩm cụ thể, không nhìn thấy được và do đó không thể xác định chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu được hàng hóa.

Quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời: Trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất hàng hóa tách khỏi lưu thông và tiêu dùng. Do đó, hàng hóa có thể vận chuyển đi nơi khác theo nhu cầu của thị trường. Khác với hàng hóa, quá trình cungứng dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịchvụ.

Không thể lưu trữ được dịchvụ:Sự khác biệt này do sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt và lưu trữ trong kho sau đó mới tiêu dùng.

1.1.2.4. Vai trò của dịch vụ cảng biển

Dịch vụ cảng biển là bộ phần không thể thiếu trong vận tải biển, đóng vai trò “hậu cần” hỗ trợ cho cận tải biển. Dịch vụ cảng biển ra đời nhằm mục đích phục vụ cho vận tải biển. Đây là vai trò cơ bản nhất của dịch vụ này.

Dịch vụ cảng biển phát triển góp phần thúc đẩy vận tải biển phát triển. Dịch vụ cảng biển và vận tải biển có mối quan hệ tương hỗ tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Dịch vụ cảng biển làm tròn nhiệm vụ “hậu cần”, tổ chức tốt các hoạt động làm tăng khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác, nhờ vậy sẽ thu hút thêm được lượng tàu lớn về các cảng trong nước, làm tăng sản lượng khai thác của cảng, thúc đẩy ngành hàng hải phát triển.

Dịch vụ cảng biển tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua hệ thống thuế, phí và lệ phí. Ngoài ra, một lượng lớn đối tượng phục vụ củadịch vụ cảng biển là các hãng tàu, đội tàu nước ngoài, nhờ vậy dịch vụ cảng biển đóng góp một lượng ngoại tề không nhỏ thông qua hình thức xuất khẩu tại chỗ.

Dịch vụ cảng biển góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống. dịch vụ cảng biển ra đời và phát triển thu hút một lượng lao động đáng kể từ lao động thủ công đến lao dộng có kỹ thuật cao, giúp giải quyết vấn đề việc làm tại các quốc gia. Dịch vụ cảng biển vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên

Trường ĐH KInh tế Huế

(24)

sẽ còn tiếp tục thu hút thêm lao động và tạo ra nhiều ngành nghề mới. Mức lương cũng được cải thiện nhờ vào doanh thu ngày một tăng của dịch vụ cảng biển. Đời sống người dân nhờ vậy được nâng cao.

Dịch vụ cảng biển góp phần cân đối cơ cấu kinh tế. Một nền kinh tế tiên tiến là một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý về ngành nghề và lực lượng lao động. Dịch vụcảng biển phát triển nâng cao vị trí của ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng của các nươc công nghiệp phát triển.

Dịch vụ cảng biển tham gia vào xu thế tự do hóa thương mại dịch vụ, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập của ngành hàng hải và nền kinh tế đất nước.

Nhìn chung, trong bối cảnhhiện nay, dịch vụ cảng biển giữ vai trò ngày càng quan trọng trong khối vận tải biển. Mặc dù vận tải biển ra đời trước, kéo theo sự xuất hiện của dịch vụ cảng biển, song, nếu không có dịch vụ cảng biển phát triển thì vận tải biển khó mà hoạt động một cách nhịp nhàng và thuận lợi được.

1.1.2.5. Những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển dịch vụ cảng biển ở Việt Nam

Dịch vụ cảng biển có một ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển hệ thống cảng, phát triển ngành hàng hải và nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, dường như trong những năm qua, chúng ta chưa đánh giá hết vai trò của khối dịch vụ cảng biển và chưa có sự quan tâm, đầu tư thích đáng vào cảng và dịch vụ tại cảng. Do đó, việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại cảng, phát triển dịch vụ cảng biển là những việc làm cấp thiết hiện nay. Trước hết, chúng ta cần đánh giá đúng những ưu, nhược điểm, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của dịch vụ cảng.

1.1.2.5.1. Thế mạnh đối với việc phát triển dịch vụ cảng

Theo đánh giá của các chuyên gia hàng hải nước ngoài, Việt Nam có những thế mạnh sau đây để phát triển dịch vụ cảng biển:

Nằm ở vị trí gần các tuyến đường vận tải hàng hải quốc tế chính và trong khu vực phát triển năng động nhất Thế giới.

Nước ta có bờ biển dài hơn 3.200 km với nhiều vị trí thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi, có thể xây dựng và phát triển cảng.

Trường ĐH KInh tế Huế

(25)

Về thị trường, chúng ta độc quyền phục vụ thị trường 78 triệu dân, không bị chia sẻ với các nước khác trừ cảng VICT là cảng liên doanh.

Về việc đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết bị cảng từ lâu vẫn tồn tại cơ chế “xin-cho”.

Cảng chỉ việc lập luận chúng kinh tế kĩ thuật trình lên Nhà nước là xin được vốn để đầu tư.

Mức độ cạnh tranh vẫn chưa khốc liệt do được Nhà nước bảo hộ, không cho phép các yếu tố nước ngoài khai thác thị trường.

1.1.2.5.2.Khó khăn đối với việc phát triển dịch vụ cảng biển Việt Nam

Thực trạng của hệ thống cảng biển Việt Nam (cơ sở hạ tầng, thiết bị, độ sâu cầu bến, vị trí cảng để phát triển, mở rộng cảng,…) còn đang trong tình trạng lạc hậu, không đồng bộ thống nhất và chưa phù hợp với xu hướng phát triển của vận tải biển Thế giới.

Hiệu quả khai thác cảng thấp, không có khả năng cạnh tranh với cảng trong khu vực về năng suất, chất lượng và giá cả dịch vụ. Hiện tại chúng ta chưa đủ điều kiệnđể lôi kéocác tàu container trên 1.200 TEU, chưa đáp ứng được các dịch vụtrung chuyển container cũng nhưdịch vụ tiếp vận, phân phối hàng, vận tải đa phương thức theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là lĩnh vực mũi nhọn để cạnh tranh hiện nay trong khu vực và cũng là điểm yếu chủ yếu của dịch vụ cảng biển Việt Nam (Văn kiện Đại hội hần II Hiệp hội cảng biển Việt Nam, tháng 11/1999).

Phương thức quản lý còn thủ công và lạc hậu (về con người, bộ máy, thể chế và công nghệ khoa học kĩ thuật, tin học).

Thiếu vốn trầm trọng và thiếu cơ chế huy động vốn để nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng và thiếtbị máy móc cảng.

1.1.2.5.3. Những cơ hội của việc phát triển dịch vụ cảng biển

Cũng theo đánh giá của các chuyên gia hàng hải nước ngoài, cảng biển Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng chúng ta cần tìm ra những biện pháp để tận dụng những cơ hội này:

Tiềm năng của Việt Nam là rất lớn.

Trường ĐH KInh tế Huế

(26)

Do hội nhập kinh tế, thị trường cho dịch vụ cảng tăng lên (nhưthuế quan giảm dần đến buôn bán ngoại thương tăng) và các tuyến đường sắt, đường bộ xuyên Á đi vào hoạt động.

Hội nhập kinh tế và ngoại thương củaAPEC, ASEAN, ASEM và sự phát triển của mạng lưới giao thông xuyên Á tạo điều kiện mở ra thị trường mới cho dịch vụ cảng biển.

Các cơ chếchính sách khuyến khích tư nhân đầu tư và khai thác vào dịch vụ cảng biển đang dần được áp dụng.

1.1.2.5.4. Những thách thức của việc phát triển dịch vụ cảng biển

Tuy có những thuận lợi nhưng Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn trong việc phát triển dịch vụ cảng biển nước nhà:

Cảng Việt Nam cũng giống như cảng của các nước đang phát triển khác đều gặp phải hai thách thức cùng một lúc, đó là: việc quản lý bốc dỡkhông phù hợp với tốc độ phát triển về số lượng hàng hóa và đáp ứng các đòi hỏi của công nghệ tàu biển liên tục thay đổi.

Sự cạnh tranh không tương sức với các cảng trong khu vực.

Thay đổi của cơ chế không theo kịp với yêu cầu thực tế.

Trênđây là nhữngthuận lợi và khókhăn trong việc phát triển cảng biển Việt Nam.

Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết phát huy những thuận lợi và vượt qua những khó khăn để thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh của dịch vụ tại cảng Việt Nam 1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh doanh ca Công ty

1.1.3.1. Các chỉ tiêu đánhgiá tình hình kinh doanh dịch vụ cảng biển

Theo EU, các tiêu chí chính làm cho hoạt động dịch vụ cảng biển kém hiệu quả bao gồm:

Chất lượng dịch vụ:

Mức nước thấp.

Nơi tàu cập bến còn hạn hẹp, dẫn đếntình trạng tàu phải chờ tàu.

Thiếu không gian lưu trữsau cầu tàu, thường là do vị trí trung tâm của cảng cũ.

Các thiết bị cơ khí không đầy đủ hoặc đã lỗi thời.

Sự sắp xếp giao diện cho vận tải đường sắt và đường thủy nội địa còn kém.

Trường ĐH KInh tế Huế

(27)

Các tiêu chí khác vềchất lượng dịch vụtập trung vào:

 Tính sẵn có của dịch vụ: Hàng hóa của các dịch vụ được cung cấp trong khu vực cảng.

Có khả năng dự trữ nơi cập bến để các dịch vụ theo lịch trình không bị gián đoạn do sự chậm trễ không lường trước của tàu chở hàng.

Có khả năng đàm phán hợp đồng dịch vụ với cơ quan cảng bụ hoặc công ty bốc xếp để có một tỉ lệ bốc dỡ đảm bảo hoặc thời gianxếp hàng xuống tàu.

Khu vực lưu trữ chuyên dụng tại cảng.

Mở rộng việc chuyên chở hàng hóa và thời gian giao hàng trên tàu.

 Tốc độ của dịch vụ:Thời gian để sắp xếp tàu và hàng hóa.

Tốc độ của dịch vụ được đo lường một cách hợp lý đối với các tàu, vì thời gian giao hàng trên tàu là một trong những hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc (KPIs) thông dụng nhất tại cảng. Đây là điều có thể so sánh hiệu suất của các cảng cho dùở đây vẫn có những vấn đề kỹ thuật cần được giải quyếtvề kết quả cho sự biển đổi về kích cỡ, kiểu và mô hình vận hành.

 Độ tin cậy của dịch vụ: Tính đồng nhất về hiệu suất của cảng

Điều này đang trở nên quan trọng hơn với việc sản xuất và giảm thiểu hàng tồn kho. Có ba lý do chính tại sao các cảng thường không thể cung cấp dịch vụ đáng tin cậy:

- Giảm sút nhu cầu và thay đổi nhu cầu

- Thiếu đầu tư, dẫn đến tình trạng thiếu công suất và ùn tắc

- Kết hợp các hoạt động kém, trong đó có việc huy động các lao động

 Tính linh hoạt của dịch vụ:Khả năng đề phòng giải pháp thay thế khi có sự cố

Hiệu quả sử dụng tài nguyên: được phản ánh thông qua năng suât, công suất của các yếu tố nguồn lực và năng suất tổng thể nguồn lực.

 Năngsuất của một yếutố là những gì mà hầu hếtcác cảngghi nhận.

 Tổng sản lượng yếu tố là trọng tâm của hầu hết các tài liệu học thuật.

 Quan sát của khách hàng về sự lãng phí tài nguyên,đó là những loại không hiệu quả được đề cập nhiều trong các cuộc khảo sát về sự hài lòng của khách hàng.

Trường ĐH KInh tế Huế

(28)

Chính sách giá dịch vụ: Sự thiếu hiệu quả của chuỗi cung ứng xảy ra khi các cảng định giá dịch vụ của họ cao hoặc thấp một cách đáng kể về chiphí sản xuất dịch vụ.

1.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Côngty

 Chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận được trong quá trình hoạt động kinh doanh từ việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng.

TR =

Trong đó: TR là tổng doanh thu, P là giá bán, Q là sản lượng

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Nóilên quy mô, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Chỉ tiêu chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kỳ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản chất của chi phí là mất đi để đổi lấy một kết quả, kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, nhà xưởng,… Hoặc không có dạng vật chất như kiến trúc, dịch vụ được phục vụ,… Tổng chi phí gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.

TC = FC + VC

Trong đó: TC là tổng chi phí, FC là chi phí cố định, VC là chi phí biến đổi

 Chỉ tiêu lợinhuận

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và cho doanh nghiệp biết được mục tiêu đề ra có đạt được hay không. Nó là mức chênh lệch giữa doanh thu, chi phí của doanh nghiệp và là cơ sở để đánh giá cácchỉ tiêu hiệu quả.

= TR - TC

Trường ĐH KInh tế Huế

(29)

1.1.3.3. Chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sản xuất kinhdoanh

 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán hiệnthời

Chỉ tiêu phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng thanh toán các khoản nợ khi nó đến hạn nhưng nếu quá cao thì cũng không tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả.

Khả năng thanh toán hiện thời = - Khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này cho biết liệu doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để chi trả cho các kh

oản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn một cách nhanh chóng. Nếu chỉ số này nhỏ hơn hẳn so với chỉ số thanh toán hiện thời có nghĩa là tài sản ngắn hạn phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho.

Khả năng thanh toán nhanh =

 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Chỉ tiêu hệ số nợ/tổng tài sản: Là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện cơ cấu nguồn vốn càng rủi ro của doanhnghiệp.

 Vòng quay các khoản phảithu

Vòng quay các khoản phải thu cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Là thước đo quan

Trường ĐH KInh tế Huế

(30)

trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chuyển động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.

Vòng quay các khoản phải thu =

Số vòng quay tổng tài sản (hay gọi tắt là Số vòng quay tài sản) là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Vòng quay tổng tài sản =

Kỳ thu tiền bình quân là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngàyđể thu hồi các khoản phải thu củamình.

Kỳ thu tiền bình quân = x 360

 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

- Khả năng sinh lời trên tài sản(ROA)

Là tỉ lệ tài chính cho thấy tỉ lệ phần trăm của lợi nhuận mà công ty kiếm được trong mối quan hệ với các nguồn lực tổng thể của nó (tổng tài sản). Khả năng sinh lời trên tài sản là một tỷ lệ lợi nhuận quan trọng, nó cho thấy khả năng của công ty để tạo ra lợi nhuận trước đòn bẩy tài chính, chứ không phải bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính. Vì vậy, ROA sẽ cho ta thấy sự hiệu quả của công ty trong việc quản lý, sử dụng

Trường ĐH KInh tế Huế

(31)

tài sản để tạo ra lợi nhuận, nhưng chỉ tiêu này thường ít được các cổ đông quan tâm đến so với một số chỉ tiêu tài chính khác nhưROE.

ROA =

- Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu(ROE)

Là số tiền lợi nhuận trở lại như một tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Nó cho thấy có bao nhiêu lợi nhuận kiếm được của một công ty so với tổng số vốn chủ sở hữu của công ty đó. ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Nó thường được xem là tỷlệ tối thượng có thể được lấy từ báo cáo tài chính của công ty. Nó là chỉ tiêu để đo lường khả năng sinh lời của một công ty đối với chủ đầu tư.

ROE =

- Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS)

Là một tỷ lệ sử dụng rộng rãi để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Nó còn được gọi là "lợi nhuận hoạt động". ROS cho biết bao nhiêu lợi nhuận của một doanh nghiệp làm ra sau khi trả tiền cho chi phí biến đổi của sản xuất như:

Tiền lương, nguyên vật liệu,… nhưng trước lãi vay và thuế.

Khả năngsinh lờitrên doanh thu có thể được sửdụng như mộtcông cụ đểphân tích hiệu suấtcủa một công tyvà để so sánh hiệu suấtgiữa các côngtytương tự nhau. Tỷ lệ này rấtkhác nhauđốivớicác ngành khác nhaunhưnglạirấthữuích cho việcso sánh giữa các công ty khác nhau trong cùng một doanh nghiệp.Cũng như cácchỉtiêu khác, tốtnhất ta nên so sánh ROS củacông ty trong mộtchuỗithờigianđểtìm xuhướng,và so sánh nó vớicác công ty khác trong ngành. MộttỷlệROS sẽ tăng đốivớicác công ty có hoạt động đangngày càng trở nên hiệu quả hơn,trong khi mộttỷ lệgiảm có thể là dấu hiệulờ mờ khó khăn về tài chính. Mặc dù, trong một số trường hợp, một tỷ lệ lợi nhuận thấp trên doanh thu bán hàng có thể được

Trường ĐH KInh tế Huế

bùđắpbằngdoanh thu bán hàngtănglên.
(32)

ROS = 1.2.Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng cung ứng dịch vụ của hệ thống cảng biển ViệtNam

 Phát triển mạnh, đa dạng, nhiều thành phần

Những năm 1980 trở về trước, các hoạt động dịch vụ cảng biển ở nước ta chủ yếu tập trung ở một số lĩnh vực và do các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ. Trong những nămgần đây, do chích sách mở cửa của nền kinh tế thị trường và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nên sản lượng hàng thông qua các cảng biển Việt Nam đã không ngừng được tănglên. Số lượt tàu biển cập các cảng để bốc dỡ hàng hóa cũng nhiều hơn. Vì vậy, nhu cầu phục vụ cho các tàu cũng tăng lên. Những yếu tố đó làm cho các hoạt động dịch vụ cảng biển có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động này trở nên sôi động, muôn hình vạn trạng ở hầu hết các loại hình dịch vụ với nhiều doanh nghiệp thuộc đủ mọi thành phần kinh tế tham gia.

Loại hình dịch vụ cảng biển có nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt đông nhất là:

Dịchvụ đạilý tàu biểnvà dịchvụ đạilý vậntải đườngbiển.

 Cạnh tranh một cách quyết liệt

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển quá nhiều lại không do một Bộ chuyên ngành (không có một cơ quan chuyên ngành) quản lý đã gây nên tình trạng lộn xộn, tạo điều kiện cho những kẻ xấu giả danh để kinh doanh dịch vụ cảng biển. Một số doanh nghiệp hoặc chi nhánh có hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng biển nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các cơ quan quản lý Nhà nước không thể quản lý, kiểm tra giám sát được, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, làm giảm uy tín của các hoạt động dịch vụ cảng biển với chủ tàu nước ngoài tại ViệtNam.

Do thị phần dịch vụ cảng biển ở Việt Nam có hạn mà các doanh nghiệp làm dịch vụ lại quá đông gay nên tình trạng cạnh tranh nhau một cách đông gây nên tình trạng cạnh tranh nhau một cách gay gắt. Để thu hút nhiều doanh nghiệp đã hạ giá cước, phí

Trường ĐH KInh tế Huế

(33)

đại lý dịch vụ cho khách hàng nước ngoài, tăng tỷ lệ hoa hồng phí cho các đối tượng ăn chia gây thất thu thuế cước, thuế làm dịch vụ cảng biển cho các hang tàu nước ngoài.

 Trìnhđộ nghề nghiệp và năng lực kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp còn yếu Hoạt động dịch vụ cảng biển tuy không cần nhiều vốn nhưng điều đó không có nghĩa là các đơn vị không phải đầu tư. Cụ thể là phải thường xuyên nâng cao năng lực cho cán bộ cũng như trang bị hệ thống kho bãi và các thiết bị vậnchuyển.

Do thường xuyên phải tiếp xúc với tàu nước ngoài nên dịch vụ cảng biển không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế thông thường mà còn liên quan đến các vấn đề đối ngoại, văn hóa, an ninh.

 Chất lượng dịch vụ chưa cao, hiệu quả kinh doanh còn thấp

Ngày nay tốc độ làm hàng của các con tàu hiện đại nhanh hơn rất nhiều so với trước, do đó thời gian đậu tại cảng cũng ít đi. Điều này làm cho các chủ tàu rất hài lòng. Song ngược lại, đây lại là mối lo với người cung cấp dịch vụ cho tàu vì rất nhiều dịch vụ sẽ bị cắt giảm. Tàu hiện đại có diện tích lớn hơn, do đó chứa được nhiều lượng dự trữ hơn, cần lượng thuyền viên ít hơn và vì vậy không cần nhiều các dịch vụ cảng.

Trong thời gian qua, thực tế cho thấy các dịch vụ cảng biển liên quan đến phục vụ Container và đại lý tàu biểnvà xuất nhập khẩu những năm gần đây có nhiều khó khăn, chất lượng phục vụ thấp, chưa đảm bảo kịp thời về thời gian và hiệu quả kinh doanh kém. Đặc biệt là dịch vụ cung ứng tàu biển. Quy trình cấp hàng lên tàu thường bị nhiều doanh nghiệp bỏ qua một vài công đoạn nên không ít trường hợp hàng hóa xếp xuống tàu không đảm bảo chất lượng. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến những doanh nghiệp đã nhiều năm làm ăn chân chính và làm mất uy tín của các cảng biển ViệtNam.

Trường ĐH KInh tế Huế

(34)

1.2.2. Một số cảng biển chính của Việt Namhiện nay

Bảng 1.1: Danh mục các cảng biển chính của Việt Nam

(Ban hành kèm theo Quyết định số 70/2013/QĐ – TTg ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Thủ Tướng Chính Phủ)

STT Tên cảng biển Phân loại cảng biển Thuộc địa phận Tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung Ương

1 Cảng biển Quảng Ninh Cảng biển loại I Quảng Ninh

2 Cảng biển Hải Phòng Cảng biển loại IA Hải Phòng

3 Cảng biển Hải Thịnh Cảng biển loại II Nam Định

4 Cảng biển Thái Bình Cảng biển loại II Thái Bình

5 Cảng biển Nghị Sơn Cảng biển loại I Thanh Hóa

6 Cảng biển Nghệ An Cảng biển loại I Nghệ An

7 Cảng biển Hà Tĩnh Cảng biển loại I Hà Tĩnh

8 Cảng biển Quảng Bình Cảng biển loại II Quảng Bình

9 Cảng biển Quảng Trị Cảng biển loại II Quảng Trị

10 Cảng biển Thừa Thiên Huế Cảng biển loại I Thừa Thiên Huế

11 Cảng biển Đà Nẵng Cảng biển loại I Đà Nẵng

12 Cảng biển Kỳ Hà Cảng biển loại II Quảng Nam

13 Cảng biển Dung Quất Cảng biển loại I Quảng Ngãi

14 Cảng biển Quy Nhơn Cảng biển loại I BìnhĐịnh

15 Cảng biển Vũng Rô Cảng biển loại II Phú Yên

16 Cảng biển Khánh Hòa Cảng biển loại IA Khánh Hòa

17 Cảng biển Cà Ná Cảng biển loại II Ninh Thuận

18 Cảng biển Tp Hồ Chí Minh Cảng biển loại I Tp Hồ Chí Minh 19 Cảng biển Vũng Tàu Cảng biển loại IA Bà Rịa- Vũng Tàu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

thuyết về thái độ đối với sản phẩm dịch vụ phối hợp với thông tin thu thập được từ nghiên cứu sơ bộ định tính, từ đó xây dựng nên mô hình nghiên cứu

Từ mô hình nghiên cứu ban dầu được xây dựng dựa trên lý thuyết, bao gồm các nhân tố: Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức dề sử dụng, Nhận thức chủ quan, Nhận thức rủi ro,

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của du khách đối với sản phẩm tour du lịch Huế 1 ngày tại Công

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng và tìm hiểu các nghiên cứu có sẵn để khám phá ra

Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ 4G của khách hàng tại MobiFone Tỉnh Thừa Thiên Huế - Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 3 -

Cần có cách chính sách quan tâm hơn nữa đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong địa bàn Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh

Nghiệp vụ kinh doanh thực hiện các công việc sau: Quản lý và thực hiện các kế hoạch và hoạt động kinh doanh của công ty; Phân tích đánh giá các thị trường và xác

Điều này cho thấy rằng khách hàng có sự đánh giá cao hơn mức độ trung lập, khách hàng đang rất đồng ý các nhận định đưa ra của đề tài, thể hiện sự hài