• Không có kết quả nào được tìm thấy

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHU LAI TRƯỜNG HẢI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHU LAI TRƯỜNG HẢI"

Copied!
66
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH MTV

CẢNG CHU LAI TRƯỜNG HẢI

PHẠM THỊ THỦY TIÊN

Niên khóa: 2015-2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH MTV

CẢNG CHU LAI TRƯỜNG HẢI

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Lê Quang Trực

Sinh viên thc hin:

Phạm Thị Thủy Tiên Lớp: K49D-KDTM Niên khóa: 2015 - 2019

Huế, 01/2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Trong quá trình thực tập nghề nghiệp và viết khóa luận, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy/cô giáo trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế và các anh/chị của công ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải.

Em xin trân trọng cảm ơn quý thầy/cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt 3 năm qua.

Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn ThS.Lê Quang Trực - Giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh Tế Huế đã hướng dẫn rất tận tình trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận với kết quả tốt nhất.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc Công ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Công ty, anh Nguyễn Ngọc Viên – Trưởng phòng kinh doanh và các anh/chị trong phòng kinh doanh đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy kiến thức lẫn kỹ năng trong quá trình thực tập.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng vì kiến thức có hạn và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên trong khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy/cô và bạn đọc để khóa luận hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 12 năm 2018

Sinh viên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

Tiên

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

THACO Công ty CổPhần ô tô Trường Hải

DN Doanh nghiệp

1PL Logistics bên thứnhất (First Party Logistics)

2PL Logistics bên thứhai (Second-party logistic provider) 3PL Logistics bên thứba (Third-party logistics provider) 4PL Logistics bên thứ tư (Fourth-party logistics provider) 5PL Logistics bên thứ năm (Fifth party logistics)

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

LPI Chỉ số năng lực quốc gia về logistics (Logistics Performance Index)

CY Container yard–Bãi container

DR Door - Kho hàng

VLA Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụLogistics Việt Nam

CBCNV Cán bộcông nhân viên

CKD

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hàng nội bộcủa hệthống Thaco
(5)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

Bảng 2.1. Tình hình nhân lực của công ty giai đoạn 2016-2018 ...30 Bảng 2.2. Tình hình tài sản của Cảng giai đoạn 2015-2017 ...33 Bảng 2.3. Sản lượng, doanh thu khai thác dịch vụXếp/dỡ, Nâng/hạhàng hóa tại Cảng Chu Lai giai đoạn 2015-2017 ...37 Bảng 2.4. Kết quảhoạt động kinh doanh của Cảng Chu Lai Trường Hải (2015-2017) ...39 Biểu đồ2.1. Tình hình nguồn vốn của Cảng giai đoạn 2015-2017...32 Biểu đồ 2.2. Sản lượng, doanh thu khai thác dịch vụ lai dắt tàu tại Cảng Chu Lai Trường Hải giai đoạn 2015-2017 ...36 Biểu đồ2.3. Kết quảkinh doanh của Cảng Chu Lai Trường Hải (2015-2017) ...40

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

Sơ đồ1.1. Quy trình của nghiệp vụkhai thác tại Cảng Chu Lai Trường Hải...19 Sơ đồ 2.1. Sơ đồtổchức của Cảng Chu Lai Trường Hải...27

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

LỜI CẢM ƠN... i

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT... ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU... iv

MỤC LỤC ... i

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1. Mục tiêu chung ...2

2.2. Mục tiêu cụthể...2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...2

4.Phương pháp nghiên cứu ...2

5. Bốcục của đềtài ...4

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC VỀDỊCH VỤLOGICTICS ...5

1.1. Tổng quan vềdịch vụlogistics ...5

1.1.1. Khái niệm vềdịch vụlogistics ...5

1.1.2. Sự hình thành và phát triển của dịch vụ logistics...6

1.1.3. Đặc điểm của dịch vụlogistics ...7

1.1.4. Vai trò của dịch vụlogistics ...9

1.1.5. Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu...11

1.1.6. Phân loại hệ thống logistics...11

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụlogistics...14

1.2. Thực tiễn vềngành logistics ...17

1.2.1. Vài nét vềngành logisticsởViệt Nam...17

1.2.2. . Khái quát vềthị trường logistics miền Trung ...18

1.2.3. Các nghiệp vụcủa một nhân viên kinh doanh logistics ...19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHU LAI TRƯỜNG HẢI ....24

2.1. Tổng quan vềCông ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải ...24

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

2.1.2. Giới thiệu tổng quan ...25

2.1.3. Các dịch vụchính của Cảng Chu Lai Trường Hải ...27

2.1.4. Cơ cấu tổchức của Cảng Chu Lai Trường Hải ...27

2.1.5. Nguồn lực cơ bản...30

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh các dịch vụ logistics hiện có tại Cảng Chu Lai Trường Hải ...34

2.2.1. Dịch vụgiao nhận vận tải và đại lý tàu biển ...35

2.2.2. Dịch vụlai dắt, cứu hộ...36

2.2.3. Dịch vụxếp dỡ, nâng hạhàng hóa, kiểm đếm, lưu kho...36

2.2.4. Các dịch vụkhác ...37

2.2.5. Quy trình tác nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Cảng Chu Lai Trường Hải ...38

2.3. Kết quảhoạt động kinh doanh của Cảng Chu Lai Trường Hải từ năm 2015- 2017...39

2.4. Ma trận SWOT của Cảng Chu Lai Trường Hải ...40

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG CHU LAI TRƯỜNG HẢI...45

3.1. Định hướng phát triển trong tương lai...45

3.2. Cơ sởhình thành giải pháp phát triển dịch vụlogistics tại Cảng Chu Lai Trường Hải... 45

3.3. Các giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Cảng Chu Lai Trường Hải ...47

3.2.1. Mởrộng và phát triển thị trường ...47

3.2.2. Đầu tư phát triển cơ sởhạtầng...49

3.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ...49

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...50

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...51

1. Kết luận...51

2. Kiến nghị...51

TÀI LIỆU THAM KHẢO...53

PHỤLỤC 1 ...54

PHỤLỤC 2 ...56

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ cuối cùng. Bất kỳmột doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải quan tâm và có chiến lược logistics phù hợp. Một chiến lược logistics tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc hiệu quả. Ngày nay, logistics cũng là một trong những điểm mạnh, giúp phát huy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thaco là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và phân phối ô tô tại Việt Nam. Hiện nay, khu phức hợp Chu Lai – Trường Hải gồm 30 công ty, nhà máy trực thuộc. Việc giao nhận, vận chuyển nguyên vật liệu, xe thành phẩm trong hệ thống diễn ra hằng ngày với số lượng lớn. Vì vậy, rất cần có một hệ thống cung cấp dịch vụlogistics để phục vụ nhu cầu này, để giúp Thaco tiết kiệm được chi phí, cũng như thời gian. Từ đó, khối logistics của Thaco thành lập, Công ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải ( gọi tắt là Cảng Chu Lai Trường Hải)ra đời.

Cảng là đầu mối giao thông vô cùng quan trọng, trung chuyển hàng hóa từ loại hình vận tải đường thủy sang các loại vận tải khác như đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Đây chính là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của các khu công nghiệp. Vì thế, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, công ty đang kinh doanh dịch vụ logistics dựa vào cảng biển và Cảng Chu Lai Trường Hải cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, cũng như các cảng và các công ty kinh doanh dịch vụ logistics khác trên cả nước, quy mô hoạt động kinh doanh dịch vụlogistics của Cảng vẫn còn khá nhỏ, cơ sở hạ tầng và nguồn lực của Cảng còn hạn chế,… Câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp, vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này và giúp doanh nghiệp ngày một phát triển hơn để đứng vững trên thị trường.

Xuất phát từthực tiễn trên đây, tôi xin chọnđề tài: “Thc trng và gii pháp phát trin dch v logistics ti Công ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hi để nghiên cứu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại Cảng Chu Lai Trường Hải, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ này tốt hơn trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu cụthểsau:

-Nghiên cứu cơ sởlý thuyết, cơ sởthực tiễn vềdịch vụlogistics;

-Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của Cảng Chu Lai Trường Hải;

-Đềxuất các giải phápđể hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụlogistics của Cảng Chu Lai Trường Hải.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đềtàihướngđến việc nghiên cứu,phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics và từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển dịch vụlogistics tại Cảng Chu Lai Trường Hải.

Các sốliệu thứcấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2015-2017 và số liệu sơ cấp được thu thập từ27/09/2018-10/12/2018đểphục vụcho việc nghiên cứu.

Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại Công ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, đềtài sửdụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụthể như sau:

4.1.Phương pháp thu thập dữ liệu

Đểlàm rõ cơ sở lý thuyết cũng như thực tiễn vềcác vấn đề liên quan đến dịch vụ logistics, cần phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn tài liệu bên ngoài như: các thông tin về kinh tế, hoạt động logistics,… từ các tạp chí, báo cáo tài chính, các giáo trình vềngành logistics và các giáo trình có liên quan của các trường đại học,…Và nguồn dữliệu không thểthiếu đó là từcác thông tin, mô tảcông việc của các nghiệp vụtrong quá trình thực hiện các dịch vụlogistics của Cảng Chu Lai Trường

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Hải. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn để phân tích, chọn lọc và tổng hợp những dữliệu cần thiết cho bài nghiên cứu.

Để phục vụ cho việc phân tích hoạt động kinh doanh của Cảng Chu Lai Trường Hải, cần phải thu thập các số liệu tổng hợp và chi tiết về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của cảng.

Để hiểu rõ về tình hình hiện tại cũng như các vấn đề mà cảng đang gặp phải, cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của cảng, nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu cá nhân trực tiếp bằng bảng hỏi chuẩn bị sẵn với những câu hỏi mở. Mục đích của phỏng vấn sâu cá nhân trực tiếp nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động kinh doanh củacảng.

Đối tượng phỏng vấn sâu trực tiếp là cán bộ nhân viên trực thuộc phòng kinh doanh, gồm 5 nhân viên. Thiết lập một bảng hỏi gồm các câu hỏi liên quan đến tình hình kinh doanh hiện tại củacảng. Nội dung cụ thể của bảng hỏi định tính gồm 2 phần:

Phần I: Thông tin về thực trạnghoạt động kinh doanh tại cảng. Trong phần này, tôi đã thiết kế 11 câu hỏi mở, hỏi về những vấn đề như khu vực thị trường khách hàng chính, lĩnh vực hoạt động chính, các điểm mạnh và hạn chế trong quá trình cung ứng dịch vụ cho khách hàng và một số góp ý của đội ngũ cán bộ nhân viên để giải quyết những phàn nàn của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Phần II: Thông tin cá nhân của đối tượng phỏng vấn. Thông tin cá nhân gồm 5 câu hỏi giúp cho bảng hỏi mang tính xác thực hơn. Phần này bao gồm họ tên, chức danh, phòng ban, giới tínhvà thời gian mà cán bộ nhân viên đó đã gắn bó vớilĩnh vực logistics.

4.2. Kỹthuật xửlý và phân tích sốliệu

Các số liệu đã thu thập được xử lý thông qua phương pháp xử lý số liệu bằng excel. Các sốliệu thu thập được sẽ được chuyển vềdạng biểu đồhoặc bảng.

Từdữliệu thu được, tiến hành phân tích, đánh giá một cách tổng quát, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả các điểm mạnh, điểm yếu của cảng. Xác định các vấn đềcòn tồn tại trong phân tích kết quảkinh doanh của cảng. Sửdụng phương pháp so sánh được áp dụng đểso sánh doanh thu, lợi nhuận của công ty, bao gồm các nội dung sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Phân tích sự biến động của doanh thu qua các năm 2015, 2016 và 2017 so sánh giữa số thực hiện của năm này với số thực hiện cùng kỳ của các năm trước để thấy được sựbiến động tăng giảm của chỉ tiêu doanh thu qua những thời kỳkhác nhau và thấy được xu thếphát triển của doanh thu trong các năm tới.

Phân tích biến động chi phí: so sánh chỉ tiêu chi phí của công ty qua các nguồn hình thành khác nhau và biến động của chúng trong giai đoạn 2015 –2017. Phân tích chung biến động lợi nhuận kinh doanh của cảng, đưa ra những so sánh, từ đó rút ra nhận xét về biến động chỉ tiêu lợi nhuận trong giai đoạn 2015 – 2017. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: so sánh 3 năm gần nhất xem nhân tốnàoảnh hưởng đến lợi nhuận nhiều nhất đểcó thể tác động làm tăng lợi nhuận trong tương lai.

5. Bốcục của đềtài

Ngoài phần đặt vấn đềvà kết luận, đề tài được trình bày theo ba chương:

Chương 1: Cơ sởkhoa học vềdịch vụlogistics;

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Cảng Chu Lai Trường Hải;

Chương 3:Giải pháp phát triển dịch vụlogistics tại Cảng Chu Lai Trường Hải.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DỊCH VỤ LOGICTICS

1.1. Tổng quan về dịch vụ logistics 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ logistics

Logistics là một thuật ngữ rất rộng và thực tế đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về logistics và khó có thể khẳng định, định nghĩa nào là đúng nhất. Trong cuốn Logistics - những vấn đề cơ bản(2010), GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân đã trích lại một số khái niệm và đưa ra khái nệm theo quan điểm của mình như sau:

Theo Liên Hợp Quốc (2002): “Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng”.

Theo Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ- CLM (1988): “Logistics là quá trình lậpkế hoạch, thực hiện và kiểm soátdòng di chuyển vàlưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin có liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.

Theo Luật Thương mạiViệt Nam 2005 (điều 233) quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận của khách hàng để hưởng thù lao”.

Theo Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng Hoa Kỳ (2011):

“Logisticslà một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồmcác quá trình hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soátmột cách hiệu quả việc dự trữ và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ,thông tin hai chiều giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng”. Đây là định nghĩa được coi là đầy đủ nhất và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2010, trang 31) : “Logistics là quá trình tối ưu hoá các hoạt động vận chuyển và dự trữ hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Logistics được mô tả là các hoạt động (dịch vụ) liên quan đến hậu cần và vận chuyển, bao gồm các công việc liên quan đến cung ứng, vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục phân phối, hải quan…

Logistics là tập hợp các hoạt động của nhiều ngành nghề, công đoạn trong một quy trình hoàn chỉnh.

Qua các khái niệm trên, ta có thể thấy cho dù có sự khác nhau về ngôn từ diễn đạt, cách trình bày nhưng trong nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích nhằm giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hóa một cách kịp thời.

1.1.2. Sựhình thành và phát triển của dịch vụ logistics

Logistics đã phát triển rất nhanh chóng, giờ đây logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho cả các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ.Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, người ta đã dự báo sẽ xuất hiện logistics toàn cầu, và điều đó đang thành hiện thực.Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (Economic and Social Commission for Asia and Pacific - ESCAP) logistics được phát triển qua ba giai đoạn (Đoàn Thị Hồng Vân, 2010):

Giai đoạn 1: Phân phối vật chất, vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản lý một cách có hệ thống những hoạt động có liên quan đến nhau để đảm bảo quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách có hiệu quả. Những hoạt động đó bao gồm: vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý tồn kho, đóng gói bao bì, phân loại, dán nhãn… Những hoạt động này được gọi là phân phối/cung ứng sản phẩm vật chất hay còn có tên gọi là logistics đầu ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Giai đoạn 2: Hệ thống logistics, đến những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, các công ty tiến hành kết hợp quản lý hai mặt: đầu vào (cungứng nguyên liệu) và đầu ra (phân phối sản phẩm) để giảm tối đa chi phí cũng như tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả của quá trình này. Sự kết hợp chặt chẽ giữa cung ứng nguyên liệu cho sản xuất với phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng đảm bảo tính liên tục vàổn định của các luồng vận chuyển. Sự kết hợp này được mô tả là hệ thống logistics.

Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng, giai đoạn này diễn ra từ những năm 90 thế kỷ XX cho đến nay. Quản trị dây chuyền cung ứng là khái niệm có tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt động từ người cung ứng - người sản xuất - khách hàng tiêu dùng sản phẩm, cùng với dịch vụ làm tăng thêm giá trị sản phẩm như lập chứng từ liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra… Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với người cung cấp, người tiêu dùng cũng như các bên liên quan đến hệ thống quản lý như: các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận, người cung cấp thông tin…

Như vậy, logistics được phát triển từ việc áp dụngcác kỹ năng “tiếp vận”, “hậu cần”

trong quân đội để giải quyết những vấn đềphát sinh của thực tế sản xuất- kinh doanh và đến nay được hoàn thiện trở thành hệ thống quản lý mang lại hiệu quả kinh tế cao.

1.1.3.Đặc điểm của dịch vụlogistics

Trên các website của các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics đều có nói về các đặc điểm của ngành này (điển hình như Phạm Lê Logistics). Các chuyên gia nghiên cứu vềngành dịch vụnàyđã rút ra một số đặc điểm cơ bản như sau:

Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính, đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệthống.

Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Logistics sinh tồn đúng như tên gọi của nói xuất phát từ bản năng sinh tồn của con người, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu. Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng của hoạt động logistics nói chung.

Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn và gắn với toàn bộquá trình và hệthống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào vào trong, đi qua

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu tố của logistics hệthống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sởhạ tầng nhà xưởng, …

Logistics sinh tồn, hoạt động và hệthống có mối liên hệchặt chẽ, tạo cơ sở hình thành hệthống logistics hoàn chỉnh.

Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: Logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứyếu tốnào của logistics với nhau hay tất cảcác yếu tốlogistics tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp mình. Logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp.

Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics. Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng khóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủtục thông quan, … cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door). Từchỗ đóng vai tròđại lý, người đượcủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệthống đồng bộtừgiao nhận tới vận tải, cungứng nguyên vật liệu phục vụsản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra,… Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụlogistics.

Logistics là sựphát triển hoàn thiện dịch vụvận tải đa phương thức.

Hiện nay, để đánh giá tính hiệu quả của dịch vụlogistics, người ta thường dùng chỉsốLPI, LPI là viết tắt của từtiếng Anh “ Logistics performance index”, có nghĩa là chỉ số năng lực quốc gia vềlogistics, do Ngân hàng thế giới tiến hành nghiên cứu và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

công bố trong báo cáo mang tên: “ Kết nối để cạnh tranh – ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu” được khảo sát ý kiến của những người trực tiếp tham gia vào hoạt động logistics tại hơn 150 quốc gia trên toàn thếgiới theo chu kỳ hai năm một lần. Chỉ số LPI được đo lường dựa trên các tiêu chí sau:Độhiệu quảcủa quy trình thông quan;

Chất lượng cơ sở hạ tầng; Khả năng chuyển hàng đi với giá cạnh tranh; Chất lượng dịch vụ logistics; Khả năng theo dõi tình hình hàng hóa sau khi gửi; Thời gian thông quan và dịch vụ.

1.1.4. Vai trò ca dch vlogistics -Đối với nền kinh tế:

Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu xem xét ở góc độ tổng thể ta thấy logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định. Một nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Michigan (Hoa Kỳ) cho thấy, chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước lớn ở châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (theo Rushton Oxley & Croucher, 2000). Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi chuỗi logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng.

Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế. Theo nhà kinh tế học người Anh Ullman: “Khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận vớitỷ sốtiềm năng kinh tế của hai nước và tỷ lệ nghịchvới khoảng cách của hai nước đó”. Khoảng cách ở đây được hiểu là khoảng cách kinh tế. Khoảng cách kinh tế càng được rút ngắn thì lượng hàng tiêu thụ trên thị trường càng lớn.

Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế.Theo nghiên cứu của Limao và Venables (2001) cho thấy sự khác biệt trong kết cấu cơ sở hạ tầng (đặc biệt là lĩnh vực giao thông vận tải) chiếm 40% trong sự chênh lệch chi phí đối với các nước tiếp giáp với biển. Hơn nữa, trìnhđộ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia còn được xem là một căn cứ quan trọng trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển tốt,… sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới. Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc,… là một minh chứng cho việc thu hút đầutư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics.

-Đối với các doanh nghiệp: Logistics có vai trò rất to lớn

Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ… logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranhcho DN. Có nhiềuDN thành công lớn nhờ có được chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không ít DNgặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics, ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả,… Ngàynay để tìmđược vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh,…tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển.

Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua niều kênh phân phối khác nhau,…Chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất.

Logistics còn góp phần giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ.

Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển. Thông qua dịch vụ logistics, các công ty logistics sẽ đứng ra đảm nhiệm việc ký một hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tải để đưa hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng cuối cùng. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics. Đứng ở góc độ này, logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khácbiệt hóa và tập trung.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp. Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Sản phẩm/dịch vụ chỉ có thể thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng, đúng thời hạn và địa điểm quy định.(Đoàn Thị Hồng Vân, 2010)

1.1.5. Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu

Theo Luật Thương Mại(2005), dịchvụ logistics được chia làm 3 nhóm như sau:

Các dịch vụ logistics chủ yếu: Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container; Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa và các dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt độngxử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê container.

Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải: Dịch vụ vận tải hàng hải; Dịch vụ vận tải thủy nội địa; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải đường sắt;Dịch vụ vận tải đường bộvà dịch vụ vận tải đường ống.

Các dịch vụ logistics liên quan khác: Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

Dịch vụ bưu chính; Dịch vụ thương mại bán buôn; Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng và các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

1.1.6. Phân loại hệ thống logistics

Trong thời gian qua, có rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam tham gia nghiên cứu lĩnh vực logistics, điển hình như Đoàn Thị Hồng Vân (2010), hệ thống logistics được phân loại thành 3 nhóm như sau:

a. Phân loại theo các hình thứclogistics

Logisticsbênthứ nhất - 1PL (First Party Logistics):

Người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổchức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. 1PL làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lývà vận hành hoạt động logistics.

Logistics bên thứ hai - 2PL (Second-party logistic):

Người cung cấp dịch vụlogistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán,…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics.

Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán,….

Logistics bên thứ ba- 3PL (Third-party logistics provider):

Là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm quy định… Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin,… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.

Logistics 3PL chính là xu hướng đẩy mạnh thuê ngoài dịch vụ logistics theo hướng chuyên môn hóa. Theo hướng này, doanh nghiệp sản xuất, thương mại có điều kiện tập trung nguồn lực; con người để làm tốt các khâu sản xuất, tìm bạn hàng, phát triển thị trường. Trong khi các khâu đưa hàng hóa đến đối tác sẽ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệplogistics.

Logistics bên thứ tư - 4PL (Fourth-party logistics provider):

Là người tích hợp – người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải,… 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêuthụ cuối cùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Logistics 3PL chỉ nhằm vào một chức năng hay công đoạn cụ thể, trong khi logistics 4PL hướng tới giải pháp cho cả quá trình. Do vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics 4PL có thể sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL khác nhau để thực hiện hợp đồng dịch vụ với khách hàng của mình.

Logistics bên thứ năm - 5PL (Fifth party logistics):

Đây là loại hình dịch vụ logistics không cần có cơ sở vật chất như xe cộ, kho bãi, xe nâng, tàu biển, không có lái xe hay thủ kho. Chức năng chính của 5PL là cung cấp dịch vụ thông qua việc liên kết các nhà cung cấp dịch vụ khác và mạng lưới khách hàng; tìm kiếm, so sánh và lựa chọn các báo giá; kiểm tra,giám sát đường đi của hàng hóa; tư vấn, đào tạo để kháchhàng tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

b. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của logistics

Từ xưa, hệ thốnglogistics đãđược ứng dụng vào hoạt động sản xuất và đời sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực phức tạp bao gồm nhiều quá trình, nhiều công đoạn khác nhau mà cần phải thực hiện bởi nhiều tổ chức,nhiều chủ thể liên quan.

Ngày nay, hệ thống logistics càng có vị trí và vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau và phát triển thành 3 nhóm riêng biệt:

Hệ thống logistics trong quân sự;

Hệ thống logistics trong sản xuất, kinh doanh, thương mại;

Hệ thống logistics trong quản lý xã hội.

c. Phân loại theo quá trình

Logistics đầu vào (inbound Logistics): Là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào ( nguyên liệu, thông tin, vốn,…) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.

Logistics đầu ra (outbound Logistics): Là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Logistics ngược (reverse Logistics): Là các dịch vụ được cung ứng đảm bảo quá trình thu hồi phế phẩm, phế liệu,…các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. Logistics bao

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

gồm bốn dòng chảy chính, dòng chảy hàng hoá, nguyên liệu, dòng chảy thông tin, dòng chảy tài chính, và dòng chảy chứng từ, tài liệu.Logistics hiện nay đã tiến lên một giai đoạn phát triển mới đó là chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, tại Việt Nam các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở cấp độ 2PL, 3PL tại các doanh nghiệp lớn, và thường làm nhiệm vụ của người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder).

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụlogistics

Qua các nghiên cứu khoa học về logistics có thể rút ra những nhân tố sau đây ảnh hưởng đến dịch vụ logistics(Nguyễn Thái Mỹ Trinh, 2013):

a. Kinh tế

Các yếu tố kinh tế như: GDP, tỷ lệ lạm phát, tỉ suất ngân hàng, chính sách tiền tệ,…có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nền kinh tế phát triển thì sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển theo.

b.Điềukiện tự nhiên

Thời tiết là một yếu tố vô cùng quan trọng. Chỉ trong điều kiện thời tiết thuận lợi tàu mới có thể rời cảng, công tác xếp dỡ hàng hóa mới được thực hiện đúng với lịch trình. Nếu gặp thời tiết xấu như: mưa lớn, bão, lũ lụt,… lịch tàu sẽ bị thay đổi, ảnh hưởng đến kế hoạch công việc.

c. Cơ sở hạ tầng –Nguồn nhân lực

Cơ sở hạ tầng là một trong những bộ phận cấu thành hoạt động cungứng dịch vụ logistics, nó bao gồm: hệ thống cảng biển, hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển, xếp dỡ, hệ thống thông tin liên lạc... Hoạt động logistics gồm ba mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Chính vì thế vai trò của cơ sở hạ tầng trong hoạt động logistics là rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn. Nó là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp logistics hoạt động kinh doanh tốt trong lĩnh vực của mình. Muốn đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện hoạt động logistics nhằm đạt hiệu quả cao không thể không đầu tư vấn đề cơ sở vật chất và kỹ thuật ngành.

Bên cạnh đó cần phải có nguồn nhân lực vững mạnh, chuyên nghiệp để đảm bảo thực hiện tốt mọi công việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

d. Chính trị- pháp luật

Điều kiện địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực đảm bảo là những nhân tố tạo khả năng áp dụng và phát triển dịch vụ logistics ở quốc gia hay khu vực. Song hoạt động logistics có mang lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào môi trường pháp lý. Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới vì thế yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ và chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho họ trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Các quy định về thương mại, giao nhận, vận tải, hải quan… đều phải được hệ thống hóa bằng pháp luật. Nếu không có hoặc không rõ ràng trong hệ thống pháp luật, các hoạt động của doanh nghiệp khó đạt hiệu quả như mong muốn. Và để thành công trên thương trường thì các doanh nghiệp không những nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu và nắm vững pháp luật quốc tế tại thị trường mà mình kinh doanh. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải chú ý tới môi trường chính trị. Chính trị ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong mọi hoạt động kinh doanh của chính mình. Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị, pháp luật bao gồm:

- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao;

-Sự cân bằngcủa các chính sách của Nhà nước;

- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội;

-Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật…

e. Khoa học –công nghệ

Khoa học công nghệ đang có những bước tiến vượt bậc và ngày càng có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin được ứng dụng trong các doanh nghiệp để phục vụ cho công tác quản lý và tiếp thị, giúp công ty tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian qua đã mang lại cho Việt Nam nhiều trang thiết bị, dây chuyền máy móc hiện đại, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất của các doanh nghiệp. Phải tiếp thu kịp thời những tiến bộ của khoa học công nghệ để không bị tụt hậu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

f.Các đối thủ cạnh tranh

Ở bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau là điều không thể tránh khỏi. Sự cạnh tranh giống như một đòn bẩy giúp xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ hơn. Nó là động lực thôi thúc các doanh nghiệp hướng tới những cái mới, những sản phẩm vượt trội, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng gay gắt thì loại hình dịch vụ logistics càng phong phú, chất lượng dịchvụ logistics càng được nâng cao. Khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics phải xem xét xem đối thủ cạnh tranh của mình là ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào.

Trong thời gian qua cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước là định hướng mở cửa kinh doanh dịch vụ logistics được mở ngày càng nhiều dẫn đến cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước mà còn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp logistics nướcngoài.

Là 1 ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, vì thế logistics được xem là

“miếng bánh ngon” đối với các doanh nghiệp, là 1 ngành dịch vụ mới cho các nhà đầu tư có tầm nhìn xa. Hơn thế nữa hệ thống pháp luật Việt Nam về dịch vụ này còn lỏng lẽo chưa tạo được rào cản, kiểm soát tốt các doanh nghiệp đang muốn tham gia kinh doanh dịch vụ này. Điều này sẽ tạo nên một cuộc chiến đề dành thị trường giữa các doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp có thể có thể đứng vững trên thị trường.

Đối với ngành dịch vụ logistics này không có khái niệm tuyệt đối về đối thủ tiềm ẩn hay nhà cungứng bởi vì nếu xét trên một góc độ nào đó nhàcungứng là các đối tác cùng hợp tác, kết hợp với cảng cùng thực hiện hợp đồng hay là khách hàng trực tiếp của cảng nhờ cảng thực hiện một số hoạt động nhỏ trong chuỗi logistics, có thể là đối thủ cạnh tranh của cảng.

g. Khách hàng

Khách hàng chiếm vị trí trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, để hoạt động có hiệu quả thì các doanh nghiệp phải bán được hàng tức là phải có khách hàng thuê dịch vụ logistics.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lớn thì ngành dịch vụ logistics mới phát triển được. Hiện nay không ít doanh nghiệp tự mình thực hiện các hoạt động logistics mà không thuê dịch vụ ngoài. Vì vậy, ngành dịch vụ logistics muốn phát triển thì phải cho các doanh nghiệp sản xuất thấy được lợi ích to lớn của việc sử dụng dịch vụ logistics. Và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình,để đảm bảophục vụ khách hàng tốt nhất.

1.2. Thực tiễnvề ngành logistics

1.2.1. Vài nét về ngành logisticsở Việt Nam

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, cả nước hiện nay có khoảng 3000 công ty tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics, trong số đó 70% có trụsở ởkhu vực thành phốHồ Chí Minh và có khoảng 30 công ty logistics đa quốc gia. Một số DN lớnở nước ta như: SNP, Gemadept, Transimex, Indotrans, TBS Logistics, BK Logistics, U&I Logistics, TBS Logistics, Sotrans, Vinalink Logistics, Vinafco, Tân Cảng Sài Gòn,… Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước. Ngành dịch vụlogistics Việt Nam đang phát triển mạnh với tốc độtừ15-16%/năm.

Theo báo cáo điều tra Chỉ sốhoạt động logistics (LPI) năm 2018của Ngân hàng thếgiới, Việt Nam xếp hạng 39/160 nước điều tra, tăng 25 bậc so với xếp hạng 64 năm 2016. Việt Nam có thứ hạng đứng đầu trong các thị trường mới nổi và xếp hạng cao nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Tất cảcác chỉ số đánh giá LPI 2018 đều tăng vượt bậc, trong đó có mức tăng cao nhất là năng lực chất lượng dịch vụ (xếp hạng 33, tăng 29 bậc), và khả năng theo dõi, truy xuất hàng hoá (xếp hạng 34, tăng 41 bậc). Điều này phản ánh thực trạng về cải thiện năng lực của doanh nghiệp thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics, với tỷlệtừ15-20%

vào năm 2015-2016 đã tăng lên 40-50% vào 2017-2018 (khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụlogistics Việt Nam VLA).

Tuy nhiên, ở Việt Nam, các DN logistics mới chỉ cung cấp một sốdịch vụ trong chuỗi logistics. Các dịch vụ logistics chủ yếu mà các DN kinh doanh logistics Việt Nam cung ứng cho khách hàng là dịch vụ kho bãi, vận tải hàng hóa, giao nhận hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

hóa, bốc xếp, dịch vụphân loại, đóng gói bao bì, lưu kho... còn các dịch vụkhác trong chuỗi dịch vụ logistisc mặc dù cũng có một số DN cung ứng nhưng số lượng không nhiều và chưa thực sự được quan tâm phát triển.

Trong 30 tập đoàn giao nhận hàng đầu thếgiới, hiện đã có tới 25 tập đoàn thâm nhập thị trường Việt Nam, chiếm lĩnh 75% thị phần, chủyếu là các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao. Ngược lại, với khoảng 1/4 nhỏ hẹp và khó khăn còn lại, các DN nội tự “trồi sụt”, “giành giật” từng cơ hội.

Thị phần nhỏ hẹp, giá trị gia tăng thấp, khiến chi phí dịch vụ logistics ở Việt Nam được đánh giá đang ởmức độcao. Không chỉ vậy, năng lực của các DN logistics Việt Nam còn hạn chế bởi chất lượng cán bộ không đáp ứng được nhu cầu. Trong số các DN nội địa, có tới 93 – 95% người lao động không được đào tạo bài bản, chủ yếu làm dịch vụ ở các chuỗi cung ứng nhỏ như giao nhận, kho bãi, xửlý vận đơn. (Phạm Thái Hà, 2018)

1.2.2. . Khái quát về thị trường logistics miền Trung

Theo trang Vietnam Logistics Review (Nguyễn Văn Khanh, 2018), hiện tại khu vực miền Trung đang diễn ra cuộc đua giữa các cảng biển.

Với chiều dài bờ biển hơn 1200km, toàn khu vực miền Trung có khoảng 13 cảng biển, trong đó có 7 cảng loại I. Trong cuộc đua thu hút đầu tư đangdiễn ra gay gắt, trong đó yếu tốcảng biển được xem là lợi thếriêng của từng tỉnhđể kéo nhà đầu tư vềvới mình.

Thực tếhiện nay cho thấy, những cụm cảng biển ‘nghìn tỷ’ được đầu tư hiện đại nhưng vẫn chưa phát huy, tận dụng hết năng lực và công suất của mình,điều này đang làm lãng phí ngân sáchđầu tư và là thách thức cho mục tiêu phát triển kinh tếbiển trở thành mũi nhọn. Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đãđược Thủ tướng Chính phủphê duyệt, năm đến năm 2020, hệ thống cảng biển quốc gia cần đáp ứng lưu lượng hàng hóa thông qua khoảng 1 tỷ tấn/năm và 1,6 – 2,1 tỷ tấn/năm vào năm 2030. Bên cạnh đó, BộGiao thông vận tải cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 6 nhóm cảng biển trong hệ thống cảng biển Việt Nam gồm: 39 cảng biển, trong đó có 3 cảng biển loại 1A (cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, hai cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và cảng Cái Mép – Thị Vải), 11 cảng loại 1… Hầu hết cảng biển hiện do các doanh nghiệp nhà nước và một số ít do doanh nghiệp tư nhân sở hữu và quản lý khai thác, nổi bật là

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Cảng Chu Lai của tập đoàn Thacp. Mặc dù hệ thống cảng tại khu vực miền Trung khá dày đặc, song ngành công nghiệp theo hệ thống cảng biển - logistics ở đây vẫn chưa phát triển tương xứng. Lý do của tình trạng này, theo các chuyên gia là công nghiệp địa phương không đủ mạnh để cung cấp hàng hóa cho dịch vụ logistics. Tình trạng mỗi tỉnh đều có một cảng nên hàng hóa bị phân tán càng khiến các nhà cung ứng dịch vụ logistics không thể dựa vào quy mô dịch vụ để phát triển.

Nhiều chuyên gia lo ngại rằng, tình trạng đâu đâu cũng đề nghị làm cảng tổng hợp, cảng container sẽ khiến các tỉnh miền Trung bị dẫm chân nhau trong thu hút đầu tư và dư thừa cảng biển.

Theo thống kê lượng hàng hóa qua các cảng biển lớn của miền Trung chỉ chiếm hơn 15%. Trong đó, lượng hàng container qua 2 cảng Đà Nẵng và Quy Nhơn chỉ chiếm khoảng 3,2%. Điều này cho thấy, mức độ công nghiệp hóa, sản xuất và sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực miền Trung, đặc biệt là khu kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn còn quá thấp so với cả nước.

1.2.3. Các nghiệp vụcủa một nhân viên kinh doanh logistics a. Nghiệp vụ khai thác

Theo các bản thảo mô tả công việc tại cảng, quy trình của nghiệp vụ khai thác gồm 9 bước:

Sơ đồ1.1. Quy trình ca nghip vkhai thác ti Cảng Chu Lai Trường Hi (Nguồn: Công ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải) Bước 1: Tìm kiếm

khách hàng

Bước 2: Phân loại khách hàng

Bước 3: Tiếp cận khách hàng

Bước 4: Báo giá dịch vụ Bước 5: Đàm phán

thương lượng Bước 6: Ký kết

hợp đồng

Bước 9: Chăm sóc khách hàng Bước 8: Đánh giá

chất lượng dịch vụ Bước 7: Thực hiện

dịch vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

-Bước 1: Tìm kiếm khách hàng

Đầu tiên, cần xác định đối tượng khách hàng.

Tiến hành tìm kiếm khách hàng qua các kênh sau: Internet, báo, tạp chí; Từcác mối quan hệcá nhân; Từ những người quen của khách hàng hiện tại; Xác định thông tin liên lạc của khách hàng.

-Bước 2: Phân loại khách hàng

Phân loại khách hàng giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát hơn về tập khách hàng, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra chiến lược kinh doanh cụthể đối với từng tập khách hàng khác nhau. Lợi ích lớn nhất của phân khúc khách hàng là giúp quản trịdữliệu khách hàng trởnên hiệu quả, tối ưu hơn.

Khách hàng tiềm năng: là những khách hàng đang thật sự có nhu cầu, và thuộc trong vùng khách hàng mục tiêu của bạn, thậm chí khách hàng có lô hàng chuẩn bị xuất hoặc nhập thì càng tốt.

Khách hàng không tiềm năng: những khách hàng không có nhu cầu, đã có đối tác, những khách hàng xuất nhập khẩu một sốmặt hàng không nằm trong sựhiểu biết và khó kiểm soát rủi ro đối với bạn.

Phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau: theo vị trí địa lý, theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, theo mặt hàng kinh doanh, theo mùa….

-Bước 3: Tiếp cận khách hàng

Nhằm tránh tạo ra sự đột ngột không có lợi, cả người bán hàng và khách hàng cần phảiởtrạng thái sẵn sàng cho việc thương lượng mua bán hàng.

Phương thức: Liên lạc trước với khách hàng đểxin một cuộc hẹn. Trình bày tóm tắt những lợi ích của sản phẩm (dịch vụ) mà công ty có thể mang lại cho khách hàng.

Sau đó, kiểm tra khả năng chấp nhận của khách hàng và khai thác thông tin từ họ:

Loại hàng, tính chất hàng hóa; Lượng hàng; Tuyến vận chuyển hàng hóa; Thời gian vận chuyển; Hình thức thực hiện dịch vụ: từcảng đến cảng (CY–CY), từ kho đến kho (DR–DR), từcảng đến kho (CY–DR) hoặc từ kho đến cảng (DR–CY).

-Bước 4: Báo giá dịch vụ

Khi đã tiếp cận được khách hàng, thì nhân viên sales có nhiệm vụ tính toán chi phí, xem xét, cân nhắc thật kỹ đối tượng khách hàng đểbáo giá cho phù hợp.

Khi báo giá cho khách hàng cũng nên quan tâm khách hàng đó cần giá hay cần chất lượng, phần này rất quan trọng, vì nếu khách cần chất lượng, có thể đôn giá cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

đểlấy lời thêm thay vào đó hãy phục vụhọthật nhiệt tình, còn đối với đối tượng quan trọng giá, hãy báo cho họmột cái giá mềm, và thực hiện dịch vụ tương xứng với mức giá đó.

Những nội dung cần báo:

+ Giá cước vận chuyển lô hàng từ điểm xuất phát đến điểm đến theo các hình thức CY –CY, DR–DR, CY–DR hoặc DR–CY.

+ Lịch tàu : Hàng hóa sẽ được vận chuyển theo lịch của hãng tàu. Vì vậy phải gởi kèm lịch tàu đểkhách hàng dễ dàng đặt chỗ.

+ Phụ phí liên quan : Phụphí biến động giá nhiên liệu, Phụphí biến động tỷgiá ngoại tệ, Phụ phí mùa cao điểm, Phụphí xếp dỡtại cảng,…

-Bước 5:Đàm phán thương lượng

Sau khi báo giá, đợi phản hồi từphía khách hàng, sau đó hai bên có thể thương lượng đểgiảm giá, hoặc đàm phán vềcách thức thực hiện dịch vụ.

-Bước 6: Ký kết hợp đồng

Khi khách hàng đã quyết định sử dụng dịch vụ, nhân viên phụ trách việc soạn thảo hợp đồng sẽ soạn ra hợp đồng theo các điều khoản đã thương lượng. Hợp đồng phải hợp pháp. Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng.

-Bước 7: Thực hiện dịch vụ

Sau khi ký hợp đồng, công ty phải thực hiện dịch vụ cho khách hàng dựa theo các điều khoản trong hợp đồng. Đảm bảo cung cấp dịch vụmột cách tốt nhất.

-Bước 8:Đánh giá chất lượng dịch vụ

Sau khi thực hiện dịch vụ, thăm hỏi ý kiến khách hàng, đểbiết khách hàng có hài lòng với dịch vụ công ty cung cấp hay không. Nếu có sai sót hoặc bất cập thì phải rút kinh nghiệm và sửa chữa ngay.

-Bước 9:Chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng thật tốt là điều rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp, phải chăm sóc đểgiữchân họ và đưa họtrởthành khách hàng trung thành của công ty.

Phân loại khách hàng theo từng nhóm cụ thể để tiện cho việc chăm sóc: khách hàng cũ, khách hàng mới.

Thực hiện gửi một lời nhắn qua điện thoại, gmail, skype cho khách hàng khi đến dịp sinh nhật, lễ, tết; mởra những buổi tiệc giao lưu, gặp gỡ trò chuyện. Đối với khách hàng lâu năm có thểáp dụng chính sách giảm giá,…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

b. Nghiệp vụ chứng từ

Quy trình của nghiệp vụchứng từ được thểhiện qua sơ đồ1.2:

Sơ đồ1.2. Quy trình ca nghip vkhai thác ti Cảng Chu Lai Trường Hi (Nguồn: Công ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải) Báo giá cước theo từng chuyến

tàu cho khách hàng khi có nhu cầu. Cấp booking cho khách hàng.

Liên hệ khách hàng, kho đóng hàng lên lịch đóng hàng gửi nhà vận chuyển (gạo, gạch, kính,…).

Thu thập chứng từ đóng hàng để lấy số container làm danh sách xuất tàu.

Khai báo mua bảo hiểm vận chuyển nội địa (nếu có). Hoàn thành hồ sơ bảo hiểm và xử lý bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra.

Phát hành vận đơn đường biển. Gửi chứng từ cho tàu. Làm hồ sơ thanh toán.

Làm biên bản giao hàng, lên kế hoạch giao hàng, liên hệ nhà vận chuyển giao hàng đối với hàng nhậpởcác khu vực.

Thu thập chứng từ giao hàng gửi khách hàng, làm bảng kê vận chuyển thanh toán cuối tháng.

Theo dõi lượng container tồn để điều động container cũng như triển khai cấp container cho khách hàng theo từng chuyến.

Tiếp nhận, xửlý phát sinh và phản hồi cho khách hàng khi có khiếu nại vềcác dịch vụmà công ty cung cấp.

Theo dõi vàđôn đốc công nợ khi đến kỳthanh toán.

Thống kê và lưu trữ các chứng từ liên quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

c. Nghiệp vụ kinh doanh

Nghiệp vụ kinh doanh thực hiện các công việc sau: Quản lý và thực hiện các kế hoạch và hoạt động kinh doanh của công ty; Phân tích đánh giá các thị trường và xác định thị trường mục tiêu; Lập kếhoạch sản xuất và theo dõi tiến độcủa các hợp đồng giữa công ty và đối tác; Phối hợp với phòng nghiệp vụ kế toán theo dõi việc thanh lý hợp đồng, công nợ và mua bán hàng hóa; Cung cấp các thông tin cần thiết và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụcủa công ty; Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng cách giữliên lạc thường xuyên, cập nhật chính sách, ưu đãi mới…; Mở rộng tập khách hàng bằng cách quảng bá dịch vụ, chăm sóc khách hàng mới; Phụ trách hỗ trợ, giám sát khi có vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng dịch vụtốt nhất tới tay khách hàng.

Tóm tắt chương

Chương 1 đã tóm tắt các lý thuyết vềdịch vụ logistics, nghiệp vụ sales logistics và nghiệp vụ chứng từ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Cơ sở lý thuyết này rất quan trọng, giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về ngành logistics. Từ cơ sở lý luận này, mô hình lý thuyết cho việc nghiên cứu được đềxuất. Đây là tiền đềcho việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh đểtừ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ logistics của Cảng Chu Lai Trường Hải được thực hiện ở chương 2 và chương 3.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHU LAI

TRƯỜNG HẢI

2.1. Tổng quan vềCông ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển

Tháng 5/2010, THACO tiến hành khởi công xây dựng cảng và Khu hậu cần cảng Tam Hiệp (nay là Cảng Chu Lai-Trường Hải).

Tháng 06/2010, THACO thành lập công ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải với vốn điều lệ120 tỷ đồng, vốn đầu tư 600 tỷ đồng.

Ngày 11/5/2012, Công ty khánh thành và đưa vào sử dụng Cảng Chu Lai - Trường Hải.

Năm 2016, Công ty xúc tiến kếhoạch mở rộng Cảng Chu Lai – Trường Hải bao gồm cầu cảng và kho bãi; hoàn thiện kết cấu hạtầng và đầu tư trang thiết bị xếp dỡ để trở thành cảng hàng hóa tổng hợp. Ngày 05/8/2016, công ty khởi công mở rộng cầu cảng 171m về phía thượng lưu. Dựán có tổng vốn đầu tư 185 tỷ đồng, hoàn thành vào tháng 02/2017, nâng tổng vốn đầu tư tại cảng lên gần 800 tỷ đồng.

Việc đưa vào hoạt động Cảng Chu Lai - Trường Hải có ý nghĩa khép kín dịch vụ logistics của THACO bao gồm: Vận tải biển, cảng biển, kho bãi, kho ngoại quan và vận tải đường bộ, giúp giảm thiểu chi phí giao nhận vận chuyển của THACO. Đồng thời hình thành dịch vụ kinh doanh logistics trọn gói thuận tiện, nhiều tiện ích và qua đó giảm thiểu chi phí cho khách hàng ở khu kinh tếmở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận trong khu vực miền Trung. Bên cạnh đó, THACO cũng sẽ có chính sách hỗ trợ về chi phí dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thông qua Cảng trong giai đoạn 2012 - 2015 nhằm gia tăng lợi thếcạnh tranh cho doanh nghiệp.

Cảng cũng là cơ sở để tạo tuyến vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từKhu Kinh tế mở Chu Lai, các khu công nghiệp lân cận, Tây Nguyên… đi các nước trong khu vực như: HồngKông, Singapore, Thái Lan, Malaysia…

Tr

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải như hiện nay của công ty TNHH thương mại vận tải KNL Việt Nam để phát triển mạnh hơn nữa thì công ty

Trên cơ sở những đánh giá, nhận xét về ưu và nhược điểm của Công ty trong việc thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, nghiên cứu đã tiến hành đưa ra một

Nhìn chung công ty đã thực hiện khá tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm, thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây có chuyển

Công tác hạch toán kế toán, kế toán và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh đựơc tổ chức và thực hiện tốt đã giúp Công ty nắm đựơc tình hình vốn,

- Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực thông qua số liệu mà công ty công cấp và ý kiến của người lao động tại Công ty TNHH MTV

Công ty cũng luôn xác định mục tiêu chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn được chú trọng hàng đầu, cùng với sự nỗ lực của toàn bộ các thành viên trong công ty để mở rộng sản xuất kinh doanh

Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Thƣơng mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hải Phòng Sinh viên: Phạm Thị Ngọc Mai – QTL

Đề tài đã mô tả và phân tích thực trạng tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh năm 2012 tại Chi nhánh Công ty TNHH Thƣơng Mại Dịch Vụ Vận Tải Hà Nội Container