• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Cảng Chu Lai Trường Hải

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG

3.3. Các giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Cảng Chu Lai Trường Hải

Với định hướng trở thành cảng container lớn nhất khu vực miền Trung, hiện tại lượng hàng container qua cảng chủyếu là của nội bộhệthống THACO. Trong những năm đến cảng cần chú trọng phát triển nhóm hàng bên ngoài hệthống. Đặc biệt là các đơn vịkinh doanh xuất nhập khẩu ở tại các khu công nghiệp như: VSIP Quãng Ngãi, Bắc Chu Lai, Tam Thăng và các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, KonTum và đặc biệt là nước Lào.

Muốn mởrộng và phát triển thị trường thì trước tiên công ty phải giữchân khách hàng cũ. Cảng cầnđẩy mạnh thực hiện các chiến lược marketing, xúc tiến thương mại như: các hoạt động quảng bá thương hiệu, chính sách giá, chính sách khuyến mãi cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, nhất là chính sách chăm sóc khách hàng.

Phân loại khách hàng để có chính sách chăm sóc phù hợp: Khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện có. Việc phân loại khách hàng giúp hoạt độngchăm sóc khách hàng có hiệu quảvà tiết kiệm chi phí hơn.

+ Khách hàng tiềm năng:

Đối với khách hàng ở gần cảng nhưng chưa sử dụng dịch vụhoặcđang sử dụng các dịch vụ của cảng khác như: Công ty TNHH MTV Shin Chang Vina, Công ty cổ phầnPhước KỳNam,Công ty PANKO Tam Thăng, Công tyMoon Chang Vina, Công ty TNHH Hoằng Tiệp Việt Nam, Công ty cổ phần may Tuấn Đạt. Các công ty này nằmở Thành phốTam Kỳ, huyện Thăng Bình,đều thuộc khu vực tỉnh Quảng Nam và ở gần cảng Chu Lai Trường Hải. Tuy nhiện, hiện nay các công ty trên đều sử dụng dịch vụcủa cảng Đà Nẵng. Cần tăng cường tuyên truyền hoạt động quảng cáo qua các phương tiện để thu hút khách hàng như: tiếp thị qua điện thoại, email cho khách hàng để khách hàng tham khảo dịch vụ. Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao các công này lại chọn cảng Đà Nẵng: giá cả, chất lượng dịch vụ,… Từ đó, điều chỉnh để thu hút các khách hàng này hợp tác với cảng.

+ Khách hàng hiện có:

Khách hàng hiện có là những khách hàng đang sử dụng dịch vụ của cảng như:

Hòa Phát Dung Quất, Xi măng Nghi sơn, Kính nổi, Kính Ức Thịnh, Công ty nhựa

Trường Đại học Kinh tế Huế

đường PUMA, Nước giải khát Number 1,….. Đối với những khách hàng này cần thường xuyên liên hệ và tiếp xúc trực tiếp để xây dựng mối quan hệ mật thiết. Các ngày lễ tết hay ngày kỷ niệm thành lập đơn vị của khách hàng thì cảng nên gửi thư chúc mừng kèm những quà tặng thích hợp, những thay đổi về giá cước dịch vụ, thông tin về dịch vụ cần gửi đến cho khách hàng một cách nhanh nhất. Các khiếu nại phải được giải quyết nhanh chóng.

Cảng cần phải thường xuyên khảo sát khách hàng và đánh giá lại các dịch vụ đã cung ứng. Việc này giúp cảng thu thập được các ý kiến đóng góp như về chất lượng, quy trình phục vụ khách hàng đãđược các bộphận thực hiện tốt hay không. Các phản hồi của khách hàng vềdịch vụ cảng được các nhân viên giải quyết như thế nào, từ đó có những bước cải tiến để đảm bảo cung cấp dịch vụcho khách hàng tốt hơn.

Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường:

Mục đích của công tác điều tra nghiên cứu, tìm hiểu thị trường là đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đánh giá sự am hiểu, lòng tin và sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, phát hiện ra các nhu cầu khác của khách hàng…. Từ đó xác định chính xác nhu cầu khách hàng đối với dịch vụ đang cung cấp và khả năng hoàn thiện nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Khi xác định được những nhu cầu nào của khách hàng mà hiện tại chưa đáp ứng thìđây là cơ hội đểcảng phát triển cung cấp dịch vụcho khách hàng.

Nghiên cứu sự mong đợi của khách hàng là xác định tiêu chuẩn mà khách hàng mong muốn khi họ sử dụng dịch vụ. Ví dụ như thời gian mong muốn nhận được sản phẩm mà họthuê dịch vụ vận chuyển, kho bãi, thời gian xửlý khiếu nại, thái độ phục vụcủa nhân viên tại cảng,...v.v…

Nghiên cứu để phân loại các đối tượng khách hàng từ đó có cơ sở để chăm sóc khách hàng đối với từng loại khách hàng khác nhau.

Nghiên cứu để tìm hiểu vềhoạt động của đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Cảng Quy Nhơn, Cảng Tiên Sa đểbiết được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủcạnh tranh và của chính cảng, để đưa ra các chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả.

Ngoài thị trường nội địa, cần mởrộng hợp tác với các đối tác nước ngoài. Hiện tại, cảng Chu Lai Trường Hải đã có tuyến container trực tiếp đi Hàn Quốc, Trung Quốc và

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhật Bản. Ngoài ra các công ty hiện nay còn hợp tác với các công ty từ cácnước khác nhưThái Lan, Malaysia, Indonesia,… Hàng hóa từ cá nước này hiện tại đang về cảng Đà Nẵng, vì vậy, cảng cần nghiên cứu mởrộng hợp tác với các đối tác này.

3.2.2. Đầu tưphát triển cơ sở hạ tầng

Kết quả phỏng vấn cho thấy cơ sở hạ tầng cũng như quy mô của cảng còn hạn chế. Nhu cầu khách hàng ngày một tăng, vì vậy cầnđầu tư mởrộng cầu cảng, hệthống bãi container và kho hàng. Đẩy nhanh tiến độsửa chữa các container hư hỏng và mua mới container. Hiện nay, năng suất xếp dỡ của cảng vẫn còn thấp, đôi lúc vẫn chưa đảm bảo tiến độgiao hàng cho khách. Cảng cần trang bị thêm thiết bị hiện đại, hỗ trợ hoạt động xếp dỡ hàng hóa để tiết kiệm thời gian, sức lao động như: xe nâng chụp, xe cẩu bánh lốp,…

Cảng cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh. Cảng cần đầu tư những phần mềm công nghệhỗtrợ hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics như: phần mềm quản lý container F.CMS (FBsoft - Container Management System), phần mềm quản lý kho hàng WMS, hệthống chia sẻ và trao đổi dữliệu điện tử- EDI, .…

Việc đầu tư này là rất cần thiết, nó sẽgiúp cảng tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức và độchính xác trong hoạt động kinh doanh cao..

3.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ

Muốn giữ chân và thu hút được khách hàng thì những người làm dịch vụ phải làm thỏa mãn nhu cầu của họ. Cần xây dựng kếhoạch vận chuyển, giao nhận hàng hóa cụ thể, thông báo cho khách hàng thông tin hàng hóa, tàu đi, tàu về,…. Khi có sự cố phải thông báo kịp thời và giải quyết các khiếu nại nhanh chóng. Luôn có những giải pháp tối ưu về mặt chi phí cho khách hàng. Cẩn thận trong quá trình vận chuyển, đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn khi tới tay khách hàng. Xây dựng lịch tàu cố định cho hai con tàu của cảng để thuận tiện cho việc sắp xếp kế hoạch sản xuất kinh doanh và đặt chỗ trên tàu. Ngoài ra, nên cải tiến quy trình, nâng cao năng suất xếp/dỡ, giao hàng.

Đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhanh chóng, chất lượng, kịp thời theo nguyên tắc vàng: “Just in time”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hiện nay, hầu hết mọi người đều sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình làm việc, nhu cầu tra cứu trực tuyến ngày càng tăng. Website của công ty hiện tại còn khá sơ sài, ít cập nhật thông tin. Cần phải nâng cấp hệthống website đểkhách hàng dễ dàng tra cứu thông tin vềcảng, lịch tàu, dựkiến tàu đến cảng, tra cứu container,….

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tốcốt lõi, là nguồn tạo ra thu nhập chính và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp đó. Để phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh, cảng cần tập trung cho việc đào tạo nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chuyên môn, đáp ứng được sựphát triển của dịch vụ logistics cũng như yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Vì vậy, cảng cần có kếhoạch đầu tư, phát triển nguồn nhân lực toàn diện. Thường xuyên tổ chức các lớp học ngắn ngày để nâng cao nhận thức, hiểu biết của đội ngũ nhân viên về hoạt động kinh doanh của cảng cũng như về dịch vụlogistics. Đánh giá, phân bổ lại nguồn nhân lực, sắp xếp lại vị trí làm việc để cho mỗi cá nhân phát huy hết năng lực cũng như điểm mạnh của mình. Cho nhân viên tham giacác khóa đào tạo vềnghiệp vụlogistics chuyên nghiệp. Khi tuyển dụng nhân sự, nên ưu tiên tuyển dụng những người có chuyên môn, kinh nghiệm vềlĩnhvực hoạt động dịch vụlogistics.

Tóm tắt chương

Chương 3 đã nêu những định hướng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụlogistics của Công ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải trong giai đoạn sắp đến. Công ty có thể xem xét, nghiên cứu các giải pháp được đưa ra và áp dụng theo từng giai đoạn phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế