• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO HỮU CƠ TẠI CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO HỮU CƠ TẠI CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM"

Copied!
100
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO HỮU CƠ TẠI CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM

SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN THỊ CẨM GIANG

Niên khóa: 2015 - 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO HỮU CƠ TẠI CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM

Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Cẩm Giang PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Lớp: K49D-QTKD

Niên khóa: 2015 – 2019

Huế, tháng 01 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Trong quá trình thực và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu.

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh TếHuế đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm đại học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bài khóa luận này, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đăng Hào từ lúc định hướng chọn đềtài cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận.

Bên cạnh đó tôi xin chân thànhcảm ơn đến Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi đểtôi làm quen thực tiễn và nghiêm cứu. Đặc biệt là các Anh,Chị phòng Kếtoán và Phòng kinh doanh đã nhiệt tình giúpđỡ, cung cấp cho tôi các tài liệu cần thiết và những kiến thức thực tếtrong suốt quá trình thực tập.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện đềtài.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do bước đầu làm quen với đề tài nghiên cứu, kinh nghiệm và thời gian có nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sựquan tâm, ý kiến đóng góp của Thầy,Cô và các bạn.

Huế, tháng 01 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn ThịCẩm Giang

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lí do chọn đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu ...2

3.1. Đối tượng ngiên cứu ...2

3.2. Phạm vi nghiên cứu ...2

4.Phương pháp nghiên cứu ...3

4.1. Thu thập thông tin, sốliệu ...3

4.2. Các phương pháp phân tích được sửdụng ...3

5. Kết cấu đềtài ...5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀTIÊU THỤSẢN PHẨM ...6

1.1. Cơ sởlí luận vềtiêu thụsản phẩm ...6

1.1.1. Khái niệm vềtiêu thụsản phẩm ...6

1.1.2. Vai trò của tiêu thụsản phẩm ...7

1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụsản phẩm đối với doanh nghiệp ...9

1.1.4. Nội dung hoạt động tiêu thụsản phẩm...10

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụsản phẩm...13

1.1.5.1. Nhân tốkhách quan ...13

1.1.5.2. Nhân tốchủquan...17

1.1.6. Một sốchỉ tiêu phản ánh kết quảvà hiệu quảtiêu thụsản phẩm...19

1.1.6.1. Một sốchỉtiêu phản ánh kết quảcông tác tiêu thụsản phẩm...19

1.1.6.2. Một sốchỉtiêu phản ánh hiệu quảhoạt động tiêu thụsản phẩm ...20

1.2. Cơ sởthực tiễn...21

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤSẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾLÂM ...23

2.1. Tổng quan vềcông ty ...23

2.1.1. Giới thiệu chung vềcông ty ...23

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ...23

2.1.3. Tổchức bộmáy quản lí của công ty...25

2.1.4. Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất...27

2.1.5. Tình hình laođộng của công ty qua 3 năm 2015-2017 ...31

2.1.6. Phân tích môi trường kinh doanh ...33

2.1.7. Phân tích chính sách tiêu thụsản phẩm của công ty ...36

2.1.7.1. Công tác nghiên cứu thị trường và chiến lược thị trường mục tiêu của công ty những năm qua...36

2.1.7.2. Kênh phân phối sản phẩm của công ty...37

2.1.7.3. Một sốchính sách marketing hỗtrợ công tác tiêu thụsản phẩm của công ty..38

2.2. Đánh giá tình hình tiêu thụcủa công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ QuếLâm 41 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụcủa công ty...41

2.2.2. Tình hình tiêu thụtheo mặt hàng...43

2.2.3. Tình hình tiêu thụtheo thị trường ...44

2.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 –2017 ...47

2.3. Đánh giá hiệu quảtiêu thụsản phẩm của công ty qua 3 năm 2015 –2017 ...48

2.4. Khảo sát đánh giá ý kiến của khách hàng vềhoạt động tiêu thụsản phẩm Gạo hữu cơcủa công ty TNHH MTV QuếLâm...49

2.4.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra ...49

2.4.2. Đánh giá độtin cậy của thang đo...51

2.4.3. Đánh giá của khách hàng vềcác yếu tố liên quan đến tiêu thụsản phẩm Gạo hữu cơcủa công ty... 53

2.4.3.1. Đánh giá của khách hàng vềsản phẩm...53

2.4.3.2.Đánh giá của khách hàng vềgiá cả...56

2.4.3.3.Đánh giá của khách hàng vềchính sách xúc tiến ...58

2.4.3.4. Đánh giá của khách hàng vềnhân viên ...60

2.4.3.5.Đánh giá của khách hàng về phương thức thanh toán và giao hàng ...62

2.4.3.6.Đánh giá của khách hàng vềkhả năng tiêu thụsản phẩm...65

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤSẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾLÂM ...67

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

3.1. Ma trận SWOT ...67

3.2. Định hướng vềtiêu thụsản phẩm của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm ...68

3.3. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụcủa công ty ...68

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...71

1. Kết luận...71

2. Kiến nghị...71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...73

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

MTV : Một thành viên

CTCP : Công ty cổphần

VLXD : Vật liệu xây dựng

DTTT : Doanh thu tiêu thụ

GĐ : Giám đốc

CH : Cửa hàng

SL : Sản lượng

TNDN : Thu nhập doanh nghiệp

LĐ : Lao động

DT : Doanh thu

CP : Chi phí

LNTT : Lợi nhuận trước thuế LNST : Lợi nhuận sau thuế GTTB : Giá trịtrung bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Lĩnh vực kinh doanh của công ty ...24

Bảng 2.2: Quy trình chăm sóc lúa hữu cơ Quế Lâm...29

Bảng 2.3: Tình hình laođộng của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 ...31

Bảng 2.4: Bảng giá các loại gạo của công ty năm 2018...40

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất và tiêu thụcủa công ty qua 3 năm 2015-2017 ...41

Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụtheo mặt hàng của công ty qua 3 năm 2015- 2017 ...43

Bảng 2.7: Bảng tình hình tiêu thụgạo hữu cơ theo thị trường...45

Bảng 2.8: Kết quảhoạt động kinh doanh của công ty ...47

Bảng 2.9: Chỉtiêu phản ánh hiệu quảtiêu thụ...48

Bảng 2.10: Bảng thểhiện hệsố Cronbach’sAlpha của các biến quan sát ...51

Bảng 2.11: Kiểm định One Samlpe T–test vềnhóm biến sản phẩm ...53

Bảng 2.12: Kiểm định sựkhác biệt vềmức độ đánh giá đối với đặc điểm sản phẩm giữa các nhóm khách hàng ...54

Bảng 2.13: Kiểm định Kruskal Wallis H ...55

Bảng 2.14: Kiểm định One Samlpe T–test vềnhóm biến giá cả...56

Bảng 2.15: Kiểm định sựkhác biệt vềmức độ đánh giá đối với chính sách giá cả giữa các nhóm khách hàng mua sảm phẩm ...57

Bảng 2.16: Kiểm định Kruskal Wallis H ...58

Bảng 2.17: Kiểm định One Samlpe T–test vềnhóm biến chính sách xúc tiến ...58

Bảng 2.18: Kiểm định sựkhác biệt vềmức độ đánh giá đối với chính sách xúc tiến giữa các nhóm khách hàng mua sảm phẩm ...59

Bảng 2.19: Kiểm định Kruskal Wallis H ...60

Bảng 2.20: Kiểm định One Samlpe T–test vềnhóm biến nhân viên ...60

Bảng 2.21: Kiểm định sựkhác biệt vềmức độ đánh giá đối với nhân viên của công ty giữa các nhóm khách hàng mua sảm phẩm ...62

Bảng 2.22: Kiểm định One Samlpe T–test vềnhóm biến phương thức thanh toán và giao hàng...62

Bảng 2.23: Kiểm định sựkhác biệt vềmức độ đánh giá đối với phương thức thanh toán và giao hàng giữa các nhóm khách hàng mua sảm phẩm...64

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Bảng 2.24: Kiểm định Kruskal Wallis H ...64 Bảng 2.25: Kiểm định One Samlpe T–test vềnhóm biến khả năng tiêu thụ

sản phẩm ...65 Bảng 2.26: Kiểm định sựkhác biệt vềmức độ đánh giá đối với khả năng tiêu thụ của công ty giữa các nhóm khách hàng mua sảm phẩm ...66 Bảng 3.1: Ma trận SWOT ...67

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ1.1: Mô hình tổchức quá trình tiêu thụsản phẩm ...7

Sơ đồ1.2: Tiêu thụtrực tiếp...12

Sơ đồ1.3: Tiêu thụgián tiếp ...12

Sơ đồ 2.1: Sơ đồbộmáy quản lý của công ty ...25

Sơ đồ2.2: Quy trình sản xuất gạo hữu cơ...30

Sơ đồ 2.3: Sơ đồkênh phân phối sản phẩm Gạo hũu cơ của công ty ...37

Biểu đồ2.1: Sốlần mua sản phẩm của khách hàngởcông ty ...50

Biểu đồ2.2: Kênh thông tin mà khách hàng biết đến ...50

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài

Trước nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch ngày càng cao trong những năm gần đây và sự gia tăng xu hướng quan tâm đến chất lượng bữa cơm gia đình của người Việt Nam hiện đại, sự ra đời của thực phẩm hữu cơ dần chiếm được sự ưu ái của người tiêu dùng và mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng cho ngành thực phẩm Việt Nam. Dù khá mới mẽ nhưng thực phẩm hữu cơ dành được sự tin cậy của cộng đồng nhờ vào quy trình sản xuất hoàn toàn tự nhiên và nghiêm ngặt, không có bất kì tác động của chất hóa học, không chất kích thích tăng trưởng hay chất bảo quản, tuyệt đối an toàn và mang lại giá trị dinh dưỡng cao.

Nắm bắt được xu hướng này, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạnđầu tư vào lĩnh vực thực phẫm hữu cơ (Oganic) như: Tập đoàn VinGroup, Vinamit, Saigon Co.op, AEON, Big C, Satra Food,…sản phẩm từ những doanh nghiệp này cungứng ra thị trườngđãđược người tiêu dùng trong nước đón nhận.

Đối với các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để tiếp tục trụvững trong môi trường cạnh tranh, bên cạnh vấn đề vềchất lượng thì những vấn đềtrong khâu tiêu thụsản phẩm cũng cần quan tâm khắc phục hàng đầu. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng, nó đóng vai trò kết thúc của một chu kì sản xuất, thực hiện thu hồi vốn tiền tệvề doanh nghiệp để chuẩn bị sản xuất chu kì kinh doanh mới. Chính vì vậy việc phân tích, nghiên cứu quá trình này là một việc không thể thiếu nhằm tìm và hiểu được ý nghĩa của quá trình, những nhân tố ảnh hưởng đến nó và bằng phương pháp nào để nó hoạt động có hiệu quả nhất là một đòi hỏi hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ QuếLâm nói riêng.

Nhận thấy được tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty hiện nay. Tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ Gạo hữu cơ tại công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm” làm khóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

luận tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động tiêu thụcủa công ty để thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm từ đó tìm các biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụcủa công ty.

Mục tiêu cụthể:

- Hệthống hóa cơ sởlí luận và thực tiễn vềtiêu thụsản phẩm.

- Phản ánh được thực trạng tiêu thụsản phẩm Gạo hữu cơcủa công ty từ năm 2015-2017.

- Đềxuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụsản phẩm Gạo hữu cơcủa công ty trong thời gian đến.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng ngiên cứu

Là hoạt động tiêu thụ sản phẩm Gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Quế Lâm trong khoảng thời gian 3 năm (từ năm 2015-2017).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Dựa trên việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụsản phẩm của công ty.

- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu của công ty trong 3 năm (từ năm 2015-2017).

- Phạm vi không gian: Thực hiện tại Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ QuếLâm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thu thập thông tin, số liệu

- Sốliệu thứcấp:

+ Được thu thập tại công ty qua báo cáo kết quảSXKD, báo cáo tổng kết, cơ cấu tổchức, lao động,…của công ty từ năm 2015 đến 2017.

+ Tìm hiểu các tài liệu trên sách, báo và Internet.

+ Tham khảo các khóa luận của các tác giảkhác có liên quan.

- Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ người tiêu dùng trực tiếp tại công ty và các đại lý, cửa hàngở địa bàn Thừa Thiên Huếthông qua bảng câu hỏi điều tra được thiết kếsẵn.

-Phương pháp chọn mẫu:

Theo số liệu, tổng số khách hàng đến hết năm 2017 gồm 949 khách hàng.

Trong đó có 485 khách hàng là hộ gia đình đến mua trực tiếp tại công ty và 104 khách hàng mua với số lượng lớn (các đại lý, cửa hàng, siêu thị,..). Để đánh giá chính xác mẫu ngẫu nhiên, tôi chọn phương pháp chọn mẫu phân tầng.

Kích thước mẫu được xác định qua công thức:

n = N/(1+N.e2) = 949/(1+949.0,082) = 134 (Lấy tròn 150)

Trong đó:e là sai sốchọn mẫu cho phép, sai số được chọn là 8%.

N là tổng mẫu: N = 949 khách hàng.

Để đảm bảo tính khách quan, tôi sẽ tiến hành điều tra 133 khách hàng tiêu dùng trực tiếp và 17 kháchhàng là các khách hàng là các đại lý, siêu thị,..

4.2. Các phương pháp phân tích được sử dụng

-Phương pháp định tính: Giai đoạn này được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm. Đâylà nghiên cứu làm tiền đề và làm cơ sởcho nghiên cứu định lượng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

- Phương pháp định lượng: Thông qua bảng câu hỏi đểbiết được đánh giá của khách hàng vềtình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Các bảng câu hỏi phát ra và thu thập về hợp lệ sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 nhằm có những thông tin cần thiết cho phân tích.

- Phương pháp thống kê: Phân tích sựbiến động của số liệu thứcấp, phân tích thống kê mô tả được sử dụng nhằm làm sạch số liệu, phân tích cơ cấu mẫu nghiên cứu, thống kê các chỉ tiêu cơ bản, nghiên cứu đánh giá của khách hàng vềtiêu thụ.

-Phương pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm để đánh giá hiệu quảcủa hoạt động xúc tiến, so sánh sốliệu thực tếvới số liệu dự đoán để biết được tình hình thực hiện kếhoạch, so sánh sốliệu thực tế kì này so với sốliệu kì trước để đánh giá tốc độphát triển.

- Kiểm định One Sample T-test kiểm định giá trịtrung bình trong đánh giá của khách hàng vềcác yếu tố.

Giảthuyết cần kiểm định là:

H0: µ = Giá trịkiểm định (Test value) H0: µ Giá trị kiểm định (Test value)

αlà mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ H0 khi H1 đúng,α= 0,05.

+ Nếu Sig. > 0,05: chưa đủ cơ sở đểbác bỏgiảthuyết H0 + Nếu Sig. < =0,05: có đủ cơ sở đểbác bỏgiảthuyết H0

-Đánh giá độtin cậy thang đo thông qua đại lượng Cronbach’s Alpha

+ Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation >= 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally, J, 1978)

+ Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mọng Ngọc 2008)

 Từ 0,8 đến <= 1: thang đo lường rất tốt

 Từ 0,7 đến < 0,8: thang đo lường sửdụng tốt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

 Từ0,6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện

-Phân tích phương sai một yếu tốOne Way ANOVA Giảthuyết cần kiểm định là:

H0: Không có sựkhác biệt trong đánh giá cuả các nhóm khách hàng khác nhau (Test value).

H0: Có sự khác biệt trong đánh giá cuả các nhóm khách hàng khác nhau (Test value).

α là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ H0 khi H1 đúng, α = 0,05.

+ Nếu sig >= 0,05: chưa đủ cơ sở đểbác bỏgiảthuyết H0 + Nếu sig < 0,05: có đủ cơ sở đểbác bỏgiảthuyết H0 5. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài gồm 3 phần.

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quảnghiên cứu. Gồm 3 chương ChươngI - Tổng quan vềtiêu thụsản phẩm

Chương II - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm

Chương III - Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ QuếLâm

Phần III. Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1.1. Cơ sở lí luận về tiêu thụ sản phẩm

1.1.1. Khái nim vtiêu thsn phm

Trong kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tựmình quyết định ba vấn đề trung tâm, cho nên việc tiêu thụ sản phẩm có thể được hiểu theo cảnghĩa rộng và cả nghĩa hẹp như sau:

+ Theo nghĩa rộng: Tiêu thụsản phẩm là một quá trình kinh tế, bao gồm nhiều khâu từviệc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổchức sản xuất đến thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quảcao nhất(Đặng ĐìnhĐào, 2002).

+ Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ (bán hàng) hàng hóa, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu tiền bán hàng (Trương Đình Chiến, 2010).

Ngoài ra còn rất nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động tiêu thụ sản phẩm dưới rất nhiều khía cạnh khác nhau.

Tiêu thụsản phẩm là trung gian hàng hóa, là cầu nối giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp (Trần Minh Đạo, 2002)

Tiêu thụsản phẩm là quá trình thực hiện giá trịcủa hàng hóa, quá trình chuyển hóa hình thái giá trịcủa hàng hóa từhàng sang tiền, sản phẩm được coi là tiêu thụkhi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng(Đặng ĐìnhĐào, Hoàng Đức Thân, 2008).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm (Nguồn:Đặng ĐìnhĐào & Hoàng Đức Thân, 2008) 1.1.2. Vai trò ca tiêu thsn phm

Đất nước ta hiện nay ngày càng đa dạng về các ngành nghề kinh doanh nên ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếkhác nhau.

Trên thị trường các doanh nghiệp cùng tồn tại, cùng cạnh tranh, cùng phát triển và bình đẳng trước pháp luật. Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt đó các doanh nghiệp phải thực sự quan tâm đến nhiều vấn đề từ khâu đầu vào, khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ. Rõ ràng từ trước đến nay sựcạnh tranh không thểthiếu vì có cạnh tranh mới có phát triển, mới thúc đẩy doanh nghiệp nhạy bén với thị trường. Bắt buộc doanh nghiệp bên cạnh sản xuất phải chú trọng tới nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mặt hàng và điều quan trọng là phải đẩy mạnh khối lượng hàng tiêu thụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Trong kinh doanh nhất thiết phải lấy tiêu thụ làm mục tiêu. Chỉ khi sản phẩm hàng hóa bán được thì khi ấy một vòng quay của vốn mới hoàn thành và khi đó giá trị, giá trị sửdụng của hàng hóa mới được thực hiện tức là lao động của doanh nghiệp mới được xã hội thừa nhận. Làm được điều này doanh nghiệp mới hoàn thành một chu kì kinh doanh, mới đảm bảo tái sản xuất thường xuyên, liên tục, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường.

Do đó tiêu thụlà một mắt xích quan trọng của quá trình sản xuất. Đối với bất kì một doanh nghiệp nào cũng vậy, việc tồn kho hàng hóa luôn phải trả giá đắt. Sự gia tăng của hàng hóa tồn kho là biểu hiện dậm chân tại chỗcủa khâu lưu thông, việc tiêu thụsản phẩm hàng hóa sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sẽ được bù đắp toàn bộ chi phí đã bỏ qua trong quá trình kinh doanh như: Giá vốn hàng bán, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí bán hàng,…Quá trình tái sản xuất bị gián đoạn và nếu tiêu thụ được hàng hóa thì chẳng những doanh nghiệp bù đắp chi phí đã bỏra mà còn thực hiện được giá trịcủa lao động thặng dư, nghĩa là tạo được cho mình khả năng thu lợi nhuận.

Là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh cho nên những thiệt hại trong khâu tiêu thụ gâyảnh hưởng lớn cho doanh nghiệp vì nếu sản phẩm không tiêu thụ được thì toàn bộchi phí vềsức người, sức của mà doanh nghiệp đã bỏra trởthành vô giá trị.

Qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn. Có tiêu thụsản phẩm mới có vốn đểtiến hành tái sản xuất mởrộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thểhiện kết quảcủa công tác nghiên cứu thị trường.

Như vậy trong doanh nghiệp, tiêu thụsản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụtức là nóđãđược người tiêu dùng chấp nhận (thị trường chấp nhận). Sức tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp thểhiệnở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sựhoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụsản phẩm đối với doanh nghiệp

Quá trình tái sản xuất đối với doanh nghiệp bao gồm các hoạt động thương mại đầu vào sản xuấtvà khâu lưu thông hàng hóa. Là cầu nối trung gian giữa một bên là người sản xuất, phân phối và một bên là người tiêu dùng.

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng, là bước nhảy quan trọng tiến hành quá trình tiếp theo, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có hướng sản xuất kinh doanh cho chu kì sau. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định nguồn mua hàng, khả năng tài chính, dự trữ, bảo quản và mọi khả năng của doanh nghiệp, cũng nhằm mục đích thúc đẩy mạnh bán hàng ra và thu lợi nhuận.

Trong nền kinh tếtiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, người ta không thể hình dung nổi trong xã hội toàn bộ khâu tiêu thụ bị ách tắc kéo theo đó toàn bộ khâu tiêu thụ bị đình trệ, xã hội bị đình đốn mất cân đối. Mặt khác công tác tiêu thụcòn làm cơ sở cho việc sản xuất tìm kiếm khai thác cho các nhu cầu mới phát sinh mà chưa được đáp ứng. Trong các doanh nghiệp tiêu thụsản phẩm đóng vai trò với doanh nghiệp tùy thuộc vào cơ chế kinh tế. Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, tiêu thụsản phẩm được coi là quan trọng bởi vì doanh nghiệp sản xuất ra đến đâu thì phải tiêu thụhết đến đó. Xuất phát từ vai trò và vị trí của công tác này đồng thời trên cả các quốc gia khác việc tiêu thụ sản phẩm luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế trước hết muốn vậy ta cần phải cần hiểu vềnội dung liên quan tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Điều đó có nghĩa rằng phải hoàn thiện công tác tiêu thụ để tăng thu nhập và giảm đi các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho. Như vậy công tác hoạt động tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng đối với việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Đối với công tác tiêu thụ, nghiên cứu thị trường lại càng chiếm một vai trò quan trọng vì nóảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ. Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng biến đổi của nhu cầu từ đó có những biến đổi sao cho phù hợp. Đây là công việc đòi hỏi nhiều công sức và chi phí lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.1.4. Nội dung hoạt động tiêu thụsản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thực hiện giá trị hàng hóa của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm cũng được xem như một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc xác định nhu cầu thị trường cho đến viêc thực hiện dịch vụ sau khi bán hàng. Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm bao gồm các khâu:

Nghiên cứu tình hình cung cầu trên thị trường

Là việc nghiên cứu, phân tích về số lượng và cung và cầu một sản phẩm hay dịch vụ.Để đẩy nhanh tốc độ, tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụcần nghiên cứu biến động của cung và cầu trên thị trường, qua đó có những thông tin cần thiết phục vụ cho qúa trình xây dựng các kếhoạch vềtiêu thụsản phẩm. Việc nghiên cứu tình hình cung cầu trên thị trường nhằm trảlời các câu hỏi:

 Nhu cầu khách hàng? Doanh nghiệp nên hướng vào thị trường nào?

 Tình hình cung trên thị trường? Tiềmnăng của thị trường như thếnào?

 Làm thế nào đểnâng cao doanh số?

 Giá cảbao nhiêu?

 Sản phẩm, dịch vụ như thếnào?

 Mạng lưới tiêu thụnên tổchức như thếnào?

Việc nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vìđây là cơ sở xác định khối lượng bán, giá bán, mạng lưới, và hiệu quảcủa công tác tiêu thụvà ra quyết định quan trọng khác trong tiêu thụsản phẩm.

Nghiên cứu tình hình cung cầu trên thị trường còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được sự biến đổi của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh giá cảvà mặt hàng tiêu thụcho phù hợp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Lập kế hoạch tiêu thụ

Là việc lập các kếhoạch nhằm triển khai các hoạt động tiêu thụsản phẩm. Các kế hoạch này được lập trên cơ sở kết quả nghiên cứu tình hình cung cầu trên thị trường.Vềmặt phạm vi, kếhoạch tiêu thụ sản phẩm đề cập đến các vấn đề: Khu vực thị trường, tập hợp khách hàng, ngân quỹ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các yêu cầu vềnhân lực cho việc tổchức tiêu thụsản phẩm. Kếhoạch tiêu thụsản phẩm là cơ sở để phối hợp và tổchức thực hiện các hoạt động tiêu thụsản phẩm trên thị trường.

Quyết định về giá cả

Giá đòi hỏi không những phải bù đắp chi phí sản xuất mà còn phải đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp phải nắm bắt chắc các thông tin về chi phí sản xuất thông qua hạch toán giá thành. Doanh nghiệp phải biết rõ sản phẩm của mình cần phải bán với giá bao nhiêu.

Để tăng sản lượng bán ra thì việc hoạch định giá cảcũng giữvai trò quan trọng nên chọn giá nào và giá nào trên thị trường có thểchấp nhận được, điều này tùy thuộc vào thực tế thị trường. Nếu có nhiều người cùng chào bán một loại sản phẩm thì sẽ khó khăn hơn trong việc bán trên giá so với trường hợp có ít đối thủchào bán.

Quyết định vềgiá cũng là một khâu qua trọng trong công tác tiêu thụsản phẩm.

Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm

Chiến lược phân phối sản phẩm là phương hướng thể hiện cách mà doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường lựa chọn.

Nội dung các chiến lược phân phối gồm 3 vấn đề: Mục tiêu của chiến lược phân phối, căn cứ xây dựng chiến lược phân phối và lựa chọn kênh phân phối. Mục tiêu của chiến lược phân phối là phân phối nhanh, tiêu thụ nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng, chi phí thấp. Xây dựng chiến lược phân phối dựa vào đặc điểm của hàng hóa và đặc điểm của khách hàng lụa chọn kênh phân phối phải phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và đặc điểm của khách hàng.

Có hai hình thức tiêu thụsản phẩm:

- Tiêu thụtrực tiếp: Là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán trực tiếp hoặc bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua các trung gian thương mại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

+ Ưu điểm: Giảm được chi phí lưu thông, sản phẩm tới tay người tiêu dung nhanh hơn, công ty có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

+Nhược điểm: Doanh nghiệp tốn kém nhiều thời gian và công sức cho quá trình tiêu thụ, tốc độbán hàng chậm, tốc độchu chuyển do lượng hàng bán ra mỗi lần ít.

(Nguồn: Các tác giả, ĐHKT Quốc Dân) Sơ đồ 1.2: Tiêu thụ trực tiếp

- Tiêu thụgián tiếp: Là hình thức tiêu thụ trong đó doanh nghiệp xuất bán cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các nhà trung gian thương mại.

+ Ưu điểm: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm thường lớn trong thời gian ngắn nhất, thu hồi vốn nhanh và tiết kiệm nhiều chi phí lưu thông, bảo quản hàng hóa nhờ các trung gian.

+ Nhược điểm: Thời gian để lưu thông hàng hóa thường nhiều hơn, tăng chi phí cho phân phối và tiêu thụ đồng thời doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu trung gian, khoảng cách trao đổi phản hồi thông tin giữa nhà sản xuất và người tiệu dùng dài hơn do không tiếp xúc trực tiếp nhiều.

(Nguồn: Các tác giả, ĐHKT Quốc Dân) Sơ đồ 1.3: Tiêu thụ gián tiếp

Doanh nghiệp Người tiêu dùng

cuối cùng

Bán buôn Bán lẻ

Đại lý Môi giới

Doanh nghiệp Người tiêu dùng

cuối cùng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Xây dựng chiến lược quảng cáo, tiếp thị

Chiến lược quảng cáo, tiếp thị nhằm mục đích cho cung và cầu của một loại sản phẩm nào đó gặp nhau.

Chiến lược quảng cáo, tiếp thị làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn, quyết định các kênh phân phối hợp lí hơn. Mục tiêu chiến lược này là đẩy mạnh bán hàng thông qua việc tạo thói quen mua hàng hóa của doanh nghiệp, kích thích và lôi kéo khách hàng còn thờ ơ với hàng hóa của doanh nghiệp, tạo ra sức mua ban đầu.

Chất lượng và mẫu mã sản phẩm

Đây cũng là một nội dung quan trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Ngoài yếu tốvềgiá cả, quảng cáo, tiếp thị, phân phối sản phẩm thì chất lượng và mẫu mã sản phẩm cũng là một yếu tố đặc biệt được khách hàng quan tâm. Nếu chất lượng mẫu mã sản phẩm tốt, hợp thịhiếu của khách hàng thì tình hình tiêu thụsẽ nhanh hơn.

Không chỉ nhân viên kĩ thuật mà các nhân viên bán hàng có ảnh hưởng đến mẫu mã và chất lượng sản phẩm.

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụsản phẩm

Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh trên thị trường đều chịu rất nhiều ảnh hưởng của các nhân tố xung quanh tác động. Sự thành công trong hoạt động tiêu thụcủa doanh nghiệp xuất hiện khi kết hợp hài hòa các yếu tốbên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Tùy từng cách phân loại khác nhau mà ta có các yếu tố ảnh hưởng khác nhau, theo cách thông thường có thể chia thành các nhân tố bên ngoài môi trường kinh doanh và các nhân tốthuộc tiền lực doanh nghiệp.

1.1.5.1. Nhân tốkhách quan

Môi trường bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến hoạt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng cũng như cả hoạt động tiêu thụsản phẩm nói chung.

Nhân tố chính trị pháp luật

Các yếu tố lĩnh vực chính trị pháp luật chi phối mạnh mẽ tới thị trường và công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp. Sự ổn định của môi trường pháp luật

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

là một trong những tiền đề cho sự hình thành và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc có thểgây khó khăn trên thị trường kinh doanh. Mức độhoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản gồm có:

 Sự ổn định vềchính trị, đường lối ngoại giao

 Sựcân bằng các chính sách của nhà nước

 Vai trò và chiến lược phát triển kinh tếcủa Đảng và Chính phủ

 Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế

 Sựphát triển các quyết định bảo vệquyền lợi người tiêu dùng

 Hệthống pháp luật, sựhoàn thiện và hiệu lực thi hành

 Sự thay đổi và biến động của các yếu tố chính trị pháp luật có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những thay đổi liên tục, nhanh chóng không thểdự báo trước (Nguyễn Đình Diệu, 2013).

Nhân tố kinh tế

Ảnh hưởng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố tác động đến sức mua của khách hàng, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và các yếu tố có liên qua đến sử dụng nguồn lực. Các yếu tố có thể và phải được tính đến là: Tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất tiền vay và tiền gửi ngân hàng, tỉ lệ lạm phát, tỷgiá hối đoái, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tín dụng,…

 Nhân tố kinh tế là “máy đo nhiệt của nền kinh tế”. Sự thay đổi các yếu tố nói trên đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mức độkhác nhau (Nguyễn Đình Diệu, 2013).

Nhân tố khoa học – công nghệ

 Khoa học công nghệlà nhân tố mang đầy kịch tính, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại khoa học công nghệmới

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

phát triển như vũ bão, mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ hủy diệt những công nghệ trước đó không nhiều thì ít. Việc chế tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao, giá thành hạ, theo đời sản phẩm cóảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụsản phẩm. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin và khối lượng lớn sẽ thuận lợi hơn trong việc giao dịch cũng như có thể thiết lập và mở quan hệ làm ăn với khu vực thị trường (Nguyễn Đình Diệu, 2013).

Nhân tố văn hóa – xã hội

Đây là nhân tốcóảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc nhất đến nhu cầu, hành vi của con người, trong cảlĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Các giá trị văn hóa có tính bền vững cao, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, và được cũngcố bằng những quy chế xã hội như pháp luật, đạo đức, tôn giáo, chính quyền, hệ thống thứbậc tôn ti trật tựtrong xã hội, tổchức tôn giáo, nghềnghiệp, địa phương, gia đình và cả ởhệthống kinh doanh sản xuất dịch vụ.

 Các yếu tố văn hóa và xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (lựa chọn phương án, lập kế hoạch tiến độ tiêu thụ sản phẩm,…).

Những thay đổi trong văn hóa – xã hội cũng tạo nên những cơ hội hoặc nguy cơ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tâm sinh lí, thời tiết, khí hậu, mức độ tăng dân số, mức độthu nhập bình quân của dân cư là những nhân tố tác động cùng chiều đến tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn khi mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, người ta có thể tiêu dùng nhiều hơn, do vậy doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn (Nguyễn Đình Diệu, 2013).

Nhân tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên

Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng, nhà kho, cửa hàng cung ứng xăng dầu, điện, nước, khách sạn, nhà hàng,…Các yếu tố này có thể dẫn đến thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Từ khi bắt đầu hoạt động và trong qúa trình tồn tại và phát triển của mình, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tốthuộc điều kiện tựnhiên có thể ảnh hưởng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều kiện tựnhiên cóảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp (Nguyễn Đình Diệu, 2013).

Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp

Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn sản xuất với tiêu dùng, gắn kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Thị trường là nơi cung cầu gặp nhau, tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới vịtrí cân bằng. Thị trường sản phẩm hay người tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất nhưthếnào, cho ai. Thị trường là đối tượng của hoạt động tiêu thụ,ảnh hưởng đến hiệu quảtiêu thụsản phẩm.

Trên thị trường cung cầu hàng hóa nào đó có thể biến đổi lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cả sản phẩm cũng biến đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp. Việc cungứng vừa đủ đểthõa mãn nhu cầu về một loại hàng hóa trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu.

Thị hiếu khách hàng

Là nhân tốcác nhà sản xuất đặc biệt quan tâm không chỉ khâu định giá bán mà cả khi xây dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phương án sản xuất ra là để đảm bảo tiêu thụsản phẩm nhanh chóng và có lãi suất cao. Sản phẩm sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nếu sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với thị hiếu thì khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó. Đây là một yếu tốquyết định mạnh mẽ. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong công tác tiếp thị đểtìm kiếm những thịphần mới nhằm thúc đẩy tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp.

Số lượng các đối thủ cạnh tranh

Kinh doanh trên thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Tốc độ tiêu thụhàng hóa là một phần phụthuộc vào quy mô, số lượng đối thủcạnh tranh. Nhân tố này cóảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụsản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Ngoài ra tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn vào tỉ lệ thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

1.1.5.2. Nhân tốchủquan

Bao gồm những nhân tốthuộc vềdoanh nghiệp.

Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá phải có chất lượng cao vì khách hàng là "thượng đế", có quyền lựa chọn trong hàng trăm sản phẩm để mua một sản phẩm tốt nhất. Vì vậy chất lượng sản phẩm phải luôn đáp ứng nhu cầu, thịhiếu của khách hàng. Hàng hoá chất lượng tốt sẽtiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao. "Chỉ có chất lượng mới là lời quảng cáo tốt nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp"(ĐỗThịMinh Nhâm, 2013).

Giá cả sản phẩm

Giá cảlà biểu hiện bẳng tiền mà người bán dựtính có thểnhận được từ người mua. Việc dựtính giá cảchỉ được coi là hợp lí và đúng đắn khi đã xuất phát từgiá cả thị trường, đặc biệt là giá cả bình quân của một hàng hóa trên từng loại thị trường trong và ngoài nước trong từng thời kì kinh doanh.

Nếu giá cả được xác định một cách hợp lí và đúng đắn thì nó đem lại cho doanh nghiệp nhiều tác dụng to lớn. Đặc biệt là giá cả thực hiện chức năng gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên từng loại thị trường trong và ngoài nước. Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp và thị trường vì giá cả cao hay thấp có ảnh hưởng quyết định tới khối lượng sản phẩm tiêu thụvà lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được(ĐỗThị Minh Nhâm, 2013).

Phương thức thanh toán

Khách hàng có thểthanh toán cho doanh nghiệp bằng nhiều phương thức: Séc, tiền mặt, ngoại tệ,... Mỗi phương thức đều có mặt lợi và mặt hại của nó cho cảdoanh nghiệp và khách hàng. Vấn đềlà phải chọn được một phương thức thanh toán sao cho đôi bên cùng có lợi, sản phẩm của doanh nghiệp sẽtiêu thụ được nhiều hơn khi doanh nghiệp có những phương thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. Doanh nghiệp cần đơngiản hoá thủ tục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc tiêu thụsản phẩm(ĐỗThịMinh Nhâm, 2013).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Cơ cấu mặt hàng

Cơ cấu mặt hàng có ảnh hưởng tới tốc độtiêu thụhàng hóa của doanh nghiệp bởi vì nhu cầu tiêu dùng trên thị trường rất đa dạng, phong phú, như vậy để đáp ứng nhu cầu hơn nữa và tăng tốc độ tiêu thụ của doanh nghiệp cần có cơ cấu mặt hàng hợp lí, đủ chủng loại. Hơn nữa, một cơ cấu mặt hàng hợp lí sẽ dễ dàng đáp ứng sự thay đổi nhanh của nhu cầu thị trường và giảm rủi ro cho doanh nghiệp(ĐỗThịMinh Nhâm, 2013).

Các biện pháp quảng cáo

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trò rất lớn trong việcthúc đẩy tiêu thụsản phẩm hàng hóa. Quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ.

Do quảng cáo là rất tốn kém vì thế để đảm bảo quảng cáo có hiệu quả cần thuê công ty quảng cáo để soạn thảo chương trình quảng cáo, thuê chuyên gia phân tích, kích thích tiêu thụ để xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để tạo hình ảnh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể quảng cáo trên báo chí, truyền hình, truyền thanh dùng thử chào hàng,…để quảng cáo sản phẩm của mình cho phù hợp nhất.

Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp nhờ quảng cáo tốt đã tăng nhanh doanh số bán và có những doanh nghiệp chi rất nhiều tiền cho quảng cáo nhưng nội dung quảng cáo không hợp lí dẫn đến tình trạng người tiêu dùng không những không mua sản phẩm mà họ còn phản đối quyết liệt. Vì vậy khi xây dựng chương trình quảng cáo doanh nghiệp phải hết sức thận trọng để hoạt động quảng cáo thúc đẩy nhanh mức tiêu thụcủa doanh nghiệp(ĐỗThị Minh Nhâm, 2013).

Hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp

Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần có hệ thống phân phối sản phẩm, bao gồm các cửa hàng bán trực tiếp, đại lý hoặc cung cấp cho người bán lẻ.

Tất cảcác phần tửnằm trong guồng máy tiêu thụ sản phẩm sẽtạo nên một hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, với mạng lưới phân bố trên các địa bàn, các vùng thị trường doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Doanh nghiệp nếu như tổ chức được hệ thống phân phối sản phẩm hợp lí sẽ đem lại hiệu quảcao trong công tác tiệu thụsản phẩm, ngược lại sẽgây hậu quảxấu đến công tác tiêu thụ, sản phẩm bị ứ động sẽgây tổn thất cho doanh nghiệp.

Uy tính của doanh nghiệp

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo lập dần vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, uy tính của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tránh sự hoài nghi của khách hàng vềsản phẩm của doanh nghiệp.

Uy tính của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đếm hiệu quảcủa công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó được biểu hiện bằng sựtrung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Chiếm được lòng tin của khách hàng sẽgóp phần quan trọng để đẩy mạnh công tác tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp(ĐỗThịMinh Nhâm, 2013).

1.1.6. Một sốchỉ tiêu phản ánh kết quảvà hiệu quảtiêu thụsản phẩm

1.1.6.1. Một sốchỉtiêu phản ánh kết quảcông tác tiêu thụsản phẩm

Doanh thu tiêu thụ: Là tổng giá trị hàng hoá tiêu thụcủa doanh nghiệp bao gồm toàn bộgiá trịhàng hoá mà doanh nghiệp đã bán và thuđược tiền trong kỳbáo cáo.

Chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng được dùng để đánh giá quan hệ tài chính, xác định lãi lỗ, quan hệ kinh doanh, đồng thời đánh giá hiệu quảsửdụng vốn và xác định số vốn đã thu hồi. Chỉ tiêu này có tác dụng khuyến khích chẳng những ở khâu sản xuất tăng thêm số lượng và chất lượng mà cònởkhâu tiêu thụ.

Doanh thu tiêu thụ được tính theo công thức: DTTT =ΣQi *Pi (i=1,n). Trong đó:

DTTT: Doanh thu tiêu thụtrong kì

Pi: Giá bán đơn vịsản phẩm loại i trong kì Qi: Lượng bán sản phẩm loại i trong kì i: Loại sản phẩm sản xuất trong kì

n: Tổng sốloại sản phẩm sản xuất trong kì

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Doanh thu thuần vềtiêu thụ: Là số chênh lệch giữa tổng sốdoanh thu với các khoản giảm giá bán hàng (kểcảchiết khấu thương mại), doanh thu của sốhàng bán bị trảlại, thu lại, thuếtiêu thụ đặc biệt, thuếxuất khẩu.

Lợi nhuận kinh doanh: Là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư, hoặc hiệu quảkinh tếmà doanh nghiệp thu được từcác hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉtiêu được mô tảtheo công thức chung:

Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu kinh doanh–Chi phí kinh doanh

Lợi nhuân gộp: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, hay cònđược goi là lãi thương mại hay lợi tức gộp hoặc lãi gộp.

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần–Giá vốn hàng bán

Lợi nhuần thuần = Doanh thu thuần–Giá thành sản phẩm tiêu thụ

= Lãi gộp–Chi phí bán hàng và chi phí quản lí kinh doanh Lợi nhuận sau thuế = Lãi thuần – Thuế thu nhập doanh nghiệp (Các tác giả, ĐHKT Quốc Dân).

1.1.6.2. Một sốchỉtiêu phản ánh hiệu quảhoạt động tiêu thụsản phẩm

Khối lượng lượng sản phẩm tiêu thụ (quy đổi, từng loại) thực tế so với kế hoạch.

 Vềmặt hiện vật:

% Thực hiện kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm = (Số lượng tiêu thụ thực tế / Số lượng tiêu thụkếhoạch) * 100%

Chỉ tiêu này nói lên tình hình thực hiện tiêu thụvềmặt hàng nói chung vềmặt hiện vật.

 Vềmặt giá trị:

% Thực hiện kế hoạch tiêu thụ về doanh thu = (Doanh thu tiêu thụ thực tế / Doanh thu tiêu thụkếhoạch) * 100%

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Chỉ tiêu này cho biết tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng và nói chung vềgiá trị(Các tác giả, ĐHKT Quốc Dân).

1.2. Cơ sởthc tin

Theo Hiệp hội Nông Nghiệp hữu cơ Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ nước ta đang phát triển nhanh trong khoảng 5 năm trở lại đây. Hiện Việt Nam có khoảng 76.666 ha nông nghiệp hữu cơ (chiếm 0,28% diện tích đất nông nghiệp), đứng thứ7 Châu Á và thứ3 SEAN.

Hiện nay tiêu thụthực phẩm hữu cơ trên thếgiới đang ngày càng tăng cao, chỉ tính riêng trong năm 2017 mức tiêu thụcác mặt hàng nông sản hữu cơ trên thếgiới đã lên tới hơn 80 tỷ USD, rất nhiều nước trên thế giới có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam. Theo nhận định của GS. Võ Tòng Xuân, NNHC là xu hướng của thế giới, càng ngày nhu cầu về thực phẩm tốt cho sức khỏe, sạch là mối quan tâm của toàn cầu. Thị trường này còn mở rộng và vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội đầu tư.

Sản xuất lúa gạo hữu cơ đãvà đang gia tăng mạnh do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng lớn, dù giá thành rất cao so với các loại gạo bình thường khác (giá gạo hữu cơ hiện tại ở Việt Nam dao động từ 30 – 60 ngàn đồng/1kg tùy theo chất lượng thơm, ngon, dẻo khác nhau). Gạo hữu cơ trong tương lai sẽ là loại gạo được dùng phổbiến trong đời sống của người dân Việt Nam, nhất là vùng thành thị có mức sống cao hơn nhằm nâng cao và bảo vệ sức khỏe. Ở Việt Nam có hai công ty mạnh đầu tư vào sản xuất lúa gạo hữu cơ đó là công tyViễn Phú Oganic và công ty CỏMay Đồng Tháp.

Công ty Viễn Phú Oganic là một công ty đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm lúa gạo hữu cơ do Mỹvà EU cấp. Công ty nàyđược phép xuất khẩu gạo hữu cơ vào thị trường Mỹ.

Công ty Cỏ May Đồng Tháp hiện đang bán ra thị trường 3 loại gạo hữu cơ mang nhãn hiệu Nosa Vina. Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty đã đầu tư 5 triệu USD vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và chế biến đạt chuẩn HACCP ( lúa gạo hữu cơ chất lượng cao ).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Ngoài ra một số thương hiệu gạo hữu cơ có chứng nhận đang bán trên thị trường hiện nay như gạo Trung An, gạo hữu cơ nhãn hiệu riêng của Saigon Co.op, gạo Hoa Sữa, Gạo Eco, gạo Oganic.

Theo thống kê, Tập đoàn Quế Lâm đang sản xuất khoảng hơn 100 ha gạo sạch tại các tỉnh: Hà Tĩnh (30 ha – 200 tấn lúa/năm), Huế (50 ha – 300 tấn lúa/năm) và những mô hình trình diễn 2 ha tại Quảng Bình và Quảng Ngãi,...Do sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt, chất lượng sản phẩm cao nên giá gạo hữu cơ Quế Lâm thường cao gấp đôi sản phẩm gạo thông thường. Nhưng đó không phải là bối cảnh trong vấn đề người tiêu dùng quá sợ hãi vềvấn đề ATVSTP. Bằng chứng là một doanh nghiệp có tên Nuocmy.net đóng tại Hà Nội từng thử đưa loại gạo hữu cơ này sang Hội Việt kiều tại Mỹgiới thiệu.

Thực tế cho thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hữu cơ cả trong nước và trên thếgiới ngày càng nhiều. Vì vậy việc sản xuất lúa gạo hữu cơ là hướng phát triển tất yếu do nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó việc nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất và tổchức cho nông dân sản xuất lúa gạo hữu cơ quy mô lớnđược các nhà đầu tư quan tâm để đứng vững trên thị trường cạnh tranh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM

2.1. Tổng quan về công ty

2.1.1. Gii thiu chung vcông ty

Tên công ty: Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ QuếLâm Giấy phép kinh doanh: 3301541368–Ngày cấp: 24/01/2014

Địa chỉ: 101, Đường Phan Đình Phùng, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Điện thoại: 0906401288

Email: quelamnshc@gmail.com

Webside: www.gaohuucoquelam.com/quelamoganic.com 2.1.2. Quá trình hình thành và phát trin

CTCP Tập Đoàn Quế Lâm được thành lập vào tháng 11 năm 2001, có trụ sở chính tại khu Công nghiệp Tân Phú Trung, CủChi, TP. HCM.

Năm 2004, DNTN Quế Lâm chuyển đổi mô hình thành Công ty Tập Đoàn Quế Lâm hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất phân bón có nguồn gốc hữu cơ vi sinh vật và các sản phẩm phân bón có nguồn gốc hữu cơ. Công ty xây dựng chiến lược phát triển tổng thể và kế hoạch xây dựng thương hiệu để đưa Quế Lâm vươn xa thành một doanh nghiệp vững mạnh, tầm cỡ trong ngành sản xuất phân hữu cơ và chếphẩm phục vụnông nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Là 1 trong 12 thành viên của Tập Đoàn, Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm được thành lập vào năm 2014. Công ty đã thực hiện những định hướng chiến lược kinh doanh của mình bằng việc tham gia vào lĩnh vực sản xuất chế biến các sản phẩm nông sản hữu cơ phục vụ cho người tiêu dùng và đãđưa ra những hành động cụ thểcho từng giai đoạn phát triển cụthểtrong kinh doanh của mình. Từviệc sản xuất các sản phẩm phân bón Quế Lâm, đặc biệt là phân bón hữu cơ chất lượng cao phục vụcho nền nông nghiệp hữu cơ sạch của nước nhà, nay liên kết các đơn vịsản xuất từviệc đầu tư giống, quy trình chăm bón và các sản phẩm hữu cơ cao cấp QuếLâmđểtạo ra chuỗi giá trịnông sản chuyên sản xuất và cungứng các sản phẩm nông sản sạch có nguồn gốc hữu cơ như rượu hữu cơ, gạo hữu cơ, chè hữu cơ, các loại rau củ quảhữu cơ,…được người tiêu dùng quan tâm, tin dùng trên phạm vi cả nước.

Bảng 2.1: Lĩnh vực kinh doanh của công ty

STT Tên ngành

ngành

1 Bán buôn gạo 46310

2 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa); và động vật sống

4620

3 Bán buôn thực phẩm 4632

4 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663

5 Trồng lúa 01110

6 Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác 01120

7 Trồng cây lấy củ có chất bột 01130

8 Trồng cây có hạt chứa dầu 01170

9 Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh 0118

10 Hoạt động dịch vụ trồng trọt 01610

11 Hoạt động dịch vụ chăn nuôi 01620

12 Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch 01630

13 Xử lý hạt giống để nhân giống 01640

14 Xay xát và sản xuất bột thô 1061

Nguồn: Trang web của công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

2.1.3. Tổchức bộmáy quản lí của công ty a. Sơ đồ bộ máy quản lí

Ban giám đốc của công ty gồm: Một giám đốc và hai phó giám đốc phụtrách lĩnh vực đểgiúp việc cho giám đốc (Phó giám đốc phụtrách kỉ thuật và phó giám đốc phụtrách kinh doanh).

Nguồn: Phòng Tổchức–Hành chính Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc công ty: Giám đốc công ty có quyền điều hành cao nhất của công ty, được mọi người dưới quyền đang làm việc trong công ty chấp hành sựphân công sắp xếp, bố trí công tác của giám đốc. Giám đốc điều hành công ty thông qua phó giám đốc và trưởng phòng.

Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Giúp giám đốc công ty vềcác hoạt động trong lĩnh vực thị trường, như hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó xây dựng những chính sách, giải pháp phù hợp trong công tác tổchức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, xây dựng các chiến lược kinh doanh của công ty vềthị trường.

Giám đốc

P.GĐ Kĩ thuật P.GĐ Kinh Doanh

P.Kế toán tài chính

P.Tổ chức hành chính

P.Kinh doanh

P.Kiểm soát chất lượng P.Sản

xuất P.Công

nghệ kĩ thuật

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

Phó giám đốc phụ trách kỉ thuật: Giúp giám đốc công ty điều hành công tác nghiên cứu và đổi mới công nghệ sản xuất các sản phẩm nông sản và cải tiến những quy trình sản xuất trong công ty nhằm sử dụng các nguồn lực tối ưu. Trực tiếp điều hành bộ phận kĩ thuật của công ty, bảo đảm các thông số kĩ thuật theo quy định đã đăng kí đưa nguyên liệu vào sản xuất và trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Điều hành, quản lí công tác kĩ thuật, công nghệtại công ty. Tổchức xây dựng phong trào, tổng kết các sáng kiến, sáng chế. Xem xét thẩm định, đánh giá hiệu quả sáng chế, sáng tạo. Đề xuất mức độ khen thưởng. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo hoạt động của phòng tổ chức, hệthống an toàn về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, công tác đăng kiểm phương tiện phòng chóng cháy nổ, bảo lụt, thiên tai.

Phòng kế toán tài chính: Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong toàn công ty theo đúng chế độ quy định. Lập kế hoạch vốn cho các đơn vị trực thuộc hàng tháng, hàng quý. Phối hợp với phòng kinh doanh tổng hợp tình hình thực hiện các định mức kinh tếkỉ thuật của các đơn vịthành viên, kếhoạch giá thành sản phẩm, kế hoạch lợi nhuận để làm căn cứ xây dựng hợp đồng giao nhận giữa công ty và các đại lí bán hàng.

Phòng tổ chức hành chính: Theo dõi, quản lí tình hình tăng giảm lao động trong phạm vi toàn công ty. Là đầu mối thực hiện các công văn chỉ thị, quyết định của ban giám đốc đểtriển khai thực hiện các mặt công tác an ninh trật tự, an toàn lao động và phòng chóng cháy nổ trong toàn công ty. Ngoài ra còn thực hiện một số nhiệm vụkhác theo sựchỉ đạo của giám đốc công ty.

Phòng kỉ thuật, công nghệ: Kiểm tra việc chấp hành các mức kinh tế kĩ thuật đặc biệt là định mức vật tư phục vụcho sản xuất đối với các đơn vị thành viên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Thường xuyên thực hiện công tác lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các trung tâm đo lường chất lượng ở các tỉnh thành trong cả nước. Duy trì hệhệthống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.2000.

Phòng kinh doanh: Kiểm tra theo dõi tình hình tiêu thụ trong toàn công ty.

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm phát triển và mở rộng thị trường trên các tỉnh. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra công tác thị trường, công tác hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

(37)

thảo, quảng cáo, tuyên truyền tiêu thụsản phẩm. Tìm kiếm các đối tác đặc biệt là đối tác nước ngoài nhằm phục vụ cho công tác xuất khẩu sản phẩm của công ty ra thị trường nước ngoài trong tương lai.

2.1.4. Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất a. Đặc điểm sản phẩm

Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế lâm xác định tầm nhìn: “ Trong qúa trình phát triển luôn đặt yếu tốcông nghệ lên hàng đầu, đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp . Trong đó chú trọng phát triển công nghệ sinh học cũng như các công nghệ mới có tính thân thiện và bảo vệ môi trường để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp và cho cảcộng đồng, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, một môi trường trong lành, bền vững”.

Gạo hữu Quế Lâm được sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap với6 không

Trường Đại học Kinh tế Huế

(38)

- Không sửdụng thuốc diệt cỏ

- Không sửdụng thuốc trừsâu hóa chất - Không sửdụng phân bón hóa học - Không tẩy trắng hóa chất

- Không sửdụng chất bảo quản

- Không sửdụng tạp phẩmhương liệu

Tốt cho sức khỏe: Vì được canh tác theo phương thức canh tác của nông nghiệp hữu cơ nên dư lượng hóa chất độc hại có trong gạo hữu cơ ở ngưỡng cho phép, thậm chí bằng không. Chính vì thếgạo sạch, gạo hữu cơ luôn giàu dinh dưỡng, hàm lượng Vitamin và khoáng chất cao (sắt, kẽm,…), an toàn cho sức khỏe người sử dụng s

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đây là khâu đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị của doanh nghiệp, thông qua hoạt động nghiên cứu này mà doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, mong muốn

Điều kiện hiện tại đặt ra cho nhà quản trị của công ty chính là việc xem xét các ý kiến đánh giá của khách hàng về các yếu tố tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của

Sau khi tổng hợp, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê rang xay, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để tiếp tục nâng cao chất

Doanh nghiệp xác định địa điểm phù hợp để khai thác tức là có thể có một thị trƣờng tốt để khai thác và ngƣợc lại, địa điểm là một trong những tiêu thức đánh giá hiệu

Tồn tại đầu tiên của công ty cũng như các doanh nghiệp khi mới bắt đầu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh là công tác nghiên cứu thị trường làm chưa tốt,

- Yếu tố mức giá rẽ hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thì có 50 khách hàng tương ứng tỷ lệ 38,5% trong tổng số khách hàng được điều tra đánh

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, củng cố vị trí và thế lực

Được sự đồng ý của khoa Quản trị kinh doanh và cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Võ Thị Mai Hà cùng với việc nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản