• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Đạt Triết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Đạt Triết"

Copied!
75
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MỤC LỤC

LỜI CÁMƠN………..i

MỤC LỤC….………..

ii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

... v

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

... 1

1. Tính cấp thiết của đềtài

... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu

... 1

2.1 Mục tiêu chung

... 2

2.2 Mục tiêu cụthể

... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

... 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu

... 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu

... 2

4. Phương pháp nghiêncứu

... 3

4.1 Phương pháp thu thập thông tin

... 3

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích

... 3

4.3 Công cụxửlý sốliệu

... 3

5. Kết cấu của khóa luận

... 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

... 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀHIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

... 4

1.1 Lý luận chung vềhiệu quảvà phân tích hiệu quảkinh doanh

... 4

1.1.1 Khái niệm vềkết quảvà hiệu quảkinh doanh

... 4

1.1.1.1 Khái niệm vềkết quảkinh doanh

... 4

1.1.1.2 Khái niệm vềhiệu quảkinh doanh

... 4

1.1.2 Bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh

... 5

1.1.2.1 Bản chất của hiệu quảkinh doanh

... 5

1.1.3 Phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh

... 11

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

1.1.3.1 Khái niệm vềphân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh

... 11

1.1.3.2 Nội dung phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh

... 12

1.1.3.3 Ý nghĩa, vai trò của phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh

... 13

1.1.4 Các chỉtiêu phản ánh kết quảvà hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp

... 14

1.1.4.1 Các chỉtiêu phản ánh kết quảkinh doanh của doanh nghiệp

... 14

1.1.4.2 Các chỉtiêu phản ánh hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp

... 15

1.2 Một sốvấn đềthực tiễn vềnâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị văn phòng, trường học

... 20

1.2.1 Tình hình chung vềlĩnh vực cung cấp thiết bị văn phòng, trường họcở nước ta.

... 20

1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực bán lẻvà cung cấp các thiết bị văn phòng, trường họcởtỉnh Thừa Thiên Huế

... 20

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐẠT TRIẾT

... 22

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH MTV Đạt Triết

... 22

2.1.1 Thông tin chung về Công ty TNHH MTV Đạt Triết

... 22

2.1.2 Lịch sửhình thành và phát triển của Công ty

... 22

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụcủa Công ty

... 23

2.1.4 Cơ cấu tổchức, bộmáy quản lý của Công ty TNHH MTV Đạt Triết

... 24

2.1.5 Tình hình laođộng của Công ty

... 25

2.1.6 Tình hình tài chính của Công ty

... 27

2.2 Phân tích kết quảvà hiệu quảhoạt động kinh doanh của Công ty

... 31

2.2.1 Tình hình kết quảhoạtđộng kinh doanh

... 31

2.2.1.1 Tình hình doanh thu

... 33

2.2.1.2 Tình hình chi phí

... 38

2.2.1.3 Tình hình lợi nhuận

... 41

2.2.2 Hiệu quảhoạt động kinh doanh của Công ty

... 43

2.2.2.1 Hiệu quảsửdụng vốn

... 43

2.2.2.2 Hiệu quảsửdụng chi phí

... 51

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

2.2.2.3 Hiệu quảsửdụng lao động

... 53

2.2.2.4 Sức sinh lời của Công ty

... 57

2.2.2.5 Khả năng thanh toán của Công ty

... 59

2.3 Đánh giá chung vềhiệu quảhoạt động kinh doanh của Công ty

... 61

2.3.1 Những mặt tích cực

... 61

2.3.2 Những tồn tại và hạn chế

... 62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐẠT TRIẾT

... 63

3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới

... 63

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty

... 63

3.1.2 Mục tiêu

... 63

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quảkinh doanh của Công ty TNHH MTV Đạt Triết

... 64

3.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quảsửdụng vốn

... 64

3.3.2 Nâng cao hiệu quảsửdụng chi phí

... 65

3.3.3 Nâng cao hiệu quảsửdụng lao động

... 65

3.3.4 Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán và tăng cường quản lý hàng tồn kho

.. 66

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

... 68

1. Kết luận

... 68

2. Kiến nghị

... 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

... 70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Giải thích

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

ROA Lợi nhuận trên tài sản

ROE Lợi nhuận trên vốn chủsở hữu

ROS Lợi nhuận trên doanh thu

HQKD Hiệu quảkinh doanh

VCĐ Vốn cố định

VLĐ Vốn lưu động

KPT Khoản phải thu

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Tình hình laođộng của Công tyqua 3 năm2015–2017

... 26

Bảng 2: Tình hình tài chính của Công tyqua 3 năm2015–2017

... 28

Bảng 3: Kết quảhoạt động kinh doanh của Công tyqua 3 năm2015–2017

... 32

Bảng 4: Tình hình doanh thu theođối tượng khách hàng của Công tyqua 3 năm2015– 2017

... 34

Bảng 5: Tình hình doanh thu của Công tyqua 3 năm2015–2017

... 37

Bảng 6: Tình hình chi phí của Công tyqua 3 năm2015–2017

... 39

Bảng 7: Tình hình lợi nhuận của Công tyqua 3 năm2015–2017

... 42

Bảng 8: Hiệu quảsửdụng vốn cố định của Công tyqua 3 năm2015–2017

... 45

Bảng 9: Hiệu quảsửdụng vốn lưu động của Công tyqua 3 năm2015–2017

... 48

Bảng 10: Hiệu quảsửdụng chi phí của Công tyqua 3 năm2015–2017

... 52

Bảng 11: Hiệu quảsửdụng lao động của Công ty qua 3 năm2015–2017

... 54

Bảng 12: Sức sinh lời của Công tyqua 3 năm2015–2017

... 57

Bảng 13: Khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm2015–2017

... 60

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đềtài

Nền kinh tếViệt Nam là nền kinh tếthị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa, với xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay làm cho môi trường kinh doanh luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để hòa nhập, phát triển và có thể trụ vững buộc các doanh nghiệp phải luôn nổlực và không ngừng phấn đấu, nâng cao uy tín của doanh nghiệp mìnhtrên thương trường,...

Hoạt động kinh doanhđạt kết quảcao, là vấn đề quan tâm hàng đầu và là mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp. Doanh thu tăng kết hợp quá trình quản lý chi phí, chính sách hợp lý sẽ đem đến nguồn lợi nhuận cao,khi đó doanh nghiệp có thểchi trả, trang trải và mởrộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Việc phân tích đánh giá thường xuyên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá mọi diễn biến, kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời biết được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của các nhân tố đểcó những đối sách, chiến lược linh hoạt và đúng đắn. Tận dụng các yếu tốthuận lợi bên ngoài kết hợp những mặt mạnh trong nội bộdoanh nghiệp để phát huy tối đa tiềm lực và hiệu quảhoạt động kinh doanh, cùng với đó là hạn chếvà khắc phục những yếu kém còn tồn tại. Bên cạnh những thuận lợi luôn tồn tại những khó khăn, thách thức từ bên ngoài, việc phân tích đánh giá thường xuyên có thể giúp doanh nghiệp nhìn nhận, có các biện pháp tối giảm nhất vào những điểm yếu, những mặt còn thiếu của doanh nghiệp, tận dụng các thế mạnh sẵncó đểhạn chếbớt những rủi ro khó khăn mà môi trường bên ngoài đem lại.

Kinh tế, đời sống phát triển hiện đại; giáo dục ngày càng được chú trọng là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực cung cấp thiết bị văn phòng, trường học. Do đó ngày càng nhiều các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh lĩnh vực này dẫn đến sức cạnh tranh của ngành càng trở nên gay gắt. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽlà công tác quan trọng giúp ích cho doanh nghiệp. Thông qua các chỉtiêu phản ánh kết quả và hiệu quả có thể đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ nhất hoạt động kinh doanh đểtừ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quảkinh tế của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

Công ty TNHH MTV Đạt Triết là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp thiết bị văn phòng, trường học tại địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là một trong những tỉnh có nền giáo dục phát triển nhất nước ta, các trường từmẫu giáo đến đại học được đầu tư và xây dựng khang trang, là điều kiện thuận lợi đểphát triển và nâng cao hiệu quảkinh doanh. Cũng chính vì vậy mà môi trường kinh doanh nơi đây có sức cạnh tranh cao, khi các nhà đầu tư đều nhận thấy tiềm năng để phát triển và tiến hành hoạt động kinh doanh lĩnh vực này. Do đó, doanh nghiệp cần phải thể hiện được năng lực của mình, đồng thời cần phải có những thay đổi, điều chỉnh nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là công tác quan trọng không thể thiếu được, có thể đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ đủ nhất hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đềra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Đạt Triết”.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình thực trạngđề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Đạt Triết.

2.2 Mục tiêu cụthể

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doang nghiệp.

Phântích, đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Đạt Triết trong những năm vừa qua.

Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công tyTNHH MTV Đạt Triết trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Đạt Triết.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về thực trạng kết quả và hiệu quả hoạt động

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

kinh doanh của Công ty TNHH MTV Đạt Triết thông qua các chỉtiêu phù hợp, trên cơ sở đó đềxuất các giải pháp kinh doanh của Công ty.

Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH MTV Đạt Triết.

Phạm vi về thời gian: Đềtài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp, thu thập thông tin liên quan đến quá trình hình thành và phát triển, quá trình hoạt động của công ty, các sốliệu từbáo cáo hoạt động kinh doanh (bảng cân đối kếtoán, bảng báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, …) của công ty trong giai đoạn 2015 –2017. Các giải pháp đềxuất áp dụng cho giai đoạn từ nay đến năm 2022.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1Phương pháp thu thập thông tin

Sốliệu thứcấp được thu thập từbáo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty TNHHMTV Đạt Triết giai đoạn 2015 – 2017. Ngoài ra, thông tin được thu thập qua nguồn thông tin từ báo chí, internet, sách, giáo trình, luận văn và một sốkhóa luậnliên quan đến vấn đềnghiên cứu.

4.2Phương pháp tổng hợp và phân tích

Phương pháp thống kê: Tập hợp các sốliệu và thông tin đã thu thập được, chọn lọc và thống kê những thông tin cần thiết.

Phương pháp so sánh: So sánh số liệu qua các năm để thấy được quy mô doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

4.3 Công cụxửlý sốliệu

Sốliệu và các bảng sốliệu sửdụng trong bài được tổng hợp và xửlý bằng phần mềm Microsofl Excel, từ nguồn dữ liệu thứ cấp, nguồn thống kê thu thập được tại Công ty.

5. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần Đặt vấn đề, Kết luận và kiến nghị, nội dung chính của khóa luận được thiết kếgồmcó 3 chương:

Chương 1:Tổng quan vềhiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Một Thành Viên Đạt Triết

Chương 3: Giải pháp nâng cao kết quảhoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Một Thành Viên Đạt Triết

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Lý luận chung vềhiệu quảvà phân tích hiệu quảkinh doanh 1.1.1 Khái niệm vềkết quảvà hiệu quảkinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm vềkết quảkinh doanh

Kết quảkinh doanh là phầnthu nhập còn lại sau khi trừ đi tất cảcác chi phí. Kết quả kinh doanh là mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào quy mô và chất lượngcủa quá trình hoạt độngkinh doanh.

Xác địnhkết quả kinh doanh là so sánh chi phí bỏra và thu nhập đạt được trong cảquá trình kinh doanh. Nếuthu nhậplớn hơnchi phí thì kếtquảlà lãi,ngượclạilà lỗ.

Việc xácđịnhkếtquảkinh doanh thường đượctiến hành vào cuối kỳhạch toán tháng, quý hay nămtuỳ thuộcvào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

Có thểhiểu kết quảcủa hoạt động KD là những gì doanh nghiệpđãđạt được sau một quá trình hoạt động mà họ đã bỏ sức, tiền, của vào. Kết quả đạt được hay không đạt được nó phản ánh đến hiệu quảKD của doanh nghiệp, mục tiêu của doanh nghiệp đề ra chính là kết quảhọcần đạt được. Kết quả đạt được có thểlà kết quả của cân đo đong đếm được như sốsản phẩm tiêu thụ mỗi loại, khối lượng sản xuất ra, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần,… Và cũng có thểlà những đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của hãng, chất lượng sản phẩm.

1.1.1.2 Khái niệm vềhiệu quảkinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề được các nhà kinh tế và quản lý kinh tế rất quan tâm. Mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳdoanh nghiệp nào cũng đều hướng tới mục tiêu hiệu quả.

Có nhiều khái niệm, ý kiến khác nhau về thuật ngữ hiệu quả kinh doanh xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau về vấn đề hiệu quả kinh doanh và sự hình thành phát triển của nghành quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, người ta có thểchia các quan điểm thành các nhóm cơ bản sau đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

 Nhóm thứ nhất cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụhàng hóa.

 Nhóm thứ hai cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của kết quảvà phần tăng thêm của chi phí.

 Nhóm thứba cho rằng: Hiệu quảkinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.

 Nhóm thứ tư cho rằng: Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệ giữa sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó, đồng thời phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất.

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vềmặt định tính là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lí của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh chỉ có được khi kết quả cao hơn chi phí bỏ ra.

Mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

Hiệu quả kinh doanh về mặt định lượng là biểu thị mối tương quan giữa kết quả mà doanh nghiệp đạt được với các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được kết quả đó và mối quan hệgiữa sựvận động của kết quảvới sựvận động của chi phí tạo ra kết quả đó trong những điều kiện nhất định.

Cả hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau.

Hiệu quảcó thể được mô tảtheo công thức:

- Dạng hiệu số(hiệu quảtuyệt đối)

Hiệu quảkinh doanh = Kết quả đầu ra– Chi phí đầu vào - Dạng phân số(hiệu quả tương đối)

Hiệu quảkinh doanh = Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào

1.1.2 Bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh 1.1.2.1 Bản chất của hiệu quảkinh doanh

Hiệu quả HĐKD sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả và chi phí để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Chi phí đầu vào càng nhỏ, đầu ra càng lớn, chất lượng thì chứng tỏ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

hiệu quả kinh tế cao. Cả hai chỉ tiêu kết quảvà chi phí có thể được đo bằng thước đo hiện vật và thước đo giá trị.

Thực chất của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp là nâng cao hiệu quảsử dụng các nguồn lực vào việc sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí nguồn lực để đạt được mục đích sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp cần chú trọng vào các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sẵn có và tiết kiệm chi phí. Do vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả HĐKD là đạt được kết quảtối đa với chi phí tối thiểu

Hiệu quảsản xuất kinh doanh cũng là phạm trù phản ánh vềtrìnhđộ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quảcao những nhiệm vụ kinh tế- xã hội đặt ra với chi phí thấp nhất. Như vậy hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quảkinh tế –xã hội có mối quan hệ tác độngảnh hưởng lẫn nhau, vì vậy hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp cần được phân tích, đánh giá một cách toàn diện, cảvềmặt định tính lẫn mặt định lượng, cảvềkhông gian và thời gian:

- Xét về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở những nỗ lực đóng góp của doanh nghiệp vào sựnghiệp phát triển kinh tế.

- Xét vể mặt định lượng,hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp là đại lượng biểu diễn mối tương quan giữa kếtquả thu được trong hoạt động kinh doanh với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Đại lượng này được cụ thể hoá thành một hệ thống các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận…

- Xét về mặt thời gian, hiệu quả kinh doanh được tính vào một thời điểm nhất định, thông thường vào cuối mỗi chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ là lợi ích trước mắt mà còn là lợi ích lâu dài. Doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài nếu hoạt động chỉ vì mục tiêu lợi nhuận, mà không xem xét tới lợi ích của ngườitiêu dùng, của nhà cung ứng, các trung gian thương mại tham gia vào kênh phân phối…

- Xét về mặt không gian, hiệu quả kinh doanh được thể hiện ở vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, mức độ bao phủ thị trường của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịuảnh hưởng của nhiều nhân tố. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn trực diện với những gì đang xảy ra xung quanh. Từ đó thấy được những mặt tích cực hay tiêu cực của các nhân tố ảnh hưởng đểxây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tận dụng những thuận lợi và có những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn để nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh

Nhân tốbên trong doanh nghiệp

Bộmáy tổchức bên trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổng thể, hoạt động theo cơ chế riêng và có cơ cấu tổ chức là sựsắp xếp các phòng ban, các chức vụtrong doanh nghiệp, sựsắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thếmạnh của từng bộphận và của từng cá nhân được phát huy tối đa thì hiệu quả công việc là lớn nhất. Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ máy quản trị hợp lý, khoa học phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, có sựphân công, phân nhiệm cụthểgiữa các thành viên trong bộmáy quản trị, sẽ đảm bảo cho công việc được hoàn thành một cách nhanh chóng, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao cũng như giúp cho ban lãnh đạo dễquản lý, nắm bắt tình hình doanh nghiệp.

Vốn

Vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không có một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh mà không có khả năng về vốn hay vốn quá ít so với ngành nghềkinh doanh. Khả năng về vốn của doanh nghiệp càng mạnh và ổn định thì việc kinh doanh sẽ diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Doanh nghiệp sẽ kịp thời gia tăng chất lượng hoạt động, cũng như thực hiện các chính sách nhằm phát triển, mở rộng doanh nghiệp. Ngoài ra nhờ vào nguồn vốnổn định, doanh nghiệp có thể đầu tư đểgia tăng, kiếm lợi nhuận khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Lao động

Con người là nhân tố hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Muốn thành công, thực hiện tốt mọi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần có đội ngũ lao động trìnhđộ chuyên môn, năng động sáng tạo trong công việc. Lao động có tay nghề cao sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng năng suất, lợi thế cạnh tranh và đem lại hiệu quảhoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Vì vậy, lao động là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sản phẩm

Sản phẩm là yếu tố đầu tiên để thu hút khách hàng. Doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều khách hàng nếu như sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm là yếu tốsống còn của mỗi doanh nghiệp, là công cụcạnh tranh quan trọng giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Muốn tạo uy tín, lòng tin của khách hàng thì chất lượng sản phẩm phải đảm bảo, từ đó góp phần tạo nên danh tiếng của doanh nghiệp. Trái lại khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm kém chất lượng thì khách hàng sẽchuyển qua dùng sản phẩm của doanh nghiệp khác.

Nhân tốbên ngoài doanh nghiệp Nhân tốvĩ mô

Môi trường chính trị, pháp luật

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị – pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế được xác định là một trong những tiền đề quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh, chi phí, mức độ thuế của doanh nghiệp,… Doanh nghiệp cần có thông tin thường xuyên vềchính trị - pháp luật nhằm nắm bắt cơ hội hoặc ngăn chặn, hạn chế nguy cơ từyếu tốnày.

Môi trường văn hóa –xã hội

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa, những giá trị sống tinh thần của mỗi dân tộc, mỗi đất nước, các yếu tố xã hội đặc trưng. Những yếu tố này làđặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm, vì vậy cần nghiên cứu kỹ thị trường để tránh khỏi những phản ứng tiêu cực của người dân do xâm hại tới giá trị truyền thống;các nhà quản trị sẽ tránh được những tổn thất không hay làm giảm uy tín của doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế

Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định tiến hành các chính sách, chiến lược hay đầu tư vào các ngành, các khu vực để gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tất cả thông tin, số liệu về kinh tế đều rất có ích cho việc đánh giá ngành kinh doanh và môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các thông tin kinh tế mà doanh nghiệp cần xem xét, dự báo các tác động của chúng như thế nào tới doanh nghiệp như là: Tình trạng của nền kinh tế: bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình, sự tăng giảm lãi suất suất, lạm phát, triểnvọng kinh tế trong tương lai, tốc độ tăng trưởng, mức gia tăngGDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư…

Môi trường khoa học –công nghệ

Với sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trên thế giới, nhiều công nghệ mới ra đời tạo ra những cơ hội cũng như nguy cơ đối với các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp; ảnh hưởng tới trìnhđộ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức làảnh hưởng tới hiệu quả HĐKD củadoanh nghiệp.

Môi trường tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí,... Việc sử dụng lãng phí các tài nguyên thiên nhiên khiến chodoanh nghiệp phải thay đổicác quyết định và các biện pháp thực hiện các quyết định đó. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ

Thị trường

Nhân tố hết sức quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đều chú trọng đến đó là thị trường. Thị trường là yếu tố quyết định đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Thị trườngcàng lớn thì doanh thu tiêu thụ càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao.

Nghiên cứu thị trường thì sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận một cách tổng quát về lĩnh vực mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh và dự đoán khả năng thành công của doanh nghiệp. Việc xác định, tìm hiểu thị trường là một việc cực kì quan trọng, ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm sao cho được nhiều nhất, có hiệu quả cao nhất. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất, nó có ý nghĩa sống còn đối vớidoanh nghiệp.

Nhân tốvi mô

Khách hàng

Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng tới khách hàng, có khách hàng mới có tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng là yếu tố được các doanh nghiệp quan tâm. Muốn họ tin dùng sản phẩm thì doanh nghiệp phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, nắm bắt được tâm lý thị hiếu củangười tiêu dùng để có thểkịp thời đưa ra các sản phẩm với các mẫu mã, chủng loại, đặc tính phù hợp với người tiêu dùng.

Nhà cungứng

Nhà cungứng là người phân phối, cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Họcó thể gây áp lực và chiếm ưu thế so với doanh nghiệp khi nhà cung ứng ít, đầu vào khan hiếm,… Vì vậy muốn phát triển bền vững, thu được lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp phải tìmđược nhà cungứng các sản phẩm dịch vụ với giá thấp nhưng đảm bảo vềchất lượng sản phẩm và yêu cầu nguồn hàng phảithường xuyênổn định để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt là doanh nghiệp nên thỏa thuận chắc chắn vs nhà cung ứng rằng mức giá ổn định, không thay đổi quá đột ngột và giá quá cao khi không có lí do chính đánh, rõ ràng.

Đối thủcạnh tranh

Trong mọi lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đều có những đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một điều tất yếu, đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì sức cạnh tranh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

của ngành doanh nghiệp đang kinh doanhcàng có tiềm lực.

Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp,ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụsản phẩm… do vậyảnh hưởng tới hiệu quảcủa mỗi doanh nghiệp.

Doanh nghiệp muốn cạnh tranh được với các đối thủkhác thì trước hết phải tìm hiểu kỹ đối thủ cạnh tranh của mình, họ có những điểm mạnh, điểm yếu gì để có những chiến lược, giải pháp kinh doanh phù hợp. Đồng thời thông qua quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ nhận ra được các điểm yếu, những hạn chế của doanh nghiệp để kịp thời khắc phục cũng như học hỏi, rút được nhiều kinh nghiệm trên thương trường.

1.1.3 Phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh

1.1.3.1 Khái niệm vềphân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh

Kinh doanh (tiếng Anh: Business) là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đích đạtlợi nhuậnqua một loạt các hoạt động như: Quản trị, Tiếp thị, Tài chính, Kế toán, Sản xuất, Bán hàng. Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người.

Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất.

Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh nhưtập đoàn, công tynhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân như sản xuất – buôn bán nhỏ kiểu hộ gia đình. Để đánh giá các hoạt động kinh doanh, người ta có nhiều chỉ tiêu khác nhau như doanh thu,tăng trưởng, lợi nhuận biên, lợi nhuận ròng,...

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu tất cảcác hiện tượng, sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin, số liệu, xử lí phân tích các thông tin sốliệu, tìm nguyên nhânđến việc đề ra các định hướng hoạt động và các giải pháp đểthực hiện các định hướng đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ cho ta biết việc kinh doanh của doanh nghiệp đang ởtrình độnào mà nó còn là cơ sở đểcác nhà quản trịxem xét, đánh giá và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tìm ra nguyên nhân gây ra ảnh hưởng đó. Các nhà quản trị sẽ có các biện pháp thích hợp nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí, giúp doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quảcao.

Trong HĐKD, dù ở bất kỳdoanh nghiệp nào cũng không thể sửdụng hết những tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp, đó chính là những khả năng tiềmẩn mà thông qua phân tích hiệu quả HĐKD các nhà quản lý mới tìm thấy và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Phân tích hiệu quả HĐKD là công cụ nhận thức để cải thiện các hoạt động trong doanh nghiệp một cách tựgiác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụthểvà yêu cầu của các quy luật khác quan, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Thực chất, phân tích hiệu quả HĐKD là việc đi sâu nghiên cứu theo yêu cầu của hoạt động quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế bằng phương pháp phân tích thích hợp, so sánh số liệu và phân giải mối liên hệ nhằm làm rõ chất lượng HĐKD và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD.

1.1.3.2 Nội dung phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh

Phân tích HĐKD phải phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nội dung chủ yếu của phân tích hiệu quả HĐKD là:

Thông qua các chỉtiêu kinh tế đánh giá quá trình hướng đến kết quả HĐKD dưới tác động của các yếu tố ảnh hưởng.

Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau đểphản ánh được tính đa dạng của nội dung phân tích.

Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh. Đánh giá một cách tổng quát tình hình thực hiện kếhoạch vềvật tư, lao động, tiền vốn.

Cần xác định các đặc trưng về mặt lượng của các giai đoạn, các quá trình kinh doanh nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sựbiến động của các quá trình kinh doanh.

Phân tích các nhân tốphụthuộc vào mối quan hệcụthểcủa nhân tố với chỉ tiêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

phân tích. Chỉ tiêu và các nhân tố có thể chuyển hóa cho nhau tùy theo mục tiêu của phân tích.

1.1.3.3 Ý nghĩa,vai trò của phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh

Phân tích hiệu quả HĐKD chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu mang tính chiến lược lâu dài, thúc đẩy tiến bộkhoa học, công nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Phân tích hiệu quả HĐKD giúp doanh nghiệp tự đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thếnào, những mục tiêu kinh tế được thực hiện đến đâu từ đó tìm ra những biện pháp đểtận dụng một cách triệt để thếmạnh của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là phân tích hiệu quả HĐKD không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳkinh doanh mà còn khởi đầu một chu kỳkinh doanh tiếp theo. Kết quả phân tích của thời gian kinh doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển và phương án kinh doanh có hiệu quả, nhằm hạn chếrủi ro bất định trong kinh doanh.

Phân tích hiệu quả HĐKD nhằm phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệpqua đónâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường, giúp doanh nghiệpcó cơ hội thu lợi nhuận cao nhằm đạt được mục tiêu.

Phân tích hiệu quả HĐKD không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với những ai quan tâm đến doanh nghiệpđặc biệt là nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp,…

Phân tích hiệu quả kinh doanh còn hữu ích trong việc lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của DN. Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp phát huy được những ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong quá trình sản xuất, đề ra các giải pháp nhằm khai thác mọi tiềm năng để phân tích, nâng cao hiệu quả HĐKD, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

1.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quảkinh doanh của doanh nghiệp

Doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kinh doanh thu phát sinh từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động không thường xuyên khác của doanh nghiệp.

TR =∑P * Q Trong đó: TR: Doanh thu

P: Giá sản phẩm Q: Số lượng sản phẩm

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng số tiền thu được hoặc sẽ thu được từcác giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụcho khách hàng bao gồm cảcác khoản phụthu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) trong một hoặc nhiều kỳkinh doanhnhư: dịch vụvận tải, dịch vụgia công, cho thuê tài sản cố định,…

Doanh thu thuần là toàn bộsốtiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụsau khi trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu hàng hóa, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trảlại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuếxuất khẩu) và được khách hàng chấp nhận thanh toán.

Doanh thu hoạt động tài chính phản ánh các khoản doanh thu phát sinh từ hoạt động tài chính như: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và hoạt động tài chính tài chính khác của doanh nghiệp.

Thu nhập khác phản ánh các khoản thu nhập, doanh thu ngoài hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản được ngân sách Nhà nước hoàn lại,…

Chi phí

Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

TC = FC + VC Trong đó: TC: Tổng chi phí

FC: Chi phí cố định VC: Chi phí biến đổi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Giá vốn hàng bán là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành và tiêu thụmột loại sản phẩm nhất định.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí dụng cụ, quảng cáo,…

Chi phí tài chính phản ánh những khoản chi phí mà doanh nghiệp cần phải chi trả. Hoạt động này liên quan đến việc đầu tư, cho vay vốn, góp vốn, chi phí liên kết, lãi, lỗvà các giao dịch mua bán chứng khoán.

Chi phí khác là những chi phí như chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;

tiền phạt phải trảdo vi phạm các hợp đồng kinh tế, phạt hành chính mà doanh nghiệp phải chịu,…

Lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là sốchênh lệch giữa các khoản doanh thu thu được so với các khoản chi phí bỏra.

Π = TR- TC

Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụtừcác hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính là phần chênh lệch giữa thu và chi trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp

thu được ngoài hoạt động kinh doanh, mang tính chất không thường xuyên hay nói cách khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từcác hoạt động khác của doanh nghiệp

1.1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp

Các chỉtiêu phản ánh hiệu quảsửdụng vốn - Hiệu quảsửdụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay bao nhiêu đồng giá trịtổng sản lượng. Chỉtiêu này càng cao thì càng tốt.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Tổng doanh thu VCĐ bình quân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Trong đó:Vốn cố định = Nguyên giá–Khấu hao lũy kế (=Tài sản cố định) Mức đảm nhiệm vốn cố định là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần phải bỏ bao nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này càng thấp thì thì chứng tỏdoanh nghiệp sử dụng VCĐ càng hiệu quảvàngược lại.

Mức đảm nhiệm VCĐ = VCĐ bình quân Tổng doanh thu

Mức doanh lợi vốn cố định (tỷ suất lợi nhuận VCĐ) phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, nó thể hiện một đồng vốn cố định bỏ vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lời của vốn cố định càng cao thì hiệu quả sử dụngvốn cố định càng cao và ngược lại.

Mứcdoanh lợi VCĐ = Lợi nhuận sau thuế VCĐ bình quân - Hiệu quảsửdụng vốn lưu động

Số vòng quay VLĐ phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kỳ kình doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Qua đó cho biết một đồng lưu động bỏ vào hoạt động kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số này tăng so với những kỳ trước thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả hơn.

Sốvòng quay VLĐ =

Tổng doanh thu VLĐ bình quân

Trong đó: Vốn lưu động =Tài sản ngắn hạn –Nợ ngắn hạn

Mức đảm nhiệm VLĐ cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần bỏ ra bao nhiêu đơn vị vốn lưu động. Hệ số này càng thấp thì cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả, số vốn lưu động tiết kiệm càng lớn.

Mức đảm nhiệm VLĐ = VLĐ bình quân Tổng doanhthu

Mức doanh lợi VLĐ phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động, nó cho biết cứ một đơn vị vốn lưu động tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.Chỉ tiêu này càng lớnthì càng tốt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Mức doanh lợi VLĐ = Lợi nhuận sau thuế VLĐ Bình quân

Vòng quay các khoản phải thu cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này tạo ra sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, làm giảmsự chủ động của doanh nghiệp và có thểdoanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn. Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Bình quân các KPT

Vòng quay hàng tồn kho cho biết khả năng quản trị hàng tồn kho như thế nào, vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số này lớn cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh, tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và hàng tồn kho không bị ứ động, ngược lạinếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấpcho thấy hàng hóa của doanh nghiệp bị ứ động, là dấu hiệu tiêu cực cho thấy nguồn vốn không lưu chuyển. Tuy nhiên cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Bình quân hàng tồn kho

Các chỉ tiêu phản ánhhiệu quả sử dụng chi phí

Hiệu suất sửdụng chi phí cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳtạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao khi tổng chi phí thấp, do vậy nó có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chi phí để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Hiệu suất sửdụng chi phí = Doanh thu thuần Tổng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận chi phí cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷsuất lợi nhuận chi phí = Lợi nhuận Tổng chi phí

Các chỉtiêu phản ánh hiệu quảsửdụng lao động

Năng suất lao động (hay sức sản xuất của lao động) phản ánh khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu của một lao động tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh, nó phản ánh sức sản xuất của lao động nên chỉtiêu này càng lớn càng tốt.

Năng suất lao động = Tổng doanh thu Tổng số lao động

Lợi nhuận bình quân 1 LĐ cho biết một lao động tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh có thể mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì sức sinh lời trên một đơn vị lao động càng lớn, góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận bình quân 1 LĐ =

Lợi nhuận sau thuế Tổng lao động

Doanh thu trên Cp tiền lươngphản ánh một đơn vịtiền lương sẽtạo ra bao nhiêu đơn vịdoanh thu trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Doanh thu/ Cp tiền lương = Tổng doanh thu Chi phí tiền lương

Lợi nhuận sau thuế trên Cp tiền lươngcho biết một đồng chi phí tiền lương trảcho người lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận sau thuế/ Cp tiền lương = Lợi nhuận sau thuế Chi phí tiền lương

Các chỉtiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Tỷsuất lợi nhuận doanh thu (ROS) cho biết trong một đồng doanh thu thu được cóbao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

thu, giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.

ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Sức sinh lời của tài sản ( ROA) cho biết cứ một đơn vị tài sản đầu tư vào hoạt động kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quảsửdụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

ROA =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Sức sinh lời của VCSH ( ROE) cho biết cứmột đơn vịvốn chủsởhữu tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh trong kỳsẽtạo ra được bao nhiêu đơn vịlợi nhuận. Chỉtiêu này càng lớn thì hiệu quảsửdụng vốn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủsởhữu

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp

Khả năng thanh toán hiện thời phản ánh khả năng của doanh nghiệp, đáp ứng các nghĩa vụtài chính ngắn hạn, dùng các tài sản ngắn hạn đểchi trảcho các khoản nợngắn hạn của mình. Chỉsốnày càng thấp ám chỉdoanh nghiệp sẽgặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụcủa mình. Chỉsốnày càng cao cho biết doanh nghiệp càng có nhiều khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.. Tuy nhiên một chỉ sốthanh toán hiện thời quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, chỉsốnàyởmức 2-3 được xem là tốt.

Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanhchỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào đểtính toán. Chỉtiêu này cho biết liệu doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để chi trảcho các khoản nợngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không, vì hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác khi cần tiền đểtrảnợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng hoàn trảcác khoản nợngắn hạn một cách nhanh chóng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn–Hàng tồn kho) Nợngắn hạn

1.2 Một số vấn đề thực tiễn về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị văn phòng, trường học

1.2.1 Tình hình chung vềlĩnh vực cung cấp thiết bị văn phòng, trường họcở nước ta.

Trong những năm gần đây, đất nước ta đã ngày càng phát triển trên hầu hết các lĩnh vực. Đặc biệt là đối với thời kỳ đổi mới, phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nền kinh tế có nhiều biến đổi. Tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm nông nghiệp tăng dần công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ phần trăm các ngành đóng góp vào tổng GDP (ước tính 2015): Nông nghiệp chiếm 17.4%, Công nghiệp chiếm 38.8%,Dịch vụchiếm 43.7%

Sau 10 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, phát huy đến mức cao nhất nguồn lực con người được coi là nhân tố quyết định, trong đó giáo dục – đào tạo là quan trọng nhất.

Nhiều trường học được xây dựng trên khắp cả nước với yêu cầu chất lượng cao. Nhận biết được nhu cầu hiện nay, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ càng nhiều, trong đó có ngành bán lẻ và cung cấp thiết bị trường học văn phòngđược các nhà đầu tư lựa chọn.

Giáo dục là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, là nền tảng cho sựphát triển của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, chính phủ nước ta luôn ưu tiên phát triển giáo dục, và tạo mọi điều kiện cho giáo dục được phát triển một cách tốt nhất, các học sinh được học trong một môi trường tốt, có đầy đủtrang thiết bị đồdùng phục vụ cho quá trình học tập. Đây cũng chính là lý do để cho ngành cung cấp các thiết bịvề văn phòng trường học khá phát triểnở nước ta.

1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực bán lẻ và cung cấp các thiết bị văn phòng, trường họcởtỉnh Thừa Thiên Huế

Với mục tiêu tổng quát trong “Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Thừa Thiên Huế định hướng đến năm 2020” là Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng đáng là trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và chất lượng cao của miền Trung và cả nước. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, gắn giáo dục -đào tạo với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, khu vực và cả nước phát triển tổng thể Đại học Huế

(Trích Quyếtđịnh số 1356/QĐ-UBND ngày 09/6/2008 của UBND tỉnh).

Chính vì vậy Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có thuận lợi thế để phát triển trong lĩnh vực bán lẻvà cung cấp thiết bị về văn phòng, trường học. Nơi đây có nền giáo dục phát triển, lĩnh vực giáo dục được quan tâm, nhiều trường học được đầu tư xây dựng, đổi mới từmẫu giáo đến đại học. Các trường được đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh, sinh viên, tạo môi trường học tập thuận lợi, thỏa mái, tiện nghi. Bên cạnh đó Thừa Thiên Huế là nơicó nguồn lao động dồi dào được đào tạo.

Nhiềunhà đầu tư tin tưởng rằng với việc kinh doanh vềlĩnh vực cung cấp thiết bị văn phòng, trường họcở tỉnh Thừa Thiên Huếsẽ là sựlựa chọn thông minh, mang lại lợi nhuận cao và sẽphát triển nhiều hơn nữa trong tương lai bởi nhu cầu của thị trường ngày càng nhiều. Tuy nhiên việc thành lập nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này sẽlàm cho khách hàng có nhiều sựlựa chọn. Do đó, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn buộc doanh nghiệp phải luôn cốgắng nỗ lực trong việc định hướng chính sách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình để có thể tồn tại và phát triển, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁHIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TYTNHH MTV ĐẠT TRIẾT

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH MTV Đạt Triết

2.1.1 Thông tin chung về Công ty TNHH MTV Đạt Triết Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTVĐẠT TRIẾT

Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẠT TRIẾT

Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Trụ sở chính của Công ty: 137 Trường Chinh, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Mã sốthuế: 3301316820 Điện thoại: 0234.3 828 899 Email: dattriet@gmail.com

Công ty TNHH Một thành viên Đạt Triết thuộc sở hữu của cá nhân LÊ BÁ NHƠN làm chủsởhữu.

Vốn điều lệ: 1.650.000.000 đồng

Bằng chữ: Một tỷ sáu trăm năm mươi triệu đồng.

2.1.2 Lịch sửhình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH MTV Đạt Triết là một doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập vào ngày 07/04/2011 và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng, có tài khoản. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm vềcác khoản nợvà nghĩa vụtài sản khác của công ty trong phạm vi sốvốn điều lệcủa công ty.

Suốt thời gian hoạt động, công ty luôn không ngừng cốgắng, nổlực và đã có chỗ đứng trên thương trường trong lĩnh vực mà công ty kinh doanh. Số lượng lao động trong công ty đã tăng lên đáng kể. Vào những năm đầu kinh doanh, nhân viên của công ty chỉ có 7 người, chủ yếu nằm trong các phòng Kinh doanh và Kỹ thuật, đến năm 2017 đã tăng lên thành 16 người với trình độ vững chắc, có tay nghề và ý thức

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

trách nhiệm cao. Quy mô hoạt động của công ty giờ đâykhông chỉ nằm trong Thành phố Huế mà đã mở rộng sang các huyện, xã khác trong Tỉnh Thừa Thiên Huếvà các thành phố khác như Đà Nẵng.

Đến nay Công tyđã có hơn 7 năm hoạt động, với cách làm việc uy tín, đảm bảo sản phẩm dịch vụchất lượngđã giúp công ty nâng cao uy tín, cạnh tranh được với các công ty khác, bên cạnh đó công ty còn hợp tác với các công ty khác kinh doanh hầu hết các mặt hàng còn lại. Công ty ngày càng đẩy mạnh và phát tiển trong lĩnh vực cung cấp các trang thiết bị, đồ dùng - thiết bị dạy học và có các khách hàng thường xuyên như các văn phòng công ty,ủy ban,các trường học.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụcủa Công ty

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh, văn phòng, trường học.

Các sản phẩm của Công ty khá đa dạng, cung cấp phục vụ các thiết bị:

Trong văn phòng phẩm như: máy tính, tivi, máy chiếu, tủ đựng tài liệu, bàn ghế,....

Trong các trường :

Mầm non như:tủ đựng chăn màn chiếu, bìnhủ nước, tủca cốc, tủ đồdùng cá nhân của trẻ, bàn ghếcho trẻ, các bộ đồ chơi, ghép hình,đồ chơi ngoài trời...

Tiểu học như: bàn ghế, bảng, bộ lắp ghép, mô hình kỹ thuật dành cho lớp 3,4,5. Các dụng cụ phục vụ cho việc học và dạy thể dục như: dây nhảy tập thể, bóng ném, dây nhảy các nhân...

Trung học như: Bàn ghế, máy tính, máy chiếu, bộ dụng cụ thực hành vật lý, mô hình xương người, mô hình thực hành sinh học, kính hiển vi, bộthực hành vật lý, các dụng cụthểdục..

Nội dung hoạt động Công ty :

- Tổchức tiếp nhận lưu thông phân phối các thiết bịvật tư chuyên dùng trong các văn phòng công ty, các cơ quan nhà nước theo yêu cầu.

- Tiến hành bảo hành, sửa chữa các sản phẩm hàng hóa dịch vụ của công ty cho khách hàng nhằm mang đến sự phục vụ tốt nhất, tạo niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

2.1.4Cơ cấu tổchức, bộmáy quản lý củaCông ty TNHH MTV Đạt Triết

Sơ đồ 1: Sơ đồbộmáy quản lý của Công ty

- Giám đốc: Giám đốc của Công ty là Ông Lê Bá Nhơn - là người lãnh đạo có quyền hạn cao nhất trong công ty, quyết định, quản lý vàđiều hành các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Giám đốc trực tiếp tổchức chỉ đạo công tác kiểm tra mọi hoạt động kinh doanh.

Quyết định tất cảcác vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty, tổchức thực hiện kếhoạch kinh doanh và kếhoạch đầu tư của công ty, ban hành quy chếquản lý nội bộ. Bổnhiệm, miễn nhiệm cách chức các chức danh quản lý trong công ty, ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, bố trí cơ cấu tổchức của công ty, kiến nghị phương án sửdụng lợi nhuận hoặc xửlý các khoản lỗtrong kinh doanh, tuyển dụng lao động.

- Phó Giám đốc: Giúp việc và thay quyền Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt. Có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công việc của công ty. Phó giám đốc có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt động được Giám đốc ủy quyền. Phó Giám đốc có nhiệm vụ đề xuất định hướng phương thức kinh doanh, khai thác tìm nguồn hàng gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng hóa. Chủ động và tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụphân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc vềhiệu quảhoạt động.

- Phòng Kinh doanh: Tổ chức lập các kế họach kinh doanh và triển khai thực hiện. Tìm hiểu thị trường và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tìm kiếm khách

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

KẾTOÁN

KINH DOANH KỸTHUẬT

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

hàng. Lập kếhoạch quảng cáo, các hoạt động marketing, chào hàng bán hàng, các hoạt động tiêu thụvà hậu mãi; nâng cao uy tín doanh nghiệp, phân phối sản phẩm

- Phòng Kế toán: Thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty. Có chức năng giúp Giám đốc công ty cập nhật và nắm bắt các chính sách mới về thuế, các chính sách mới ban hành, các quy định về thuế để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Cung cấp số liệu, thông tin kinh tế về mọi hoạt động kinh doanh cho lãnhđạo, thực hiện tổ chức hạch toán, ghi chép tất cảcác nghiệp vụkinh tế phát sinh theo đúng chế độkếtoán hiện hành; tổng hợp các sốliệu và lên BCTC đúng kỳ và đúng niên. Giải quyết các chế độ cho nhân viên như: lương, thưởng, thai sản,...

Thanh toán hợp đồng, tham gia vào việc đàm phán các hợp đồng kinh tếcho công ty - Phòng Kỹ thuật: Xác định kiểm tra chất lượng số lượng hàng hóa dịch vụ để giao cho khách hàng. Thực hiện gia công, lắp ráp, sửa chữa và bảo dưỡng hoàn thiện các sản phẩm trước khi đem giao cho khách hàng hoặc nhập kho. Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa của các thiết bị của các đơn vị theo định kỳ. Quản lý sửdụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụhoạt động kinh doanh trong toàn Công ty.

Cơ cấu tổ chức của Công ty được thiết kế theo kiểu mô hình hỗn hợp trực tiếp– chức năng. Nó có ưu điểm chủ yếu là đảm bảo tính thống nhất. Vì là công ty nhỏ nên mọi hoạt động đều phải được thông qua giám đốc. Mệnh lệnh ban ra ít thông qua trung gian, mọi phòng ban nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc, đảm bảo tính cập nhật kịp thời, chính xác. Giúp việc cho Giám đốc có Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo kinh doanh và báo cáo tình hình kinh doanh cùng với mọi hoạt động cho Giám đốc. Nhìn chung, sơ đồ tổ chức bộmáy của công ty khá đơn giản, gọn nhẹ. Khi gặp khó khăn nội bộ công ty dễdàng bàn bạc đi đến thống nhất.

2.1.5 Tình hình laođộng của Công ty

Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cảcác giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy muốn tồn tại và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

phát triển phải có cách bố trí và sử dụng lao động hiệu quả, coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng lao dộng, tạo điều kiện cho lao động trong doanh nghiệp, phát huy hết năng lự

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hay nói cách khác 52,4% các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty CP Vinatex Đà Nẵng được giải thích bởi sự tác động của 5 nhân tố: Mối quan hệ

Nhìn chung, qua việc phỏng vấn trực tiếp những người trong công ty từ giám đốc đến nhân viên cho thấy công ty cũng đã một phần nào hoạt động sản

- Yếu tố nhân khẩu: Yếu tố nhân khẩu rất có ý nghĩa đối với quá trình phân tích môi trường kinh doanh vì thị trường là do con người họp mà thành. Dân số tăng kéo nhu

Tham gia hoạt động kinh doanh, chỉ hướng tới mục tiêu tồn tại, mục tiêu an toàn là chưa đủ. Các nhà kinh doanh thương mại luôn mong muốn hoạt

trực tiếp ñến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty vì giá bán sản phẩm lại không thể ñiều chỉnh tăng tương ứng với giá tăng của nguyên vật liệu, tốc ñộ tăng của lợi nhuận thấp hơn

- Thực hiện phân tích các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng chưa đầy đủ; chưa xác định thực chất phân tích hiệu quả hoạt động cần xuất phát từ chỉ tiêu ROE; Công ty chỉ thực hiện phân tích

Để đạt được kết quả như vậy, CTCP dược Danapha đã có những nổ lực trong việc đổi mới hoạt động kinh doanh  Thực hiện việc đánh giá hiệu quả xã hội - Thu nhập bình quân đầu người tại

Điều đó nói lên tuy công ty đã hoạt động kinh doanh có lãi, có hiệu quả nhưng lại giảm đi so với ngưỡng sản xuất sinh lời của năm ngoái, đặc biệt là trong công tác bán hàng, số lượng