• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TAM HIÊP GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TAM HIÊP GIAI ĐOẠN 2016 - 2018"

Copied!
87
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH

TAM HIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH

TAM HIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Minh Nguyệt Th.S Trương Thị Hương Xuân Lớp: K50- QTKD

Niên khóa: 2016-2020

Huế, tháng 4năm 2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Đểcó thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học Kinh tếHuế đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường vừa qua.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S. Trương Thị Hương Xuân người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như đưa ra những lời khuyên kịp thời và bổích, quý giá cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành bài khóa luận.

Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ Công ty TNHH Tam Hiệp, đặc biệt là các anh chị trong văn phòng Công ty TNHH Tam Hiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình cung cấp số liệu, tài liệu, giảng giải những thắc mắc, góp ý những sai sót cũng như tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành kỳ thực tập của mình.

Mặc dù đã hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất có thể nhưng do thời gian cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận này không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được những sự quan tâm góp ý quý giá từquý thầy cô cùng toàn thểcác bạn đểbài khóa luận này được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Quảng Trị, ngày 05 tháng 4 năm 2020 Sinh viên thực hiện

Nguyễn ThịMinh Nguyệt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN...

MỤC LỤC...

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT...

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ...

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU...

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung...2

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụthể...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

3.1 Đối tượng nghiên cứu...2

3.2 Phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu đềtài...4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU...5

CHƯƠNG I: CƠ SỞKHOA HỌC CỦA HIỆU QUẢKINH DOANH...5

1. Cơ sởlý luận...5

1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh...5

1.2 Bản chất của hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh...6

1.3 Phân loại hiệu quảsản xuất kinh doanh...7

1.4 Vai trò của việc nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh...10

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh...11

1.5.1 Nhóm nhân tốbên trong doanh nghiệp...11

1.5.2 Nhóm nhân tốbên ngoài doanh nghiệp...15

1.6 Hệthống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh...17

1.6.1 Nhóm tiêu chí đánh giá kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh...17

1.6.2 Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh...18

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

2.1 Thực trạng nghành công nghiệp chếbiến gỗ ởViệt Nam...23

2.2 Thực trạng nghành công nghiệp chếbiến gỗ ởQuảng Trị...25

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TAM HIỆP...28

1. Tổng quan vềCông ty TNHH Tam Hiệp...28

1.1 Khái quát chung vềCông ty TNHH Tam Hiệp...28

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty...28

1.3 Chứcnăng và nhiệm vụcủa Công ty ...29

1.4 Bộmáy quản lý của Công ty...30

1.5 Quy trình chếbiến dăm gỗ...31

2. Khát quát tình hình hoạt động của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016- 2018)...32

2.1Tình hình về lao động của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016- 2018)...32

2.2 Tình hình về tài chính của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016– 2018)...36

2.3 Tình hình về sản lượng tiêu thụ của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016– 2018)...39

3. Phân tích kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016–2018)...41

3.1 Phân tích doanh thu Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016–2018)...41

3.2 Phân tích chi phí Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016–2018)...46

3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016–2018)...49

4. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016–2018)...52

4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016 – 2018)...52

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

đoạn (2016–2018)...60

4.3 Phân tích một sốchỉtiêu phản ánh hiệu quảsản xuất kinh doanh khác...64

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TAM HIỆP...70

1. Thuận lợi và khó khăn của Công ty...70

1.1 Thuận lợi...70

1.2 Khó khăn...70

2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới...71

3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty TNHH Tam Hiệp...71

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...75

1 KẾT LUẬN...75

2 KIẾN NGHỊ...76

TÀI LIỆU THAM KHẢO...77

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

HTK Hàng tồn kho

KNTT Khả năng thanh thoán

KPT Khoản phải thu

LNST Lợi nhuận sau thuế

LNTT Lợi nhuận trước thuế

NSLĐ Năng suất lao động

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

VCSH Vốn chủsởhữu

VLĐ Vốn lưu động

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ DỒ

Bảng 1: Tình hình laođộng của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn 2016–2018 Bảng 2: Tình hình tài chính Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018)

Bảng 3: Tình hình về sản lượng tiêu thụ của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018)

Bảng 4: Tình hình vềdoanh thu của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Bảng 5: Tình hình doanh thu theo mặt hàng Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018)

Bảng 6: Tình hình chi phí của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018) Bảng 7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018)

Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018)

Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018)

Bảng 10: Hiệu quả sửdụng nguồn lao động của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018)

Bảng 11: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018)

Bảng 12 : Bảng nhận xét các chỉtiêu và so sánh kết quảmong muốn với thực tế Biểu đồ1: Kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp giai đoạn (2016-2018)

Sơ đồ 1: Sơ đồbộmáy quản lý tại Công ty TNHH Tam Hiệp Sơ đồ2: Quy trình chếbiến dăm gỗCông ty TNHH Tam Hiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp luôn luôn phải gắn liền với thị trường. Những tín hiệu không khảquan, sự vận động phức tạp, khó nắm bắt của cơ chế thị trường cũng như sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn.Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là cơ sở đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, nó còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm các nguồn lực, chi phí, thúc đẩy sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh cũng như năng lực tài chính,…tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đây là điều mà bất cứdoanh nghiệp nào cũng hướng đến.

Công ty TNHH Tam Hiệp, nằm trên địa bàn Quảng Trị là Công ty chuyên sản xuất chế biến sản phẩm dăm gỗ để cung cấp cho các công ty cung ứng trên thị trường trong và ngoài nước. Với đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp”, sau ba hơn 3 tháng thực tập tại Công ty TNHH Tam Hiệp cùng với những số liệu thu thập được, có thể nhận thấy rõ vai trò quan trọng của hiệu quả hoạt động kinh doanh đến sự tồn tại và phát triển của Công ty, góp phần tạo ra thu nhập và nâng cao đời sống của nhân viên và công nhân lao động của Công ty.

Với mục tiêu chính của đềtài là phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp. Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản như: hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những biến động trong doanh thu, chi phí, phân tích các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian sắp tới.

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng những dữ liệu thứ cấp thu thập được từcác báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm 2016 - 2018. Các thông tin trên sách báo, Internet và các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn của khoá trước có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp sử dụng chủ yếu trong khóa luận này là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và từ đó sử dụng kết hợp với các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

phỏng vấn chuyên gia và một số phương pháp khác.

Kết quả đat được: Những nội dung cơ bản về hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, phân tích được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đưa ra các hạn chế, nguyên nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của của công ty. Từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp, nhằm hoàn thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đềtài

Trong tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay, tình hình xã hội của đất nước ngày càng phát triển đa dạng và phong phú song quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp phải luôn gắn với thị trường. Sựvận động phức tạp, khó nắm bắt của cơ chếthị trường cùng với sựcạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là cơ sở đảm bảo sựtồn tại của doanh nghiệp, nó còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm các nguồn lực, chi phí, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh cũng như năng lực tài chính... tạo tiền đềcho sựphát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đây là điều mà tất cả doanh nghiệp đều hướng đến.

Hiện nay trên thế giới nền công nghiệp chế biến gỗ có vai trò rất quan trọng và đang trên đà phát triển mạnh. Ngành chếbiến và xuất khẩu gỗ dăm của Việt Nam tiếp tục xu hướng mở rộng kể từ năm 2001. Đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu dăm lớn nhất thếgiới, dăm xuất khẩu của Việt Nam chủyếu để phục vụcho các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy tập trung ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đặt biệt là tại Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Năm 2009, Việt Nam có 47 nhà máy dăm xuất khẩu đạt khoảng 2,3 triệu tấn khô. Đến 2014 số nhà máy tăng lên 130 với lượng xuất khẩu đạt 7 triệu tấn khô. Năm 2018, con số xuất khẩu đạt ỷ lục gần 10,4 triệu tấn khô. Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng từ796 triệu USD năm năm 2012 lên đến 958 triệu USD năm 2014 và 1,34 tỉ USD năm 2018 (Tô Xuân Phúc và cộng sự2019).

Quảng Trị là một trong những địa phương đứng đầu của Việt Nam về diện tích trồng rừng sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từgỗ, sản lượng gỗcủa Tỉnh được cungứng cho các nhà máy chếbiến gỗ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Là một Công ty mặc dù đã thành lập hơn 15 năm nhưng mới chuyển qua ngành chếbiến gõ dăm vào năm 2015 với quy mô còn nhỏlẻ, Công ty TNHH Tam Hiệp còn gặp nhiều khó khăn trong tổchức và sản xuất kinh doanh, điều kiện cơ sởvật chất còn hạn chếvà sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên địa bàn như: Công ty CP

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

TNHH MTV Đại Cát Quảng Trị,… Để Công ty có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường thì vấn đề được đặt lên hàng đầu là kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng sản xuất, đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến và hiện đại. Với ngành nghề kinh doanh chủyếu là thu mua và chếbiến cây nguyên liệu dăm gỗ dùng để cung cứng cho các Công ty xuất khẩu. Công ty luôn xem thị trườngtrong nước là mối quan tâm hàng đầu, cùng với việc tạo uy tín bền vững với các đối tác cũ và sự tin tưởng của những đối tác mới, nâng cao địa vị, năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.

Nhằm để doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong thị trường cạnh tranh hiện nay thì việc phân tích, đánh giá hiệu quảcủa hoạt động của công ty trong những năm qua là rất quan trọng. Từ đó đưa các giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp gia tăng hiệu suất hoạt động, thúc đẩy khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu trong và ngoài nước. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tam Hiệp, tôi chọn đề tài “ Phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp”để làm đềtài khóa luận của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016-2018. Trên cơ sở đó, có thểthấy được kết quả mà Công ty đãđạt được trong 3 năm qua vànhững điểm mạnh và điểm yếu để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty.

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụthể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong nền kinh tếthị trường.

- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2016- 2018. Chỉ ra những kết quả đạt được và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá các vấn đề liên quan đến kết quả và hiệu quảkinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

-Nội dụng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vềhiệu quảhoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp. Chủ yếu tập trung xem xét, phân tích chỉ tiêu của sản xuất, tài chính, kinh doanh thông qua các bảng kết quả kinh doanh, bảng cân đối kếtoán,... của Công ty.

-Phạm vi không gian: Công ty TNHH Tam Hiệp, đường 75- Gio Bình – Gio Linh–Quảng Trị.

- Phạm vi thời gian: Thu thập sốliệu nghiên cứu trong 3 năm: 2016, 2017, 2018 -Đềtài thực hiện từ tháng 1/2020 đến 4/2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập sốliệu :

-Thông tin chung vềCông ty TNHH Tam Hiệp: Cơ sởhình thành và phát triển, cơ sởvật chất, nguồn lao động, bộmáy quản lý, quy trình sản xuất.

-Thu thập sốliệu thứcấp: Các dữliệu và sốliệu trong quá trình nghiên cứu chủ yếu là dữ liệu thứcấp thu thập được từ những tài liệu do công ty cung cấp như: Báo cáo kết quả kinh doanh, thống kê, các hóa đơn chứng từ thu nhấp từ các phòng ban trong công ty như: phòng hành chính, phòng kế toán tài chính ,phòng kế hoạch kinh doanh, phòng hành chính nhân sự.

- Ngoài ra còn thu thập ở sách vở, báo, mạng internet có liên quan như khái niệm hiệu quả, bản chất, mục đích, vai trò của hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các công thức tính toán, ...

4.2 Phương pháp xửlý sốliệu:

Từcác số liệu thu thập được sau đó áp dụng các công thức xác định các chỉ số tài chính , chỉ số đánh giá hiệu quả và liên hệ với tình hình hiệu quả của các năm để đánh giá chủyếu bằng phần mền Microsoft Excel.

4.3 Phương pháp phân tích:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

- Trên cơ sở những số liệu đã thu thập được, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số liệu tuyệt đối, số bình quân, phương pháp so sánh để phân tích kết quả và hiệu quả SXKD của Công ty qua các năm. Sử dụng phương pháp chỉ số, phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanhthu, năng suất lao động, hiệu quảsửdụng vốn qua các năm.

-Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Trực tiếp phỏng vấn, điều tra quản lý hay nhân viên trong công ty nhằm để biết thêm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty một cách cụthể, thực tế hơn.

5. Kết cấu đềtài

Kết cấu đềtài gồm 3 phần:

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung và kết quảnghiên cứu

Chương I: Cơ sởkhoa học của hiệu quảsản xuất kinh doanh.

Chương II: Phân tích hiệu quảkinh doanh của Công ty TNHH Tam Hiệp.

Chương III: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty TNHH Tam Hiệp.

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞKHOA HỌC CỦA KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

1. Cơ sởlý luận

1.1 Khái niệm hiệu quảkinh doanh

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chếthị trường. Sự thay đổi này đã làm thay đổi mạnh mẽnền kinh tế.

Đểduy trì và phát triển doanh nghiệp của mình thì trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả.

Theo P. Samueleson và W. Nordhaus (1991) “ Hiệu quảsản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quảnằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó.” Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sửdụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quảvà rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được. Trên góc độ lý thuyết hiệu quả chỉ có thể đạt được trên đường giới hạn năng lực sản xuất. Tuy nhiên để đạt được mức hiệu quảnày sẽcần rất nhiều điều kiện, trong đó đòi hỏi phải dựbáo và quyết định đầu tư sản xuất theo quy mô phù hợp với cầu thị trường. Thếmà không phải lúc nào điều này cũng trởthành hiện thực.

Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả được xác định bởi tỷsốgiữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giảManfred Kuhn, theo ông : "Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quảtính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tếvà quản trịkinh doanh áp dụng vào tính hiệu quảkinh tếcủa các quá trình kinh tế.

Nhà kinh tếhọc Adam Smith cho rằng: "Hiệu quảlà kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụhàng hoá". Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa với

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quảcó hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả.

Còn theo Đỗ Hoàng Toàn (1994) "Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế-xã hội tổng hợp đểlựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm. Bất kỳ các quyết định cần đạt được phươngán tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụthể".

Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tếcủa các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) của các doanh nghiệp như sau:Hiệu quảkinh doanh là một phạm trù kinh tếphản ánh trìnhđộ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tốkhác) nhằm đạtđược mục tiêu mà doanh nghiệp đãđềra.

Trìnhđộ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh gia trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng các công thức chung nhất sau đây:

H = K

C

Trong đó: H - Hiệu quả kinh doanh K - Kết quả đạt được

C - Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.

1.2 Bản chất của hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh

Theo Nguyễn Khắc Toàn (2009) “Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quảkinh tếcủa hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp– mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.”

Tuy nhiên, đểhiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quảkinh tếcủa hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quảcần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như sốsản phẩm tiêu thụmỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, ... và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, ... Như thế, kết quảbao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó, khái niệm vềhiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sửdụng cảhai chỉtiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quảsản xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tếquản trịkinh doanh cảhai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vịgiá trị. Tuy nhiên, sửdụng đơn vịhiện vật để xác định hiệu quảkinh tế sẽvấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường –tiền tệ. Vấn đề được đặt ra là: hiệu quảkinh tếnói dung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.

1.3 Phân loại hiệu quảsản xuất kinh doanh

Theo Chu Huy Phương (2013) thì hiệu quảcó thể được đánh giá ởnhiều góc độ khác nhau với các đối tượng, phạm vi và thời kỳcũng khác nhau. Điều quan trọng là cần đứng trên từng góc độ rất cụ thể để đánh giá hiệu quả. Chính vì vậy, có thể phân biệt các loại hiệu quả theo các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là các cách phân biệt chủ yếu:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

1.3.1 Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân.

Hiệu quảkinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ các hoạt động thương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả kinh doanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được.

Hiệu quảkinh tế- xã hội là hoạt động kinh doanh đem lại cho nền kinh tếquốc dân là sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ nhân quả và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trên cơ sởhoạt động có hiệu quả của các doanh nghiêp. Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ đóng góp vào hiệu quả chung của nền kinh tế. Ngược lại, tính hiệu quả của bộ máy kinh tế sẽ là tiền đề tích cực, là khung cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả cao. Đó chính là mối quan hệgiữa cái chung và cái riêng, giữa lợi ích bộphận với lợi ích tổng thể. Tính hiệu quả của nền kinh tếxuất phát từ chính hiệu quả của mỗi doanh nghiệp và một nền kinh tếvận hành tốt là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động và ngày một phát triển.

Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến hiệu quảkinh tế- xã hội, đảm bảo lợi ích riêng hài hoà với lợi ích chung. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, với vai trò định hướng cho sự phát triển của nền kinh tếcần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thểhoạt động đạt hiệu quảcao nhất trong khả năng có thểcủa mình.

1.3.2 Hiệu quảchi phí bộphận và hiệu quảchi phí tổng hợp

Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với môi trường kinh doanh của nó nhằm giải quyết những vấn đề then chốt trong kinh doanh như: Kinh doanh cái gì? Kinh doanh cho ai? Kinh doanh như thế nào và chi phí bao nhiêu?...

Mỗi doanh nghiệp cần tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong những điều kiện riêng về tài nguyên, trìnhđộ trang thiết bị kỹthuật, trình độtổchức, quản lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

lao động, quản lý kinh doanh mà Paul Samuelson gọi đó là "hộp đen" kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Bằng khả năng của mình họ cung ứng cho xã hội những sản phẩm với chi phí cá biệt nhất định và nhà kinh doanh nào cũng muốn tiêu thụhàng hoá của mình với số lượng nhiều nhất. Tuy nhiên, thị trường hoạt động theo quy luật riêng của nó và mọi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường là phải chấp nhận “luật chơi” đó. Một trong những quy luật thị trường tác động rõ nét nhất đến các chủ thểcủa nền kinh tế là quy luật giá trị. Thị trường chỉ chấp nhận mức hao phí trung bình xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá sản phẩm. Quy luật giá trị đã đặt tất cảcác doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên một mặt bằng trao đổi chung, đó là giá cả thị trường.

Suy cho cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội, nhưng đối với mỗi doanh nghiệp mà ta đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh thì chi phí lao động xã hội đó lại được thể hiện dưới các dạng chi phí khác nhau: giá thành sản xuất, chi phí sản xuất Bản thân mỗi loại chi phí này lại được phân chia một cánh tỷ mỷ hơn. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quảkinh doanh không thể không đánh giá hiệu quảtổng hợp của các loại chi phí trên, đồng thời cần thiết phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí hay nói cánh khác là đánh giá hiệu quảcủa chi phí bộphận.

1.3.3 Hiệu quảtuyệt đối và hiệu quả tương đối

Việc xác định hiệu quảnhằm hai mục đích cơ bản:

Một là, thể hiện và đánh giá trìnhđộ sửdụng các dạng chi phí khác nhau trong hoạt động kinh doanh.

Hai là, đểphân tích luận chứng kinh tếcủa các phương án khác nhau trong việc thực hiện một nhiệm vụcụthể nào đó.

Từ hai mục đích trên mà người ta phân chia hiệu quả kinh doanh ra làm hai loại:

- Hiệu quảtuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án kinh doanh cụthểbằng cánh xác định mức lợi ích thu được vớilượng chi phí bỏra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

- Hiệu quả tương đối được xác định bằng cánh so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau, hay chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án.

1.3.4 Hiệu quả trước mắt và hiệu quảlâu dài

Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn mà người ta phân chia thành hiệu quả trước mắt và hiệu quảlâu dài. Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong một thời gian ngắn. Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét trong một thời gian dài. Doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động kinh doanh sao cho nó mang lại cả lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp.

Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.

1.4 Vai trò của việc nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sửdụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng đểcó thểtạo ra kết quảphù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sửdụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí và tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quảcác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

quản trịkinh doanh hiệu quảsản xuất kinh doanh không chỉ được sửdụng đểkiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quảsản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thểthiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất đểthực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đãđềra.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh.

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo Nguyễn Ngọc Huyền (2018) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể được chia thành hai nhóm đólà nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp và nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp.

1.5.1 Nhóm nhân tốbên trong doanh nghiệp

Lực lượng lao động

Người ta thường nhắc đến luận điểm ngày nay khoa học kỹthuật công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp. Áp dụng kỹ thuật là điều kiện tien quyết để tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần thấy rằng:

Thứnhất, dù cho công nghệ máy móc, thiết bị có hiện đại đến đâu cũng đều do con người chế tạo ra. Nếu không có lao động sáng tạo của con người sẽ không thểcó các công nghệhoặc máy móc thiết bị đó.

Thứ hai, máy móc thiết bị dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹthuật, trình độ sửdụng máy móc của người lao động. Thưc tế cho thấy nhiều doanh nghiệp nhập tràn lan thiết bị hiện đại của nước ngoài nhưng do

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

trình độ sử dụng yếu kém nên vừa không đem lại năng suất cao lại vừa tốn kém tiền cho hoạt động sửa chữa, kết cục là hiệu quảsửdụng chúng rất thấp.

Trong sản xuất kinh doanh,ực lượng lao động của doanh nghiệp có thểsáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quảkinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở để nâng cao hiệu quảkinh doanh. Chính lực lượng lao động sáng tạo có thể nghiên cứu sử dụng vật liệu mới thay thế các vật liệu truyền thống đăng ngày càng đắt đỏ do khan hiếm. Lao động của con người còn có thểsáng tạo ra cách thức làm ăn mới rút ngắn chu kỳ kinh doanh, giảm thiểu sử dụng nguồn lực,... Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,...) nên tác động trực tiếp và quyết định hiệu quảkinh doanh.

Ngày nay sựphát triển khoa học kỹthuật đã thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tế tri thức. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức là hàm lượng khoa học kết tinh trong sản phẩm rất cao đòi hỏi lực lượng lao động phải là lực lượng rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Điều này càng khẳng định vai trò quyết định của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quảkinh doanh.

Công nghệkỹthuật vàứng dụng tiến bộkỹthuật

Công nghệquyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Máy móc thiết bị là công cụ mà con người sửdụng để tác động vào đối tượng lao động. Sựhoàn thiện của máy móc, thiết bị, công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Như thế, công nghệkỹ thuật là một nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh doanh. Chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽcủa trình độ công nghệkỹthuật, cơ cấu, tính đồng bộcủa máy móc thiết bị, chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị. Tuy nhiên công nghệ kỹ thuật do con người sáng tạo ra và làm chủ nên chính con người đóng vai trò quyết định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Trong những năm chuyển đổi cơ chế kinh tếvừa qua cho thấy doanh nghiệp nào được chuyển giao công nghệsản xuất và hệ thống thiết bị hiện đại, làm chủ được yếu tố kỹthuật thì phát triển được sản xuất kinh doanh đạt được kết quả và hiệu quảkinh doanh cao, tạo được lợi thếcạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành và có khả năng phát triển

Ngày nay công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kì nông nghệ ngày càng ngắn hơn và tính chất ngày càng hiện đại hơn. Càng ngày, công nghệ càng đóng vai trò to lớn mang tính chất quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí kinh doanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động công nghệkỹthuật hiện đại để tiến tới chỗ ứng dụng kỹthuật ngày càng tiến tiến, sáng tạo công nghệ kỹthuật mới,... làm cơ sởcho việc nâng cao hiệu quảkinh doanh của mình.

Nhân tốquản trị doanh nghiệp

Càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tác động đến việc xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến sự thành công, đến hiệu quả kinh doanh cao hay ngược lại, dẫn đến thất bại, kinh doanh phi hiệu quả của một doanh nghiệp. Định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp.

Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Các lợi thểvềchất lượng và sựkhác biệt hóa sản phẩm, giá cảvà tốc độcungứng đảm bảo cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào nhãn quan và khả năng quản trị của các nhà quản trị doanh nghiệp. Đến nay, người ta cũng khẳng định ngay cả đối với việc đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp cũng chịuảnh hưởng nhiều của nhân tốquản trịchứkhông phải của nhân tốkỹthuật, quản trị định hướng chất lượng theo bộtiêu chuẩn ISO 9000 chính là dựa trên nền tảng tư tưởng này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Trong quá trình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp khai thác và thực hiện phân bố các nguồn lực sản xuất. Chất lượng của hoạt động phân bổnguồn lực cũng là nhân tố quan trọngảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh của mỗi thời kỳ.

Phẩm chất và tài năng của đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là tác nhà quản trị cao cấp có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính quyết định đến sựthành bại của doanh nghiệp. Kết quảvà hiệu quảhoạt động của quản trị doanh nghiệp phụthuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, phụ thuộc vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.

Hệthống trao đổi và xửlý thông tin

Ngày nay sựphát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - kỹthuật đang làm thay đổi hẳn nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó công nghệ tin học đóng vai tròđặc biệt quan trọng. Thông tin được coi là hàng hóa, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tếthị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hóa. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp rất cần nhiều thông tin chính xác vềcung cầu thị trường hàng hóa, vềcông nghệkỹ thuậ, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh,... Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết thông tin về các thay đổi trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan.

Trong kinh doanh nếu biết mình, biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, có chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗtrợ lẫn nhau. Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp cho thếnắm được các thông tin cần thiết, biết xửlý và sửdụng các thông tin đó kịp thời là một điều kiện rất quan trọng để ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh. Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như hoạch định các chương trình sản xuất ngắn hạn. Nếu không được cung cấp thông tin một cách thường xuyên và liên tục,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

không có trong tay các thông tin cần thiết và xử lý một cách kịp thời doanh nghiệp không có cơ sở để ban hành các quyết định kinh doanh dài và ngắn hạn và do đó sẽ dẫnđến thất bại.

1.5.2 Nhóm nhân tốbên ngoài doanh nghiệp

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý gắn với các hoạt động ban hành và thực thi luật pháp từcác bộluật đến các văn bản dưới luật. Mọi qui định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quảvà hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp.

Vì môi trường pháp lý tạo “ra sân” chơi để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại phù hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quảvà hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội.

Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chính xác các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh. Mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý phát triển các nhân tốnội lực, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹthuật và khoa học quản trị tiên tiến đểtận dụng được các cơ hội bên ngoài nhằm phát triển kinh doanh của mình, tránh những đổ vỡ không cần thiết, có hại cho xã hội.

tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sẽchỉ có kết quả và hiệu quả tích cực nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tranh thủpháp luật. Nếu ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽlao vào con đường làm ăn bất chính, trốn lậu thuế, sản xuất hàng giả, hàng nhái cũng như gian lận thương mại, vi phạm pháp lệnh môi trường,.. làm cho môi trường kinh doanh không còn lành mạnh. Trong môi trường này, nhiều khi kết quả và hiệu quả kinh doanh không do các yếu tốnội lực từng doanh nghiệp quyết định dẫn đến những thiệt hại rất lớn vềkinh tếvà làm xói mònđạo đức xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi qui định của pháp luật, kinh doanh trên trường quốc tếdoanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sởtại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sởtôn trọng pháp luật của nước đó.

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tếlà nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quảkinh doanh của từng doanh nghiệp. Trước hết, phải kể đến các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu, chính sách tiền tệ,... Các chính sách kinh tếvĩ mô này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sựphát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tếnhất định.

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư không để nhận hai vùng kinh tếnào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu, việc thực hiện tốt sựhạn chế phát triển độc quyền, kiểm soát độc quyền tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Việc quản lý tốt các doanh nghiệp nhà nước không tạo ra sựkhác biệt đối với đối xử giữa chuyên nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác. Việc xử lý tốt các mối quan hệkinh tế đối ngoại, quan hệtỷgiá hối đoái, việc đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng đều là những vấn đề hết sức quan trọng, tác động rất mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan.

Một doanh nghiệp kinh doanh thường hoặc tìm đến môi trường kinh tế thuận lợi cho mình hoặc phải tìm cách thíchứng với môi trường kinh tếhiện có.

Các yếu tốthuộc cơ sởhạtầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạtầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước,... cũng như sự phát triển của giáo dục và đào tạo,... đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ởkhu vực có hệthống giao thông thuận lợi, điện nước đầy, đủ dân cư đông đúc và có trìnhđộ dân trí cao sẽcó nhiều điều kiện thuận lợi đểphát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh,... và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn miền

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

núi, biên giới, hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho mọi hoạt động như vận chuyển, mua bán hàng hóa,... các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quảkinh doanh không cao. Thậm chí có nhiều vùng mắc dù sản phẩm nào ra rất có giá trị nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi nên vẫn không thể tiêu thụ được và do đó hiệu quảkinh doanh chuẩn thấp.

1.6 Hệthống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh 1.6.1 Nhóm tiêu chí đánh giá kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh

Tổng doanh thu (TR)

Tổng doanh thu là tổng số tiền mà doanh nghiệp nhận được khi bán sản lượng hàng hóa và (hoặc) dịch vụmà họ đã sản xuất ra trong một thời kỳnhấtđịnh.

TR = P x Q

Trong đó: P là giá bán

Q là sản lượng tiêu thụ

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tiêu thụsản phẩm, hàng hóa, dịch vụcủa công ty nghiệp. Nói lên quy mô, kết quảhoạt động kinh doanh của công ty.

Tổng chi phí (TC)

Là chỉ tiêu tuyệt đối nói lên quy mô của chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh gắn liền với công ty trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từkhâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụnó. Chỉ tiêu tổng chi phí bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Chỉ tiêu tổng chi phí phụthuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khối lượng sản phẩm kinh doanh, giá cảchi phí kết cấu sản phẩm hàng hóa cũng như chất lượng quản lí hàng hóa…

TC = VC + FC Trong đó: VC là chi phí biến đổi

FC là chi phí cố định Lợi nhuận (LN)

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Tổng lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu được từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu được từhoạt động tài chính và lợi nhuận thu được từcác hoạt động khác.

Nó là hiệu sốgiữa tổng doanh thu và tổng chi phí:

LN = TR–TC

1.6.2 Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh 1.6.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsửdụng vốn

Vốn cố định (VCĐ )

VCĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc điểm VCĐ:

Một: VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định.

Hai: VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất.

Ba: Sau nhiều chu kỳ sản xuất VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

Hiệu suất sửdụng vốn cố định

Hiệu suất sửdụng VCĐ= Tổng doanh thu VCĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứmột đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quảkinh doanh càng cao.

Mức đảm nhiệm vốn cố định

Mức đảm nhiệm VCĐ= VCĐ bình quân Tổng doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần bao nhiêu đơn vị vốn cố định. Chỉtiêu này càng thấp thì càng tốt vì mức hao phí càng ít.

Mc doanh li vn cố định

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Mức doanh lợi VCĐ=

Lợi nhuận sau thuê VCĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

Vốn lưu động ( VLĐ)

VLĐ là một thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp, tổchức hoặc thực thểkhác, bao gồm cả cơ quan chính phủ.

Đặc điểm của VLĐ

Một: VLĐ lưu chuyển nhanh.

Hai: VLĐ dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

Sốvòngquay VLĐ ( L )

L = Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng, nếu chỉ số này tăng so với mấy kì trước thì chứng tỏ công ty hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả hơn. Đồng thời, chỉ tiêu này còn phản ánh sức sản xuấ của vốn lưu động, cho biết cứ một đơn vịvốn lưu động sẽtạo ra bao nhiêu đơn vịdoanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Mức đảm nhiệm VLĐ

Mứcđảm nhiệm VLĐ= VLĐ bình quân Doanh thu thuần

Hệsố đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để tạo ra được một đơn vị doanh thu thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị vốn lưu động. Hệsốnày càng cao thì chứng tỏhiệu quảsửdụng vốn lưu động càng cao, sốvốn lưu động tiết kiệm được càng lớn.

Mức doanh lợi VLĐ

Mức doanh lợi VLĐ= Lợi nhuận sau thuê

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

VLĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thểtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷsuất lợi nhuận vốn lưu động càng cao thì chứng tỏhiệu quảsửdụng vốn lưu động càng cao.

1.6.2.2 Chỉtiêu phản ánh hiệu quảsửdụng lao động Năng suất lao động

Năng suất lao động = Tổng doanh thu Số lao động

Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà một lao động có thể tạo ra trong quá trình SXKD, nó phản ánh sức sản xuất của lao động nên chỉtiêu này càng lớn càng tốt.

Tsut li nhuận lao động

Tỷsuất lợi nhuận lao động = Lợi nhuận sau thuê Số lao động

Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào quá trình SXKD có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì sức sinh lời trên một đơn vị lao động càng lớn.

Tỷsuất doanh thu trên chi phí tiền lương

Tỷsuất doanh thu trên lương = Tổng doanh thu Chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình SXKD.

Tsut li nhun sau thuếtrên chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiền lương vào SXKD.

Tỷsuất lợi nhuận sau thuế trên lương = Lợi nhuận sau thuê Chi phí tiền lương 1.6.2.3 Chỉtiêu vềkhả năng sinh lời

Hầu hết mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp đều là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phảnảnh hiệu quảcủa toàn bộquá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tếtại doanh nghiệp. Để nhận

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tếtài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Điều đó được thểhiện qua những chỉtiêu tài chính sau:

Tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS )

Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của một đơn vịdoanh thu, cho biết một đơn vị doanh thu tạo ra được bao nhiêu đơn vịlợi nhuận.

ROS = Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần

Khi ROS > 0: Công ty kinh doanh có lãi, khi ROS càng lớn thì lãi càng lớn.

Khi ROS âm: Công ty đang bị lỗ.

Tuy nhiên ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, muốn đánh giá công ty thì nên đánh dựa trên mặt bằng trung bình ngành, nếu ROS > ROS trung bình ngành, công ty tốt hơn so với trung bình ngành, cũng như so sánh với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Tỷsuất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA )

Chỉ tiêu này thểhiện tính hiệu quảcủa quá trình tổchức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quảchỉtiêu cho biết bình quân cứmột đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉtiêu càng lớn thì hiệu quảsửdụng tài sản của doanh nghiệp càng cao.

ROA = Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản Tsut li nhun trên vn chshu ( ROE )

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳsẽtạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.

ROE = Lợi nhuận ròng

Vốn chủsở hữu

Ý nghĩa: khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng lớn, thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

1.6.2.4 Chỉtiêu phản ánh khả năng thanh toán Hệsốthanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn còn gọi là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Đây chính là chỉ tiêu cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh một cách chân thực nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp.

Hệsốthanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp với số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có. Hệ số này còn đảm bảo tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp buộc phải thanh toán trong kỳ.

Để có thể thanh toán ngắn hạn, doanh nghiệp phải chuyển đổi những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản nợ đến hạn, những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất là những tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán ngắn hạn càng lớn thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao đồng nghĩa với việc rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp.

Hệ số thanh toán nhanh

Hệsốthanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Nợngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh, phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một khoản thời gian ngắn. Ngoài ra, hệ số thanh toán nhanh giúp loại trừ yếu tố hàng tồn kho- tính thanh khoản thấp nên nó phản ánh chính xác hơn khả năng thanh toán hiện hành.

Trên thực tế, hệ số thanh toán nhanh mà nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn, chưa kể nếu hệ số này quá thấp so với khả năng thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp hiện tại đang quá phụ thuộc vào hàng tồn kho.

Hệ số thanh toán tiền mặt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Hệsốthanh toán tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong hệ số thanh toán tiền mặt, hệ số này cho thấy mức độ thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn.

Khác với hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tiền mặt có chỉ số càng cao thì rủi ro về thanh toán càng thấp, nhưng hệ số này cao quá cũng không hẳn là tốt vì khiấy hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấp đi.

2. Cơ sởthực tiễn

2.1 Thực trạng nghành công nghiệp chếbiến gỗ ở Việt Nam

Năm 2019 được đánh giá là một năm thành công của nền kinh tế Việt Nam, với mức tăng trưởng GDP đạt 7,02% vượt mức do Quốc hội đề ra theo như Thông cáo Báo chí của Tổng cục Thống kê công bố cuối tháng 12 trong cùng năm.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 500 tỷUSD, một con sốkỷlục từ trước đến nay.

Năm 2019 tiếp tục được đánh dấu là một năm thành công của ngành gỗnhìn trên phương diện xuất nhập khẩu và cơ chế chính sách. Kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng kỷlục, đạt con số trên 10,3 tỷ USD, tăng 22% so với kim ngạch của năm 2018.

Kim ngạch xuất khẩu mở rộng chủ yếu ở các thị trường lớn, truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và EU với kim ngạch và tốc độ tăng trưởng đặc biệt lớn tại thị trường Mỹ. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm hơn xuất khẩu, các hoạt động nhập khẩu, tập trung vào nhập khẩu gỗ nguyên liệu đầu vào, cũng diễn ra sôi động. Kim ngạch nhập khẩu trong năm đạt 2,54 tỷ USD, tăng 9% so với kim ngạch năm 2018. Ngành vẫn tiếp duy trì động lực trong việc hút vốn đầu tư nước ngoài, với các dự án đăng ký mới tăng mạnh, đi kèm với các dựán mởrộng và chuyển nhượng vốn.

Cơ hội do mở rộng thương mại cũng song hành với một số rủi ro. Năm 2019 chứng kiến những nỗ lực của Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong việc đưa ra các cơ chế và chính sách mới nhằm giảm rủi ro cả về nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào và gian lận thương mại trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt. Với Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất của Việt

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

2019 đang và sẽ có những tác động trực tiếp đến quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia, bao gồm cả các mặt hàng gỗ, từ đó có thể ảnh hưởng đến ‘sự bền vững của hoạt động xuất nhập khẩu’ của Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ ngày 10 tháng 2 vừa qua đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia đang phát triển có thể cũng làm xuất hiện các yếu tố mới ảnh hướng đến các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

Dăm gỗ là mặt hàng quan trọng nhất được xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc với kim ngạch năm 20

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể biết được những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, xác định rõ ràng kết quả hoạt động để

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có sẵn bên trong doanh nghiệp như: nguồn lao động, nguồn vốn, máy móc,

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo

Để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ta tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động tài chính thông qua một số chỉ tiêu như: khả năng thanh toán hiện thời, khả

Phát triển là phải đạt lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp xu thế của xã hội.Với việc

So với quan điểm trƣớc thì quan điểm này toàn diện hơn ở chỗ nó đã xem xét đến hiệu quả kinh tế trong sự vận động của tổng thể các yếu tố sản xuất gắn kết giữa hiệu quả

Nhưng bên cạnh đó mỗi chính sách lại có mức độ ảnh hưởng đến nhân viên khác nhau, vẫn còn những tồn tại chưa khắc phục được gây áp lực công việc, sự không đồng tình với công

Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích những nhân tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động trực tiếp tại Công ty