• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

2.2 Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty

2.2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty

2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình

Trường Đại học Kinh tế Huế

độkhai thác, sửdụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa,mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trịtài sản của vốn chủsởhữu.

Nguồn vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, việc nâng cao hiệu quảsử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp thấy được hiệu quảhoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sửdụng vốn nói riêng.

Hiệu quảsửdụng vốn cố định

Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

hiệu suất sửdụng vốn cố định, mức đảm nhiệm vốn cố định và mức doanh lợi vốn cố định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 8: Hiệu quảsửdụng vốn cố định của Công tyqua 3 năm2015–2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016

+/- % +/- %

1. Doanh thu thuần Tr. đồng 13105.8 11283.8 12006.8 -1.822 -13.90 723 6.41

2. Lợi nhuận sau thuế Tr. đồng 92.5 34.4 57.8 -58.1 -62.82 23.4 68.03

3. Vốn cố định Tr. đồng 400.7 253.1 2029.9 -147.6 -36.85 1776.8 702.08

4. Hiệusuất sử dụng VCĐ (1/3) Lần 32.71 44.58 5.92 11.88 -38.67

5. Mức đảm nhiệm VCĐ (3/1) Lần 0.03 0.02 0.17 -0.01 0.15

6. Mức doanh lợi VCĐ (2/3) Lần 0.23 0.14 0.03 -0.09 -0.11

( Nguồn: Phòng Kếtoán Công ty và tính toán của tác giả)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty qua 3 năm có xu hướng giảm mạnh.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh thì thuđược bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Năm 2015 hiệu suất sửdụng VCĐlà 32.71 lần có nghĩa là 1 đồng VCĐ sẽtạo ra 32.71 đồng doanh thu. Năm 2016 con số này tăng lên thành 44.58 lần tức là với 1 đồng VCĐ sẽ tạo ra 44.58 đồng doanh thu. Như vậy với 1 đồng VLĐ, năm 2016 tạo ra doanh thu lớn hơn năm 2015 là 11.88 đồng doanh thu. Đến năm 2017 hiệu suất sử dụng VCĐ đã giảm mạnh chỉ còn 5.92 lần, có nghĩa 1 đồng VLĐ trong năm này chỉ tạo ra 5.92 đồng doanh thu, so với năm 2016 đã giảm 38.67 đồng doanh thu.

Với hiệu suất sửdụng vốn cố định năm 2015 là 32.71 và giá trị vốn cố định năm 2016 là 253.1 triệu đồng thì doanh thu năm 2016 đạt được là:

32.71*253.1= 8278.9 (triệu đồng)

Tuy nhiên, trong thực tế năm 2016 doanh thu của Công ty đạt được là 11283.8 ( triệu đồng ). Như vậy công ty đã tận dụng được VCĐ để làm tăng doanh thu và đãtăng một khoản là:

11283.8 - 8278.9 = 3004.9 (triệu đồng ).

Tương tự năm 2017, với hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2016 là 44.58 và giá trị VCĐ năm 2017 là2029.9đồng thì doanh thu năm 2017 đạt được là:

44.58 * 2029.9 = 90492.9 (triệu đồng )

Tuy nhiên thựctế doanh thu năm 2017 đạt được là 12006.8đồng. Như vậy doanh thu đã giảm:

12006.8 - 90492.9 = - 78486.1 (triệu đồng).

Cho thấy công ty đãđầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc khá nhiều nhưng vẫn chưa khai thác để có được doanh thu cao như mong đợi.

Mức đảm nhiệm VCĐ cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Trải qua 3 năm 2015 –2017 mức đảm nhiệm VCĐ của công ty có xu hướng tăng, đối nghịch lại với hiệu suất sửdụng VCĐ.

Cụ thể, năm 2015 mức đảm nhiệp VCĐ là 0.03 lần có nghĩa để tạo ra 1 đồng doanh thu thì Công ty phải đầu tư 0.03 đồng VCĐ. Qua năm 2016, chỉ tiêu này giảm xuống còn 0.02 lần tức là tạo ra 1 đồng doanh thu thì cần phải đầu tư 0.02 đồng có nghĩa là Công ty đã tiết kiệm 0.01 đồng vốn cố định so với năm 2015. Năm 2017, mức

Trường Đại học Kinh tế Huế

đảm nhiệm VCĐ tăng lên 0.17 lần tức là để tạo ra một đồng doanh thu cần sử dụng 0.17 đồng vốn cố định, so với năm 2016 Công ty đã lãng phí 0.15 đồng vốn cố định để tạo ra được 1 đồng doanh thu. Điều này cho thấy Công ty chưa khai thác hiệu quảgiá trịcủa VCĐ và đã xảy ra tình trạng lãng phí VCĐ.

Mức doanh lợi của vốn cố định cho ta biết một đồng VCĐ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng, cho thấy mức doanh lợi của vốn cố định có sựbiến động qua 3 năm qua và trong tình trạng giảm dần.

Năm 2015, cứ một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh thì mang lại cho công ty 0.23 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2016 chỉ mang lại 0.14 đồng lợi nhuận đã giảm đi 0.09 đồng lợi nhuận so với năm 2015. Và năm 2017, mức doanh lợi VCĐ tiếp tục giảm với một đồng vốn cố định đầu tư chỉ còn mang lại 0.03 đồng lợi nhuận, đã giảm đi 0.11 đồng lợi nhuận so với năm 2016. Qua phân tích, ta thấy với sự thay đổi của chỉ số này trong 3 năm qua, Công ty đã sử dụng VCĐ chưa hiệu quả. Vì thế để khắc phục sự sụt giảm đồng thời nâng cao khả năng sinh lời của VCĐ, Công ty cần phân bổ lại nguồn lực của công ty sao cho phù hợp để nâng cao công tác quản lý và sửdụng VCĐ

Hiệu quảsửdụng vốn lưu động

Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta sử dụng các chỉ tiêu: Số vòng quay vốn lưu động, mức đảm nhiệm vốn lưu động, mức doanh lợi vốn lưu động, vòng quay các khoản phải thu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 9: Hiệu quảsửdụng vốn lưu động của Công tyqua 3 năm2015 - 2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016

+/- % +/- %

1. Doanh thu thuần Tr. đồng 13105.8 11283.8 12006.8 -1822 -13.90 723 6.41

2. Lợi nhuận sau thuế Tr. đồng 92.5 34.4 57.8 -58.1 -62.82 23.4 68.03

3. Vốn lưu động Tr. đồng 2877.8 1257.5 562.5 -1620.3 -56.30 -6945 -55.27

4. Các khoản phải thu Tr. đồng 5.2 1189.6 845.1 1184.4 22737.17 -344.5 -28.96

5. Số vòng quay vốn lưu động (1/3) Vòng 4.55 8.97 21.34 4.42 97.04 12.37 137.87

6. Mức đảm nhiệm VLĐ (3/1) Lần 0.22 0.11 0.05 -0.11 -0.06

7. Mức doanh lợi VLĐ (2/3) Lần 0.03 0.03 0.10 0 0.07

8. Vòng quay các khoản phải thu (1/4) Vòng 2515.99 9.49 14.21 -2506.50 -99.62 4.72 49.78 ( Nguồn: Phòng Kếtoán Công ty và tính toán của tác giả)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sốvòng quay vốn lưu động phản ánh mức độchu chuyển VLĐ trong kinh doanh.

Một đồng VLĐ đầu tư vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng, ta thấy sốvòng quay VLĐ tăng qua 3 năm. Cụthể:

Năm 2015 số vòng quay VLĐ là 4.55 vòng có nghĩa là 1 đồng VLĐ sẽ tạo ra 4.55 đồng doanh thu. Sang năm 2016 số vòng quay VLĐ tăng lên thành 8.97 vòng, tăng 4.42 vòng tương ứng tăng 97.04% so với năm 2015. Như vậy năm 2016 doanh thu Công ty đạt được lớn hơn năm 2015 một khoản là 4.42 đồng doanh thu.

Với sốvòng quay VLĐ năm 2015 là 4.55 và giá trịvốn VLĐ năm 2016 là1257.5 triệu đồng thì doanh thu năm 2016 đạt được là:

4.55 * 1257.5 = 5721.6 (triệu đồng)

Nhưng thực tếCông ty tạo ra doanh thu là 11283.8 đồng, như vậy doanh thu của công ty đã tăng mộtkhoản là:

11283.8 - 5721.7 = 5562.1 (triệu đồng )

Đến năm 2017 sốvòng quay VLĐ là 21.34 vòng tăng 12.37 vòng tương ứng tăng 137.87% so với năm 2016. Đồng nghĩa với cứ 1 đồng VLĐ năm 2017 tạo ra được 21.34 đồng doanh thutăng 12.37 đồng doanh thu so vớinăm 2016.

Tương tự, với số vòng quay VLĐ năm 2016 là 8.97 và giá trị vốn VLĐ năm 2017 là 562.5đồng thì doanh thu năm 2017 đạt được là:

8.97 * 562.5 = 5045.6 (triệu đồng)

Nhưng thực tếCông ty tạo ra doanh thu là 12006.8 triệu đồng, như vậy Công ty đã tận dụng và không lãng phí giá trị VLĐ để làm tăng 1 lượng doanh thu là:

12006.8 - 5045.6 = 6961.2( đồng )

Từ kết quả phân tích trên, có thể thấy số vòng quay VLĐ càng lớn thì càng tốt, Công ty đang sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Nếu vòng quay vốn lưu động quá thấp, điều đó thểhiện khả năng luân chuyển hàng hóa, khả năng thu hồi và luôn chuyển vốn chậm dẫn đến tăng các chi phí hoạt động và giảm hiệu quảkinh doanh của công ty.

Mức đảm nhiệm VLĐ cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần sử dụng bao nhiêu đồng VLĐ. Mức đảm nhiệm vốn lưu động của công ty biến động giảm qua các năm. Cụthể:

Mứcđảm nhiệm VLĐnăm 2015 là 0.22 lần tức là 1 đồng doanh thu tạo ra cần sử

Trường Đại học Kinh tế Huế

dụng 0.22 đồng VLĐ. Qua năm 2016 chỉtiêu này là 0.11 lần giảm 0.11 lần so vớinăm 2015, điều này đồng nghĩa với việc để tạo ra được một đồng doanh thu năm 2016 so với năm 2015 thì Công ty đã tiết kiệm 0.11 đồng VLĐ. Đến năm 2017 mức đảm nhiệm VLĐ giảm tiếp chỉ còn 0.04 lần, tức là đểtạo ra một đồng doanh thu thì Công ty đã sử dụng 0.04 đồng VLĐ vậy là đã tiết kiệm được 0.07 đồng VLĐ so với năm 2016 đểcùng tạo ra 1 đồng doanh thu.

Mức doanh lợi VLĐ cho biết một đồng VLĐ đầu tư vào hoạt động kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn chung mức doanh lợi VLĐ qua 3 năm có biến động tăng. Năm 2015 mức doanh lợi VLĐ là 0.03 lần có nghĩa là cứ một đồng VLĐ mang lại 0.03 đồng lợi nhuận. Đến năm 2016 mức doanh lợi giảm 0.01 lần so với năm 2014 và đạt 0.02 lần có nghĩa lànăm 2016 đầu tư một đồng VLĐ chỉ mang lại 0.02 đồng lợi nhuận giảm đi 0.01 đồng so với năm 2015. Do các khoản nợ ngắn hạn trong năm này của công ty tăng khá mạnh đã khiến cho lợi nhuận thu được không cao.

Tiếp đến năm 2017 mức doanh lợi VLĐ đã chuyển biếntăng lên đạt mức 0.1 lần tức là cứ một đồng VLĐ mang lại 0.1 đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này tăng 0.08 lần so với năm 2016 có nghĩa lợi nhuận mà vốn lưu động mang lại chocông ty vào năm 2017 đã tăng 0.08 lần so với năm 2016.

Nhìn chung, trải qua 3 năm hiệu quảsửdụng VLĐ của công ty chưa thật sựtốt.

Doanh thu tạo rachưa thể bù đắp các khoản nợ làm cho lợi nhuận thu được không cao.

Công ty cần phải có các biện pháp quản lý và chính sách sử dụng VLĐ hợp lý để đạt được lợi nhuận cao hơn trong những năm tới.

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độbiến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ.

Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sựchủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệsố này càng thấp thì sốtiền của doanh nghiệp bịchiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽngày càng

Trường Đại học Kinh tế Huế

giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.

Qua bảng, ta thấy trong 3 năm qua 2015 – 2017, vòng quay các khoản phải thu không ổn định, có xu huớng giảm và đây là đều không tốt cho công ty. Năm 2015 vòng quay các khoản phải thu là 2515.99 vòng nhưng qua năm 2016 chỉ còn 9.49 vòng đã giảm đi rất nhiều là 2506.50 vòng tương ứng với giảm 99.62%. Năm 2017 là 14.21 vòng đã tăng 4.72 vòng tương ứng với 49.78%, dù tăng không đáng kể nhưng cũng cho thấy công ty đã có cố gắng trong việc cải thiện kết quả và tình hình công ty.