• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cấu trúc vi thể của da

Trong tài liệu NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN (Trang 36-40)

HƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.3. Ặ IỂM MÔ BỆNH HỌC

1.3.1. Cấu trúc vi thể của da

Da là một màng mô dai, mềm dẻo che phủ toàn bộ cơ thể, là một cơ quan lớn nhất của cơ thể cân nặng khoảng 10 - 15 kg, chiếm khoảng 16% trọng lượng cơ thể, có diện tích khoảng 1,8 - 2m2. Khoảng 75% thể tích da được cấu tạo từ collagen hay còn gọi là chất kết dính, giúp cho da có thể co giãn, đàn hồi. Cấu trúc vi thể của da từ trên xuống dưới bao gồm các lớp sau [95]:

Hình 1.11: Cấu trúc của da bình thường 1.3.1.1. Thượng bì (hay biểu bì)

Là lớp ngoài cùng của da, dày khoảng 0,8 - 1,4mm (trung bình 0,1mm), bao gồm chủ yếu là các tế bào sừng (keratin). Thượng bì có 5 lớp, mỗi lớp đại diện cho mỗi giai đoạn quá trình trưởng thành của tế bào sừng [95, 96]:

Lớp tế bào đáy: là lớp sâu nhất thượng bì, chủ yếu các tế bào keratin hoặc đang phân chia hoặc không, tế bào hình trụ, nhân hình ovan nằm ở giữa, nguyên sinh chất bắt màu ái kiềm, giữa các tế bào liên kết với nhau bằng cầu nối nguyên sinh chất. Nằm xen kẽ với các tế bào đáy có các tế bào sắc tố (5-10%) và tế bào Merkel (ít gặp), liên kết chặt chẽ với nhau bởi những tận cùng của các sợi thần kinh da và có vai trò nhận biết cảm giác. Dưới các tế bào đáy là màng đáy là một tổ chức liên kết rất mỏng, chỗ lồi, chỗ lõm, là màng liên kết chặt chẽ giữa thượng bì và trung bì. Nếu nhuộm bằng phương pháp thông

thường thì không thể thấy màng đáy nhưng nhuộm Periodic acid - Schiff (PAS) có thể thấy do màng đáy có cấu trúc bởi các sợi collagen [2, 95, 96].

Lớp tế bào gai: còn gọi là lớp Malpighi, nằm phía trên lớp tế bào đáy, là lớp dày nhất của thượng bì: chỗ dày nhất (ở lòng bàn tay, bàn chân) có 20 - 30 hàng tế bào, chỗ mỏng nhất (mi mắt) có 3 - 4 hàng tế bào, trung bình 5 - 10 hàng tế bào. Các tế bào đáy di chuyển lên phía trên tạo thành các tế bào có hình đa giác, chúng liên kết với nhau bằng cầu nối nguyên sinh chất; càng lên trên tế bào càng dẹt lại, nguyên sinh chất có màu sáng, xung quanh có vỏ bọc.

Tế bào Langerhan được tìm thấy chủ yếu ở lớp này, đây là những tế bào có tua (hay giả túc), có chức năng miễn dịch [2, 95, 96].

Lớp hạt: nằm ở phía trên lớp gai, gồm từ 1 đến 3 hàng hoặc 10 hàng tế bào tùy vị trí (dày ở chỗ tỳ đè, mỏng ở nếp gấp): tế bào dẹt, nhân dẹt hẳn xuống do mất men thủy phân trong tế bào đã phá hủy nhân và các bào quan bên trong, các chất nhiễm sắc vón lại, nhân trở nên sáng và có nhiều hạt.

Trong nguyên sinh chất có các hạt keratohyalin hình ngôi sao. Hạt keratohyalin có chứa profilaggrin, chất này khi vỡ ra tạo thành filaggrin - là chất nền trong tế bào sừng, là chất chính tạo tế bào sừng ở phía trên [2, 96].

Lớp tế bào sừng: Nằm trên lớp hạt, là lớp ngoài cùng của da, là kết quả cuối cùng của quá trình trưởng thành của các tế bào keratin. Đó là những tế bào dẹt không nhân và các bào quan bên trong, từng lớp, từng lá - gọi là lá sừng. Cấu trúc tế bào sừng gồm những sợi keratin và các chất gian sợi là filaggrin, màng bào tương dày. Càng về phía trên thì tế bào càng mất dần cấu trúc sợi. Các cầu nối nguyên sinh chất vẫn còn nhưng bị thoái hóa và sẽ dần biến mất trước khi bong ra. Có khoảng 14 - 16 lớp tế bào sừng và mỗi lớp dày khoảng 1m [2, 95, 96].

Lớp tế bào sáng: nằm dưới lớp sừng, thường chỉ thấy lớp này ở những nơi dày sừng như lòng bàn tay, bàn chân [2, 95, 96].

1.3.1.2. Trung bì

Nằm dưới thượng bì, là một tổ chức liên kết cơ bản vững chắc, có chiều dày khác nhau: bờ mi 0,6mm, lòng bàn tay, bàn chân hơn 3mm, gồm trung bì nông (nhú bì) và lớp trung bì chính thức (trung bì sâu):

Trung bì nông: là lớp nuôi dưỡng rất mỏng (1/10nm), trên bề mặt có những gai nhô lên gọi là nhú bì và ăn sâu vào thượng bì, gai do tổ chức liên kết non tạo nên và ở đó có rất nhiều mao mạch.

Lớp trung bì chính thức (trung bì sâu): gồm nhiều bó tổ chức liên kết chằng chịt với nhau, trong đó có các thành phần sau:

 Sợi hồ (collagen fiber): là chất liệu chính tạo nên sự dẻo dai của da và làm da bền vững với các sang chấn. Sợi hồ chiếm tới 70% thành phần trung bì. Dưới kính hiển vi điện tử, chúng là những sợi ngang chia thành các đoạn 60 - 70nm, mỗi sợi có 5 đoạn tạo thành sợi dài 300nm.

Các sợi này liên tục bị phá hủy bởi enzym collagenage và được thay thế bởi sợi mới được tổng hợp. Sợi hồ tập trung chủ yếu ở trung bì sâu, ngoài ra, có một ít ở nhú bì, nang lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi, quanh mạch máu.

 Sợi chun (elastin fiber): là những sợi mỏng lượn sóng hoặc thành từng đoạn có kích thước 1 - 3m, sắp xếp một cách lỏng lẻo về mọi phía ở trung bì, trong đó các tổ chức vi sợi chiếm 15% và chất chun chiếm 85%. Sợi chun tạo nên sự chun dãn của da. Sợi này nhiều ở những vùng gần nang lông, tuyến mồ hôi và ít hơn ở trung bì nông.

 Chất cơ bản của trung bì: là chất glycoraminoglycans, chất này làm cho da có thể di động được.

 Trung bì còn chứa các nguyên bào xơ (fibroplast) có nhiệm vụ tổng hợp collagen và elastin; các tế bào có giả túc (có chức năng miễn dịch), dưỡng bào; đại thực bào và lympho bào [95, 96].

1.3.1.3. Hạ bì

Gồm mô mỡ, thần kinh và mạch máu, dày mỏng khác nhau tùy người, tùy tuổi và tuỳ từng vùng của cơ thể (dày nhất ở bụng) [2, 95, 96].

Trong tài liệu NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN (Trang 36-40)