• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân SJS và TEN

Trong tài liệu NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN (Trang 121-125)

HƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.2. Ặ IỂM LÂM SÀNG VÀ ẬN LÂM SÀNG

4.2.3. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân SJS và TEN

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân SJS/TEN có tỷ lệ tử vong chung là 10%, trong đó tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân SJS là 5,8%

và bệnh nhân TEN là 37,5% (bảng 3. 20).

Bảng 4.4: So sánh tỷ lệ tử vong của bệnh nhân SJS và TEN Nghiên cứu Thời

gian

Cỡ mẫu

SJS (%)

TEN (%)

Chung (%) Vichit Leenutaphong [112] 1993 78 5,0 40,0 14,1

Yeung [114] 2005 16 12,5

Sook Jung Yun [116] 2008 33 12,1

Chi-Chih Hung [106] 2009 96 10,0

Rajaratnam [117] 2010 21 36,8

David A. Wetter [111] 2010 27 3,4

Bayaki Saka [78] 2013 177 4,7 40,5 12,4

Peggy Sekula [105] 2013 460 15,0

Min-Suk Yang [104] 2013 41 9,8

Nguyễn Văn Đoàn [1] 1996 57 4,3 9,1 5,3

Của chúng tôi 2014 60 5,8 37,5 10,0

p 0,989 0,956 0,879

Kết quả ở bảng trên cho thấy, tỷ lệ tử vong chung của các bệnh nhân SJS/TEN trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả nước ngoài (p > 0,05). Dựa vào chỉ số SCORTEN, xác suất gây tử vong ước tính trong nghiên cứu của chúng tôi theo công thức xác suất Hosmer-Lemeshow (bảng 1.2) là 5,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong thực tế có giá trị gần gấp đôi tỷ lệ tử vong ước tính (ước tính/thực tế = 5,5%/10,0%). Kết quả này ngược hoàn toàn so với tác giả Phùng Thị Phương Tú có tỷ lệ tử vong ước tính/thực tế = 11,75%/7,5% [101].

Tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân SJS/TEN trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của Nguyễn Văn Đoàn. Điều này có thể được giải thích là do nghiên cứu tác giả được thực hiện cách đây gần 20 năm, thời điểm đó dị ứng thuốc còn là vấn đề mới mẻ của thế giới cũng như ở Việt Nam. Đất nước ta sau gần 2 thập kỷ đổi mới đã có sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành y dược. Trong những năm gần đây, tỷ lệ dị ứng thuốc ở nước ta cũng như một số nước khác trên thế giới đang có xu hướng gia tăng rõ do tình trạng ô nhiễm môi trường sống, việc sử dụng thuốc bừa bãi và sự ra đời của nhiều nhóm thuốc mới. Mặt khác, nhận thức chưa đầy đủ của người dân về việc sử dụng thuốc an toàn đã làm cho dị ứng thuốc ngày càng trở thành vấn đề cần được xã hội quan tâm.

4.2.3.2. Nguyên nhân gây tử vong

Trong 60 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có 6 bệnh nhân đã tử vong tại bệnh viện hoặc gia đình xin về nhà do tình trạng của bệnh quá nặng.

Nguyên nhân tử vong được xác định do suy thận cấp là 4/6 bệnh nhân và sốc nhiễm khuẩn là 2/6 bệnh nhân (bảng 3.21).

Bảng 4.5: Phân tích tình trạng tử vong của các bệnh nhân

Bệnh

nhân Tuổi Giới

Chẩn đoán

Thuốc gây dị ứng

Bệnh trước khi dị ứng

Creatinin (mol/l)

Ure (mmol/l)

SCOR TEN (điểm)

Nguyên nhân tử vong

1 65 Nam SJS Allopurinol Gout 451 29,4 2

Suy thận cấp

2 29 Nữ SJS Plendin

Lupus, viêm cầu thận

mạn

553 27,5 3

Suy thận cấp

3 61 Nam SJS Allopurinol Gout 178 9,3 2

Suy thận cấp 4 71 Nữ TEN Amlordipin

Tăng huyết áp

151 38,7 2

Suy thận cấp

5 79 Nữ TEN Đông y Tăng

huyết áp

74 7 4

Sốc nhiễm khuẩn

6 24 Nam TEN Allopurinol

U lympho

không Hodgkin

76 7,3 3

Sốc nhiễm khuẩn

Phân tích nguyên nhân từng trường hợp tử vong trong số 60 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy:

- Có 2 bệnh nhân nam trên 60 tuổi, 2 bệnh nhân nữ trên 70 tuổi và 2 bệnh nhân dưới 30 tuổi. Có 3 bệnh nhân SJS, 3 bệnh nhân TEN. 3 trường hợp dị ứng với allopurinol. SCORTEN từ 2 - 4 điểm.

- Tất cả các bệnh nhân đều có bệnh mạn tính từ trước khi bị dị ứng, trong đó 2 bệnh nhân trẻ tuổi đều mắc các bệnh có tiên lượng nặng như lupus ban đỏ hệ thống có viêm cầu thận mạn, u lympho không Hogdkin.

- Thời gian điều trị từ khi nhập viện đến khi tử vong hoặc xin về phần lớn đều trước 2 tuần. Diễn biến bệnh nhanh và không đáp ứng với các phương pháp điều trị tích cực. Bệnh nhân SJS tử vong do suy thận cấp, bệnh nhân TEN chủ yếu tử vong do sốc nhiễm khuẩn.

Chúng tôi có nhận xét:

- Tất cả các trường hợp tử vong đều xảy ra trên các bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị suy giảm (người già có bệnh mạn tính, người trẻ mắc bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch). Do đó, sức đề kháng của cá thể với tổn thương nhiễm độc do thuốc gây nên là rất hạn chế.

- Vấn đề chăm sóc bệnh nhân bị dị ứng thuốc: Mặc dù các phương pháp điều trị cho bệnh nhân dị ứng thuốc tiên tiến trên thế giới đã được áp dụng tại Trung tâm Dị ứng – MDLS, Bệnh viện Bạch Mai, công tác chăm sóc và điều dưỡng luôn được Lãnh đạo Bệnh viện và Ban Giám đốc Trung tâm hết sức chú trọng, các bác sĩ điều trị và điều dưỡng làm việc với tinh thần có trách nhiệm cao nhưng vấn đề cách ly điều trị cho người bệnh dị ứng thuốc nặng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Hiện nay ở những trung tâm chuyên sâu như Bệnh viện Bạch Mai vẫn chưa có những phòng chăm sóc đặc biệt cho các bệnh nhân bị dị ứng thuốc nặng. Tất cả các bệnh nhân của chúng tôi đều được nằm điều trị trong một buồng bệnh chung, bên cạnh rất nhiều bệnh nhân bị các bệnh khác, nhiễm trùng bệnh viện là nguyên nhân chính gây nên sốc nhiễm khuẩn cho bệnh nhân trong nghiên cứu.

Phần lớn các tác giả nước ngoài cho rằng có 2 nguyên nhân chính gây tử vong cho các bệnh nhân SJS và TEN là sốc nhiễm độc và sốc nhiễm khuẩn.

Suy thận cấp trong hội chứng SJS/TEN do dị ứng thuốc chính là hậu quả của hội chứng nhiễm độc do thuốc, biểu hiện trên lâm sàng bằng tăng ure, creatinin và K+ trong máu, nếu nặng có thể thiểu niệu hoặc vô niệu, đây là tổn thương viêm thận kẽ cấp. Do đó, nguyên nhân gây tử vong hay gặp là suy thận cấp và sốc nhiễm khuẩn [78, 104, 106, 116, 117, 126].

Nghiên cứu của Bayaki Sakatrên 177 bệnh nhân SJS/TEN do dị ứng thuốc có 22 bệnh nhân tử vong, trong đó nguyên nhân do sốc nhiễm độc chiếm 22,7%, sốc nhiễm khuẩn 31,9%, mất nước và điện giải 4,5%, suy thận cấp 4,5%, viêm gan tối cấp 4,5% và không xác định rõ nguyên nhân chiếm 31,9%. Có 15 bệnh nhân TEN tử vong, nguyên nhân gặp với tỷ lệ cao nhất là sốc nhiễm độc 33,3%, sốc nhiễm khuẩn13,3%. Bệnh nhân SJS tử vong chủ yếu do sốc nhiễm khuẩn 66,7%, mất nước và điện giải chiếm 16,7% [78].

Trong tài liệu NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN (Trang 121-125)