• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp và nội dung nghiên cứu

2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

2.3.2.1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho mục tiêu 1

Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) cho mô tả thực trạng DHLS môn truyền nhiễm là người dạy (GV) và người học (SV).

- Tính cỡ mẫu nghiên cứu:

+ Cỡ mẫu nhóm SV: Toàn bộ tất cả SV y khoa khóa 2013 - 2019 đang TTLS môn truyền nhiễm trong thời gian nghiên cứu: tổng cộng có 367 SV.

+ Cỡ mẫu nhóm GV: Toàn bộ các GV lâm sàng của Bộ môn Truyền nhiễm ĐHY khoa Vinh; các GV lâm sàng thỉnh giảng của khoa Bệnh nhiệt đới - BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An; Khoa Bệnh nhiệt đới - BV Đa khoa TP Vinh; Khoa A4 – BV Quân Y 4: tổng cộng có 27 người.

- Cách chọn mẫu và ĐTNC: Chọn mẫu toàn bộ có chủ đích các ĐTNC là GV và SV đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

+ Khoẻ mạnh (đang làm việc bình thường) và không bị kỷ luật tại thời điểm nghiên cứu;

+ Có thái độ hợp tác nghiên cứu tốt;

+ Các ĐTNC tham gia nghiên cứu đều được thông báo giải thích cụ thể mục đích, nội dung, phương pháp nghiên cứu và tự nguyện tham gia.

Như vậy, tổng cộng có 367 SV khóa 2013 - 2019 và 27 GV lâm sàng tại 3 cơ sở TTLS của nhà trường tham gia nghiên cứu.

2.3.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho mục tiêu 2

ĐTNC là SV cho đánh giá hiệu quả can thiệp (HQCT) bằng sử dụng BAĐT và lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý và GV.

- Tính cỡ mẫu nghiên cứu:

+ Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp: SV y đa khoa khóa 2014 - 2020 đang TTLS môn truyền nhiễm trong thời gian nghiên cứu. Sử dụng công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp có đối chứng, so sánh 2 tỷ lệ làm BATN ở mức đạt yêu cầu của 2 nhóm nghiên cứu sau thử nghiệm BAĐT [95]:

1 /2 1 1 1 2 2

2

2

1 2

2 (1 ) (1 ) (1 )

( )

z P P z P P P P

n P P

 

  

 

Trong đó:

- n: là cỡ mẫu tối thiểu để can thiệp.

- p1: tỷ lệ mong muốn nhóm chứng làm BATN đạt yêu cầu sau can thiệp, lấy p1 = 70%.

- p2: tỷ lệ mong muốn nhóm can thiệp làm BATN đạt yêu cầu sau can thiệp bằng BAĐT lấy p2 = 85%.

- p trung bình = (p1 + p2)/2. Như vậy, p trung bình ở nghiên cứu này = 77,5%.

- Z(1-α/2) = 1,96 (ứng với mức ý nghĩa mong muốn, ở nghiên cứu này α = 0,05).

- Z(1-β) = 0,842 (ứng với độ mạnh β = 85%).

Như vậy, tính được n = 138. Thực tế để dự phòng các ĐTNC không tham gia chúng tôi dự phòng thêm 10% và cỡ mẫu là n = 152 SV cho mỗi nhóm.

+ Cỡ mẫu cho thảo luận nhóm là lãnh đạo trường, cán bộ quản lý, Trưởng khoa của cơ sở TTLS, GV cơ hữu bộ môn Truyền nhiễm: 10 người.

- Cách chọn mẫu nghiên cứu:

+ SV của khối Y5 khóa 2014 - 2020 TTLS môn truyền nhiễm có tổng số 308 (100% SV) được lựa chọn đưa vào nghiên cứu. Tất cả SV đều có đặc điểm chung tương đồng nhau phân bố đồng đều vào 4 lớp học là Y14A, Y14B, Y14C, Y14D. Bằng cách chọn mẫu có chủ đích, các SV này được phân chia thành 2 nhóm là nhóm chứng và nhóm can thiệp. Căn cứ vào lịch TTLS môn truyền nhiễm của phòng đào tạo cung cấp và để đảm bảo tính khách quan trong đánh giá HQCT của BAĐT, chúng tôi phân nhóm dựa vào thời gian các lớp bắt đầu TTLS tại các cơ sở. Với cách phân chia này sẽ đảm bảo nhóm chứng không tiếp xúc và biết đến BAĐT vì đã hoàn thành chương trình TTLS truyền nhiễm và giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp không thể chia sẻ thông tin về BAĐT cho nhau. Nhóm can thiệp sẽ được ứng dụng BAĐT tiếp theo sau các nhóm chứng. Lịch TTLS của các lớp là hoàn toàn ngẫu nhiên do phòng Đào tạo cung cấp từ ban đầu (tháng 8/2018). Danh sách các SV ở lớp được sắp xếp quy định từ khi nhập trường (năm 2014). Các SV đều được học xong phần lý thuyết bệnh truyền nhiễm, được TTLS các vòng triệu chứng, bệnh học Nội, Ngoại, Sản, Nhi. Các SV là ĐTNC đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1) Khoẻ mạnh (đang làm việc bình thường), không bị kỷ luật tại thời điểm nghiên cứu; 2) Có thái độ hợp tác nghiên cứu tốt; 3) Được thông báo giải thích cụ thể mục đích, nội dung, phương pháp nghiên cứu và tự nguyện tham gia. Cụ thể:

* Nhóm chứng: Chọn 2 lớp là Y14A, Y14D với tổng cộng là 156 SV thời gian TTLS từ 19/11/2018 đến 14/01/2019.

* Nhóm can thiệp: Chọn 2 lớp là Y14B, Y14C với tổng cộng là 152 SV thời gian TTLS từ 15/01/2019 đến 31/03/2019.

Hình 2.1: Sơ đồ quá trình TTLS của 2 nhóm nghiên cứu

+ Chọn mẫu có chủ đích cho thảo luận nhóm: lãnh đạo trường (2 người), cán bộ quản lý Phòng đào tạo (3 người), GV lâm sàng (5 người - 2 GV cơ hữu và 3 GV thỉnh giảng). Tổng cộng là 10 người. Các ĐTNC được lựa chọn đảm bảo: Khoẻ mạnh, đang làm việc, có thái độ hợp tác và được thông báo giải thích rõ nội dung thảo luận nhóm.

2.3.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu cho mục tiêu 1

Nội dung nghiên cứu, các biến số và thông tin nghiên cứu cần thu thập được trình bày chi tiết trong phụ lục 1.

- Thực trạng đội ngũ và ý kiến của GV với công tác DHLS:

+ Thực trạng về đội ngũ GV lâm sàng (số lượng, tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn, thâm niên công tác, thâm niên DHLS, được tập huấn về sư phạm y học và DHLS, sự tự tin khi DHLS).

+ Các nội dung kế hoạch, hình thức, công tác tổ chức DHLS.

Nhóm can thiệp

SV bắt đầu TTLS môn truyền nhiễm tại các cơ sở TTLS của nhà trường

Nhóm TTLS có sử dụng

BAĐT trong suốt đợt học Nhóm TTLS không sử dụng BAĐT trong suốt đợt học

Nhóm đối chứng

+ Các nội dung, hình thức đánh giá TTLS, làm BA của SV.

+ Nhu cầu của GV về một số nội dung liên quan DHLS.

+ Nhu cầu ứng dụng CNTT và BAĐT trong DHLS.

- Thực trạng TTLS và ý kiến của SV với công tác DHLS:

+ Thông tin chung về SV (giới tính, tôn giáo, dân tộc, cơ sở TTLS).

+ Mức độ hài lòng của SV về điều kiện phục vụ TTLS tại cơ sở; các thuận lợi, khó khăn khi TTLS.

+ Đánh giá của SV về nội dung chương trình đào tạo; các hình thức, kỹ năng DHLS; đánh giá kết quả TTLS của GV.

+ Thực trạng việc làm BA và học tập qua BA của SV.

+ Nhu cầu của SV về một số nội dung liên quan DHLS; ứng dụng CNTT trong TTLS và nhu cầu sử dụng, thử nghiệm BAĐT.

- Thu thập các dữ liệu sẵn có về nhân lực, cơ sở vật chất của cơ sở TTLS và chương trình, nội dung đào tạo phục vụ cho DHLS:

+ Các dữ liệu sẵn có về nhân lực;

+ Cơ sở vật chất của cơ sở TTLS;

+ Chương trình đào tạo lâm sàng truyền nhiễm, kế hoạch DHLS, nội dung DHLS, phương pháp DHLS, hình thức DHLS, hình thức đánh giá kết quả TTLS, kế hoạch thi lâm sàng của bộ môn, của nhà trường. Các văn bản, tài liệu liên quan như: chỉ tiêu lâm sàng, sổ tay lâm sàng, danh sách SV, danh sách điểm danh SV, danh sách GV chấm thi, biểu điểm chấm thi BA.

2.3.3.2. Nội dung nghiên cứu cho mục tiêu 2

Nội dung nghiên cứu, các biến số nghiên cứu, thông tin nghiên cứu cần thu thập, phương pháp và công cụ thu thập được trình bày chi tiết trong phụ lục 1.

Hiệu quả can thiệp (HQCT) bằng sử dụng BAĐT được đánh giá theo 4 nội dung:

- So sánh điểm trung bình kỹ năng làm BA trước sau can thiệp và so với nhóm chứng ở 11 mục của BA; tính chỉ số hiệu quả (CSHQ), HQCT; mối liên quan của kết quả TTLS với kết quả thực hiện 11 nội dung của BA.

+ Kỹ năng khai thác thông tin hành chính.

+ Kỹ năng khai thác lý do vào viện.

+ Kỹ năng khai thác bệnh sử.

+ Kỹ năng khai thác tiền sử.

+ Kỹ năng phát hiện và mô tả khám thực thể.

+ Kỹ năng tóm tắt BA và CĐ sơ bộ.

+ Kỹ năng đề xuất các XNCLS.

+ Kỹ năng tóm tắt, biện luận và CĐ xác định.

+ Kỹ năng mô tả quá trình ĐT.

+ Kỹ năng mô tả phòng bệnh, GDSK.

+ CSHQ và HQCT bằng BAĐT.

+ Kết quả TTLS sau can thiệp của 2 nhóm.

+ Mối liên quan kết quả TTLS với kết quả thực hiện 11 nội dung của BA.

- SV tự lượng giá về mức độ đầy đủ kỹ năng làm BATN sau can thiệp:

SV tự lượng giá các nội dung trong 11 mục của BATN.

- SV phản hồi về khóa học E-Learning và BAĐT:

+ Về mục tiêu và nô ̣i dung khóa ho ̣c.

+ Về tổ chứ c và quản lý khóa ho ̣c.

+ Về phương pháp đào tạo trong khóa ho ̣c.

+ Về phương pháp kiểm tra, đánh giá.

+ Về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ khóa học.

+ Về hiệu quả của khóa học.

+ Về điều hài lòng nhất của khóa học.

+ Về điều ít hài lòng nhất của khóa học.

+ Về ưu điểm ứng dụng CNTT trong DHLS.

+ Về nhân rộng mô hình khóa học.

- Ý kiến và chấp nhận của lãnh đạo trường, cán bộ quản lý và GV về BAĐT chuyên ngành truyền nhiễm:

+ Tính cấp thiết, ý nghĩa của BAĐT.

+ Hình thức của BAĐT.

+ Cấu trúc của BAĐT.

+ Tính chính xác, khoa học, chuẩn mực về thuật ngữ y khoa và tính cập nhật của BAĐT.

+ Khả năng phù hợp với SV y đa khoa (môi trường TTLS, điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, quy chế đào tạo).

+ Điều kiện để ứng dụng BAĐT (lãnh đạo trường, GV, cơ sở vật chất, nhân lực, đào tạo, giám sát-hỗ trợ, sự ủng hộ).