• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo y khoa

1.5.2. Phương thức dạy học E-Learning

hiệu quả nhất định. CNTT trong chăm sóc sức khỏe cũng đã được phát triển và triển khai tại nhiều nơi, với các mục tiêu chính bao gồm đào tạo SV về BAĐT và trao quyền cho phỏng vấn tập trung vào BN trong khi kết hợp các kỹ năng BAĐT [78],[79]. Tuy nhiên, các trường Đại học y khoa, Khoa Y tại Việt Nam còn chưa ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ của công nghệ này vào việc giảng dạy, nhất là trong DHLS. Mặt khác, trong đào tạo y khoa hiện nay cũng đang gặp nhiều những thách thức khó khăn do đặc điểm phát triển của kinh tế, xã hội, tâm lý BN. Làm thế nào để khắc phục khó khăn, đảm bảo DHLS tốt là một nhiệm vụ đặt ra không những cho các cơ sở đào tạo y khoa mà còn cho cả GV và SV.

1.5.2. Phương thức dạy học E-Learning

tạo của các nước trên thế giới, được chứng minh qua sự thành công của hệ thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning của nhiều quốc gia như Mĩ, Anh, Nhật… [21],[23],[80].

E-learning đã được chứng minh là có hiệu quả như dạy học thông thường và có thể được sử dụng để thúc đẩy việc tự học. Công nghệ E-learning hướng đến một cuộc cách mạng trong giáo dục thay đổi vai trò của GV và SV. Các GV không còn đóng vai trò là nhà phân phối nội dung, mà sẽ tham gia nhiều hơn với tư cách là người hỗ trợ học tập và đánh giá năng lực. SV y khoa được khuyến khích kiểm soát tốt hơn việc học bằng cách cho phép linh hoạt nội dung và tốc độ. Trong các mô hình như vậy, các GV có thể đánh giá năng lực một cách khách quan thông qua các đánh giá trực tuyến, cho phép SV nhận được phản hồi cá nhân để tự cải thiện. E-learning chắc chắn sẽ có tác động đáng kể đến môi trường học thuật của SV y khoa trong tương lai [81],[82]. Mặc dầu, hầu hết SV y khoa xem E-learning là thú vị và hiệu quả nhưng không thấy sự thay thế cho các phương pháp dạy học truyền thống [83]. Các nghiên cứu về điều dưỡng và SV y khoa đã chứng minh rằng sự hài lòng luôn cao hơn trong môi trường học tập kết hợp E-learning với một bài giảng truyền thống. Tuy nhiên, sự hài lòng này không tương quan với điểm kiểm tra, trong đó thường không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phương pháp sư phạm và nên tiến hành song song [84],[85]. E-learning cung cấp cơ hội cho việc dạy và học linh hoạt đồng thời tăng cường khả năng học tập cá nhân và khắc phục các hạn chế về địa lý. E-learning phù hợp hơn với giáo dục dựa trên vấn đề, và cũng có thể hiệu quả về chi phí. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng học tập qua công nghệ có thể tiết kiệm chi phí cho cả người học và nhà cung cấp [86]. Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thừa nhận E-learning là một công cụ hữu ích trong việc giải quyết các nhu cầu giáo dục lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở các nước đang phát triển [87],[88].

1.5.2.2. Lịch sử phát triển E- learning

Gắn với sự phát triển của CNTT và phương pháp giáo dục đào tạo, quá trình phát triển của E-Learning có thể chia ra làm bốn thời kì như sau:

- Trước năm 1983: Thời kì này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương pháp “lấy GV làm trung tâm” là phương pháp phổ biến.

- Giai đoạn 1984 – 1993: Sự ra đời của hệ điều hành Window 3.1, máy tính Mantosh, phần mềm máy tính trình chiếu PowPoint, cùng các công cụ phương tiện khác đã mở ra kỉ nguyên đa phương tiện, cho phép tạo ra những bài giảng có tích hợp âm thanh và hình ảnh dựa trên công nghệ Computer Base Training (CBT).

- Giai đoạn 1994 – 1999: Công nghệ Web được phát minh. Các chương trình E-mail, Web, Video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ Web như HTML, JAVA bắt đầu trở nên thông dụng và đã làm thay đổi bộ mặt giáo dục đào tạo bằng đa phương tiện.

- Giai đoạn 2000 - đến nay: Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy cập mạng và băng thông Internet rộng, các công nghệ thiết kế Web đã trở thành cuộc cách mạng trong giáo dục và đào tạo. Ngày nay, thông qua Web, người dạy có thể hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học. Đó chính là kỉ nguyên của E-Learning [22], [23],[89].

1.5.2.3. Ưu, nhược điểm của E-Learning

E-Learning có ưu điểm đó là không bị giới hạn bởi không gian và thời gian; tăng tính hấp dẫn; tính linh hoạt; tính cập nhật; có sự hợp tác, phối hợp trong học tập; tạo tâm lí dễ chịu cho GV và người học. Thông qua E-Learning, các kỹ năng làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của người học sẽ được hoàn thiện không ngừng.

E-Learning có nhược điểm đó là: chi phí kỹ thuật cao (máy tính kết nối mang, điện thoại thông minh); hạn chế kỹ năng giao tiếp xã hội; hạn chế thao tác thực hành thí nghiệm, thực nghiệm và đòi hỏi ý thức cá nhân cao.

Để phát huy các ưu điểm và hạn chế những nhược điểm nêu trên mô ̣t giải pháp kết hợp là sử du ̣ng E-Learning và những phương pháp giảng da ̣y truyền thố ng song song. Sử dụng E-Learning có thể mang lại cơ hội giáo dục lớn hơn cho SV đồng thời nâng cao hiệu quả của GV. Sự sẵn sàng của tổ chức cho việc áp dụng E-Learning đảm bảo sự liên kết của các công cụ mới với bối cảnh giáo dục và kinh tế [80]. Tuy nhiên, việc triển khai E-Learning trong giáo dục đào tạo là một xu hướng tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với giáo dục thế giới trong đó có đào tạo y khoa [23].

1.5.2.4. Thành phần và cấu trúc của một hệ thống E-Learning

+ Mô hình chức năng của một hệ thống E-Learning gồm 2 phần [23]:

- Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS: Learning Content Management System).

- Hệ thống quản lý học tập (LMS: Learning Management System): là hệ thống dịch vụ hỗ trợ và quản lý quá trình học tập của học viên. Moodle là một ví dụ của hệ thống này.

+ Mô hình hệ thống bao gồm 3 phần chính: 1) Hạ tầng truyền thông và mạng. 2) Hạ tầng phần mềm. 3) Nội dung đào tạo.