• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chất giải độc đặc hiệu trong điều trị ngộ độc cấp methanol

Trong tài liệu §¸NH GI¸ HIÖU QU¶ cñA PH¸C §å (Trang 42-54)

Chương 1. TỔNG QUAN

1.6. Điều trị ngộ độc cấp methanol

1.6.2. Chất giải độc đặc hiệu trong điều trị ngộ độc cấp methanol

A: Nồng độ ban đầu methanol (mmol/l).

mmol/l = (mg/dl: Trọng lượng phân tử/10)

k: 80% độ thanh thải ure mà nhà sản xuất quy định (ml/ph) dựa vào tốc độ máu Sử dụng Heparin trọng lượng phân tử thấp trong HD

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả an toàn, ít biến chứng của việc sử dụng chống đông Heparin trọng lượng phân tử thấp trong thận nhân tạo như sau:

Nghiên cứu của Klingel và cộng sự năm 2004 nghiên cứu sự an toàn hiệu quả của tiêm tĩnh mạch một lần enoxaparin trên 781 bệnh nhân ở 79 trung tâm lọc máu của Đức, bệnh nhân được theo dõi các thông số trên lâm sàng và xét nghiệm trong 32 tuần. Kết quả 98,3% bệnh nhân không có tác dụng phụ113.

Nghiên cứu của Lim và cộng sự: đây là phân tích gộp từ 12 nghiên cứu, 4971 bệnh nhân, so sánh nồng độ anti –Xa và nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân suy thận mạn sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp (enoxaparin, tinzaparin, dalteparin), bệnh nhân được xét nghiệm anti-Xa sau 4 giờ dùng thuốc. Tác giả cho rằng Heparin trọng lượng phân tử thấp có liên quan đến sự gia tăng về mặt thống kê nguy cơ chảy máu lớn ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin ≤ 30 ml/ph so với những người có độ thanh thải creatinin>30 ml/ph (5,0% so với 2,4%, 95%CI là 1,19-4,2)114.

1.6.2. Chất giải độc đặc hiệu trong điều trị ngộ độc cấp methanol

Nếu chỉ định sớm sau khi ngộ độc, ethanol và fomepizole làm giảm hình thành các sản phẩm độc tính cũng như làm tăng thời gian bán thải của methanol, trong thời gian chờ đợi lọc máu22,117

Bảng 1.2. Thời gian bán thải của methanol khi dùng fomepizole và ethanol Biện pháp điều trị Thời gian bán thải methanol

Không điều trị ~ 14-32 giờ

Dùng fomepizole ~ 50 giờ

Dùng ethanol ~ 43- 96 giờ

Thẩm tách máu ngắt quãng ~ 3,5 giờ

Chỉ định sử dụng ethanol và fomepizole

Bảng 1.3. Chỉ định dùng ethanol và fomepizole 1,118,119

Bệnh nhân nghi ngờ hoặc chẩn đoán ngộ độc cấp methanol có một trong các tiêu chuẩn sau:

Nồng độ methanol máu > 20mg/dl hoặc

Bệnh sử gần đây có uống rượu chứa methanol và có khoảng trống ALTT >

10 mosm/kgH2O hoặc

Bệnh sử hoặc lâm sàng nghi ngờ ngộ độc methanol và có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn sau:

+ pH máu động mạch < 7,3 + nồng độ HCO3

< 20mmol/l

+ Khoảng trống ALTT > 10 mosm/kgH2O 1.6.2.1. Tiêu chuẩn dừng ethanol và fomepizole

Theo hướng dẫn điều trị của hiệp hội các TTCĐ Hoa Kỳ1 ethanol và fomepizole được dùng đến khi:

- Methanol âm tính, hoặc

- Nồng độ methanol < 20mg/dl và pH > 7,3.

Nếu nồng độ methanol không có ngay thì khoảng trống ALTT nên về mức bình thường trước khi dừng ethanol và fomepizole

1.6.2.2. So sánh giữa ethanol và fomepizole

Về mặt lí thuyết fomepizole có nhiều ưu điểm như fomepizole ức chế cao ADH, tác dụng kéo dài, phác đồ đơn giản, dễ sử dụng, sau liều bolus dùng mỗi 12 giờ, tăng liều trong lọc máu, không cần phải theo dõi nồng độ trong máu118,120. Một vài tác giả đề xuất dùng fomepizole không cần phải lọc máu nếu bệnh nhân không tổn thương thận, không tổn thương mắt, pH máu bình thường119,121.

Bất lợi chủ yếu khi sử dụng fomepizole là giá thành đắt và có rất ít kinh nghiệm sử dụng, tăng liều trong lọc máu, đôi khi gây kích ứng tại chỗ, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, đau đầu, chóng mặt, tăng bạch cầu ưa acid118,120,121.

Điều kiện thực tế tại Việt Nam không có fomepizole cũng như ethanol tĩnh mạch vì giá thành rất đắt, chỉ có ethanol đường uống. Khi sử dụng ethanol đường uống việc chỉnh liều rất phức tạp và không thực hiện được vì xét nghiệm gửi Viện Pháp Y Quốc gia, không có kết quả ngay. Sau liều bolus qua sonde dạ dày dùng liều duy trì mục đích đạt nồng độ 100-150mg/dl 57.

Ethanol cũng bị loại bỏ bởi lọc máu do đó cần tăng liều trong lọc máu, đây cũng là một khó khăn nữa trong điều trị. Ethanol gây thay đổi tình trạng ý thức (kích thích hoặc ức chế thần kinh trung ương), hạ đường máu (đặc biệt là trẻ em, bệnh nhân suy dinh dưỡng), suy gan, viêm tụy. Khi dùng ethanol bệnh nhân phải nhập viện vào khoa hồi sức, phải theo dõi nồng độ ethanol và đường máu thường xuyên cũng như tăng công lao động của điều dưỡng do đó tổng chi phí cũng tăng cao.

Mặc dù có nhiều nhược điểm song ethanol là chất giải độc đặc hiệu được sử dụng đầu tiên cho bệnh nhân ngộ độc methanol vì giá rẻ, sẵn có, bác sĩ có kinh nghiệm và vẫn được dùng ở một số trung tâm chống độc lớn 57.

Có thể tóm tắt việc so sánh ethanol và fomepizole theo bảng dưới9 Bảng 1.4. Tóm tắt một số so sánh ethanol và fomepizole

Ethanol Fomepizole

Tình trạng say Có Không

An thần Có Không

Hạ đường máu Có Không

Giá thành Thấp Cao

Theo dõi xét nghiệm Có Không

Thời gian tác dụng Ngắn Dài

Cạnh tranh hoặc ức chế enzym ADH

Cao Cao hơn ethanol

Tác dụng Không thể dự đoán Có thể dự đoán

Kiểm soát nồng độ Khó Dễ

Triệu chứng tiêu hóa Có (uống) Không

Quá tải thể tích Có (tĩnh mạch) Không

Điều chỉnh liều trong lọc máu Có Có

Điều chỉnh liều người nghiện rượu Có Không

Nguồn Dễ Khó

Kinh nghiệm Nhiều Ít

1.6.2.3. Điều trị ngộ độc cấp methanol bằng ethanol

* Sơ lược về ethanol.

Ethanol có công thức hóa học C2H5OH là chất lỏng, không màu, tan nhanh trong nước, gắn rất kém với protein, có thể tích phân bố 0,6 l/kg, trọng lượng phân tử 46, trọng lượng riêng 0,7939 g/ml, đào thải qua lọc máu.

* Hấp thu, phân bố ethanol

Ethanol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, chủ yếu là ở tá tràng.

Sự có mặt của thức ăn làm giảm và làm chậm sự hấp thu ethanol. Ethanol được phân bố ở tất cả những mô có nước với thể tích phân bố xấp xỉ 0,6 – 0,7 l/kg. Ethanol nhanh chóng qua rau thai và hàng rào máu não.

* Chuyển hóa và thải trừ ethanol

Trong cơ thể người gan chuyển hóa 90-98 % ethanol được hấp thu thông qua 3 hệ enzym: alcohol dehydrogenase (ADH) có vai trò chính, hệ thống oxy hóa ethanol ở microsome (MEOS), hệ catalase tham gia rất ít, trong khi đó thận và phổi đào thải một phần ethanol không qua chuyển hóa.

Đặc điểm chuyển hóa theo phản ứng động học bậc 0 (Zero-order kinetics), tức là chuyển hóa không phụ thuộc nồng độ, ngoại trừ nồng độ ethanol quá thấp (< 10-20 mg/dl) hoặc quá cao (> 200-300 mg/dl)122,123. Tốc độ thải trừ điển hình của ethanol là khoảng 15-20 mg/dl/giờ ở người khỏe mạnh, dao động trong khoảng 10-34 mg/dl/giờ124. Tốc độ thải trừ ethanol thường cao hơn ở những người nghiện rượu so với những người không nghiện rượu vì ở ở người nghiện rượu hệ thống MEOS đặc biệt là enzym Cytochrom P450 được cảm ứng nhiều hơn nên tăng hoạt động31.

* Cơ sở lí thuyết dùng ethanol trong điều trị ngộ độc cấp methanol

Trong cơ thể ethanol được chuyển hóa tại gan tương tự methanol nhờ enzym ADH, tuy nhiên ethanol có ái lực với enzym ADH lớn gấp khoảng 7-10 lần so với methanol. Do đó nếu cùng tồn tại trong máu ethanol sẽ chuyển hóa trước, kéo dài thời gian bán thải cũng như kéo dài sự có mặt của methanol, chờ lọc máu và các biện pháp hồi sức loại bỏ methanol33.

Hình 1.3. Cơ chế giải độc của ethanol trong ngộ độc cấp methanol33

*Cơ sở khoa học dùng ethanol điều trị ngộ độc cấp methanol

Tính chất giải độc của ethanol được nhận ra đầu tiên năm 1940 khi Roe quan sát thấy những bệnh nhân uống methanol lẫn cả ethanol có diễn biến lâm sàng nhẹ hơn những bệnh nhân chỉ uống methanol đơn thuần, ông gợi ý nồng độ ethanol máu khoảng 100mg/dl thì có lợi ích lâm sàng. Từ đó đến nay với nhiều tiến bộ về mặt cơ chế và lâm sàng ethanol được coi là antidote của methanol125. Sau này đã có những nghiên cứu dùng ethanol đường tĩnh mạch cũng như đường uống điều trị ngộ độc cấp methanol mang lại những hiệu quả nhất định.

Năm 1981 tác giả Peterson CD đã dùng ethanol đường uống dung dịch 50% cho liều bolus và dung dịch 20% cho liều duy trì điều trị 5 bệnh nhân ngộ độc cấp methanol có nồng độ methanol vào viện 27 mg/dl đến 425 mg/dl (trung bình 190 mg/dl), duy trì nồng độ ethanol 100-200mg/dl, theo dõi nồng độ ethanol 1 giờ/lần. Liều ethanol uống cần thiết để duy trì nồng độ trong máu được so sánh với liều ethanol dự đoán dựa trên dược động học của ethanol, ethanol được tăng dựa theo kinh nghiệm cho đến khi đạt nồng độ mong muốn, tác giả khuyến cáo liều ethanol đường uống nên cá nhân hóa dựa theo nồng độ ethanol đo được33.

Tác giả Roy đánh giá tác dụng phụ của ethanol khi điều trị cho 60 bệnh nhân nhi ngộ độc cấp methanol tại 2 trung tâm nhi khoa lớn ở Canada. Nhóm bệnh nhi này tuổi trung bình 24 tháng, nồng độ methanol trung bình là 13,3mg/dl (0-280mg/dl), 29 bệnh nhi được dùng ethanol đường uống, 21 bệnh nhi dùng ethanol tĩnh mạch, thời gian dùng ethanol trung bình là 16 giờ (1,5-72 giờ). Có 50/60 bệnh nhi được đo đường máu không có bệnh nhi nào đường máu <2,78mmol/l, có 6/60 bệnh nhi có biểu hiện buồn ngủ sau dùng ethanol nhưng không hôn mê và không phải đặt nội khí quản. Không có bệnh nhi nào bị hạ thân nhiệt, nhiễm độc gan hay viêm tắc tĩnh mạch. Tác giả đưa ra khuyến cáo mặc dù nồng độ ethanol trong máu dao động nhưng không có bệnh nhi nào tử vong và tác dụng phụ của ethanol không nhiều khi bệnh nhân được theo dõi cẩn thận 126.

Wedge và cộng sự đánh giá độ an toàn của ethanol đường tĩnh mạch điều trị 49 bệnh nhân ngộ độc methanol và ethylenglycol, 45 bệnh nhân HD và tất cả đều được dùng ethanol tĩnh mạch 10%, có 45 bệnh nhân (92%) gặp tác dụng phụ, trong đó 35 bệnh nhân (71%) kích thích phải dùng an thần, 16 bệnh nhân (33%) nhịp tim nhanh > 100 lần/phút, 11 bệnh nhân (22%) nôn, 10 bệnh nhân (20%) suy giảm ý thức phải đặt nội khí quản, 9 bệnh nhân (18%) có biểu hiện hạ huyết áp, 3 bệnh nhân (6%) co giật, 5 bệnh nhân (10%) viêm tĩnh mạch, không có bệnh nhân nào hạ đường máu. Mỗi bệnh nhân được làm xét nghiệm ethanol trung bình là 6 lần, có tổng 371 mẫu xét nghiệm trong đó 102 mẫu (27%) đạt liều ethanol trong phạm vi 100-150mg/dl, 93 mẫu (25%) trên ngưỡng 150mg/dl, 176 mẫu (25%) dưới ngưỡng 100mg/dl. Nồng độ ethanol không đạt do chỉnh liều không phù hợp là 159 mẫu (59%). Các tác giả cho rằng dùng ethanol khó chuẩn liều và có nhiều tác dụng phụ127.

Ở vụ ngộ độc methanol ở Estonia năm 2005, Paasma và cộng sự thấy rằng trong tổng số 111 bệnh nhân ngộ độc cấp methanol được điều trị bằng ethanol tĩnh mạch (87%), thẩm tách máu (71%), bicarbonat (85%), 72 bệnh nhân tỉnh khi nhập viện được dùng ethanol có 29 bệnh nhân (40%) trở nên

hôn mê trong vòng 1 giờ sau liều bolus ethanol, 2 bệnh nhân suy hô hấp phải thông khí nhân tạo 96.

Tác giả Zakharov nghiên cứu trên 121 bệnh nhân ngộ độc cấp methanol trong vụ ngộ độc tại cộng hóa Séc năm 2012, do lượng fomepizole hạn chế nên ethanol được dùng thường xuyên hơn (n=70 so với n= 21), các điều trị khác tương tự tác giả khẳng định không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong giữa 2 nhóm (p= 0,39)10.

* Liều lượng và cách dùng ethanol

Để có tác dụng với enzym ADH nồng độ ethanol duy trì được ở liều khuyến cáo khoảng 100-150 mg/dl128. Hiện nay chưa có dữ liệu nồng độ ethanol nhỏ nhất có thể ngăn chặn được chuyển hóa methanol. Tuy nhiên theo kinh nghiệm lâm sàng nồng độ ethanol < 100 mg/dl là không có hiệu quả129, mô tả loạt ca lâm sàng cho thấy chuyển hóa từ methanol thành format xảy ra khi nồng độ ethanol xuống dưới 100 mg/dl trong suốt quá trình điều trị ngộ độc methanol 130. Ở nghiên cứu 46 bệnh nhân ngộ độc methanol ở nhà tù bang Michigan thì thấy rằng có thể dừng truyền ethanol khi nồng độ methanol < 20-30mg/dl64. Có những trường hợp bệnh nhân khi nồng độ methanol dưới 20 mg/dl nhưng vẫn có toan chuyển hóa có thể do formate hoặc trong bệnh cảnh bệnh nhân ngộ độc nặng, suy đa tạng.

Về cách tính liều ethanol có nhiều tác giả đưa ra liều lượng và cách tính khác nhau tuy nhiên sự khác biệt không nhiều

Năm 1981 tác giả Peterson CD đưa ra khuyến cáo liều ethanol đường uống liều bolus 0,6-0,8g/kg, liều duy trì trong lọc máu là 250-350 mg/kg/giờ và liều 110-130 mg/kg/giờ không lọc máu, liều cụ thể phải cá thể hóa dựa trên nồng độ ethanol đo được. Dựa trên công thức tính liều ethanol ước tính để ethanol máu từ 100-200mg/dl, chỉnh liều ethanol theo kinh nghiệm33:

K0= (Vmax)(Css)/(Km+ Css) KD= K0 + (D)(Css)

K0: nồng độ ethanol dự đoán

KD: nồng độ ethanol ước tính trong lọc máu Css: Nồng độ ethanol mong muốn

Vmax: tốc độ thải trừ ethanol (124mg/kg/giờ, trung bình 75-175 mg/kg/giờ)

Km: hệ số Michaelis-Menten (13,8 mg/dl) D: độ thẩm tách ethanol

Năm 2002 trung tâm chống độc Mỹ đưa ra khuyến cáo liều ethanol trong ngộ độc cấp methanol, quan điểm này cũng đồng thuận với một số tác giả khác, cụ thể ở bảng 1.7 1,117,128,131.

Bảng 1.5. Liều dùng ethanol Ethanol

tuyệt đối

Dung dịch uống 43%

Dung dịch truyền 10%

Dung dịch uống 20% (tương đương) Liều ban đầu 600mg/kg 1,8ml/kg 7,6ml/kg 3,8 ml/kg Liều duy trì ở

người không nghiện rượu

66mg/kg/giờ 0,2ml/kg/giờ 0,83ml/kg/giờ 0,42ml/kg/giờ Liều duy trì ở

người nghiện rượu

154mg/kg/giờ 0,46ml/kg/giờ 1,96ml/kg/giờ 0,98ml/kg/giờ Liều duy trì khi

lọc máu ở người không nghiện rượu

169

mg/kg/giờ 0,5ml/kg/giờ 2,13ml/kg/giờ 1,07 ml/kg/giờ Liều duy trì lọc

máu ở người nghiện rượu

257mg/kg/giờ 0,77ml/kg/giờ 3,26ml/kg/giờ 1,63ml/kg/giờ Bảng liều lượng này chi tiết cho từng đối tượng và loại dung dịch ethanol cũng như đường dùng, tuy nhiên tốc độ duy trì khó nhớ, khó khăn trong việc tính toán trên lâm sàng.

Năm 2015 tác giả Martin- Amat và cộng sự đề xuất liều ethanol giản hóa dùng trong ngộ độc methanol theo nghiên cứu của McCoy như sau và cũng được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Bảng 1.6. Liều ethanol giản hóa trong điều trị ngộ độc cấp methanol128

Liều lượng Dung dịch

truyền TM 5%

Dung dịch truyền TM

10%

Dung dịch uống 20%

Liều ban đầu 15(ml/kg) 7,5(ml/kg) 4(ml/kg)

Liều duy trì ở người không nghiện rượu

2 – 4(ml/kg/giờ)

1 –

2(ml/kg/giờ) 0,5(ml/kg/giờ) Liều duy trì ở người nghiện

rượu

4 – 8(ml/kg/giờ)

2 –

4(ml/kg/giờ) 1(ml/kg/giờ) Liều duy trì khi lọc máu ở

người không nghiện rượu

4 – 7(ml/kg/giờ)

2 –

3,5(ml/kg/giờ) 1(ml/kg/giờ) Liều duy trì lọc máu ở

người nghiện rượu

6 – 10(ml/kg/giờ)

3 –

5(ml/kg/giờ) 2(ml/kg/giờ) Trong nghiên cứu của chúng tôi dùng ethanol đường uống 20% theo phác đồ này vì đơn giản, dễ áp dụng.

* Một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ ethanol máu Phân phối ethanol trong cơ thể

Nồng độ ethanol trong mô phụ thuộc vào hàm lượng nước tương đối của mô đó. Cùng một lượng ethanol uống vào như nhau trên một đơn vị trọng lượng cơ thể có thể tạo ra nồng độ ethanol trong máu khác nhau ở mỗi người do tỉ lệ chất béo và nước trong cơ thể mỗi người khác nhau. Nữ giới sẽ có nồng độ ethanol trong máu cao hơn nam giới khi uống một lượng như nhau vì nữ giới do tỉ lệ mỡ cao hơn nam giới nên tỉ lệ phân bố rượu thấp hơn132,133.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hấp thu ethanol

Ethanol khi vào dạ dày và được chuyển xuống tá tràng, hỗng tràng rất nhanh và hấp thu chủ yếu tại đó, do đó dạ dày rỗng là một yếu tố quan trọng quyết định tốc độ hấp thu ethanol.

Ethanol vượt qua màng sinh học bằng cách khuếch tán thụ động, do đó nồng độ ethanol càng cao thì sự hấp thu càng nhanh.

Ethanol gây kích thích niêm mạc tiêu hóa, nồng độ cao có thể gây ăn mòn, xuất huyết và gây liệt cơ trơn đường tiêu hóa dẫn đến giảm hấp thu.

Nồng độ ethanol trong máu cao hơn nếu uống một liều duy nhất thay vì uống nhiều liều nhỏ.

Thức ăn sẽ làm giảm hấp thu của ethanol, các chất béo, carbohydrate hoặc protein đều có hiệu quả như nhau trong việc làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày134.

Chuyển hóa ethanol trong cơ thể

Các enzym chủ yếu trong quá trình oxy hóa ethanol tại gan là alcohodehydrogenase và ở mức độ thấp hơn phụ thuộc cytochrom P450, catalese, . Tổn thương gan làm giảm tốc độ oxy hóa ethanol và ethanol không ảnh hưởng bởi các hormon (insulin, glucagon, leptin, catecholamine, hormon tuyến giáp) trong quá trình đào thải ra khỏi cơ thể135. Tốc độ chuyển hóa ethanol không phụ thuộc nồng độ, theo phản ứng động học bậc 0, ngoại trừ nồng độ quá cao (>200-300mg/dl) hoặc quá thấp (<10-20mg/dl)136.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến đào thải ethanol trong máu

Giới tính: nữ giới có tốc độ đào thải ethanol nhanh hơn vì nữ giới có trọng lượng cơ thể nhỏ hơn 134.

- Tuổi: Trẻ em có hệ enzym ADH chưa hoàn thiện và người già do khối lượng gan và lượng nước trong cơ thể giảm nên có tốc độ đào thải ethanol kém hơn.

- Chủng tộc: Tốc độ đào thải ethanol ở người Mỹ bản địa tăng hơn người da trắng, người Trung Quốc như người da trắng, có thể do sự khác nhau về khối lượng gan137,138.

- Thức ăn: Chuyển hóa rượu ở người được ăn no cao hơn khi nhịn đói vì nồng độ enzym ADH cao hơn, thức ăn cũng làm tăng lưu lượng máu đến gan.

Đường fructose làm tăng chuyển hóa ethanol bằng cách cung cấp chất nền giúp chuyển NADH thành NAD+, giúp tăng cường hấp thu oxy của ty lạp thể139.

- Nhịp điệu sinh học: Tốc độ đào thải rượu thay đổi theo thời gian trong ngày, tăng nhiều vào cuối ngày có thể do liên quan đến nhiệt độ cơ thể.

- Tập thể dục: tăng tốc độ đào thải rượu có thể do liên quan nhiệt độ cơ thể và tăng giải phóng catecholamin

- Nghiện rượu: uống rượu làm tăng chuyển hóa ethanol do enzym ADH tăng độ nhạy, bệnh gan làm giảm tốc độ đào thải ethanol

- Thuốc: Các thuốc gây ức chế enzym ADH (pyrazole, isobutyramide) hoặc cạnh tranh với ethanol để giành ADH (methanol, ethyleneglycol) hoặc ức chế chuỗi hô hấp của ty thể sẽ làm giảm tốc độ đào thải ethanol.

* Một số tác dụng không mong muốn của ethanol Tác dụng trên thần kinh trung ương:

Ethanol gây ra các ảnh hưởng lên hệ thống thần kinh trung ương từ buồn ngủ nhẹ hoặc hưng phấn đến hôn mê và ức chế hô hấp.

* Tác dụng trên tiêu hóa:

- Tăng enzym transaminase: biểu hiện tăng AST, ALT có thể gặp khi điều trị bằng ethanol đặc biệt những bệnh nhân viêm gan virus, xơ gan.

- Viêm niêm mạc dạ dày: biểu hiện bằng đầy bụng, đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, vấn đề này gây giảm hấp thu ethanol vào máu.

- Xuất huyết tiêu hóa: chảy máu dạ dày, tá tràng tuy nhiên ít gặp.

- Viêm tụy cấp: là biến chứng nặng nề song ít gặp.

* Một số tác dụng không mong muốn khác:

- Ethanol có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt ở trẻ em và những bệnh nhân suy dinh dưỡng. Lister và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu hồi cứu trên 27 trường hợp ngộ độc alcohol được điều trị bằng ethanol và lọc máu tại một bệnh viện ở Ottawa. Mặc dù tác giả kết luận rằng ethanol là chất giải độc an toàn và hiệu quả nhưng chỉ đo độ an toàn trong những bệnh nhân này là hạ đường máu140.

- Rối loạn điện giải: có thể gặp hạ natri và kali máu, cơ chế chưa rõ ràng.

Trong tài liệu §¸NH GI¸ HIÖU QU¶ cñA PH¸C §å (Trang 42-54)