• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số yếu tố liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác và tử vong ở

Trong tài liệu §¸NH GI¸ HIÖU QU¶ cñA PH¸C §å (Trang 30-33)

Chương 1. TỔNG QUAN

1.4. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác và tử vong ở

Ngộ độc cấp methanol ngày càng tăng, vấn đề chẩn đoán và điều trị vẫn còn nhiều khó khăn ngay cả đối với các chuyên gia chống độc83. Hiện nay xác định các yếu tố tiên lượng tử vong trong ngộ độc methanol có vai trò quan trọng. Các nghiên cứu hiện nay hướng đến xác định các yếu tố dự báo, tiên lượng tử vong để có thái độ xử trí tích cực ngăn ngừa biến chứng, giảm tỉ lệ tử vong do methanol.

Tác giả Brahmi nghiên cứu trên 16 bệnh nhân ngộ độc cấp methanol tại Tunisia từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 4 năm 2004, kết quả cho thấy một số yếu tố liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác là thời gian từ khi tiếp xúc methanol đến khi xuất hiện triệu chứng, lượng methanol uống, nồng độ methanol, pH (p<0,05)84.

Tác giả Liu85, Barceloux và cộng sự1 cho rằng dấu hiệu ức chế nhịp tim là một dấu hiệu tiên lượng tử vong. Tác giả Hovda và cộng sự nghiên cứu trên 51 bệnh nhân ngộ độc methanol trong đó 9 bệnh nhân tử vong có toan chuyển hóa nặng, cả hai yếu tố nhập viện sớm sau uống methanol và phát hiện tình trạng bù hô hấp do toan chuyển hóa có liên quan đến sự sống còn trong ngộ độc cấp methanol7.

Tác giả Weinberg và cộng sự công bố những trường hợp ngộ độc methanol có giảm ý thức và tổn thương thị lực, điều trị tích cực nhưng không cải thiện vì phù não86. Ở một nghiên cứu khác một số trường hợp bệnh nhân nặng có biểu hiện tiêu hóa và viêm tụy cấp kết hợp với tăng thân nhiệtlà những dấu hiệu được coi là ngộ độc nặng và tiên lượng tồi87,88.

Tác giả Ley và cộng sự theo dõi những trường hợp sống sót sau vụ ngộ độc năm 2001 có di chứng về thần kinh trung ương và thị giác khi xuất viện thấy rằng những di chứng này vẫn còn sau 6 năm và không thể phục hồi, các biểu hiện này bao gồm bệnh lí đa dây thần kinh, mất điều hòa, mất cảm giác và biểu hiện ngoại tháp tương tự parkinson89.

Chỉ có một yếu tố nguy cơ dự đoán độc lập được xác định bởi mô hình phân tích đa biến là co giật83. Co giật là một triệu chứng thần kinh quan trọng thể hiện ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương của methanol. Những nghiên cứu sau này về nồng độ format huyết tương và mô rất có giá trị.

Mức độ nghiêm trọng của NĐC methanol một phần phản ánh bởi tăng khoảng trống anion do acid formic. Bệnh nhân uống cùng ethanol thì khoảng

trống áp lực thẩm thấu tăng do ethanol nhưng khoảng trống anion có thể bình thường do ethanol gắn với enzym ADH và chuyển hóa trước methanol. Trong một nghiên cứu 50 bệnh nhân ngộ độc cấp methanol thì triệu chứng hôn mê, co giật, pH< 7,0 hoặc nồng độ methanol > 80mmol/l là những yếu tố liên quan đến tử vong, di chứng về thị giác liên quan với toan chuyển hóa90.

Tác giả Lee và cộng sự nghiên cứu hồi cứu trong 9 năm (2000-2008) tại bệnh viện Chang Gung, tỉ lệ tử vong 34,4%. Điểm Glasgow (OR 0,816;

CI 0,682-0,976), hạ thân nhiệt (OR 168,686; CI 2,685-10,595), nồng độ creatinin huyết thanh (OR 4,799; CI 1,321-17,440) là những yếu tố liên quan đến tử vong14.

Tác giả Sanaei Zadeh và cộng sự (2011) nghiên cứu từ năm 2003 đến 2010 ở 2 bệnh viện Tehran, Iran trên 95 bệnh nhân ngộ độc cấp methanol, tỉ lệ tử vong 28%, tác giả kết luận tăng đường máu là yếu tố liên quan đến tử vong (140±55mg/dl ở nhóm sống so với 219±99mg/dl ở nhóm tử vong, p <0,01), điểm cắt là 140mg/dl91.

Năm 2012 tác giả Kute và cộng sự công bố 91 trường hợp ngộ độc methanol tại Ấn Độ, có 13/91 bệnh nhân phải dùng HD lần 2, kết quả cho thấy có sự khác biệt về pH trung bình giữa nhóm sống (7,14 ± 0,14) và nhóm tử vong (6,81± 0,08) với p<0,005. Tác giả cho rằng toan chuyển hóa pH≤ 6,9, thông khí nhân tạo, hôn mê và hoặc co giật lúc nhập viện là những yếu tố liên quan đến tử vong (p<0,001)92.

Zakharov và cộng sự nghiên cứu trên 38 bệnh nhân ngộ độc cấp methanol tại Na Uy năm 2012, tác giả tiến hành định lượng nồng độ format huyết thanh, lactat và cho rằng đây là những chỉ số đáng tin cậy để đánh giá mức độ nghiêm trọng của ngộ độc methanol đặc biệt với những bệnh nhân đến muộn do methanol đã chuyển hóa. Tác giả đưa ra kết luận format ≥11-12 mmol/l có liên quan đến di chứng mắt, thần kinh và tử vong93.

Một số nghiên cứu khác91:

Năm Tác giả Số bệnh

nhân Những yếu tiên lượng 1953 Bennet Jr IL 323 Lượng bicarbonat sử dụng thấp 1979 Naraqi S và cộng sự 28 Hôn mê hoặc co giật, và tình trạng

nhiễm toan kéo dài

1981 Swartz RD và cộng sự 44 Hôn mê và nồng độ methanol máu tăng cao

1989 Mathieu P và cộng sự 10 > 10h mới được điều trị và nồng độ format trong máu > 0,5g/L

1998 Liu JJ và cộng sự 50

Hôn mê hoặc co giật, toan chuyển hóa, pH < 7 và nồng độ methanol máu cao

2005 Hovda KE và cộng sự 51 Suy hô hấp, hôn mê, toan chuyển hóa (pH <6,9) và tăng thông khí 2007 Paasma R và cộng sự 111 Hôn mê, toan chuyển hóa, methanol

trong máu cao và tăng thông khí

2007

Hassanian-

Moghaddam H và cộng sự

25 pH < 7, hôn mê và đến viện sau 24 giờ xảy ra ngộ độc

Có thể kết luận những ảnh hưởng lên mắt, thần kinh trung ương, hô hấp, tiêu hóa, tăng thân nhiệt, suy thận phải được nhận biết nhanh chóng ở những bệnh nhân ngộ độc methanol, nhóm nguy cơ cao cần phải được điều trị tích cực làm tăng hiệu quả điều trị. Hôn mê, tình trạng toan chuyển hóa, ức chế hô hấp, nhịp chậm khi nhập viện là những yếu tố tiên lượng đáng tin cậy liên quan đến tử vong.

Trong tài liệu §¸NH GI¸ HIÖU QU¶ cñA PH¸C §å (Trang 30-33)