• Không có kết quả nào được tìm thấy

sáp, và giấy để ghi chép, biên tập.

thực hiện

tài liệu dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học

87

hoạt ĐộNG 1. Trải NGHiệM

Trong lớp mình có rất nhiều bạn. Có bao nhiêu bạn nhỉ?

Chúng ta có giống nhau không?

Hãy đứng dậy và quan sát xem nào!

Chú ý! Hãy thực hiện phần này thật ngắn để học sinh không mất tập trung hoạt ĐộNG 2. kỹ NăNG sáNG Tạo

Học sinh có thể vẽ lại chính các em từ những ghi nhớ và khám phá hình ảnh về bản thân. Chúng ta có thể dùng một chiếc gương để giúp học sinh tự khám phá nếu học sinh cần.

Giáo viên chọn cỡ giấy, bút chì, bút sáp. Học sinh vẽ phác họa chân dung các em bằng chì và cố gắng dùng toàn bộ tờ giấy. Một số tự nhiên sẽ vẽ nhỏ hơn các bạn khác, cũng không cần sửa chữa; Giáo viên sẽ nhận biết được khả năng vẽ và thể hiện trí nhớ và quan sát của học sinh trong quá trình hướng dẫn các em. Từ đó, các thầy cô sẽ có sự hiểu biết về mỗi em, điều này rất quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch cho các quy trình tiếp theo.

sau khi vẽ phác họa, các em tô đậm các đường nét bằng bút trước khi tô màu.

hoạt ĐộNG 3. Vẽ Biểu CảM

Học sinh mô tả chính những đặc điểm của mình. Giáo viên hỗ trợ học sinh làm cho quy trình dễ dàng hơn. Học sinh cũng có thể thảo luận để giúp đỡ nhau. Giao việc và quy định thời gian nghiêm túc để học sinh có thể hoàn thành bức tranh của các em tại nhà để sử dụng cho bài học tiếp theo vì có em sẽ hoàn thành rất nhanh, nhưng cũng có em sẽ chậm chạp. Để bức vẽ có chất lượng. thầy/ cô có thể khuyến khích những em vẽ nhanh hơn trợ giúp cho những bạn vẽ chậm hoặc là treo bài tốt lên làm mẫu cho các bạn khác học tập, rút kinh nghiệm.

lưu ý:

Giáo viên cũng có thể sử dụng những bài tập trong vở tập vẽ để một số học sinh làm trên lớp nếu các em làm việc nhanh hơn, còn những em vẽ chậm hơn có thể cho thêm thời gian hoặc làm bài tập đó tại nhà.

hoạt ĐộNG 4. PHÂN TÍCH, DiễN Giải

khoảng giữa quy trình, thầy cô có thể để các bức vẽ xuống sàn, hoặc treo lên bảng để gây chú ý bằng cách hỏi một số câu hỏi.

• Làm thế nào các con thấy bức vẽ này mô tả bạn Lan, Tuấn, Giang?

• Làm thế nào để con có thể hoàn thiện chính bức vẽ của con? Con cần giúp đỡ không?

• Chúng ta học được từ nhau những gì? Chúng ta có thể làm sao để giúp nhau hoàn thiện bức vẽ?

NhữNG câu hỏi tạo hội thoại

TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ dựa Trên nội dung C bài HC TrOng CHương TrìnH môn mĩ THuậT Hiện HànH

88

hoạt ĐộNG 5. Giao TiếP, ĐáNH Giá

Đến lúc này, lớp học đã có thể trở thành một phòng trưng bày. Thầy / cô tìm một nơi thích hợp để trưng bày các bức vẽ chân dung cho học sinh trong lớp cùng thưởng thức. Thầy / cô có thể xem xét để lựa chọn trưng bày các tác phẩm cả trong lớp và bên ngoài. Thầy / cô có thể yêu cầu học sinh lựa chọn những tác phẩm đẹp nhất được treo trong lớp hoặc ngoài lớp. Học sinh có thể chọn một cánh cửa để treo.

Các em sẽ vui thích, tự hào khi tranh của mình được treo lên cửa hoặc lên tường, các thầy / cô đưa ra những câu hỏi đánh giá dựa trên 4 mục tiêu đã giới thiệu.

Tùy vào từng lớp học mà thầy cô có thể lập kế hoạch sử dụng 2-3 bài và bao hàm nội dung ở các bài sao cho phù hợp với chủ đề.

Lựa chọn mở rộng

Giáo viên có thể khuyến khích học sinh tự họa khi mặc trang phục truyền thống ở bài 32. Điều này giúp học sinh nhận biết được đặc điểm của từng loại trang phục cho gia đình, cho bạn nam, cho bạn nữ. Bài 32 sẽ kết nối sang quy trình dạy - học mĩ thuật tiếp theo với trọng tâm là trang trí.

Các thầy/ cô có thể hình dung về kế hoạch giảng dạy cụ thể cho mỗi quy trình? Đây chỉ là một ví dụ nêu ra để các thầy/cô tham khảo. Hy vọng rằng điều đó giúp ích cho thầy/cô chứ không tạo ra sự hạn chế đối với lựa chọn của các thầy cô.

TÔ MÀU tranh chân dung

tài liệu dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học

89

VÍ DỤ 2:

Chủ đề: Lớp em, trường của em