• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ); Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1);

- Bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III).

- GD học sinh có thái độ lịch sự trong giao tiếp.

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài - Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.

- Lắng nghe tích cực.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy tính, máy chiếu, BGĐT - HS: VBT, SGK.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3-5 phút)

- GV cho cả lớp hát một bài và chuyền một quả bóng nhỏ. Khi quản trò yêu cầu dừng lại, quả bóng trong tay bạn nào thì bạn đó sẽ thực hiện yêu cầu sau (Hát 3 lần):

+ Đặt câu hỏi với một trong các từ sau: ai, gì, nào,vì sao, không.

- Nhận xét câu của HS .

=> Câu hỏi ngoài mục đích dùng để hỏi còn có những câu hỏi được đặt ra

- HS thực hiện yêu cầu.

- Nhận xét, bổ sung câu bạn đặt.

VD: Ai đi cùng bạn đến trường?

Mẹ có mệt lắm không?

Vì sao bạn không học bài?

...

với mục đích khác. Vậy mục đích đó là gì? Cô cùng các em tìm hiểu bài học hôm nay. (GV ghi tên bài dạy)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

a. Phần nhận xét

Bài 1: Đọc lại đoạn đối thoại...

- Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung. Tìm câu hỏi trong đoạn văn.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu Yêu cầu HS trao đổi cặp.

+ Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không?

Nếu không, chúng được dùng để làm gì?

+ Câu “Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì?

+ Câu: “Chứ sao?” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?

=> Có những câu hỏi không dùng để hỏi về điều mình chưa biết mà nó dùng để thể hiện thái độ khen, chê hay khẳng định, phủ định một điều gì đó.

Bài 3:

- GV gọi HS đọc tình huống trong bài tập 3 phần nhận xét.

- Yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi.

- Gọi HS trả lời, bổ sung.

+ Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa biết, câu hỏi còn dùng để làm gì?

- 1HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới câu hỏi.

- Sao chú mày nhát thế?

- Nung ấy à?

- Chứ sao?

- HS nhận xét.

- Theo dõi

- 1 HS đọc, lớp theo dõi.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau để trả lời.

+ Cả hai câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết. Chúng dùng để nói ý chê chú bé Đất.

+ Ông Hòn Rấm hỏi như vậy là chê chú bé Đất nhát.

+ Câu hỏi của ông Hòn Rấm là câu ông muốn khẳng định: đất có thể nung trong lửa.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.

+ Câu hỏi: “Cháu có thể nói nhỏ hơn không?” không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn.

+ Ngoài tác dụng dùng để hỏi, câu hỏi còn dùng để thể hiện thái độ

=> Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê; khẳng định, phủ định hay yêu cầu, đề nghị, mong muốn một điều gì đó.

b. Phần ghi nhớ

- GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ.

- Gọi một số HS lấy VD về dùng câu hỏi vào mục đích khác.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành.

(15 phút)

Bài 1/142: Các câu hỏi sau được dùng làm gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS phát biểu,bổ sung đến khi có câu hỏi trả lời chính xác.

=> Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý nghĩa khác nhau. Trong khi nói, viết chúng ta cần sử dụng linh hoạt cho lời nói, câu văn thêm hay và lôi cuốn người đọc, người nghe hơn.

Bài 2/143: Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây:

- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm 4. GV phát phiếu có ghi sẵn tình huống cho các nhóm.

- Gọi HS đại diện mỗi nhóm phát biểu.

khen, chê, khẳng định, phủ định hay yêu cầu, đề nghị một điều gì đó.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc ghi nhớ. Lớp đọc thầm.

- 2 HS lấy VD về dùng câu hỏi vào mục đích khác.

- 1HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

+ Câu a: Câu hỏi của người mẹ được dùng để yêu cầu con nín khóc.

Câu b: Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách.

Câu c: Câu hỏi của người chị được dùng để thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống.

Câu d: Câu hỏi bà cụ dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ.

- Lắng nghe.

- Chia nhóm và nhận tình huống.

- Thảo luận và tìm câu hỏi phù hợp.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?

- Nhận xét, kết luận câu hỏi đúng.

=> Lưu ý cách đặt câu phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp để đạt được hiệu quả cao nhất.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

Bài 3/143: Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a) Tỏ thái độ khen, chê.

b) Khẳng định, phủ định.

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

- Yêu cầu HS làm nhóm đôi.

- Nhận xét, khen nhóm HS có tình huống hay.

b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?

c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ?

d) Chơi diều cũng thú vị đấychứ?

- Theo dõi, chữa bài.

- Lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu và nội dung

- Thảo luận nhóm đôi.

a) Tỏ thái độ khen, chê:

- Con mèo nhà em hay ăn vụng. Em mắng nó:

“Sao mày hư thế?”

- Tối qua, em bé rất nghịch, bôi mực bẩn hết sách của em. Em tức quá, kêu lên: “Sao em hư thế nhỉ? Anh không chơi với em nữa”.

b) Khẳng định, phủ định:

- Một bạn chỉ thích học tiếng Pháp.

Em nói với bạn: “Tiếng Anh cũng thú vịđấy chứ?”

- Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi:

“Tiếng Anh thì hay gì?”

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

- Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài. Em bảo:

“Em ra ngoài cho chị học bài được không?”

- Theo dõi.

- Lắng nghe.

=> Sử dụng câu hỏi vào các mục đích khác trong giao tiếp hàng ngày để thể hiện phép lịch sự.

+ Ta dùng câu hỏi vào những mục đích nào?

+ Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà.

- HS trả lời - Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

……….………

---HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

Đọc sách thư viện (Theo KH thư viện) Ngày soạn: 24/11/2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 03 tháng 12 năm 2021 Toán

Tiết 65: Chia cho số có ba chữ số (tiếp)