• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vì sao dương lịch có năm nhuận, nông lịch có tháng

làm muối, một bộ phận của cuộc sống đều gắn chặt với nông lịch.

Nông lịch ở Trung Quốc đã có lịch sử mấy nghìn năm có thể nói đa số gia đình đều hiểu, đều dùng.

Đặc biệt là một số ngày lễ trong nông lịch, ví dụ xuân tiết, nguyên Tiêu, Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết Trung thu, tết Trùng dương, vv. đã sớm trở thành những ngày lễ truyền thống của nhân dân Trung Quốc, đó cũng là một trong những nguyên nhân ngày nay ta vẫn dùng nông lịch.

Từ khoá: Dương lịch; Nông lịch; 24 tiết, khí.

44. Vì sao dương lịch có năm

phân trở về điểm xuân phân làm một năm chí tuyến, độ dài của nó là 365, 2422 ngày. Nhưng độ dài bình quân năm lịch của Julius chỉ có 365, 25 ngày, so với năm chí tuyến mỗi năm nhiều hơn 11 phút 14 giây, do đó sản sinh ra sai số. T ừ năm 46 trước Công nguyên tích luỹ đến thế kỷ 16 chênh nhau hơn 10 ngày. Để giải quyết vấn đề này, Giáo hoàng Gregory

ởthế kỷ 16 đã quy định ngày 5 tháng 10 năm 1582 là ngày 15 tháng 10, hơn nữa để tránh sai số tích luỹ về sau đã quy định một quy tắc mới là đặt ra năm nhuận. Lấy số ghi năm làm tiêu chuẩn, phàm số năm chia hết cho 4 đều là những năm nhuận. Nhưng gặp năm chẵn, nếu chia hết cho 4 cũng không phải là năm nhuận mà phải chia hết cho 400 mới là năm nhuận. Ví dụ năm 1980 chia hết cho 4 thì đó là năm nhuận. Năm 1900 là năm chẵn trăm, tuy chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 400 nên không phải là năm nhuận, 2000 mới là năm nhuận. Phàm là năm nhuận thì tháng 2 cộng thêm 1 ngày, tức cả năm có 366 ngày. Như vậy độ dài bình quân của năm Dương lịch là 365, 2425 ngày càng gần với độ dài của năm chí tuyến, khoảng 3000 năm mới chênh nhau 1 ngày.

Ngày nay ta còn dùng âm lịch gọi là lịch hạ, đặc

điểm của nó là vừa coi trọng sự biến đổi tròn, khuyết của Mặt Trăng lại vừa chú ý đến thời lệnh nóng lạnh.

Âm lịch quy định tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày, đó là vì thời gian một chu kỳ biến đổi của Mặt Trăng là 29,5306 ngày. Năm thường của âm lịch có 12 tháng toàn năm có 354 hoặc 355 ngày, so với năm chí tuyến chênh nhau 10 ngày 21 giờ. Để hiệu chỉnh sai số này quy định 3 năm có 1 tháng nhuận, 5 năm có 2 tháng nhuận, 19 năm có 7 tháng nhuận, nhờ đó khiến cho độ dài bình quân của âm lịch gần với năm chí tuyến để phối hợp với quy luật biến đổi nóng lạnh của thời tiết. Thông qua sự sắp xếp khéo léo này, độ dài bình quân của năm âm lịch là 365, 2468 ngày, gần giống với năm chí tuyến.

Từ khoá: Năm nhuận; Tháng nhuận;

Năm quay lại; Lịch Julius.

45.Thế nào gọi là năm

"can, chi"?

Bạn đã xem qua bộ phim "Gió mưa Giáp Ngọ"?

Hoặc đã đọc qua các sách "Sự biến Mậu Tuất" và

"Cách mạng Tân Hợi" chưa?

Giáp Ngọ, Mậu Tuất, Tân Hợi đều là tên gọi của năm. Phương pháp ghi năm như thế gọi là ghi năm theo can, chi.

Vì sao lại gọi là ghi năm theo can, chi? Muốn hiểu vấn đề này trước hết ta phải bàn về phương pháp ghi năm hiện nay.

Ngày nay ta đang dùng cách ghi năm theo Công nguyên. Hiện nay trên thế giới nói chung dùng phương pháp ghi năm này, nó lấy ngày ra đời của chúa Giesu để tính. Trung Quốc thời cổ đại có hai phương pháp ghi năm. Một phương pháp là ghi năm theo năm niên hiệu của Vương triều phong kiến. Ví dụ niên hiệu Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) gọi là Trinh Quan. Ông làm Hoàng đế năm 627. Năm đó gọi là Trinh Quan nguyên niên. Huyền Trang năm 629 đi Tây T ạng lấy kinh, năm đó là năm Trinh Quan thứ 3. Lại ví dụ Hoàng đế T ư Tông (Chu Do Kiểm) là vị Hoàng đế cuối cùng của triều Minh có niên hiệu là Sùng Trinh. Năm Sùng Trinh mất là năm Sùng Trinh thứ 16. Cách ghi năm như thế đòi hòi phải rất quen thuộc các triều đại và niên hiệu của các

Vương Triều phong kiến, nên tính toán rất phiền phức. Hơn nữa gặp phải phương pháp ghi năm không thống nhất, ví dụ thời Tam quốc ba nước Nguỵ, Thục, Ngô mỗi nước đều có niên hiệu riêng, vậy phải theo cách ghi năm của nước nào? Do đó phương pháp ghi năm này rất không tiện lợi.

Trung Quốc cổ đại còn có một cách ghi năm khác tương đối khoa học, gọi là ghi năm theo "can, chi". Can, chi là tên gọi chung của Thiên Can và Địa Chi. Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý, 10 chữ này gọi là Thiên Can; tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, 12 chữ này gọi là Địa Chi. 10 Thiên Can và 12 Địa Chi lần lượt phối với nhau, như Giáp Tý, ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, v.v. hợp thành 60 tổ, tuần hoàn sử dụng, gọi là "Lục thập hoa giáp tý". Phương pháp ghi năm như thế, cứ mỗi 60 năm tuần hoàn một lần để phối với niên hiệu của các Vương triều, cách nhau 60 năm sẽ rất rõ ràng và dễ tính toán. Ví dụ phong trào Duy Tân năm 1898 được gọi là Sự biến Mậu Tuất; năm 1911 Tôn Trung Sơn lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ gọi là Cách mạng Tân Hợi; năm 1894 thuỷ sư bắc dương mở trận hải chiến với quân xâm lược Nhật gọi là Hải chiến Giáp Ngọ.

Năm 1961 là năm Tân Sửu, năm 1971 là năm Tân Hợi, năm 1981 là năm Tân Dậu, v.v, cứ sắp xếp như thế ta biết được: nếu thiên can của năm trước giống thiên can năm sau thì đó là cách nhau 10 năm,

còn địa chi năm sau và năm trước giống nhau, ví dụ

Giáp tý và Bính tý là cách nhau 12 năm. Vì bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12 là 60 cho nên hai chữ Thiên can và Địa chi của các năm hoàn toàn giống nhau thì nhất định là chênh nhau 60 năm. Cách ghi năm này tuy chưa hoàn toàn thuận lợi như phương pháp ghi năm theo Công nguyên, nhưng vì trong lịch sử Trung Quốc dùng rất nhiều cho nên ta cần tìm hiểu.

Về cầm tinh chúng ta quen gọi, đó là lấy địa chi để tính. Mỗi quan hệ tương ứng của nó là: tý-chuột, hợi - lợn, tuất - chó, dậu - gà, thân - khỉ, mùi - dê, ngọ - ngựa, tỵ - rắn, thìn - rồng, mão -mèo, dần - hổ, sửu - trâu. Cho nên thói quen trong cuộc sống trên thực tế cũng lấy cách ghi năm theo can chi để dùng.

Từ khoá: Ghi năm "can; chi"; Ghi năm Công nguyên; Thiên Can; Địa chi; Cầm tinh.

46.Vì sao trên trời lại xuất hiện sao băng?

Ban đêm có lúc ở chân trời loé sáng, tiếp theo có

một cung sáng lướt qua bầu trời. Nó tự nhiên đến rồi tắt rất nhanh, người ta thường gọi đó là sao băng.

Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc có nhiều chuyện thần thoại về sao băng, phổ biến nhất là cách nói mỗi người tương xứng với một ngôi sao.

Người đó chết đi thì ngôi sao tương ứng cũng rơi xuống đất. Cho nên những Hoàng đế phong kiến trước đây, để duy trì sự thống trị của mình, lo mình bị chết nên chuyên nuôi các thầy xem số để quan sát bầu trời, dự đoán cát, hung cho các bậc đế vương.

Cách nói này không có cơ sở khoa học. Theo thống kê ngày nay dân số trên Trái Đất có hơn 6 tỉ người, còn các ngôi sao trên bầu trời bao gồm những ngôi sao thấy được và không thấy được có đến hàng trăm tỉ. Hơn nữa nói sao băng rơi xuống đất cũng không chính xác. Ta thấy bầu trời đầy sao, ngoài các hành tinh là anh em của Trái Đất ra thì các hằng tinh to lớn rất nhiều, nó là các thiên thể tương đương với Mặt Trời, chẳng qua nó cách Trái Đất quá xa nên khả năng va chạm với Trái Đất rất nhỏ mà thôi. Do đó trong lịch sử nhân loại căn bản không có chuyện sao rơi xuống đất.

Vậy sao băng thực chất là gì?

Sao băng, nói một cách khoa học là những vật chất giữa những ngôi sao rơi vào tầng khí quyển, ma sát với không khí mà có hiện tượng phát quang.

Nguyên là khoảng không vũ trụ gần Trái Đất, ngoài các hành tinh ra còn có các vật chất giữa các ngôi sao. Những vật chất này nhỏ thì như hạt bụi, lớn thì như quả núi, chúng chuyển động với tốc độ rất nhanh với quỹ đạo riêng của mình trong vũ trụ.

Những vật chất này còn gọi chung là luồng thiên thạch. Bản thân nó không phát sáng, khi va chạm với bầu khí quyển của Trái Đất, do các luồng thiên thạch có tốc độ rất lớn, mỗi giây có thể đạt 10-80 km, nhanh gấp mấy chục lần so với tốc độ máy bay phản lực loại nhanh nhất. Khi các luồng thiên thạch này đi vào tầng khí quyển của Trái Đất với tốc độ cao như thế ma sát mạnh với không khí và bốc cháy, khiến cho không khí bị tác dụng nhiệt độ cao, các luồng thiên thạch sẽ phát sáng. Các luồng thiên thạch trong không khí không phải bỗng chốc cháy hết ngay mà là cháy dần trong quá trình chuyển động, như vậy sẽ hình thành cung sáng mà ta nhìn thấy.

Có lúc vì thể tích của luồng thiên thạch lớn quá, không kịp cháy hết nên rơi xuống đất ta gọi là vẫn tinh (sao rơi, sao rụng). Vẫn tinh có lúc là vẫn thạch, có lúc là vẫn sắt, có lúc là vẫn đá sắt. Vì không khí dày đặc nên vẫn tinh rơi xuống mặt đất rất ít, lúc rơi xuống mặt đất tốc độ đã rất nhỏ cho nên ít gây ra tai hoạ.

Bản chất của vẫn tinh là gì? Căn cứ kết quả hoá nghiệm các vẫn tinh thì thành phần chủ yếu của nó là sắt, niken hoặc có một số là đá. Cũng có người dự đoán rằng, trong vẫn tinh còn có thể có một số nguyên tố trên mặt đất không có, chỉ vì trong khi bốc cháy những nguyên tố này đã bị cháy hết nên trong hoá nghiệm chưa gặp mà thôi.

Còn có một số luồng thiên thạch khi đi vào tầng khí quyển bị bốc cháy phát sáng, nhưng vì tốc độ rất lớn nên sau đó lại bay ra khỏi tầng khí quyển.

Chúng giống như những người khác giữa trời và đất, đến thăm Trái Đất như một tia chớp rồi sau đó lại bay vào không gian vũ trụ.

Từ khoá: Sao băng; Luồng tinh thể; Vẫn tinh (sao rơi)

47. Vì sao lại xuất hiện mưa sao