• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vì sao ở Nam cực và Bắc cực nửa năm là ban ngày, nửa năm là

hơn 24 giờ?

40. Vì sao ở Nam cực và Bắc cực nửa năm là ban ngày, nửa năm là

ban đêm?

Trái đất mà ta sống khi quay quanh Mặt Trời nghiêng với quỹ đạo một góc. Góc nghiêng giữa trục Trái Đất với quỹ đạo quay quanh Mặt Trời là 66,50.

Ngày xuân phân hàng năm, Mặt Trời chiếu thẳng vào đường xích đạo của Trái Đất. Sau đó Trái

Đất di chuyển dần đến mùa hè, Mặt Trời lại chiếu thẳng góc lên Bắc bán cầu. Về sau, đến ngày thu phân Mặt Trời lại chiếu thẳng góc xuống đường xích đạo.

Sang mùa đông Mặt Trời lại chiếu lên Nam bán cầu.

Trong thời gian mùa hè, khu vực Bắc Cực suốt ngày được Mặt Trời chiếu sáng, cho dù Trái Đất tự quay như thế nào Bắc Cực cũng không đi vào vùng tối. Suốt mấy tháng liền Bắc Cực đều thấy Mặt Trời trên không. Mãi đến sau ngày thu phân, ánh nắng Mặt Trời trên mới chiếu sang Nam bán cầu, Bắc Cực đi vào phần tối của Trái Đất, dần dần đêm dài lên. Suốt cả mùa đông Mặt Trời không chiếu đến Bắc Cực. Nửa năm về sau, đợi đến ngày xuân phân Mặt Trời mới bắt đầu lộ trở lại.

Cho nên ở Bắc bán cầu nửa năm là ban ngày (từ xuân phân đến thu phân) còn nửa năm khác là ban đêm (từ thu phân đến xuân phân).

T ương tự, Nam Cực cũng nửa năm là ban ngày, nửa năm là ban đêm, chẳng qua thời gian ngược hoàn toàn với Bắc Cực. Khi Bắc Cực là ban ngày thì Nam Cực là ban đêm, Bắc Cực là ban đêm thì Nam Cực là ban ngày.

Trên thực tế vì ảnh hưởng chiết xạ của không khí Mặt Trời khi còn ở phía dưới đường chân trời nửa

độ thì ánh sáng Mặt Trời đã chiếu lên mặt đất. Do đó ởBắc Cực trước xuân phân 2 hoặc 3 ngày, ánh sáng Mặt Trời đã chiếu lên mặt đất. Còn sau ngày thu phân cũng quá 2 - 3 ngày Mặt Trời mới hoàn toàn mất hẳn.

Cho nên ban ngày ở Bắc Cực dài hơn nửa năm một ít.

T ương tự ban ngày ở Nam Cực cũng dài hơn nửa năm một ít. Nhưng vì quỹ đạo của Trái Đất quay quanh Mặt Trời không phải là đường tròn, nên ban ngày ở Bắc Cực dài hơn một ít so với Nam Cực.

Chính vì thế mà trước hai ngày: xuân phân và thu phân mấy hôm, ở Nam Cực và Bắc Cực đồng thời đều có thể nhìn thấy Mặt Trời, tức là cùng ban ngày. Ngược lại những thời gian khác trong 1 năm thì ở Nam Cực và Bắc Cực ban đêm sẽ không đồng thời xuất hiện.

Từ khoá: Ban ngày; Ban đêm; Nam Cực;

Bắc Cực.

51.Vì sao phải nghiên cứu vẫn thạch và các hố vẫn thạch?

Đối với các nhà khoa học, vẫn thạch quả thực là "Tiêu bản thiên thể" khó tìm được. Do đó các nhà khoa học rất coi trọng nghiên cứu những "tặng vật"

từ vũ trụ tự đưa đến này.

Nghiên cứu vẫn thạch có ý nghĩa về nhiều mặt.

Cho đến nay các nhà khoa học chưa hiểu được nhiều về sự hình thành của hệ Mặt Trời, quá trình diễn biến của vũ trụ ra sao còn chưa rõ. Đối với Trái Đất cũng tương tự. Chỉ có thông qua nghiên cứu vẫn thạch mới giúp ta giải quyết được những vấn đề này.

Tuổi của vẫn thạch và Trái Đất của ta cơ bản như nhau, đều khoảng 4,6 tỉ năm. Nhưng 4,6 tỉ năm trước Trái Đất như thế nào? Diễn biến đến ngày nay lại như thế nào? Trong những năm tháng dài dằng dặc đó vì các chất trong Trái Đất vận động cũng như bề mặt Trái Đất bị tác dụng phong hoá, cho nên những chất ở thời kỳ Trái Đất hình thành ban đầu đã không tồn

tại nữa. Còn vẫn thạch thì không như thế. Vì thể tích của nó nhỏ, không phát sinh những biến đổi to lớn như Trái Đất mà nó vẫn giữ được bộ mặt thật như thời kỳ đầu mới hình thành. Đó là chỗ dựa để ta nghiên cứu lịch sử Trái Đất, đặc biệt nó sẽ cung cấp cho ta những căn cứ quý báu về quá trình biến đổi của Trái Đất ở thời kỳ đầu.

Trái Đất và những thiên thể khác của hệ Mặt Trời đều được hình thành từ trong đám tinh vân nguyên thuỷ. Các vẫn thạch rất tự nhiên sẽ trở thành những tiêu bản cổ xưa nhất của đám vân tinh Mặt Trời thời nguyên thủy này.

Ởmột số loại vẫn thạch nào đó tồn tại axit amin và các chất hữu cơ khác. Do đó muốn khám phá những vấn đề như nguồn gốc và sự phát triển của sự sống trong thế giới tự nhiên có thể từ nghiên cứu các vẫn thạch mà tìm thấy những đầu mối và gợi mở.

Ngoài ra luồng thiên thạch bay trong không gian lâu dài, nhiều phản ứng hạt nhân trong vũ trụ cũng như các tia vũ trụ đều có dấu ấn không thể mất được trên bản thân nó. Nó sẽ ghi chép trung thực tất cả các tình huống nó từng trải qua, điều đó sẽ giúp

cho ta nhận thức và tìm hiểu đối với không gian vũ trụ.

Tóm lại đi sâu vào nghiên cứu vẫn thạch gồm những chất nào cấu tạo thành, kết cấu có đặc điểm gì, được hình thành như thế nào và diễn biến ra sao, v.v. đối với ngành Vật lý thiên thể cũng như tìm hiểu lịch sử các thiên thể, lịch sử Trái Đất và lịch sử các sinh vật, khoa học vũ trụ, vật lý năng lượng cao và khoa học nghiên cứu không gian vũ trụ đều có ý nghĩa rất quan trọng.

Chính vì vẫn thạch là tiêu bản khoa học quan trọng cho nên khi ta biết được ở đâu có vẫn thạch, đặc biệt là những vẫn thạch mới rơi thì nhất thiết phải nhanh chóng báo lên các cơ quan hữu quan, đồng thời bảo vệ tốt hiện trường.

T ương tự, các hố vẫn thạch cũng cần nghiên cứu, kết hợp nghiên cứu so sánh các hố vẫn thạch trên mặt đất với các núi vòng cung trên các thiên thể hệ Mặt Trời có thể sẽ giúp ta đi sâu vào nhận thức hệ Mặt Trời và lịch sử diễn biến của nó.

Từ khoá: Vẫn thạch; Hố vẫn thạch.

52. Làm thế nào để biết được