• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiết 1: Luyện từ và câu Tiết 32: TỔNG KẾT VỐN TỪ

B. Dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp

2. Hướng dẫn tìm một số khi biết một số phần trăm của nó

a) Hướng dẫn tìm một số khi biết 52,5% của nó là 420

- GV nêu bài toán ví dụ

- GV hướng dẫn HS làm theo các yêu cầu sau:

? 52,5% có số học sinh toàn trường là là bao nhiêu em ?

* Viết bảng: 52,5% : 420 em

? 1% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em?

- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.

- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.

- HS làm việc theo yêu cầu của GV.

+ là 420 em.

+ HS tính và nêu:

1% số học sinh toàn trường là :

18’

Viết bảng thẳng dòng trên : 1% : ...em ?

? 100% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em?

Viết bảng thẳng hai dòng trên : 100% : ....em ?

? Như vậy để tính số học sinh toàn trường khi biết 52,5% số học sinh toàn trường là 420 em ta làm như thế nào ?

- GV nêu: Thông thường để tính số học sinh toàn trường khi biết 52,5%

số học sinh đó là 420 em ta viết gọn như sau:

420 : 52,5 x 100 = 800 (em) hoặc 420 x 100 : 52,5 = 800 (em)

? Muốn tìm tỉ số khi biết tỉ số phần trăm của số đó ta làm thế nào?

b) Bài toán về tỉ số phần trăm - GV nêu bài toán trước lớp:

? Em hiểu 120% kế hoạch trong bài toán trên là gì ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

? Em hãy nêu cách tính một số khi biết 120% của nó là 1590?

3. Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: SGK (78) - GV gọi HS đọc đề toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV theo dõi hs còn lúng túng - Gọi hs đọc bài

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.

420 : 52,5 = 8 (em)

- 100% số học sinh toàn trường là:

8 x 100 = 800 (em)

- Ta lấy 420 : 52,5 để tìm 1% số học sinh toàn trường, sau đó lấy kết quả nhân với 100.

- HS nghe sau đó nêu nhận xét cách tính một số khi biết 52,5% của số đó là 420.

- HS nêu: Ta lấy 420 chia cho 52,5 rồi nhân với 100 rồi chia cho 52,5.

- HS nghe và tóm tắt bài toán.

- Coi kế hoạch là 100% thì phần trăm số ô tô sản xuất được là 120%.

- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Số ô tô nhà máy phải sản xuất theo kế hoạch là :

1590 x 100 : 120 = 1325 (ô tô) Đáp số: 1325 ô tô - Muốn tìm một số biết 120% của nó là 1590 ta có thể lấy 1590 nhân với 100 rồi chia cho 120 hoặc lấy 1590 chia cho 120 rồi nhân với 100.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm .

- Số học sinh giỏi của trường Tiểu học Vạn Thịnh là 552em, chiếm 92% số học sinh toàn trường.

- Hỏi trường Vạn Thịnh có bao nhiêu học sinh.

- 1 HS lên bảng , lớp làm bài vào vở.

- 2 hs đọc bài

- 1 hs nhận xét bài trên bảng, chữa bài

4’

Bài tập 2: SGK (78) - GV gọi HS đọc đề toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV theo dõi hs lúng túng - Gọi hs đọc bài

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 3 : SGK (78)

- GV Yêu cầu HS đọc đề bài toán.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán hỏi gì ?

- Cho hs tính nhẩm rồi nêu kết quả.

- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.

3. Củng cố dặn dò:

- GV tổng kết tiết học

? Muốn tìm một số khi biết một số phần trăm của số đó ta làm thế nào?

- GV nhận xét tiết học - Dặn hs

Bài giải Trường đó có số học sinh là:

552 x 100 : 92 = 600 (học sinh) Đáp số: 600 học sinh - 1 HS đọc, lớp đọc thầm .

- Kiểm tra sản phẩm của một xưởng may người ta thấy có 732 sản phẩm đạt chuẩn, chiếm 91,5 % sản phẩm.

- Tính tổng số sản phẩm.

- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.

- 2 hs đọc bài

- 1 hs nhận xét bài trên bảng, chữa bài

Bài giải

Tổng số sản phẩm của xưởng may là:

732 x 100 : 91,5 = 800 (sản phẩm) Đáp số: 800 sản phẩm

- Một kho gạo chứa gạo tẻ và gạo nếp

Trong đó gạo nếp: 5 tấn

- Tính số gạo của kho nếu số gạo nếp chiếm:

a. 10% số gạo trong kho.

b. 25% số gạo trong kho.

* Nhẩm: 10% =

4

% 1 25 10;

1

a. 5 x 10 = 50 (tấn) b. 5 x 4 = 20( tấn).

- Muốn tìm một số khi biết một số phần trăm của số đó ta lấy số của tỉ số nhân với 100 và chia cho tỉ số phần trăm.

---Tiết 4: Khoa học

Tiết 32: TƠ SỢI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.

2. Kỹ năng : Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi. Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.

3. Thái độ : Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.

Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

* Các kĩ năng sống cần giá dục

- Quản lí thời gian trong quá trình tiến hành làm thí nghiệm.

- Bình luận về cách làm và kết quả quan sát.

- Giải quyết vấn đề

* BVMT: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình minh hoạ trong SGK/64,65.

- GV chuẩn bị bát đựng nước, diêm đủ dùng theo nhóm (đủ dùng theo nhóm).

- Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

1’

30’

A. Kiểm tra bài cũ:

GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi ? Chất dẽo được làm ra từ vật liệu nào?

Nó có tính chất gì?

? Ngày nay, chất dẽo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?

- GV nhận xét và đánh giá từng học sinh.

- Yêu cầu học sinh kể một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần áo cho em để mang tới lớp.

B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: Tất cả các mẫu vải các em đã sưu tầm đều được dệt từ các loại tơ sợi. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc, đặc điểm và công dụng của sợi tơ.

2, Hướng dẫn các hoạt động

Hoạt động 1: Nguồn gốc của các loại sợi tơ

- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp: Yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ trang 66 SGk và cho biết những hình nào liên quan đến sợi đay.

Những hình nào liên quan đến sợi tơ

- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời . - Lớp nhận xét.

- 5 - 7 em HS tiếp nối nhau giới thiệu.Ví dụ:

+) Vải bông (cô-tông)

+) Vải pha ni lông, vải tơ tằm, vải thô, vải lụa Hà Đông, vải sợi bông, vải sợi len, vải sợi lanh,vải màn….

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.

tằm, sợi bông.

- Gọi học sinh phát biểu ý kiến. GV chốt lại

+ Hình 1: Phơi đay, đây là một trong những công đoạn để làm ra sợi đay, người ta bóc lấy vỏ của cây đay, đem ngâm nước, rũ sạch lớp vỏ ngoài sẽ được tơ sợi trắng dùng để làm ra sợi đay.

+ Hình 2: Cán bông, đây là 1 trong những công đoạn làm ra sợi bông, quả bông đã đến lúc thu hoạch, người ta cho vào cán lấy bông.

+ Hình 3: kéo tơ, đây là những công đoạn làm ra sợi tơ tằm. con tằm ăn lá dâu, nhả tơ thành kén, người ta quay kéo tằm thành sợi tơ.

? Sợi bông, sợi đay, sợi tơ tằm, sợi lanh loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?

- Kết luận: Có nhiều loại sợi tơ khác nhau làm ra các loại sản phẩm khác nhau các em cùng làm thí nghiệm để biết.

Hoạt động 2: Thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo

- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm như sau:

- Phát cho mỗi tổ 1 bộ đồ dùng học tập bao gồm:

+ Phiếu bài tập.

+ Hai miếng vải nhỏ các loại: sợi bông (sợi đay, sợi lanh, sợi tơ tằm, sợi len); sợi nilông.

+ Diêm. Bát nước.

- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.

+) Thí nghiệm 1:

nhúng từng miếng vải vào bát nước, quan sát hiện tượng, ghi lại kết quả khi nhấc miếng vải ra khởi bát nước.

+) Thí nghiệm 2:

lần lượt đốt từng loại vải trên, quan sát hiện tượng và ghi lại kết quả.

- Gọi một nhóm học sinh lên trình bày thí nghiệm, yêu cầu nhóm khác bổ sung

- 3 HS nối tiếp nhau nói về từng hình.

+) Hình 1: Phơi đay có liên quan đến việc làm sợi đay.

+) Hình 2: Cán bông có liên quan đến việc làm sợi bông.

+) Hình 3: Kéo tơ có liên quan đến việc làm ra tơ tằm.

- Lắng nghe.

+) Sợi bông, sợi đay, sợi lanh, có nguồn gốc từ thực vật. Tơ tằm có nguồn gốc từ động vật.

- Lắng nghe.

- Nhận đồ dùng học tập, làm việc trong nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng, hướng dẫn của GV.

- 2 HS trực tiếp làm thí nghiệm, HS khác quan sát hiện tượng, nêu lên hiện tượng để thư kí ghi vào phiếu.

- 1 nhóm ghi phiếu thảo luận lên bảng, 2 nhóm học sinh cùng lên

4’

(nếu có).

- Nhận xét, khen ngợi học sinh làm thí nghiệm trung thực, biết tổng hợp kiến thức và ghi chép khoa học.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm sản phẩm từ tơ sợi.

- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin SGK để hoàn thành phiếu học tập sau:

- Kết luận: Tư sợi là nguyên liệu chính của nghành dệt may và một số nghành công nghiệp khác. Tơ sợi tự nhiên có nhiều ứng dụng trong nghành công nghiệp nhẹ. … làm bàn chải, dây câu cá, đai lưng an toàn, …

3. Củng cố, dặn dò:

- GV hệ thống lại nội dung bài học -Liên hệ GD HS biết bảo vệ và tiết kiệm TNTN.

- Gọi HS đọc mục : Bạn cần biết.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS

bảng trình bày kết quả thí nghiệm, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất như sau

- Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro, thấm nước.

+ Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại, không thấm nước.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các kết quả:

1. Tơ sợi tự nhiên

+Vải bông có thể mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.

+Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.

2. Tơ sợi nhân tạo

+Vải ni-lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc, lớp theo dõi.

- Ghi nhớ những nội dung bài đã học và chuẩn bị bài sau: Ôn tập.

---Ngày soạn: 19/12/2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2017 Tiết 1: Tin học Gv bộ môn dạy

---Loại tơ sợi Đặc điểm

1. Tơ sợi tự nhiên

- Sợi bông - Tơ tằm

2. Tơ sợi nhân tạo

- Sợi ni lông

Tiết 2: Toán

Tài liệu liên quan