• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giá trị dự đoán HCCLTT của troponin I, NT-proBNP

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.4. HỘI CHỨNG CUNG LƯỢNG TIM THẤP VÀ VAI TRÒ CỦA

4.4.2. Giá trị dự đoán HCCLTT của troponin I, NT-proBNP

Việc chẩn đoán HCCLTT bằng cách đo xâm lấn theo dõi các chỉ số tim có nhiều sự cố bất lợi đặc biệt là trẻ nhỏ, cân nặng thấp, chi phí điều trị cao;

do vậy hiện nay ít được áp dụng tại một số trung tâm tim mạch trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tại trung tâm tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương, việc chẩn đoán thường dựa vào dấu hiệu trên lâm sàng thường là muộn khi đã có tình trạng giảm tưới máu mô ảnh hưởng đến chức năng các tạng. Việc sử dụng một số dấu ấn sinh học trong dự đoán HCCLTT đã được nghiên cứu trong một vài năm gần đây tại một số trung tâm phẫu thuật tim trên thế giới đã thể hiện được những vai trò nhất định trong tiên lượng HCCLTT sau PT.

Trong nghiên cứu này chúng tôi đã ghi nhận được những kết quả nhất định từ việc xác định vai trò dự đoán HCCLTT sau PT tim mở tim bẩm sinh của troponin I và NT-proBNP thông qua mô hình đường cong ROC và chỉ số youden để xác định độ nhạy độ đặc hiệu, diện tích dưới đường cong AUC, điểm cắt phù hợp nhất của từng thời điểm NT-proBNP, troponin I.

Bảng 3.21 và biểu đồ 3.12 cho thấy troponin I thời điểm T2 (sau PT 12 giờ) cho khả năng dự đoán HCCLTT tốt nhất với diện tích dưới đường cong AUC=0,68 (95%CI 0,57-0,78), độ nhạy 0,68, độ đặc hiệu 0,63, điểm cắt 26 ng/ml. Năm 2009, tại Canada, tác giả Norbert R Froese [7] nghiên cứu về khả năng dự đoán HCCLTT trên 99 trẻ dưới 16 tuổi được phẫu thuật tim bẩm sinh có THNCT kết quả cho thấy nồng độ troponin I 4 giờ sau PT >13ng/ml có khả năng dự đoán HCCLTT với độ nhạy 0,78, độ đặc hiệu 0,72, diện tích dưới đường cong 0,75 (95%CI 0,63-0,88). Một nghiên cứu gần đây của JL Perez-Navero [56] vào năm 2017 tại Tây Ban Nha về tìm hiểu khả năng dự đoán HCCLTT của một số chất chỉ điểm sinh học sau phẫu thuật tim mở ở trẻ em thấy rằng troponin I sau phẫu thuật 2 giờ > 14 ng/ml có khả năng dự đoán HCCLTT với độ nhạy 0,55 (95%CI 0,36-0,73), độ đặc hiệu 0,86(95%CI 0,78-0,94), giá trị dự đoán dương tính 0,6, giá trị dự đoán âm tính 0,83, diện tích dưới đường cong AUC 0,7(95%CI 0,58-0,81).

Kết quả của chúng tôi cho thấy vai trò của troponin I, tuy nhiên điểm khác so với các nghiên cứu khác đó là thời điểm có khả năng dự đoán HCCLTT của chúng tôi là sau mổ 12 giờ trong khi của các tác giả khác giao động trong những giờ đầu sau mổ và giá trị điểm cắt của chúng tôi có cao hơn. Điều này có thể được giải thích bởi sự khác nhau cơ bản về đối tượng nghiên cứu, loại dị tật tim, đặc biệt là kỹ thuật trong phẫu thuật, thời gian cặp động mạch chủ và khả năng bảo vệ cơ tim có thể chưa thực sự được tốt do vậy nồng độ troponin I của phần lớn bệnh nhân trong những giờ đầu đều rất cao do vậy không phản ánh được rõ rệt mối tương quan với các biến chứng sau PT trong đó có HCCLTT. Bên cạnh đó chúng ta biết rằng nồng độ troponin có vai trò chính trong phản ánh tổn thương tế bào cơ tim, nó đặc biệt tăng lên trong những trường hợp phẫu thuật tim có cắt vào cơ thất, mở rộng đường ra của thất. Với đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tới 28,77% số bệnh nhân Fallot 4 trong quá trình phẫu thuật đều phải cắt mở rộng đường ra thất phải, với nhóm này có thể làm tăng nồng độ troponin nhiều hơn.

HCCLTT ở trẻ em sau tim phẫu thuật có nhiều nguyên nhân ngoài chấn thương cơ tim, tình trạng thiếu máu cơ tim còn bao gồm những bất thường về sức cản mạch máu phổi và hệ thống, tổn thương tồn lưu... Giới hạn của phép đo troponin I trong dự đoán HCCLTT được quan sát trong nghiên cứu của chúng tôi có thể là được giải thích bởi thực tế rằng troponin I là một chỉ điểm đánh dấu cụ thể cho chấn thương cơ tim.

Bảng 3.22 và biểu đồ 3.13 cho thấy nồng độ NT-proBNP tất cả các thời điểm đều có khả năng dự đoán HCCLTT, tuy nhiên ở thời điểm sau PT 12 giờ cho kết quả dự đoán tốt nhất với độ nhạy 0,88, độ đặc hiệu 0,72, diện tích dưới đường cong AUC=0,866 với điểm cắt của NT-proBNP tìm được là 1562 pg/ml. Ở thời điểm trước PT nồng độ NT-proBNP > 450pg/ml có khả năng dự đoán HCCLTT với độ nhạy 0,73, độ đặc hiệu 0,64, diện tích dưới đường

cong 0,68. Ở thời điểm T3 và T4 có diện tích dưới đường cong AUC lần lượt là 0,76 và 0,71; tuy nhiên là những thời điểm muộn ít có ý nghĩa thực tiễn lâm sàng. Năm 2008 tại Brazil tác giả Fabio Camona nghiên cứu về phân tầng nguy cơ của của các yếu tố viêm, NT-proBNP, Troponin I ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mắc bệnh tim bẩm sinh được phẫu thuật dưới THNCT. Bằng phép chạy mô hình đường cong ROC kết quả cho thấy NT-proBNP trước phẫu thuật > 455 fmol/ml có khả năng dự đoán HCCLTT với độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 68%, giá trị dự đoán dương tính 82%, giá trị 100%. Sau khi đưa vào mô hình hồi quy logistic tác giả nhận định NT-proBNP là một yếu tố độc lập trong dự đoán HCCLTT [6]. Szekely và T. Breuer tại Hunggary năm 2010 nghiên cứu về mối quan hệ giữa peptid thải natri niệu và tình trạng huyết động sau phẫu thuật tim bẩm sinh ở trẻ em dưới 1 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ đỉnh của NT-proBNP ở thời điểm 24 giờ sau mổ >

2051pg/ml có khả năng dự đoán cung lượng tim thấp với chỉ số tim CI <3 l/m2/h với độ nhạy 0,79, độ đặc hiệu 0,95, diện tích dưới đường cong AUC 0,87 [36]. Khi tác giả nghiên cứu mối tương quan của nồng độ đỉnh của NT-proBNP với chỉ số tim ở 8 bệnh nhân đảo gốc động mạch sau phẫu thuật tim mở sửa toàn bộ cũng cho thấy có mối tương quan nghịch biến giữa nồng độ NT-proBNP đỉnh 12 giờ sau mổ với chỉ số tim (CI) với r=-0,47, p=0,03. Tác giả đã đưa ra kết luận nồng độ NT-proBNP là một chỉ số đáng tin cậy của tình trạng huyết động và HCCLTT sau phẫu thuật tim [55].