• Không có kết quả nào được tìm thấy

Troponin sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.2. TROPONIN I

1.2.4. Troponin sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh

Nồng độ troponin tăng sau phẫu thuật tim có thể do các cơ chế sau:

 Tổn thương thiếu máu cục bộ - tái tưới máu trong quá trình THNCT và bảo vệ tim bằng dung dịch liệt tim.

 Chấn thương cơ học cơ tim trong quá trình phẫu thuật

 Những yếu tố thuận lợi góp phần làm tăng nguy cơ tổn thương cơ tim trong phẫu thuật: tuổi nhỏ, cân nặng thấp, dị tật tim phức tạp, đặc biệt các trường hợp cần mở cơ thất, làm kéo dài thời gian, mức độ phức tạp trong phẫu thuật, thời gian cặp ĐMC và thời gian THNCT kéo dài [89]. Trong phẫu thuật tim, phản ứng viêm sau THNCT gây tăng tính thấm màng tế bào nhiều hơn trong tổn thương tế bào trong nhồi máu cơ tim cộng với sự tái tưới máu ngay sau mở cặp ĐMC gây ra tình trạng rò rỉ protein tăng lên nhanh chóng từ trong tế bào làm cho nồng độ troponin I tăng cao từ rất sớm sau phẫu thuật, đạt đỉnh ở khoảng từ 2-4 giờ sau THNCT. Tuy nhiên, phản ứng viêm hệ thống và rối

loạn các cơ quan sau phẫu thuật làm chậm thải trừ troponin I nên sau đó nồng độ troponin I giảm xuống từ từ tương tự như trong nhồi máu cơ tim [89],[90],[91].

Một số nghiên cứu cho thấy mức tăng của troponin I sau phẫu thuật tim thường khoảng trên 10 lần giá trị giới hạn trên của mức bình thường sau đó giảm dần ở các thời điểm 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ sau PT [7],[56]. Nồng độ troponin I càng cao sau phẫu thuật chứng tỏ mức độ tổn thương cơ tim càng nhiều và kết quả điều trị kém hơn [7],[56].

Hình 1.3. Diễn tiến troponin sau phẫu thuật tim, nhồi máu cơ tim [90]

1.2.4.2. Vai trò của Troponin ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim mở:

Phẫu thuật tim mở với tuần hoàn ngoài cơ thể là một quá trình không sinh lí làm ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan. Tổn thương cơ tim là một trong những hậu quả nghiêm trọng của rối loạn chức năng tim sau phẫu thuật có mối liên quan với tỷ lệ tử vong, tỷ lệ sống sót sau mổ. Nguyên nhân có thể do quá trình tổn thương cơ tim làm ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề huyết động sau phẫu thuật, đặc biệt là tình trạng suy tim cung lượng tim thấp, tình trạng rối loạn chức năng tim, rối loạn nhịp do tổn thương dẫn truyền hoặc phù nề cơ tim.

Troponin I là một dấu ấn sinh học cụ thể và nhạy cảm đối với chấn thương cơ tim. Ngày nay troponin tim sau phẫu thuật ngày càng được sử dụng để dự đoán các biến chứng sau phẫu thuật ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh [92],[93].

Hiện nay, xu hướng thực hiện phẫu thuật tim mở tiến hành ngay ở độ tuổi nhỏ, tuổi sơ sinh có một số trường hợp phẫu thuật cấp cứu ngay trong những ngày đầu sau sinh. Ở nhóm trẻ này có nhiều nguy cơ, nhiều yếu tố tăng nặng, nhiều biến chứng hơn ở trẻ lớn, và một trong các yếu tố làm tăng nặng là cơ tim của trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương, phù nề hơn [94].

Việc xét nghiệm thường qui các các chất chỉ điểm sinh học trong đó có chất chỉ điểm sinh học của tim là cần thiết, troponin I có vai trò quan trọng trong dự đoán các biến cố trong và sau phẫu thuật giúp các nhà hồi sức có một cách nhìn nhận chính xác, có kế hoạch tốt cho người bệnh nhằm giảm tải nguy cơ tử vong chu phẫu.

1.2.4.3. Troponin với hội chứng cung lượng tim thấp và tình trạng huyết động sau phẫu thuật

Phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh dưới tuần hoàn ngoài cơ thể là loại PT đặc biệt gồm nhiều khâu phức tạp. Sửa chữa trực tiếp trên cơ tim và mạch máu kết hợp với quá trình bảo vệ cơ tim không tốt, thời gian cặp ĐMC kéo dài, thời gian THNCT và thời gian phẫu thuật kéo dài… là những yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương cơ tim. Từ đó làm tăng tỷ lệ mắc HCCLTT và rối loạn huyết động trong quá trình hồi sức sau phẫu thuật, ảnh hưởng nặng nề đến kết quả điều trị. Một trong những yếu tố căn nguyên chính của HCCLTT là tổn thương cơ tim trong quá trình phẫu thuật dẫn đến một loạt các nguy cơ khác như rối loạn vận động vùng, rối loạn co bóp cơ tim, rối loạn dẫn truyền trong cơ tim, không đảm bảo hiệu quả nhát bóp của tim… Troponin I và một số dấu ấn sinh học của tim được xem là có mối tương quan mật thiết với tổn thương cơ tim và các biến chứng về huyết động sau phẫu thuật.

Một nghiên cứu gần đây năm 2017 tại Tây Ban Nha của tác giả JL Pérez-Navero về vai trò của một số chất chỉ điểm của với HCCLTT ở 117 trẻ em sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh kết quả chỉ ra bằng phép hồi quy đa biến cho thấy nồng độ troponin I tăng cao ở thời điểm 2 giờ sau THNCT trên

14 ng/ml có mối tương quan với HCCLTT sau phẫu thuật (OR, 4.05; 95%CI:

1.29-12.64; p = .016) và có vai trò dự đoán HCCLTT với độ nhạy 55% (95%

CI: 0,36-0,73), độ đặc hiệu 86% (95%CI:0,78-0,94), diện tích dưới đường cong ROC 0,76 (95% CI: 0,69-0,85). Khi kết hợp với yếu tố MR-proADM thời điểm 24 giờ sau THNCT > 1,5 mmol/l để dự đoán HCCLTT có độ nhạy 45% (95% CI:

0,27-0,64), đặc hiệu 91% (95% CI: 0,84-0,91), ROC 0,78 (95% CI: 0,7-0,86) [56].

- Nghiên cứu của N.R Foroese [7] tại Canada năm 2009 về đánh giá vai trò dự đoán HCCLTT của Tn I trong theo dõi hồi sức sau phẫu thuật tim mở ở trẻ em kết quả cho thấy nồng độ TnI thời điểm sau thả cặp động mạch chủ 4 giờ>

10ng/ml có giá trị tự đoán HCCLTT với độ nhạy 0,78 (95%CI: 0,56-0,93), độ đặc hiệu 0,72(95%CI: 0,61-0,82), diện tích dưới đường cong ROC là 0,75 (95%CI: 0,63-0,88).

1.2.4.4. Các nghiên cứu về troponin với tổn thương cơ tim.

Nghiên cứu trong nước:

Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu trong nước về troponin I ở trẻ em nói chung và trẻ sau phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh. Chúng tôi có ghi nhận một số công trình nghiên cứu về troponin ở người lớn:

+ Nghiên cứu của Trần Mai Hùng năm 2018 về vai trò của troponin T siêu nhạy trong hồi sức sau phẫu thuật bệnh fallot 4 kết quả cho thấy troponin T siêu nhạy tại thời điểm sau thả kẹp ĐMC 2 giờ > 4665 ng/L có khả năng tiên lượng HCCLTT với độ nhạy 0,77; độ đặc hiệu 0,64, diện tích dưới đường cong AUC 0,73. Với ngưỡng điểm cắt > 7503 ng/L tiên lượng chỉ số thuốc vận mạch tăng co bóp cơ tim VIS cao với AUC 0,78; độ nhạy 0,71; độ đặc hiệu 0,85 đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy có sự thay đổi nồng độ của troponin T siêu nhạy theo thời gian ở bệnh nhân sau phẫu thuật fallot 4 [95].

+ Nghiên cứu của Trần Hồng Ân về vai trò của troponin I trong chẩn đoán hội chứng vành cấp được thực hiện năm 2003 trên trên 240 trường hợp ghi nhận nồng độ của troponin I tăng rõ rệt ở BN nhồi máu cơ tim cấp, có liên quan đến tỷ lệ tử vong [96].

+ Tác giả Cao Hoài Tuấn Anh qua khảo sát 95 BN suy tim cho thấy có sự gia tăng nồng độ của troponin ở BN suy tim và có mối liên quan mật thiết với mức độ suy tim theo NYHA, phân độ suy tim càng nặng thì nồng độ troponin càng cao [97].

+ Nghiên cứu của Tạ Thị Thanh Hương trên 301 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cho thấy nồng độ troponin I có giá trị trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp giai đoạn sớm với độ nhạy 74,4%, độ đặc hiệu 82,8%, ở giai đoạn muộn độ nhạy là 94,7%, tác giả cũng ghi nhận có mối liên quan giữa nồng độ troponin I với tiên lượng bệnh nặng và tử vong [98].

Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài.

Nghiên cứu của Foroese [7] tại Canada năm 2009 về đánh giá vai trò troponin I trong dự đoán HCCLTT sau phẫu thuật tim mở ở trẻ em qua phân tích hồi quy đa biến cho thấy troponin I có tương quan đáng kể với tăng thời gian dùng thuốc vận mạch tăng cường co bóp cơ tim, tăng chỉ số co bóp tim tối đa, thời gian lưu ống nội khí quản và thời gian nằm hồi sức.

Một nghiên cứu khác tại Mỹ của R. Neeta Saraiya khi nghiên cứu nồng độ của TnI trên 45 bệnh nhân sơ sinh sau phẫu thuật tim mở cho thấy nồng độ đỉnh của TnI là ở 6-12 giờ sau chạy máy tim phổi và có mối tương quan khá chặt giữa thời gian chạy máy kéo dài và tăng nồng độ TnI [99].

Nghiên cứu của Fabio Carmona về phân tầng nguy cơ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau phẫu thuật tim mở với THNCT bằng cách tiếp cận từ các dấu ấn sinh học. Bằng phép hồi quy logistic đa biến để dự đoán tử vong bệnh viện và HCCLTT nghiên cứu cho thấy cTnI 4 giờ sau phẫu thuật > 35 ng/ml có giá trị dự đoán tử vong bệnh viện (OR: 8,4;95%CI: 1,07-66,1; p = 0,04) độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 72%. diện tích dưới đường cong ROC là 0,73. Khi kết hợp cùng yếu tố thời gian THNCT kéo dài > 110 phút (OR 17,9; 95%CI: 1,7-187;

p=0,02) thì độ nhạy 100% và độ đặc hiệu dự đoán tử vong 65% [6].

Trong một nghiên cứu gần đây năm 2017 tại Ấn Độ của tác giả E.S.

Evers về vai trò của một số chất chỉ điểm sinh học của tim ở trẻ sơ sinh và trẻ

nhỏ sau phẫu thuật tim bẩm sinh. Kết quả cho thấy nồng độ troponin I tăng sau phẫu thuật có mối tương quan với thời gian cặp động mạch chủ r=0,49, p=0,005, thời gian THNCT r=0,46 p=0,008, thời gian dùng thuốc vận mạch r=0,45, p=0,01 [100].

Yvette nghiên cứu tại Ba Lan năm 2010 nồng độ của TnI những giờ đầu sau phẫu thuật có giá trị tiên lượng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành và thay van tim [91].