• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các giá trị tham khảo để thiết kế

Trong tài liệu Nước thải (Trang 40-66)

Thông số Giá trị

Kích thước Khoảng biến

thiên

Giá trị

thông dụng

Sâu(ft) 7 --16

Dài (ft) 25 - 63

Rộng (ft) 8 - 23

tỉ lệ sâu : rộng 1/1 – 5/1 1,5 -1 tỉ lệ dài : rộng 3/1 – 5/1 4 :1 Lượng không khí cần

(ft3/min.ft chiều dài)

2,0 – 5,0

Bể lắng sơ cấp

Mục đích:

- Giữ lại các chất hữu cơ không tan trong nước thải trước khi cho nước thải vào các bể xử lí sinh học.

- Loại bỏ các chất rắn và các chất lơ lửng.

Cấu tạo:

Hình chữ nhật hoặc hình trụ tròn được trang bị thêm thiết bị gạt váng trên bề mặt và cặn dưới đáy bể.

Phân loại các hiện tượng lắng

- Lắng từng hạt riêng lẻ: xảy ra với nước thải có hàm lượng lơ lửng thấp.

- Tạo bông cặn: quá trình lắng các hạt liên kết lại với nhau hoặc tạo bông cặn ->tăng trọng lượng ->lắng nhanh hơn.

- Lắng theo vùng: khi lực tương tác giữa các hạt đủ lớn để ngăn cản các hạt bên cạnh ->mặt phân cách giữa chất lỏng và chất rắn xuất hiện ở phía trên khối lắng.

- Nén: Diễn ra khi hàm lượng chất các hạt đủ để tạo nên một cấu trúc nào đó và các hạt này

phải được đưa vào cấu trúc đó.

Số liệu tham khảo thiết kế bể lắng

Thông số Giá trị

Khoảng biến thiên

Giá trị thông dụng

Hình chữ nhật

Sâu (ft) 10 - 15 12

Dài (ft) 50 – 300 80 – 130

Rộng (ft) 10 – 80 16 – 32

Vận tốc thiết bị gạt váng và cặn (ft/min)

2 – 4 3

Số liệu tham khảo thiết kế bể lắng

Thông số Giá trị

Khoảng biến thiên Giá trị thông dụng

Hình trụ tròn

Sâu (ft) 10 - 15 12

Đường kính (ft) 10 – 200 40 – 150

Độ dốc của đáy (in/ft) 0,75 – 2 1 Vận tốc thiết bị gạt váng

và cặn (ft/min)

0,02 – 0,05 0,03

Sơ đồ bể lắng sơ cấp

Các hình ảnh của bể lắng sơ cấp

Bể lắng sơ cấp - khi thi công đáy

Bể lắng sơ cấp – khi không có nước

Cận cảnh bể lắng sơ cấp

Băng phân phối nước

Mục đích:

Tách những hạt vật chất có kích thước nhỏ như bụi, dầu mỡ bôi trơn mà quá trình lắng không thể thực hiện được.

Nguyên lý lọc:

Cho nước đi qua vật liệu lọc, chất rắn sẽ được giữ lại trên màng lọc. Thường sử dụng vật liệu lọc hoặc máy siêu lọc.

Vật liệu lọc

- Cát thạch anh: kích thước hạt 0,9 – 1,2mm tác dụng lọc cơ học loại bỏ cặn bẩn, huyền phù,

cặn lơ lửng.

- Than antraxit.

- Sỏi nghiền.

- Máy vi lọc.

- Hạt lọc nổi: hạt polystynene có hình cầu, mầu trắng, nhẹ hơn nước.

- Vật liệu lọc đa năng ODM-2F: là sản pẩm

thiên nhiên thành phần chính là diatomit, zeolit, bentonit, được hoạt hóa ở nhiệt độ cao.

Phân loại lọc

Theo tốc độ lọc:

- lọc chậm có tốc độ lọc 0,1 – 0,5m/h - lọc nhanh có tốc độ lọc 5 – 15m/h

- lọc cao tốc có tốc độ lọc 30 – 100m/h

Theo chế độ làm việc:

- Bể lọc trọng lực: hở, không áp.

- Bể lọc có áp lực: lọc kín

Bể lọc chậm

- Thường được sử dụng trong xử lý nước uống hoặc nước cấp.

- Hiệu quả làm sạch nước cao (95 – 99%

cặn bẩn và vi khuẩn).

- Lọc được nước tự nhiên, không cần xử lý hóa chất.

- Vận hành đơn giản.

Cấu tạo của bể lọc chậm

Nhược điểm của bể lọc chậm

- Diện tích lọc lớn, thời gian lọc lâu, khối

lượng xây dựng lớn, khó cơ giới hóa và tự động hóa việc rửa lọc.

- Ít sử dụng cho các nhà máy có công suất lớn.

- Không kinh tế, chỉ thích hợp khi hàm lượng cặn lơ lửng trong nước khoảng 20 –

50mg/l.

- Chịu ảnh hưởng của rong tảo lên quá trình lọc.

Bể lọc nhanh

Nguyên lý: nước lọc từ bể lắng ngang qua màng phân phối vào bể lọc qua lớp vật liệu lọc, lớp

sỏi đá vào hệ thống thu nước trong và được đưa vào bể chứa nước sạch.

Sơ đồ cấu tạo:

Nhược điểm bể lọc nhanh

- Diện tích lọc lớn, khối lượng xây dựng lớn, khó cơ giới hóa và tự động hóa việc rửa lọc.

- Ít sử dụng cho các nhà máy công suất lớn - Không kinh tế, chỉ thích hợp khi hàm

lượng cặn lơ lửng trong nước khoảng 20 – 50 mg/l.

- ảnh hưởng của rong tảo lên quá trình lọc.

- Kém hiệu quả hơn so với lọc chậm.

Bể lọc áp lực

 Được sử dụng vào cuối dây chuyền xử lý nước thải, sau đó đưa trực tiếp vào nguồn tiếp nhận.

Cấu tạo giống bể lọc nhanh chỉ khác là lọc có áp lực -> bể lọc kín.

Ưu điểm: Tăng tốc độ lọc và rút ngắn được thời gian lọc.

Sơ đồ cấu tạo

Phương pháp tuyển nổi

Mục đích:

Loại bỏ các chất rắn, lỏng,phân tán không tan, các chất tự lắng kém ra khỏi hỗn hợp nước thải và cô dặc bùn sinh học.

Nguyên lý:

Sục khí vào nước thải khi đó khí sẽ kết dính với các hạt của nước thải kéo theo những hạt vật chất nổi lên trên mặt nước thải và bị loại bỏ bằng thiết bị gạt bọt.

Sơ đồ mô tả sự kết dính hạt rắn và bóng khí trong tuyển nổi

Nước thải

Bóng khí Hạt rắn

Sơ đồ bể tuyển nổi kết hợp với cô bùn

Phương pháp tuyển nổi

Hóa chất giúp tăng hiệu suất tạo bọt:

Phèn nhôm, muối ferric, natri alkylsilicat, eresol, fenol…các chất này có tác dụng làm giảm năng lượng bề mặt phân pha.

Ứng dụng:

Trong ngành chế biến dầu mỏ, sợi tổng hợp, chế tạo máy, thực phẩm và hóa chất.

Yếu tố ảnh hưởng tới quá trình

- Bản chất của từng hạt có trong nước thải.

- Độ thấm ướt của hạt vật chất có trong nước thải.

- Số lượng bọt khí tạo ra khi thổi khí.

- Kích thước của bọt khí, kích thước tối ưu là 15 – 30 µm.

- Sự hòa tan không khí trong nước.

- Áp suất và nhiệt độ của nước.

Hình ảnh bể tuyển nổi

Trong tài liệu Nước thải (Trang 40-66)