• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tên hoạt động: Âm nhạc:

Nghe hát: “ Chú thỏ con”

Ôn vận động: Vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “Chú cún con”

Trò chơi âm nhạc: Vòng tròn tiết tấu I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả sáng tác, nội dung bài hát “Chú thỏ con”.

- Trẻ biết thưởng thức, biết hưởng ứng cảm xúc phù hợp với giai điệu và lời ca của bài hát.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng nghe và cảm thụ âm nhạc cho trẻ.

- Rèn kỹ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm.

3. Thái độ:

- Trẻ tập trung, chú ý.

- Trẻ yêu quý các con vật thân quen trong gia đình và có ý thức chăm sóc bảo vệ chúng

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Nhạc đệm, tivi, máy vi tính, loa vi tính.

- Dụng cụ âm nhạc cho cô và trẻ.

- Trang phục cho cô.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ HĐ trẻ KT 1. Ổn định tổ chức:

- Cô ổn định tổ chức lớp.

- Cô tặng cho mỗi trẻ một chiếc hộp âm nhạc.

2. Hướng dẫn:

2.1. Hoạt động 1. Trò chơi: “Vòng tròn tiết tấu”

- Cô trò chuyện cùng trẻ:

+ Đây là gì?

+ Với hộp quà âm nhạc này, các con có thể chơi được những trò chơi âm nhạc gì?

- Cô giới thiệu trò chơi: “Vòng tròn tiết tấu”

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lấy hộp quà.

- Hộp quà - Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

- Cô giới thiệu cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành một vòng tròn. Khi bản nhạc vang lên, nhạc chậm các con chuyền chiếc hộp âm nhạc cho bạn bên cạnh phía tay phải theo tiết tấu chậm, nhạc nhanh các con làm động tác tay phối hợp tạo thành một vòng tròn tiết tấu. Các con đã sẵn sàng chơi chưa?

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

+ Lần 1: Chơi cùng chiếc hộp âm nhạc.

+ Lần 2: Vận động cùng vũ điệu hình thể.

- Cô nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.

2.2. Hoạt động 2: Vận động “Chú cún con”

- Cô cho trẻ nghe giai điệu của bài hát:

“Chú cún con”

- Hỏi trẻ:

+ Đó là giai điệu của bài hát gì? Của tác giả nào?

+ Chúng mình đã được học bài hát này chưa nhỉ?

Hoạt động lần trước, cô và các con đã được học vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm rồi. Hôm nay, cô và các con sẽ cùng thực hiện lại vận động này với bài “Chú cún con” nhé!

- Cô cho trẻ hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Chú cún con”.

+ Lần 1: Cho trẻ đứng tự do vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm.

+ Lần 2: Vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm theo cặp đôi.

+ Lần 3: Vận động kết hợp với đồ dùng âm nhạc tự tạo.

2.3. Hoạt động 2. Nghe hát: “Chú thỏ con”

- Sẵn sàng

- Trẻ về vòng tròn và chơi

- Trẻ lắng nghe

- Bài hát “Chú cún con” - Nhạc sĩ Thanh Tuyền

- Rồi ạ

- Vâng ạ.

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô

Trẻ chơi cùng bạn

Lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

Trẻ thực hiện

- Các con vừa thực hiện xong vận động gì?

- Các chú cún con sống ở đâu?

- Ngoài cún con ra, còn những con vật nào sống trong gia đình nữa?

Có rất nhiều con vật đáng yêu được nuôi trong gia đình, một trong số các con vật đó là con thỏ - Con vật đáng yêu và được các bạn nhỏ rất yêu thích. Có một bài hát rất hay cũng nói về Thỏ con, đó là bài hát “Chú thỏ con” của nhạc sĩ Xuân Hồng. Bây giờ, chúng mình cùng lắng nghe cô hát bài hát này nhé!

* Lần 1 : Cô hát kết hợp thể hiện tình cảm.

- Cô vừa hát cho lớp mình nghe bài hát có tên là gì? Của tác giả nào?

- Bài hát nói về điều gì?

Bài hát “Chú thỏ con” của nhạc sĩ Xuân Hồng nhắc đến một bạn thỏ rất đáng yêu với bộ lông trắng, mắt màu hồng nhạt, đôi tai dài và cái đuôi luôn ngoe nguẩy đấy.

- Bây giờ các con có muốn nghe lại giai điệu của bài hát này không?

* Lần 2. Cho trẻ nghe giai điệu của bài hát

- Cô cho trẻ nghe giai điệu của bài hát.

- Các con thấy giai điệu của bài hát

“Chú thỏ con” như thế nào ?

- Bài hát “Chú thỏ con” có giai điệu vui tươi, nhí nhảnh lời ca trong sáng nên khi hát hoặc nghe bài này thì nét mặt của các con nên tươi tắn, rạng rỡ thể hiện niềm vui với bạn thỏ nhé.

* Lần 3: Trẻ nghe qua video

- Các con thấy bài hát này có hay không?

Vì bài hát rất hay nên không chỉ có cô

- Trẻ trả lời - Sống trong gia đình

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe

- Chú thỏ con của nhạc sĩ Xuân Hồng.

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe.

- Có ạ!

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời.

- Có ạ!

- Trẻ trả lời

Lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe

mà còn có rất nhiều các bạn nhỏ cũng đã hát và muốn dành tặng bài hát này cho các con đấy. Bây giờ, chúng ta hãy cùng quan sát lên màn hình ti vi và chào đón sự xuất hiện của bạn Ngọc Hà với bài hát

“Chú thỏ con” nhé!

* Lần 4. Trẻ nghe cô hát kết hợp xem cô biểu diễn múa bóng.

Tớ xin chào tất cả các bạn. Các bạn có biết tớ là ai không?

Tớ chính là Thỏ trắng, bạn thỏ đáng yêu xuất hiện trong bài hát “Chú thỏ con”

của nhạc sĩ Xuân Hồng đấy. Vừa rồi tớ thấy cô giáo và bạn Ngọc Hà đã thể hiện bài hát về tớ rất hay, bây giờ tớ muốn tự mình biểu diễn một tiết mục đặc biệt để dành tặng lại cho cô giáo và tất cả các bạn đấy. Chúng mình hãy cùng lắng nghe nhé!

- Cô biểu diễn kết hợp múa bóng.

* Lần 5. Cho trẻ hát và vận động cùng cô

- Các bạn thấy tớ biểu diễn như thế nào?

- Bây giờ các bạn có muốn cùng tớ biểu diễn lại bài hát này không?

- Cô hát và cho trẻ vận động cùng cô.

+ Hôm nay, cô giáo và tớ đã dành tặng cho các bạn bài hát có tên là gì?

+ Các bạn thấy tớ và các bạn thỏ khác có đáng yêu không?

Chúng tớ đáng yêu nhưng rất cần được chăm sóc và bảo vệ đấy. Chính vì vậy, ở nhà các bạn nhớ phải cho các bạn thỏ ăn uống đầy đủ và không đánh đập nhé!

3. Kết thúc.

- Cho trẻ làm thỏ con ra ngoài chơi

- Vâng ạ!

- Bạn thỏ trắng

- Trẻ lắng nghe

- Vâng ạ

- Trẻ trả lời - Có ạ!

- Trẻ thực hiện - Chú thỏ con của nhạc sĩ Xuân Hồng - Có ạ!

- Trẻ chăm sóc ạ

- Vâng ạ!

- Trẻ ra sân

Trẻ trả lời

Trẻ xem cô múa bóng

Lắng nghe

Tài liệu liên quan