• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN

2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH TM & DV Thế Anh

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN

+ Mua bán lốp, phụ tùng ô tô, vật liệu xây dựng.

+ Bán, sửa chữa ô tô, xe máy và xecó động cơ khác.

+ Vận chuyển hành khách và hàng bằng đường bộ.

Công ty có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký và trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước quy định.

* Thành viên sáng lập công ty:

- Phạm Hữu Thế.

- Trần Thị Anh Phương.

Từ khi thành lập, công ty đã không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh của mình.

Tính đến nay, công ty đã hoạt động buôn bán với khách hàng trong toàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đã mở rộng mạng lưới giao dịch ra một số tỉnh lân cận.

Năm 2008 công ty mở chi nhánh 1 tại Đồng Hới –Quảng Bình với quy mô tương đối lớn.

Đến năm 2010 công ty lại tiếp tục mở chi nhánh 2 tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế để mở rộng thị trường tiêu thụ tăng thêm doanh thu bán hàng.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụcủa công ty

Công ty TNHH TM & DV Thế Anh là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau:

-Xây dựng,tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra,sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng kí,đúng mục đích thành lập doanh nghiệp.

-Tuân thủ chính sách,chế độ pháp luật của nhà nước về quản lí quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy trình trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước.

-Quản lí và sử dụng vốn theo đúng quy trình và đảm bảo có lãi.

-Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động,nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định.

- Thực hiện những quy định của nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty.

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổchức của công ty

* Sơ đồ:

: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý.

*Chức năng và nhiệm vụ:

- Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, Giám đốc là người đại diệncho toàn thể Công ty, điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, ký kết các hợp đồng kinh doanh. Giám đốc đồng thời là người có quyền ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng lao động.

- Phó Giám đốc : là người phụ trách về các vấn đề tài chính, việc xuất nhập sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ của Công ty. Giúp Giám đốc về vấn đề sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra còn phối hợp với các phòng ban khác để có các kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn.

Giám đốc

Kế toán trưởng Phó giám đốc

Phòng kinh doanh

Phòng Kếtoán –Tài vụ Phòng

kỹ thuật

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Kế toán trưởng: là người chỉ đạo trực tiếp về công tác kế toán của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ phân công công tác và kiểm tra mức độ hoàn thành chất lượng công việc của từng kế toán viên trong phòng kế toán. Là người chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước lãnh đạo trong công việc ra quyết định, điều hành công việc trong phòng kế toán. Là trợ lý đắc lực cho giám đốc và chịu mọi trách nhiệm trước giám đốc và toàn Công ty về tình hình tài chính tại Công ty.

- Phòng Kế toán – Tài vụ: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ tài sản, vốn góp, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý.

Cùng với các bộ phận khác lên kế hoạch kinh doanh, cung cấp các báo cáo tài chính quan trọng cho nhà quản trị, đồng thời còn làm nhiệm vụ xác định giá vốn của sản phẩm để có các quyết định đúng đắn.

- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước Công ty về công tác quản lý kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật điện, hàng năm lập phương án bảo trì thiết bị cơ và điện, tổ chức thực hiện bảo dưỡng thiết bị đúng định kỳ, chủ động sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị an toàn cho Công ty.

- Phòng kinh doanh: Thực hiện tốt việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, thu thập xử lý thông tin, tiếp thị, dự báo khả năng và năng lực thị trường qua từng thời gian kế hoạch nhằm quản lý, tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao và mở rộng thị phần tiêu thụ.

2.2 Phân tích tình hình quản trịnhân sựcủa công ty