• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giai đoạn nghiên cứu cắt ngang

Trong tài liệu CAO VĂN TRUNG (Trang 52-57)

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Giai đoạn nghiên cứu cắt ngang

2.3.1.1. Thiết kế nghiên cứu:

Theo phương pháp cắt ngang nhằm mô tả đặc điểm sinh học, phân bố một

số loài nấm độc thường gặp; đặc điểm ngộ độc do ăn nấm và kiến thức về ngộ độc do ăn nhầm phải nấm độc của người dân và cán bộ Y tế ở tỉnh Sơn La. Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị các thông tin để đưa ra biện pháp can thiệp cho giai đoạn sau.

2.3.1.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:

- Cỡ mẫu:

+ Cỡ mẫu cho điều tra nấm độc: Chọn toàn bộ 25 xã có người bị ngộ độc do nấm độc.

+ Cỡ mẫu cho nghiên cứu về ngộ độc do ăn phải nấm độc: Lấy toàn bộ bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chọn mẫu trên tại 12 bệnh viện (1 bệnh viện tỉnh và 11 bệnh viện huyện).

+ Cỡ mẫu cho điều tra kiến thức thái độ về ngộ độc của người dân do ăn phải nấm độc: Sử dụng công thức ước lượng 1 tỷ lệ sau [107], [108]:

2 2

) 2 / 1 (

) 1

( d

p Z p

n

Trong đó:

n: Số người cần điều tra

p: là tỷ lệ người dân có kiến thức đúng trong việc nhận biết và phòng chống ngộ độc thực phẩm do nấm độc từ một nghiên cứu trước, do chưa có nghiên cứu trước, nên trong nghiên cứu này chúng tôi ước tính p là 50%.

Z: Hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95%; Tra bảng có Z(1-/2) = 1,96.

d: sai số cho phép, chọn d= 0,05.

Số lượng mẫu sẽ là 384. Do việc chọn mẫu không ngẫu nhiên nên để giảm sai số mẫu chúng tôi lấy df = 2. Tổng số mẫu là 768 người. Mỗi hộ gia đình phỏng vấn một người đại diện, như vậy điều tra 768 hộ gia đình tại 25 xã nghiên cứu. Trên thực tế chúng tôi đã tiến hành điều tra 747 người dân đại diện của 747

hộ gia đình.

- Phương pháp chọn mẫu:

+ Đối với chọn mẫu cho điều tra nấm độc: Từ số liệu giám sát của địa phương cung cấp, có 25 xã có bệnh nhân ngộ độc nấm độc trong thời gian từ 2004 đến 2013 trong tổng số 204 đơn vị xã của toàn tỉnh. Chọn chủ đích toàn bộ 25 xã có người bị ngộ độc trên (phụ lục 5).

+ Đối với bệnh nhân bị ngộ độc ăn phải nấm độc: Chọn tất cả các bệnh nhân ngộ độc nấm độc đủ tiêu chuẩn chọn mẫu trên tại các bệnh viện. Thực tế, chúng tôi đã chọn được tổng số là 117 bệnh nhân.

+ Đối với người dân: Chọn mẫu theo nhiều giai đoạn:

Giai đoạn 1: chọn tổ/xóm/làng: Từ 25 xã đã chọn chủ đích trên. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên từ 1-2 xóm/làng.

Giai đoạn 2: chọn hộ gia đình: Mỗi xóm/làng chọn ngẫu nhiên chọn 30 hộ gia đình dựa vào danh sách hộ, có quan tâm đến lấy tất cả các hộ gia đình có người bị ngộ độc.

Giai đoạn 3: chọn đối tượng nghiên cứu: Tại mỗi hộ gia đình tiến hành phỏng vấn 1 người có đủ tiêu chuẩn lấy mẫu trên. Trường hợp gia đình có nhiều người có đủ các điều kiện chọn mẫu thì bên cạnh các tiêu chuẩn trên chúng tôi chọn người thường xuyên đi hái nấm cho gia đình. Trong thực tế chúng tôi chọn được 747 người.

+ Cỡ mẫu cho điều tra cán bộ Y tế tại tỉnh Sơn La: Chọn toàn bộ 321 cán bộ y tế ở 25 xã được chọn nghiên cứu [108], [109].

2.3.1.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

- Đối với nấm độc: Hình dạng, mầu sắc, kích thước, nơi thường mọc.

- Đối với bệnh nhân bị ngộ độc do nấm:

+ Nhóm biến về thông tin chung: tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú.

+ Nhóm biến về các đặc điểm liên quan đến bệnh: Cơ sở tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên; chuyển viện, lý do chuyển viện, bệnh viện điều trị bệnh nhân cuối cùng; thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên; triệu chứng ngộ độc; số ngày nằm viện; tình trạng bệnh nhân khi ra viện.

- Đối với người dân:

+ Nhóm biến về thông tin chung: tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn cao nhất, nghề nghiệp.

+ Nhóm biến về kiến thức và thái độ của người dân:

Các đặc điểm về chung về nấm độc: Định nghĩa; nguồn gốc; nhận dạng; vị trí mọc của nấm và đặc điểm vị trí mọc; kiểu mọc của nấm độc.

+ Nấm độc thường gây chết người ở Sơn La: Loại nấm độc; mùa mọc nấm;

màu sắc của nấm độc; sự khác nhau độc tính và mức độ độc tính của nấm non và nấm trưởng thành.

+ Quan điểm/ thái độ về nấm độc: loài nấm phát sáng trong đêm; ăn thử nấm; Phân biệt nấm độc và nấm không độc; chế biến nấm để giảm độc tố; bảo quản để làm mất độc tính.

+ Biện pháp dự phòng ngộ độc do nấm độc.

+ Xử trí cấp cứu khi bị ngộ độc từng loại nấm độc.

- Đối với cán bộ y tế:

+ Nhóm biến về thông tin chung: tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn cao nhất, nghề nghiệp.

+ Nhóm biến về kiến thức và thái độ của cán bộ y tế:

Các đặc điểm về chung về nấm độc: Định nghĩa; nguồn gốc; nhận dạng; vị

trí mọc của nấm và đặc điểm vị trí mọc; kiểu mọc của nấm độc, chẩn đoán và xử trí ngộ độc nấm độc.

Nấm độc thường gây chết người ở Sơn La: Loại nấm độc; mùa mọc nấm;

màu sắc của nấm độc; sự khác nhau độc tính và mức độ độc tính của nấm non và nấm trưởng thành.

Triệu chứng; chẩn đoán; hậu quả; đào thải và xử lý ban đầu khi mắc ngộ độc do nấm độc; nguyên tắc xử trí cấp cứu khi bị ngộ độc từng loại nấm độc;

nguyên nhân tử vong.

+ Quan điểm/ thái độ về nấm độc: loài nấm phát sáng trong đêm; ăn thử nấm; Phân biệt nấm độc và nấm không độc; chế biến nấm để giảm độc tố; bảo quản để làm mất độc tính.

+ Biện pháp dự phòng ngộ độc do nấm độc.

2.3.1.4. Các bước tiến hành nghiên cứu:

Hoạt động nghiên cứu ở giai đoạn này bao gồm:

Bước 1: Lựa chọn địa bàn nghiên cứu - và chuẩn bị cho nghiên cứu - Liên hệ với lãnh đạo Tỉnh Sơn La; các bệnh viện; Trung tâm Y tế huyện để thông tin về mục đích của nghiên cứu và nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của địa phương.

- Làm việc với các bệnh viện của huyện và tỉnh Sơn La để hồi cứu các bệnh nhân bị ngộ độc trong thời gian từ 2004-2013.

- Liên hệ với các TTYT huyện có các xã có bệnh nhân ngộ độc để điều tra kiến thức thái độ của CBYT về ngộ độc do nấm độc.

- Xây dựng bộ công cụ cho phỏng vấn, quan sát.

Bước 2: Thực hiện giai đoạn Nghiên cứu thực trạng ngộ độc thực phẩm.

Các hoạt động trong giai đoạn này bao gồm:

- Tập huấn cho các cán bộ tham gia vào nghiên cứu.

- Điều tra ngộ độc thực phẩm tại các bệnh viện.

- Liên hệ với UBND và trạm Y tế của 25 xã được chọn (có bệnh nhân ngộ

độc trong 10 năm từ 2004-2013) để chuẩn bị điều tra về nấm độc và điều tra về kiến thức của người dân và CBYT về nấm độc và cách đề phòng ngộ độc.

- Điều tra nấm độc và kiến thức của người dân và CBYT về nấm độc và cách đề phòng ngộ độc.

Từ các kết quả trên chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.

2.3.2. Giai đoạn nghiên cứu can thiệp

Trong tài liệu CAO VĂN TRUNG (Trang 52-57)