• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

+ Các từ so sánh nào thường được dùng để so sánh ngangbằng?

* GV kết luận: Các từ thường được dùng để so sánh ngang bằng: như, là, tựa, như là, như thể,...

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Qua bài học này cho cô biết có mấy kiểu so sánh ? Đó là những kiểu so sánh nào?

+ Đặt câu có hình ảnh so sánh?

- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài và đọc kết quả.

- Nhận xét

+ Như, là, tựa, tựa như, như là, như thể,...

- HS lắng nghe.

- Có ba kiểu so sánh: so sánh ngang bằng, so sánh hơn kém, so sánh sự vật với sự với con người.

- HS đặt câu có hình ảnh so sánh - HS lắng nghe.

Tập viết

ÔN CHỮ HOA C I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cách viết chữ hoa C (Ch) đúng mẫu, đều nét thông qua bài viết ứng dụng.

Viết tên riêng: Chu Văn An, câu ứng dụng:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.

- Hiểu câu ứng dụng: Chúng ta phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng giữa các chữ. Nối nét giữa các chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng thành thạo.

- Giáo dục HS có ý thức rèn thói quen luyện viết trình bày đẹp, rõ ràng, đúng độ cao, khoảng cách; Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ hoa C, A, V, N viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- HS: Bảng con. Vở tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- GV cho HS nghe bài hát Chữ đẹp nết càng ngoan”

- Kết nối vào bài.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới

- HS nghe và vỗ tay theo giai điệu bài hát.

- HS lắng nghe.

(8 - 10p)

a. Hướng dẫn HS luyện viết chữ hoa - Tìm các chữ viết hoa trong bài?

- Gv treo mẫu chữ Ch

- GV viết mẫu, nhắc lại cách viết từng chữ.

b. Hướng dẫn HS viết từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng: Chu Văn An

* Giới thiệu: Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần (1292 - 1370).Ông được coi là ông tổ của nghề dạy học. Ông có nhiều học trò giỏi, sau này đã trở thành nhân tài của đất nước.

+ Nhận xét độ cao, khoảng cách các chữ?

- GV lưu ý khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng và cách nối nét từ chữ viết hoa sang chữ viết thường.

c. Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn núi dịu dàng dễ nghe.

* GV giúp HS hiểu lời khuyên của câu tục ngữ: chúng ta phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.

- Yêu cầu viết: Chim, Người

3.Hoạt động luyện tập, thực hành (20 -22p)

a. Hướng dẫn viết vào vở.

- GV nêu yêu cầu viết.

+ Chữ Ch: 1 dòng cỡ nhỏ + Chữ V, A: 1 dòng cỡ nhỏ + Tên riêng: 2 dòng cỡ nhỏ + Câu tục ngữ: 2 lần cỡ nhỏ

- Nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. Trình bày câu ứng dụng đúng mẫu.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.

b.Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng

- Ch, V, N, A.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- 2 Hs đọc.

- HS lắng nghe.

+ Chữ C, h, V, A cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.

Khoảng cách giữa các chữ bằng con chữ o

- HS nghe.

- 1, 2 HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS viết vào vở nháp

- HS lắng nghe.

- HS chú ý tư thế ngồi.

- HS viết bài.

dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của HS - Nhận xét nhanh kết quả viết của HS

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5-7p) - Em hãy nêu những câu ca dao, tục ngữ khuyên chúng ta nên nói năng lịch sự, dễ nghe.

- Thực hiện nói năng dịu dàng, lịch sự.

- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Thủ công

GẤP, CẮT DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được các bước gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.

- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng bằng giấy đúng quy trình, kỹ thuật.

- Phát triển phẩm chất: chăm chỉ, tiết kiệm, gọn gàng...

- Phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* BVMT: Biết vệ sinh lớp sau tiết học, sử dụng đồ dùng học tập tiết kiệm.

* GDAT trường học: An toàn khi sử dụng kéo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bài mẫu; giấy màu; hồ dán; kéo, bút chì, thước kẻ, tranh quy trình.

- Học sinh: giấy màu; hồ dán; kéo, bút chì, thước kẻ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5p)

- GV cho HS hát bài “ Đếm sao”

- GV hỏi: Bài hát nhắc tới vật nào?

Bạn nào đã nhìn thấy ngôi sao rồi, nó có đặc điểm gì?

- GV nhận xét, kết nối, ghi bài học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10p)

2.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu

- Cả lớp hát.

- Ngôi sao - HS nêu.

- Lắng nghe

- GV giới thiệu mẫu.

+ Lá cờ đỏ hình gì? Màu gì? Bên trên có gì?

+ Ngôi sao được dán ở đâu?

+ Chiều rộng có tỉ lệ như thế nào so với chiều dài?

+ Em thấy cờ thường treo vào dịp nào?

Ở đâu?

+ Em thấy các lá cờ thường làm bằng chất liệu gì?

*GV kết luận:

+ Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam đều tự hào, trân trọng lá cờ đỏ sao vàng.

+ Trong thực tế lá cờ đỏ sao vàng được làm bằng nhiều kích cỡ khác nhau. Vật liệu làm cờ bằng vải hoặc bằng giấy màu. Tuỳ mục đích, yêu cầu sử dụng có thể làm lá cờ đỏ sao vàng bằng vật liệu và kích cỡ phù hợp.

2.2. HD quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng - GV làm mẫu các bước gấp:

* Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh.

- Lấy giấy thủ công màu vàng cắt hình vuông cạnh 8 ô. Đặt hình vuông mới cắt lên bàn, mặt màu ở trên và gấp làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm O (hình 1).

- Mở đường gấp đôi ra để lại 1 đường AOB, trong đó O là điểm giữa.

- Đánh dấu điểm D cách điểm C 1 ô (hình 2) gấp ra phía sau theo đường dấu.

- Gấp OD được (hình 3).

- Gấp cạnh OA sao cho OA trùng với OD (H4).

- Gấp đôi hình 4 sao cho các góc được gấp vào bằng nhau (H5).

* Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh.

- Đánh dấu 2 điểm: Điểm I cách O 1 ô rưỡi điểm K nằm trên cạnh đối diện cách

- HS quan sát, nhận xét.

+ Lá cờ hình chữ nhật, màu đỏ, trên có ngôi sao vàng 5 cánh bằng nhau.

+ Dán chính giữa hình chữ nhật màu đỏ, mỗi cánh của ngôi sao hướng thẳng lên cạnh dài, phía trên hình chữ nhật.

+ Chiều rộng bằng 2/3 chiều dài.

+ Em thấy cờ thường treo vào dịp lễ, Tết.

Ở công sở, trường học, nhà dân ở hai bên đường…

+ Em thấy các lá cờ thường làm bằng chất liệu vải, lụa, sa tanh…

- HS lắng nghe.

- HS quan sát thao tác của GV kết hợp nhìn tranh quy trình.

O 4 ô. Kẻ nối 2 điểm IK (H6) dùng kéo cắt theo đường kẻ IK mở hình mới cắt ra được ngôi sao 5 cánh (H7).

* Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh.

- Lấy 1 tờ giấy thủ công màu đỏ có chiều dài 21 ô, chiều rộng 14 ô để làm lá cờ. ….Bôi hồ vào mặt sau của ngôi sao.

Đặt ngôi sao vào đúng vị trí đã đánh dấu trên tờ giấy màu đỏ và dán cho phẳng (H8).

- Giáo viên yêu cầu 1, 2 HS nhắc lại các bước thực hiện.

+ Giáo viên hướng dẫn vừa thực hiện nhanh các thao tác gấp con ếch một lần nữa để học sinh hiểu được cách gấp.

- Gọi HS nhắc lại và thao tác mẫu trên giấy nháp

-> GV quan sát và sửa chữa thao tác sai C. Hoạt động luyện tập, thực hành (20p)

- HD học sinh thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng trong nhóm 4.

* GDAT trường học: Khi sử dụng kéo các con cần lưu ý điều gì?

- GV nhắc nhở HS an toàn khi sử dụng kéo.

- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.

- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- Đại diện các nhóm đánh giá sản phẩm nhóm bạn.

- GV nhận xét.

D. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

* BVMT: Nhắc nhở HS sử dụng tiết kiệm giấy, dọn sạch rác sau tiết học.

- Nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh.

- Về tập cắt, gấp thêm ngôi sao 5 cánh.

- 1, 2 HS nhắc lại các bước.

- HS làm theo yêu cầu của GV.

- HS làm theo các bước gấp của GV.

- Sử dụng an toàn, tránh bị thương - HS theo dõi.

- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- HS nhận xét sản phẩm của bạn - HS lắng nghe.

- HS dọn giấy xung quanh bàn học.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Chính tả (Nghe – viết) MÙA THU CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết lại chính xác bài thơ “ Mùa thu của em”.

- Không mắc quá 5 lỗi trong bài

- Phân biệt chính tả phụ âm l/ n, en/ eng và ôn luyện vần khó: oam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK. Bảng phụ.

- HS: SGK. Vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đúng thứ tự 28 chữ và tên chữ đã học.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài, ghi tên bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (8 -10 p)

a. HD HS tìm hiểu ND đoạn viết - GV đọc bài thơ.

- Gọi 1 em đọc lại

+ Mùa thu thường gắn với những gì?

b. Hướng dẫn cách viết

- Bài thơ viết theo thể thơ nào?

- Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng thơ ?

- Trong bài thơ những từ nào phải viết hoa ? - Tên bài được viết như thế nào cho đẹp?

- Các chữ đầu câu cần viết như thế nào?

- GV hướng dẫn viết chữ khó: Nghìn, mùi hương, lá sen, rước đèn, rằm tháng tám.

- Phân biệt rằm/ dằm:

+ rằm: ngày 15 + dằm đất cho nhỏ

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20-22 phút)

a. GV đọc bài viết - Đọc cho HS viết bài.

- Đọc từng câu cho HS soát lỗi.

b. Nhận xét, chữa bài - GV thu 2, 3 bài

- Nhận xét bài viết của HS

- HS tham gia trò chơi.

- HS đọc thuộc lòng đúng thứ tự 28 chữ và tên chữ đã học.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- HS theo dõi, đọc thầm theo.

- 1 HS đọc to đoạn viết.

+ Mùa thu gắn với hoa cúc, cốm mới, rằm Trung thu và các bạn HS sắp đến trường.

- Thể thơ bốn chữ,

- Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ có 4 câu thơ.

- Những chữ đầu câu phải viết hoa, Hằng (tên riêng).

- Tên bài viết giữa trang vở.

- Viết lùi vào 2 ô so với lề vở.

- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài vào vở - HS tự soát lỗi trong vở.

- HS nghe.

c. Làm BT chính tả

Bài 1: Tìm tiếng có vần oam thích hợp với