• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các mô hình ánh giá hiệu quả hoạt ộng can thiệp tru ền thông giáo dục sức khỏe

1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành và các mô hình đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe

1.2.5. Các mô hình ánh giá hiệu quả hoạt ộng can thiệp tru ền thông giáo dục sức khỏe

Mô hình thiết kế một nhóm đánh giá trước-sau

- Với thiết kế này, chúng ta có thể đo lường chiều hướng tăng hoặc giảm về kiến thức và hành vi của đối tượng trước sau khi triển khai can thiệp.

Trong mô hình này điều tra cơ bản ban đầu, các thông tin thu được là cơ sở để xây dựng mục tiêu của kế hoạch hay chương trình can thiệp. Sau khi thực hiện các hoạt động can thiệp, điều tra lại với các nội dung và phương pháp như điều tra cơ bản ban đầu, kết quả của cuộc điều tra này được so sánh với kết quả điều tra ban đầu. Các thay đổi giữa hai cuộc điều tra được xem là hiệu quả của chương trình can thiệp.

Mô hình thiết kế đánh giá trước-sau có nhóm chứng

Đây là thiết kế thực nghiệm “chuẩn” và được minh họa như sau.

R O1 X O2

R O3 O4

ĐIỀU TRA CƠ BẢN

(Trước can thiệp) HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP ĐIỀU TRA

(Sau can thiệp)

SO SÁNH

Sơ ồ 1.1. Mô hình thiết kế một nhóm ánh giá tr ớc- sau

Trong đó, hai chữ R cho biết các đối tượng được chọn ngẫu nhiên vào nhóm can thiệp và nhóm chứng “chuẩn” có được do việc chọn ngẫu nhiên. X là chương trình can thiệp cho nhóm can thiệp, O1 và O2 là đánh giá trước- sau của nhóm can thiệp. O3 vàO4 là đánh giá trước- sau của nhóm chứng. Hiệu quả của chương trình can thiệp được đo lường bằng cách tính toán sự khác nhau về điểm trung bình giữa kiến thức và hành vi sức khỏe trước và sau của nhóm can thiệp và điểm khác nhau trung bình giữa kiến thức và hành vi sức khỏe trước và sau của nhóm chứng.Nếu chương trình thành công, thì điểm đạt được giữa nhóm can thiệp sẽ lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với điểm đạt được của nhóm chứng [15].

Ở thiết kế này các sai số được khống chế: Sai số tác động ngoại lai được kiểm soát vì các tác động ngoại lai ảnh hưởng đến nhóm can thiệp thì cũng ảnh hưởng nhóm chứng. Sai số trưởng thành cũng được loại bỏ do các đối tượng được chọn ngẫu nhiên, dẫn đến những vấn đề nảy sinh thuộc về đối tượng là tương đồng với nhau thuộc cả hai nhóm. Sai số thử nghiệm cũng được kiểm soát vì cả hai nhóm cùng nhận một thử nghiệm. Sai số do công cụ đo lường được kiểm soát nếu công cụ, quy trình đánh giá trước và sau là giống nhau. Sai số do lựa chọn được kiểm soát thông qua việc chọn ngẫu nhiên, các đối tượng tương đồng với nhau ở cả hai nhóm trước khi chương trình triển khai [17].

Người đánh giá có thể thiết kế mô hình đánh giá với một nhóm can thiệp và một nhóm chứng, bằng cách chọn nhóm chứng càng giống với nhóm can thiệp càng tốt (đặc điểm cá nhân, địa dư, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, điều kiện làm việc, phương tiện kỹ thuật, chuyên môn) Trong mô hình này trước khi hoạt động can thiệp, cả nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp đều được điều tra cơ bản.

Sau thời gian hoạt động can thiệp cả nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp lại được điều tra lại và công cụ điều tra trước và sau can thiệp cho cả hai nhóm là giống nhau, nói cách khác các thông tin hay biến số được thu thập như nhau giữa hai nhóm có can thiệp và không can thiệp, giữa nhóm trước can thiệp và nhóm sau can thiệp [34],[39].

Kết quả được so sánh giữa hai nhóm sau hoạt động can thiệp. Nếu nhóm can thiệp có được kết quả tốt hơn so với nhóm không can thiệp sẽ là bằng chứng khách quan thể hiện sự thành công của chương trình can thiệp.

Khi so sánh trước (T) và sau (S) khi can thiệp đối với nhóm có can thiệp hay so sánh (T) và (S) một thời gian c ng kỳ với thời gian can thiệp ở nhóm chứng ta có thể tính được giá trị dự phòng (PV- Preventive value). Giá trị dự phòng được tính như sau:

 PT : tỷ lệ hoặc giá trị trung bình ở thời điểm trước can thiệp

 PS : tỷ lệ hoặc giá trị trung bình ở thời điểm sau can thiệp

NHÓM CAN THIỆP (Số liệu điều tra cơ bản)

Số liệu điều tra sau can thiệp

So sánh trước - sau

So sánh hai nhóm

NHÓM CHỨNG (Số liệu điều tra cơ bản)

CAN THIỆP So sánh

trước - sau

Số liệu điều tra sau một thời gian (= thời gian của nhóm can thiệp)

Sơ ồ 1.2. Mô hình thiết kế ánh giá tr ớc- sau có nhóm chứng

 PV: có thể tính bằng % hoặc bằng số tuyệt đối PT – P S

Trong quá trình can thiệp có thể tình hình đã thay đổi một cách tự nhiên hoặc do nhiều tác nhân khác, những tác động của thay đổi khách quan có thể đo lường được bằng giá trị dự phòng ở nhóm chứng.

Hiệu quả can thiệp (HQCT) thực sự được tính bằng giá trị dự phòng của nhóm can thiệp trừ gía trị dự phòng của nhóm chứng.

HQCT = PV (can thiệp) - PV (chứng) [19].

Hiệu quả can thiệp có thể tính bằng giá trị tương đối (tỷ lệ %) hoặc giá trị tuyệt đối. Cũng có thể đánh giá một nhóm chứng với các nhóm can thiệp khác nhau. Trong phương pháp này ta có thể so sánh được hiệu quả của giải pháp can thiệp này với hiệu quả của giải pháp can thiệp khác. Đánh giá có nhóm chứng là một mô hình đánh giá mang tính khoa học, có giá trị cao, nhất là cho nghiên cứu thử nghiệm áp dụng những giải pháp hay hoạt động can thiệp mới [20].

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực