• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hiểu chưa chính xác và đầy đủ về nữ quyền

đại hoá, lý thuyết hậu công nghiệp; lý thuyết cấu trúc và hậu cấu trúc; lý thuyết xã hội hậu hiện đại1,.v.v; chứ ít nghe đến xã hội học hiện đại và xã hội học hậu hiện đại. Trong nhiều cuốn sách xã hội học, cả về lý thuyết và lịch sử, đều chưa thấy nói đến sự phân kỳ xã hội học theo giai đoạn “hiện đại” và “hậu hiện đại” nhưcác tác giả cuốn sách đề cập.

Tiếc rằng, khi đưa ra nhận định đó, các tác giả không lập luận rõ hơn hoặc cho thấy quan điểm đó tham khảo từ tài liệu nào? Thời gian phân kỳ

“xã hội học hiện đại” và “xã hội học hậu hiện đại” được bắt đầu từ giai đoạn nào? Cơ sở để phân chia hai giai đoạn là gì?

Phần II (hợp xướng nữ và dàn nhạc thính phòng nữ), ngoài những tác phẩm kinh điển của W. A. Mozart (Khúc hát mùa xuân), F. Schubert (Ave Maria)... còn có những tác phẩm lần đầu tiên được dàn dựng ở Việt Nam như Ngủ ngoan con yêu ơi (dân ca Venezuela) và những tác phẩm mang phong cách Broadway (Mỹ) nhưThe cats, West side story”. Thì không hề thấy “nữ quyền” ở chỗ nào!

Phải chăng, tác giả bài báo quan niệm “đêm nhạc nữ quyền” là một

“đêm diễn với toàn nghệ sĩ nữ” hay “các ca khúc đều là của các tác giả nữ”? Đây là cách hiểu không đúng về nữ quyền. Khi đề cập đến thuật ngữ

“nữ quyền”, có thể hiểu từ những cấp độ khác nhau. Dưới đây xin bàn đến những cấp độ đó.

Về phương diện lý luận, có thể nói, thuyết nữ quyền được hình thành theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào những tình huống và vấn đề cụ thể. Điều này có nghĩa rằng thuyết nữ quyền được sử dụng trong những năm 1990 khá khác biệt so với thuyết nữ quyền được sử dụng vào thế kỷ XVII, khi thuật ngữ “nữ quyền” lần đầu tiên được đề cập. Xin được giới thiệu hai định nghĩa về thuyết nữ quyền (có tác giả dịch là chủ nghĩa nữ quyền: Feminism) là “Một sự nhận thức về áp bức và bóc lột phụ nữ trong xã hội, ở nơi làm việc và trong gia đình, và hành động có ý thức để thay đổi thực trạng ấy”. Và, “Thuyết nữ quyền sự nhận thức về quyền lực gia trưởng, sự bóc lột và áp bức ở các cấp độ vật chất và tưtưởng về lao động, sinh sản, và tình dục của phụ nữ trong gia đình, ở nơi làm việc và trong xã hội nói chung; và hành động có ý thức của phụ nữ và nam giới làm biến đổi tình trạng đó” (K. Bhasin, 2000:3)

Nữ quyền có thể hiểu là một “học thuyết đấu tranh cho sự bình đẳng của phụ nữ so với nam giới” (Feminist theory), theo thời gian, được phát triển với nhiều trường phái khác nhau, ví dụ: thuyết nữ quyền tự do, thuyết nữ quyền văn hoá, thuyết nữ quyền Mác xít, thuyết nữ quyền và thuyết của Freud; thuyết nữ quyền hiện sinh; thuyết nữ quyền cấp tiến, v.v.. Các học thuyết khác nhau này đều là thuyết nữ quyền (Feminism), hay thuyết nam nữ bình quyền, gọi tắt là thuyết hay chủ nghĩa nữ quyền.

Nếu hiểu một cách nôm na nhất, thì “nữ quyền” - một từ Hán Việt - là quyền của phụ nữ, còn hiểu đầy đủ thì đó là học thuyết nhằm “đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ” với niềm tin dựa trên nguyên tắc rằng phụ nữ phải có các quyền và cơ may trong cuộc sống như nam giới về chính trị, kinh tế, luật pháp v.v.. (Hoàng Bá Thịnh, 2007a).

Trên phương diện hoạt động thực tiễn, có phong trào nữ quyền (Feminist movement) với mục tiêu ban đầu là đấu tranh giành quyền cho phụ nữ về các phương diện chính trị (quyền bầu cử nhưnam giới), kinh tế (được trả lương bình đẳng với nam giới). Quá trình phát triển của nó,

phong trào nữ quyền đã trải qua những giai đoạn khác nhau, hiện nay phong trào nữ quyền đang ở làn sóng thứ ba (third wave), với những mục tiêu đấu tranh đa dạng hơn: bảo vệ nhân phẩm và danh dự của phụ nữ (chống lạm dụng tình dục, quấy rối tình dục nơi công sở), đòi hỏi sự chung thuỷ của nam giới, không chấp nhận “sự trinh bạch một phía”, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Bên cạnh đó, phong trào nữ quyền cũng mở rộng mục tiêu đấu tranh vì các quyền con người, bảo vệ môi trường, chống chiến tranh, vì sự phát triển bền vững v.v..

Từ góc độ nghề nghiệp, có những người được gọi là nhà nữ quyền (Feminist), họ là những người đấu tranh cho mục tiêu bình đẳng giữa nam và nữ (hay còn gọi là bình đẳng giới). Theo định nghĩa về nữ quyền được giới thiệu ở trên, thì “nhà nữ quyền” không đồng nhất với phụ nữ (điều mà không ít người vẫn hiểu nhà nữ quyền = phụ nữ, dành cho phụ nữ). Nhà nữ quyền là một thuật ngữ chỉ những ai tán thành sự đấu tranh cho sự bình đẳng nam nữ. Điều này có nghĩa là, bất kể người nào - nam hay nữ - công nhận sự tồn tại của những thành kiến giới tính (sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới), sự thống trị của nam giới và chế độ gia trưởng, và những ai có hành động đấu tranh chống lại để thay đổi tình trạng đó, được coi là một nhà nữ quyền. Theo một tác giả quan niệm “một nhà nữ quyền là một cá nhân, nam hoặc nữ, có niềm tin vào bình đẳng, đặc biệt là bình đẳng giới tính và giới” (D.Ivy, 2000:11, Hoàng Bá Thịnh, 2007a). Nhưvậy, nhà nữ quyền có thể là những nhà xã hội học, nhà văn, nhà hoạt động chính trị v.v... hay đơn giản chỉ là những người ủng hộ, tán đồng mục tiêu đấu trang để đạt được mục tiêu nam nữ bình đẳng.

Tóm lại, có thể nói, các chủ đề liên quan đến giới tính, giới, nữ quyền, giáo dục giới tính, tình dục v.v.. đang “bùng nổ” trên những phương tiện truyền thông đại chúng ở nước ta. Điều này cho thấy cuộc sống đang đòi hỏi đặt ra và thảo luận về các chủ đề vốn được xem là nhạy cảm, xưa nay chỉ giới hạn trong lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên, trong “cơn lốc” của thông tin trong bối cảnh toàn cầu hoá - nhất là những thông tin trên báo mạng - khiến cho số lượng chưa tương đồng với chất lượng, khi đề cập đến các khái niệm, các thuật ngữ chuyên ngành.

Sẽ không có gì đáng bàn, nếu đó là những ngôn ngữ đời thường trong các câu chuyện hàng ngày, nhưng chẳng nên coi nhẹ một khi những cách hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về giới và nữ quyền lại hiện diện trên các ấn phẩm, kể các các công trình nghiên cứu khoa học.

Từ quan điểm của một người có nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu về giới, về xã hội học giới, bài viết này mong góp phần vào việc hiểu đúng và đầy đủ hơn một số thuật ngữ liên quan đến giới tính, giới và nữ quyền.

Với hiểu biết hạn hẹp, rất mong được sự trao đổi, góp ý của các nhà khoa

học, các đồng nghiệp và bạn đọc.n Chú thích

1Về những lý thuyết hậu cấu trúc và lý thuyết hậu hiện đại, xin xem G. Ritzer (2000): Sociological Theory, 5thedition; McGaw – Hill Iternational Editions.

Tài liệu tham khảo

Báo Giáo dục và Thời đại. Chuyên đề đặc biệt, số tháng 12/2007.

Báo Tuổi trẻ, ngày 29/2/2008.

Báo Tuổi trẻ, ngày 14/3/2007.

C. Mác – Ph. Ăngghen. 1984. Tuyển tập. Tập VI; Nxb Sự thật, Hà Nội.

Diana K. Ivy, Phil Backlund. 2000. Exploring Gender Speak – Personal Effectiveness in Gender Communication. 2nd edition. McGraw Hill International Editions.

G. Ritzer. 1996. Modern Sociological Theory. 4th edition. McGraw Hill International Editions.

G. Ritzer. 2000. Sociological Theory. 5th edition. McGraw Hill International Editions

Hoàng Bá Thịnh. 2008a. Giáo trình xã hội học về Giới. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

Hoàng Bá Thịnh. 2008b. Cần hiểu đúng giới tính và giới. Báo Văn Nghệ số 10 ngày 8/3/2008.

Hoàng Bá Thịnh. 2007a. Không nên lạm dụng từ nữ quyền. Báo Văn Nghệ số 14 ngày 24/4/2007.

J. Macionis. 2004. Xã hội học. Nxb Thống kê. Hà Nội.

K. Bhasin, N.S. Khan. 2000. Some questions on Feminism and its relevace in South Asia; Kali for women. New Delhi.

Luật Bình đẳng Giới.2007. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.

Nguyễn Đức Hạt (chủ biên). Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.

Nữ quyền trong thời trang Việt. Cập nhật lúc 14h31”, ngày 06/03/2008 www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?CatId=41&NewsId=121342 - 51k –

“Nữ quyền” trong làng giải trí Việt 07/03/2008 -08:59 AM suctrevietnam.com/Web/Content.aspx?distid=49477 - 113k

Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. 2004. Lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách; Hà Nội

Lý thuyết và phân tích về truyền thông từ góc độ giới

Gia đình và Giới Số 3 - 2008

Lời Tòa soạn:Giới và truyền thông là những vấn đề đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cuốn “Lý thuyết và phân tích truyền thông từ góc độ giới: Từ sự im lặng đến kết quả thể hiện”

(Gender Communication Theories and Analyses: from silence to performance) của hai tác giả Charlotte Krolokke và Anne Scott Sorensen thuộc trường Đại học Nam Đan Mạch do Nhà xuất bản Sage xuất bản năm 2006 là một trong những cuốn sách mới về chủ đề này. Các tác giả giới thiệu một số cách tiếp cận nghiên cứu giới và truyền thông trên cơ sở các lý thuyết nữ quyền khác nhau. Đồng thời, cuốn sách cũng tập hợp nhiều quan điểm, các nội dung thảo luận và phân tích của nhiều học giả về lĩnh vực giới, truyền thông, ngôn ngữ học. Xin giới thiệu tóm tắt về nội dung cuốn sách.

Từ khóa:Giới và truyền thông

Cuốn sách “Các lý thuyết và phân tích truyền thông từ góc độ giới: Từ sự im lặng đến kết quả thể hiện” tổng cộng 193 trang, gồm 7 phần: (1) Ba làn sóng nữ quyền; (2) Lý thuyết truyền thông nhìn từ quan điểm nữ quyền; (3) Phương pháp truyền thông từ quan điểm nữ quyền; (4) Định kiến giới - hạn chế và ưu điểm; (5) Lý giải về sự khác biệt và tính đồng nhất trong nghiên cứu giới; (6) Giới và kết quả thể hiện; (7) Kết luận.

ởphần 1, các tác giả giới thiệu ba làn sóng nữ quyền diễn ra từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XXI và những phong trào xã hội nữ quyền chính. Mỗi làn sóng nữ quyền đều tạo ra ảnh hưởng nhất định đối với phát triển tưtưởng, lý luận nữ quyền và quan điểm chính trị trong thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Làn sóng nữ quyền thứ nhất diễn ra trong bối cảnh xã hội công nghiệp và chính trị tự do Châu Âu và Bắc Mĩ. Làn sóng này cũng phản ánh sự gắn kết giữa

phong trào xã hội của phụ nữ vì các quyền tự do và lý thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Làn sóng nữ quyền thứ hai bắt đầu từ thập kỷ 1960 và 1970, trong bối cảnh xã hội Tây Âu giai đoạn hậu chính tranh thế giới thứ hai, và khởi phát từ phong trào phụ nữ da màu và phụ nữ “thế giới thứ ba” lên tiếng đòi đảm bảo các quyền phụ nữ và các quyền hợp pháp khác. Từ suốt thập kỷ 1990 đến nay, làn sóng nữ quyền thứ ba vận động và tạo ảnh hưởng trên nền tảng trật tự xã hội giai đoạn hậu - thực dân và hậu - chủ nghĩa xã hội (giai đoạn sau chiến tranh lạnh, sụp đổ khối các nước XHCN Nga, Trung và Đông Âu v.v.).

Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là, những lý thuyết truyền thông và giới có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng nhưthế nào của ba làn sóng nữ quyền nêu trên?

Lý thuyết truyền thông từ góc độ quan điểm nữ quyền được trình bày ở phần 2. Các tác giả đặt ra nhiều câu hỏi giả thuyết nghiên cứu như: có sự khác biệt về phong cách giao tiếp giữa phụ nữ và nam giới không? Nếu có, thì chúng sẽ xảy ra trong những điều kiện nào v.v. Lý thuyết truyền thông từ góc độ quan điểm nữ quyền chủ yếu được xem xét trong mối tương quan với trường phái cấu trúc luận và hậu- cấu trúc. Trong đó, các tác giả giới thiệu Khung mẫu trường phái cấu trúc (the structuralist para-digm); Lý thuyết “nhóm im lặng” (muted group theory); Lý thuyết quan điểm chủ thể nhận thức (standpoint theory); Khung mẫu trường phái hậu-cấu trúc (the post-structuralist paradigm); lý thuyết kết quả thể hiện và vị thế chủ thể nhận thức (performance and positioning theory)…

Qua phân tích các học thuyết, khung mẫu phân tích của các nhà tư tưởng lớn như C. Marx, Foucault, N. Hartsock…, các tác giả nhận thấy, mặc dầu sử dụng các khái niệm khác nhau nhưng cả hai trường phái cấu trúc nữ quyền và hậu - cấu trúc nữ quyền đều chỉ ra những biểu hiện khác biệt quyền lực thể hiện qua ngôn ngữ. Trong khung mẫu trường phái cấu trúc, ngôn ngữ chỉ thể hiện một cách biện chứng khi nó được tái tạo lại bởi thực tế; và ngược lại, khung mẫu hậu- cấu trúc luận, không tồn tại sự đối lập giữa ngôn ngữ và thực tế. Các tác giả sử dụng phương pháp so sánh đối lập, làm rõ sự khác biệt giữa trường phái cấu trúc nữ quyền và hậu - cấu trúc nữ quyền trong phạm vi phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Đặc biệt, ở cuối phần 2, tác giả giới thiệu xu hướng, khung lý thuyết truyền thông theo quan điểm nữ quyền.

ởphần 3, các tác giả đề cập phương pháp luận truyền thông theo quan điểm nữ quyền, gắn kết với quan điểm trường phái cấu trúc và hậu - cấu trúc. Nhằm làm rõ hệ thống cấu trúc phương pháp truyền thông, các tác giả đã mô tả hai khung phân tích đặc trưng: thứ nhất,phân tích từ góc độ ngôn ngữ học xã hội và hội thoại (sociolinguistic and conversation analy-sis); thứ hai,phân tích phê phán ký hiệu học và diễn ngôn/tranh luận

(criti-cal semiotics and criti(criti-cal discourse analysis). Hai khung lý thuyết này cũng từng được nhiều học giả truyền thông theo quan điểm nữ quyền sử dụng.

Theo các tác giả, chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội góp phần thúc đẩy sự quan tâm và phát triển phương pháp luận truyền thông từ nhiều góc độ khác nhau như quan điểm dân tộc học, phương pháp luận nhân chủng học và phân tích đàm thoại. Ngay từ khi mới hình thành, ngôn ngữ học xã hội chú ý tìm hiểu mối quan hệ giữa khả năng sử dụng vốn từ vựng đặc biệt, đặc trưng ngữ pháp, các cách phát âm với sự phân tầng xã hội theo giới tính, giai cấp, chủng tộc và khuynh hướng tình dục v.v. Vào thập kỷ 1970 và 1980, lý thuyết phê phán, ngôn ngữ học và ký hiệu học đều quan tâm đến vấn đề sử dụng ký hiệu và kiểu loại ký hiệu. ở phần này, các học giả truyền thông giới thiệu tiếp cận lý thuyết phê phán trong một số phân ngành/lĩnh vực nghiên cứu cụ thể nhưngôn ngữ học, ký hiệu học, nghiên cứu truyền thông và ký hiệu học xã hội.

Bên cạnh đó, các học giả truyền thông theo quan điểm nữ quyền đã làm sáng tỏ diễn tiến của trường phái lý thuyết hậu- cấu trúc, biểu hiện cụ thể như xuất hiện các nhóm lý thuyết và phương pháp luận mới, ví dụ, phân tích ngôn ngữ theo khuôn khổ hậu-cấu trúc nữ quyền. Các tác giả cho rằng, phân tích ngôn ngữ từ góc độ lý thuyết phê phán nữ quyền, có thể gắn với đặc điểm đồng nhất và khác biệt của làn sóng nữ quyền thứ hai, và ngược lại, phân tích ngôn ngữ theo quan điểm trường phái hậu- cấu trúc nữ quyền, gắn chặt với làn sóng nữ quyền thứ ba.

Các tác giả hy vọng rằng, việc thảo luận các phương pháp truyền thông từ góc độ quan điểm nữ quyền nêu trên, có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác động qua lại giữa lý thuyết, phương pháp nghiên cứu truyền thông và giới.

Trong phần 4, các tác giả giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của các học giả truyền thông theo quan điểm nữ quyền nhằm minh họa rõ hơn về ảnh hưởng trường phái cấu trúc và lý thuyết “nhóm im lặng” (muted group theory). Nhà ngôn ngữ học Lakoff (1975) – tác giả cuốn sách “Ngôn ngữ và địa vị của phụ nữ” (Language and Woman’s place) – cho rằng, việc phụ nữ không có nhiều cơ hội trong giao tiếp, đồng nghĩa với việc họ sẽ bị thiếu hụt các giá trị và quyền lực xã hội. Xét cả về phương diện ngôn ngữ và văn hóa, phụ nữ thường được “xưng danh” theo các mối quan hệ (gia đình), ví dụ,

“quý bà”, “mẹ”, “vợ” v.v.. ngược lại, đàn ông được “xưng danh” theo học hàm, học vị, nghề nghiệp, chức danh đạt được trong xã hội. Tác giả Lakoff và hầu hết các học giả đều chia sẻ quan điểm rằng, khác biệt giới tồn tại trong truyền thông và giao tiếp là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến khác biệt quyền lực giữa nam và nữ trong xã hội.

ở phần này, tác giả giới thiệu những nguyên lý cơ bản của tiếp cận truyền thông từ góc độ giới. Tác giả nhận định rằng, nhiều nghiên cứu truyền thông có xu hướng miêu tả không đúng mức, hoặc rập khuôn về

phụ nữ trong giao tiếp, sự khôi phục vai trò giới trong trật tự lập sẵn vô hình chung làm lặp lại tình trạng phân biệt đối xử, hoặc thậm chí, lạm dụng đối với phụ nữ.

Cuối phần 4, tác giả sử dụng một nghiên cứu trường hợp để minh họa về lý luận và phương pháp luận trong phân tích đàm thoại từ quan điểm nữ quyền cấp tiến.

Phần 5, tác giả trình bày về sự khác biệt và tính đồng nhất của làn sóng nữ quyền thứ hai, lý thuyết nữ quyền và lý thuyết phê phán từ góc độ quan điểm nữ quyền. Theo tác giả Charlotte và Anne, các nhà nghiên cứu giới và truyền thông đều sử dụng cách tiếp cận khác biệt và đồng nhất, nhằm gắn kết, đồng nhất hóa lĩnh vực truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và phụ nữ thành một khối, theo hướng nghiên cứu liên ngành.

Giới và kết quả thể hiện (gender and performance) là tiêu đề của phần 6. Theo tác giả, việc xem xét giới dưới hình thức “kết quả thể hiện” đã làm thay đổi căn bản những vấn đề về giới và truyền thông. Trong phần này, tác giả tập trung tìm hiểu về những cách thức thể hiện trong xu hướng truyền thông theo quan điểm nữ quyền, dựa trên nền tảng trường phái hậu-cấu trúc mới. Từ quan điểm nữ quyền, kết quả thể hiện lần lượt theo chu trình (the “performance turn”) không chỉ biểu thị một khung lý thuyết mới mà còn làm thay đổi những chính sách truyền thông và tác động đáng kể đến nghiên cứu truyền thông. Một số tác phẩm nổi tiếng cùng những tranh luận, phân tích về giới, truyền thông… cũng được trình bày, qua đó góp phần làm sáng tỏ hơn về phương pháp phân tích dựa trên nền tảng quan điểm trường phái hậu - cấu trúc và nữ quyền.

Nghiên cứu về giới và truyền thông liên quan đến nhiều chuyên ngành khoa học xã hội, nhân văn như ngôn ngữ học, nghiên cứu văn hóa, nhân loại học, xã hội học… Phần 7 trình bày những kết luận chính về nghiên cứu giới và truyền thông. Mặc dù, nghiên cứu truyền thông trên cơ sở giới không nhất thiết phải gắn với nữ quyền, song công trình này, các tác giả chú trọng làm rõ những quan điểm nữ quyền, nghiên cứu giới và sự tác động giữa giới và truyền thông. Các tác giả kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ về mối tương tác giữa lý thuyết, phương pháp và quan điểm chính trị trong nghiên cứu truyền thông nhìn từ góc độ giới.

Cuốn sách giúp bạn đọc nắm bắt các trọng tâm phân tích và cập nhật những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông và giới hiện nay.

Cuốn sách có thể được sử dụng nhưsách giáo khoa, tham khảo trong các khóa học về truyền thông và giới, đặc biệt là lĩnh vực truyền thông và diễn thuyết, nghiên cứu giới và giới tính, nghiên cứu phụ nữ và nghiên cứu văn hóa.n

Lỗ Việt Phươnggiới thiệu

Trong hai ngày 12-13/3/2008 tại Hà Nội, Viện Gia đình và Giới tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu khoa học năm 2007. Là một trong những hoạt động khoa học hàng năm của Viện Gia đình và Giới, hội thảo này nhằm mục đích giới thiệu các kết quả nghiên cứu mà Viện đạt được trong năm vừa qua, đồng thời tạo ra một diễn đàn khoa học cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài Viện có cơ hội thảo luận và chia sẻ những vấn đề nghiên cứu cùng quan tâm về chủ đề gia đình, giới, và bình đẳng giới.

Tới tham dự Hội thảo có GS. Lê Thi, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ nữ, tiền thân của Viện Gia đình và Giới, lãnh đạo Viện, các thành viên của Hội đồng khoa học của Viện và đông đảo các cán bộ nghiên cứu đã và đang công tác tại Viện. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu từ các viện nghiên cứu khác thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các trường đại học tại Hà Nội cũng tới tham dự Hội thảo.

Trong phiên họp mở đầu hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Gia đình và Giới giới thiệu tổng quan các hoạt động nghiên cứu khoa học mà Viện đã thực hiện trong năm 2007 và các kết quả đạt được. Theo đó, trong năm 2007, Viện Gia đình và Giới đã chủ trì và thực hiện 7 đề tài cấp Bộ, 8 đề tài cấp Viện và 4 đề tài hợp tác với các cơ quan, tổ chức bên ngoài. Tại phiên họp chung này, đại diện các nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ và đề tài nghiên cứu lớn hợp tác với các cơ quan bên ngoài đã giới thiệu sơ lược nội dung và kết quả chính của các đề tài.

Sau phiên họp chung giới thiệu tổng quát hoạt động nghiên cứu khoa học năm 2007, Hội thảo đã thảo luận 12 báo cáo khoa học được chia thành 4 chủ đề nghiên cứu chính, bao gồm: Những vấn đề lý luận và chính sách; Hôn nhân và Gia đình; Vị thành niên và thanh niên; Nghiên cứu giới và Bình đẳng giới.

Chủ đề Những vấn đề lý luận và chính sáchgồm 3 báo cáo: Tổng quan chính sách gia đình Việt Nam sau 20 năm Đổi mới; Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu giới và phát triển; Hệ thống quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí

Hội thảo Công bố kết quả nghiên cứu khoa học năm 2007 của Viện Gia đình và Giới

(Hà Nội, ngày 12-13/3/2008)