• Không có kết quả nào được tìm thấy

Gia đình và giáo dục đạo đức trẻ 5-6 tuổi

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Gia đình và giáo dục đạo đức trẻ 5-6 tuổi"

Copied!
96
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ra 2 th¸ng mét kú

QuyÓn 18. Sè 3. N¨m 2008

Tæng biªn tËp:TrÇn ThÞ V©n Anh Tßa so¹n:6 §inh C«ng Tr¸ng, Hµ Néi, ViÖt Nam

§iÖn tho¹i:(84-4) 933 1743; 933 1735 - Fax:(84-4) 933 2890 Email: giadinhvagioi@vnn.vn; khoahocphunu@hn.vnn.vn

(2)

Institute for Family and Gender Studies Vol.18 No.3 2008

Editor-in-chief:Tran Thi Van Anh

Editorial Bureau:6 Dinh Cong Trang, Hanoi, Vietnam Tel:(84-4) 933 1743; 933 1735 - Fax:(84-4) 933 2890 Email: giadinhvagioi@vnn.vn; khoahocphunu@hn.vnn.vn

(3)

Nghiên cứu gia đình trong bối cảnh đổi mới

Lê Ngọc Văn

Viện Gia đình và Giới

Gia đình và Giới Số 3 - 2008

Tóm tắt:Thông qua số liệu các cuộc điều tra lớn về gia đình Việt Nam trong thời gian gần đây, bài viết nêu lên một số đặc điểm mới của gia đình Việt Nam. Đây là những đặc điểm cần được đặc biệt quan tâm trong điều kiện công nghiệp hoá và toàn cầu hoá.

Sự biến đổi đa dạng và nhiều chiều của gia đình đang làm thay

đổi mạnh mẽ cấu trúc gia đình, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chức năng gia đình, đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách phù hợp và kịp thời nhằm giữ vững sự ổn định của gia đình và phát huy vai trò của gia đình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước.

Từ khóa: Gia đình; Biến đổi của gia đình.

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế toàn cầu. Đặc trưng quan trọng nhất của quá trình đổi mới ở Việt Nam là sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Bước chuyển này làm thay đổi phương thức sản xuất, phân phối của cải vật chất, chế độ sở hữu, các giá trị và chuẩn mực xã hội. Là một thiết chế cơ bản của xã hội, gia đình Việt Nam cũng

đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của những biến đổi kinh tế xã hội này.

1. Tính đa dạng của gia đình

Khó có thể đưa ra một định nghĩa gia đình bao chứa được tất cả các

(4)

hình thức gia đình tồn tại trong thực tế. Theo cách hiểu truyền thống, “gia

đình là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có chung ngân sách” (Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu, 2002:61). Tuy nhiên trong các cuộc điều tra nghiên cứu, người ta không thể chỉ nghiên cứu một loại hình gia đình đáp ứng các tiêu chí của định nghĩa mà cần phải nghiên cứu các loại hình gia đình đang tồn tại thực trong cuộc sống nhưgia đình đơn thân (gia đình chỉ có người mẹ hoặc người cha với con cái), gia đình gồm những người chung sống với nhau không kết hôn, những cặp đồng tính, gia đình độc thân (chỉ có một người), v.v..

Tính đa dạng của gia đình còn thể hiện ở những khác biệt của gia đình về quy mô, nghề nghiệp, học vấn, độ tuổi, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, mức sống, nơi cưtrú, v.v..

Tính đa dạng của gia đình đã làm cho khái niệm gia đình trở nên hết sức lỏng lẻo và gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học trong việc

đưa ra một định nghĩa đầy đủ về khái niệm gia đình.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi mỗi nhà nghiên cứu tự đưa ra khái niệm gia đình khi tiến hành một đề tài nghiên cứu tuỳ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và phạm vi thu thập thông tin của đề tài.

Tính đa dạng của gia đình không chỉ thách thức các nhà nghiên cứu mà còn thách thức các nhà quản lý và hoạch định chính sách về gia đình. Các nhà quản lý thường có xu hướng xây dựng một mô hình gia đình tiêu chuẩn chung cho cả quốc gia. Tuy nhiên mô hình này khó phù hợp cho tất cả các loại hình gia đình hiện có hoặc buộc phải loại ra khỏi phạm vi quản lý những loại hình gia đình không phù hợp với quan niệm của nhà quản lý. Việc xây dựng chính sách gia đình cũng gặp phải những khó khăn trong thực tế vì có rất nhiều loại gia đình và mỗi loại gia đình đòi hỏi một chính sách riêng phù hợp.

Nhưvậy tính đa dạng của gia đình là chìa khoá để hiểu biết về gia đình hiện đại.

2. Người đàn ông hay người lớn tuổi nhất trong gia đình không nhất thiết là người chủ gia đình

Theo truyền thống, chủ gia đình là người chồng, người đàn ông hay người lớn tuổi nhất trong gia đình, tuy nhiên quan niệm này hiện tại chỉ còn phù hợp với 9,6% số người được hỏi ý kiến ở Việt Nam từ 18 – 60 tuổi. Những tiêu chí khác về người chủ gia đình không thuộc về giới tính

(5)

và tuổi tác có tỷ lệ tán thành nhiều hơn: 89,1% số ý kiến tán thành “người chủ gia đình là người gương mẫu, có trách nhiệm”; 78,5% tán thành

“người chủ gia đình là người có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng, quán xuyến công việc gia đình”; 14,27% tán thành “người chủ gia

đình là người có thu nhập cao nhất trong gia đình”; 12,6% tán thành

“người chủ gia đình là người có uy tín xã hội” (Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Tổng cục Thống kê. Kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006).

Quan niệm về người chủ gia đình của người Việt Nam hiện nay nghiêng nhiều hơn về các yếu tố hiện đại nhưcó uy tín, có năng lực, có thu nhập cao. Điều này có nghĩa là chủ thực sự của gia đình phải là người có đủ những phẩm chất cần thiết của một người lãnh đạo gia đình, không phụ thuộc vào giới tính hay độ tuổi nhưtrong xã hội truyền thống. ởViệt Nam hiện nay, tỷ lệ chủ hộ là nam chiếm 74,34%; nữ là chủ hộ chiếm 25,66%. ởkhu vực thành thị, nam là chủ hộ chiếm 60,98%; nữ là chủ hộ chiếm 39,02%. ởkhu vực nông thôn, nam làm chủ hộ chiếm 78,84%; nữ

là chủ hộ là 21,16% (Tổng cục thống kê, 2006. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004, tr.34). Tuy nhiên, người đứng tên chủ hộ không

đồng nghĩa với người chủ gia đình trên thực tế.

Kết quả điều tra định tính gia đình Việt Nam 2006 cho thấy ít nhất có 4 mô hình người chủ gia đình đang tồn tại trên thực tế:

1) Mô hình người đàn ông, người chồng làm chủ gia đình. Đây là sự tiếp nối của mô hình người chủ gia đình trong truyền thống, nhưng mặt khác nó cũng phản ánh vai trò thực tế của người đàn ông trong cuộc sống gia

đình hiện tại. Nó được lý giải ở vai trò trụ cột của người đàn ông về kinh tế và trách nhiệm tinh thần đối với các thành viên gia đình, về việc người

đàn ông đồng thời là người chủ các tài sản lớn của gia đình nhưnhà cửa,

đất đai, phương tiện sản xuất, người có uy tín đối với gia đình và xã hội.

2) Mô hình người phụ nữ, người vợ làm chủ gia đình. Đây có thể coi là quan niệm mới, khác với truyền thống. Các ý kiến ủng hộ phụ nữ làm chủ gia đình xuất hiện nhiều hơn trong các gia đình phụ nữ tham gia công tác xã hội, có trình độ học vấn cao, hộ gia đình kinh doanh buôn bán, hộ gia đình người vợ có đóng góp thu nhập cao hoặc ngang bằng với chồng, hộ gia đình các tỉnh, thành phố miền Bắc.

3) Mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. Khi đóng góp thu nhập và công sức của phụ nữ cho gia đình ngày càng tăng lên thì vai trò trụ cột kinh tế của người đàn ông suy giảm và đó là lý do để người phụ nữ

tham gia lãnh đạo gia đình. Các ý kiến ủng hộ mô hình cả hai vợ chồng cùng lãnh đạo gia đình xuất hiện ở tất cả các loại hộ gia đình, ở cả nông

(6)

thôn, đô thị, miền Bắc, miền Nam.

4) Mô hình chủ gia đình là người đóng góp nhiều thu nhập cho gia

đình. Quan điểm này phản ánh khát vọng vươn tới sự công bằng, một sự phản ứng lại khuôn mẫu hình thức về người chủ gia đình. Không có lý do gì để duy trì một người lãnh đạo thiếu năng lực, không có khả năng chăm lo, nuôi sống các thành viên gia đình. Người nào có nhiều cống hiến cho gia đình, người đó phải có tiếng nói trong gia đình và hơn thế nữa là người lãnh đạo gia đình.

Tính đa dạng của mô hình người chủ gia đình cho thấy trong gia đình Việt Nam hiện nay không còn một mô hình duy nhất là đàn ông làm chủ gia đình. Ngoài mô hình người đàn ông - người chồng làm chủ gia đình, ít nhất có hai mô hình khác cùng tồn tại, đó là người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. Mô

hình người chủ gia đình phải là người kiếm ra nhiều tiền cho thấy một đòi hỏi mới về phẩm chất của người lãnh đạo gia đình trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.

Tính đa dạng của mô hình người chủ gia đình tạo nên tính đa dạng của mô hình quyền quyết định trong gia đình. Có thể nói sự thay đổi mô hình quyết định trong gia đình là kết quả tất yếu của việc thay đổi mô hình người chủ gia đình. Sự xuất hiện ngày càng nhiều cấu trúc gia đình quy mô nhỏ, ít con, ít thế hệ; phụ nữ tham gia sản xuất và hoạt động xã hội;

Sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi tính năng động sáng tạo của các thành viên gia đình trong việc tạo ra của cải nhằm đạt đến một cuộc sống tốt đẹp hơn về vật chất và tinh thần; tác động của luật pháp, chính sách, các chương trình xã hội hướng tới bình đẳng giới là những nhân tố quan trọng làm thay đổi các quan hệ gia đình, chuẩn mực gia đình Việt Nam truyền thống, trong đó có khuôn mẫu về người chủ và người có quyền quyết định trong gia đình.

3. Mâu thuẫn về lối sống, ngoại tình, bạo lực gia đình đang trở thành những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan vỡ của gia đình

Tỷ lệ các cặp ly hôn, ly thân ở Việt Nam nhìn chung còn thấp so với các nước công nghiệp hoá. Kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy chỉ có 2,6% cặp vợ chồng 18-60 tuổi ly hôn, ly thân (thành thị 3,3%;

nông thôn 2,4%). Về lý do dẫn đến ly hôn, ly thân, ngoài các nguyên nhân do bạo lực gia đình (chủ yếu là bạo lực của chồng đối với vợ) chiếm 6,7%;

nguyên nhân kinh tế chiếm 13%; do xa nhau lâu ngày 1,3%; lý do sức khoẻ 2,2%; các lý do khác 12,5%; không xác định rõ lý do 10,7%. Đáng chú ý là hai nguyên nhân mang đặc trưng của xã hội hiện đại chiếm tỷ lệ

(7)

cao: mâu thuẫn về lối sống chiếm 27,7% (thành thị 33,8%, nông thôn 24,7%); ngoại tình chiếm 25,9% (thành thị 29,7%; nông thôn 24%). Một

điểm đáng lưu ý là nguyên nhân ngoại tình dẫn đến ly hôn, ly thân ở nội thành các thành phố khác cao hơn rất nhiều (50%) so với các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh (23,5%). Cũng tương tự nhưvậy, lý do ngoại tình dẫn đến ly hôn ở một số vùng có tỷ lệ cao hơn thành phố: Bắc Trung bộ 45,5%; duyên hải Nam Trung bộ 36,4%; Đông bắc 33,3% (Điều tra gia đình Việt Nam 2006).

Có thể có nhiều cách lý giải cho các hiện tượng mới này. Công nghiệp hoá và toàn cầu hoá mang đến cho xã hội nhiều nghề nghiệp, nhiều cách kiếm sống và nhiều mức sống khác nhau do đó cũng hình thành nhiều cách sống và lối sống khác với truyền thống. Những xung đột về lối sống giữa các thành viên gia đình dẫn đến xung đột gia đình, xung đột vợ chồng.

Tại các thành phố nhỏ và các vùng nông thôn, ngoại tình là hiện tượng khó có thể chấp nhận và rất khó tha thứ trong quan hệ vợ chồng, trong khi

đó điều kiện dẫn đến ngoại tình xuất hiện do di cưnông thôn - đô thị tìm kiếm công ăn việc làm. Người vợ hoặc người chồng thường đi làm ăn xa nhà lâu ngày, tại những nơi làm việc mới có thể đã nảy sinh tình cảm mới với những người không phải là vợ hoặc chồng.

4. Xuất hiện mô hình chăm sóc người cao tuổi khác với truyền thống Việc chăm sóc người cao tuổi trong gia đình mở rộng ở Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên truyền thống này đã có nhiều thay đổi do gia đình nhiều thế hệ ngày càng thu hẹp lại, trong khi gia đình hạt nhân tăng lên. Một tỷ lệ lớn người cao tuổi do những hoàn cảnh khác nhau sẽ không sống cùng con cháu trong gia đình mở rộng nhiều thế hệ. Kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy có tới 50,1% số người được hỏi nhất trí với quan điểm “cha mẹ còn khoẻ mạnh, còn lo liệu được kinh tế sống riêng với con đã lập gia đình”. Về lý do sống riêng với con đã lập gia đình, 29,5% cho rằng “để con cái và cha mẹ độc lập về kinh tế”; 32,6% “để con cái và cha mẹ được tự do thoải mái”; 36,8%

“để con cái và cha mẹ độc lập về kinh tế và được tự do thoải mái”. Tỷ lệ nhất trí quan điểm cha mẹ sống riêng với con đã lập gia đình ở khu vực thành phố cao hơn nông thôn (56,3% so với 47.7%); người có trình độ học vấn đại học trở lên cao hơn người có trình độ học vấn phổ thông trung học trở xuống (67,5% so với 40,3% người có trình độ tiểu học). Nhóm thu nhập cao nhất có tỷ lệ nhất trí cha mẹ sống riêng với con đã lập gia đình cao hơn nhóm thu nhập thấp nhất (57,7% so với 43,9%).

Các số liệu trên phản ánh xu hướng thay đổi mô hình nơi ở của người

(8)

cao tuổi do tác động của công nghiệp hoá và đô thị hoá: Những người sống ở đô thị, có trình độ học vấn cao, có thu nhập cao tán thành quan điểm cha mẹ sống riêng với con cái đã lập gia đình cao hơn so với những người sống ở nông thôn, có trình độ học vấn thấp, có thu nhập thấp. Mặc dù cha mẹ không sống chung với con trong gia đình mở rộng, con cái vẫn thực hiện việc chăm sóc và hỗ trợ cha mẹ khi cha mẹ già yếu, ốm đau bệnh tật. Tuy nhiên, việc chăm sóc từ xa này trong nhiều trường hợp không đáp ứng

được nhu cầu chăm sóc người cao tuổi, đó là chưa kể một số người cao tuổi không có con cái hoặc không nhận được sự chăm sóc của con cái. Vì

thế trong xã hội đã xuất hiện mô hình chăm sóc mới đó là hình thức chăm sóc người cao tuổi tại nhà dưỡng lão dưới cả hai hình thức trả tiền (dịch vụ) và không trả tiền (nhân đạo). Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vai trò của nhà dưỡng lão đối với việc chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, vì đó là một hình thức còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên nhà dưỡng lão ở một mức độ nhất định là một sự bổ sung cần thiết cho mô hình chăm sóc người cao tuổi truyền thống tại gia đình mở rộng. Người cao tuổi dù sao cũng có thêm một sự lựa chọn về hình thức chăm sóc trong bối cảnh xã hội mới. Trong tương lai hình thức chăm sóc này sẽ còn mở rộng để

đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao và đa dạng của người cao tuổi ở Việt Nam. Nó xứng đáng nhận được sự quan tâm của nhà nước, xã hội và các nhà nghiên cứu.

5. Mô hình hôn nhân dựa trên sự trao đổi kinh tế, gắn với tệ nạn buôn bán phụ nữ

Tình trạng mất cân bằng giới tính ở một số quốc gia láng giềng và khu vực như Trung quốc, Đài Loan, Hàn Quốc dẫn đến việc thiếu hụt một số lượng đáng kể các cô dâu. Nhiều đàn ông nghèo hoặc có hoàn cảnh éo le về sức khoẻ, tuổi tác ở các quốc gia này không đủ tiền và điều kiện cưới vợ trong nước đã hướng tới các vùng quê nghèo ở Việt Nam để tìm kiếm cô dâu với giá rẻ hơn các cô dâu trong nước thông qua các công ty, tổ chức hoặc cá nhân môi giới về hôn nhân.

ở Việt Nam sự phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo dẫn đến tình trạng một bộ phận người dân và các hộ gia đình rơi vào tình trạng nghèo túng do không có công ăn việc làm hoặc việc làm thu nhập thấp và rất thấp.

Ước mơ đổi đời và thoát ra khỏi tình trạng nghèo khổ thông qua con đường kết hôn với người nước ngoài đã thúc đẩy hàng vạn phụ nữ sẵn sàng lấy chồng nước ngoài và các gia đình nông thôn Việt Nam gả con cho người nước ngoài để đổi lấy một khoản thu nhập có thể làm thay đổi cuộc sống.

Về thực chất đây là những cuộc hôn nhân buôn bán, trong đó đối tượng

(9)

bị buôn bán là các cô gái trẻ Việt Nam, người bán là gia đình và người thân của các cô gái trẻ, người mua là những người đàn ông nước ngoài và gia đình của họ, người môi giới là các tổ chức hoặc cá nhân của cả Việt Nam và nước ngoài. Cơ sở pháp lý là hình thức kết hôn của người Việt Nam với người nước ngoài.

Hôn nhân mua bán đã từng tồn tại trong lịch sử dựa trên cơ sở các quan hệ bất bình đẳng về kinh tế và địa vị xã hội giữa những người kết hôn, nhưng ngày nay nó phát triển trên một quy mô lớn xuyên quốc gia do tác

động của toàn cầu hoá. Trong xã hội truyền thống, hôn nhân chủ yếu là hôn nhân sắp đặt và nó được bổ sung bằng tình yêu lãng mạn ngoài hôn nhân. Còn trong xã hội công nghiệp hoá, hôn nhân chủ yếu là dựa trên tình yêu nam nữ, nhưng bên cạnh những cuộc hôn nhân dựa trên tình yêu lãng mạn lại xuất hiện các cuộc hôn nhân dựa trên sự trao đổi kinh tế gắn với tệ nạn buôn bán phụ nữ qua biên giới.

Bên cạnh việc buôn bán phụ nữ hợp pháp thông qua hôn nhân, xuất hiện các hình thức buôn bán phụ nữ bất hợp pháp “ăn theo” bằng các thủ

đoạn hứa hẹn, dụ dỗ các cô gái trẻ qua biên giới lấy chồng giàu hoặc việc làm có thu nhập cao (sang Trung Quốc, Campuchia) nhưng thực chất là biến các cô gái trẻ Việt Nam thành nô lệ tình dục, nô lệ lao động hoặc làm gái mại dâm.

6. Gia đình đang mất dần đi chức năng kiểm soát tình dục

Trong xã hội truyền thống, hôn nhân và gia đình là thiết chế kiểm soát tình dục. Sự trinh tiết của người con gái là một giá trị cao quý và là món quà dành cho người chồng trong đêm tân hôn. Sự gia tăng của quan hệ tình dục trước hôn nhân và chung sống trước hôn nhân đang làm mất dần đi chức năng kiểm soát tình dục của gia đình. Kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy 21,7% số người được hỏi ý kiến nhất trí với quan niệm

“nam giới có thể quan hệ tình dục với người anh ta chắc chắn lấy làm vợ”;

19,8% nhất trí “nữ giới có thể quan hệ tình dục với người cô ta chắc chắn lấy làm chồng”; 8.5% nhất trí với quan niệm “phụ nữ không chồng nhưng có con”; 5,0% nhất trí “nam giới chưa vợ có thể quan hệ tình dục”; 2,9%

nhất trí “ phụ nữ chưa chồng có thể có quan hệ tình dục”.

Sự chung thuỷ vợ chồng cũng bị vi phạm do người vợ hoặc người chồng có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân dưới nhiều hình thức và lý do khác nhau. 4,3% số người được hỏi ý kiến (thành thị 5,9%, nông thôn 3,7%; nam giới 5,5%, phụ nữ 3,3%) tán thành quan điểm “nếu xa vợ lâu ngày đàn ông có thể quan hệ tình dục với người phụ nữ khác”; 1.5%

(thành thị 2,6%, nông thôn 1,1%; nam giới 2,3%, nữ giới 0,9%) tán thành

(10)

“nếu xa chồng lâu ngày phụ nữ có thể quan hệ tình dục với người đàn ông khác” (Điều tra gia đình Việt Nam, 2006).

Những số liệu trên đây cho thấy mối quan hệ giữa các thành viên gia

đình đang trở nên phi thiết chế hoá. Một bộ phận người dân có thái độ cởi mở và dễ tha thứ hơn đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân. Điều này có thể được lý giải từ nhiều góc độ khác nhau. Trước hết là tác động của công nghiệp hoá và đô thị hoá làm cho tuổi kết hôn trung bình tăng lên, kéo dài khoảng cách thời gian từ tuổi dậy thì đến thời điểm kết hôn. Đó cũng là giai đoạn thanh niên luôn có nhu cầu thoả mãn về tình dục. Điều tra quốc gia về vị thanh niên và thanh niên Việt Nam 2005 (SAVY) cho thấy 7,6% số người được phỏng vấn đã có hoạt động tình dục trước hôn nhân (nam thanh niên 11,1%; nữ thanh niên 4%). Thứ hai do ảnh hưởng của lối sống phương tây dưới tác động của toàn cầu hoá thông qua các sản phẩm văn hoá, quan niệm về tự do cá nhân, tự do tình dục, v.v.. Thứ ba,

đơn giản do phong tục tập quán của các cộng đồng coi quan hệ tình dục trước hôn nhân là chuyện bình thường. Chẳng hạn đối với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có 39,8% nam thanh niên và 26,1% nữ thanh niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân (Điều tra SAVY, 2005).

7. Chính sách gia đình

Gia đình luôn là đối tượng ưu tiên của chính sách ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực do vị trí và vai trò quan trọng của gia đình trong việc tái sản xuất dân số, cung cấp nguồn nhân lực cho tương lai, bảo đảm

đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn hoá dân tộc. Sự biến đổi nhanh chóng và đa dạng của gia

đình do tác động của công nghiệp hoá và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi tính năng động cao của chính sách gia đình của mỗi quốc gia.

Tại nhiều quốc gia châu á trong đó có Việt Nam, sức mạnh gia đình bắt nguồn từ những người con ngoan ngoãn, tôn trọng quyền lực của cha mẹ và ngược lại cha mẹ đầu tư tiền bạc và thì giờ cho tương lai của con cái. Vì thế mà gia đình có gốc rễ vững chắc. Tuy nhiên hiện nay gia đình châuávà gia đình Việt Nam đang gặp phải những vấn đề đã và đang gây khó khăn cho các gia đình phương Tây nhưtỷ lệ ly hôn và người sống độc thân gia tăng, số hộ cha mẹ đơn thân, sinh con ngoài giá thú và nữ chủ hộ tăng lên, quy mô gia đình ngày càng nhỏ, người già và trẻ em ít được chăm sóc đầy đủ hơn trong gia đình, sự suy giảm mạng lưới quan hệ gia đình mở rộng làm cho các cặp vợ chồng trong tuổi lao động tăng thêm gánh nặng chăm sóc đối với trẻ em và người cao tuổi, số con ít đi nhưng chi phí cho học hành và giáo dục tăng lên, làn sóng di cưnông thôn-đô thị khuyến

(11)

khích phụ nữ đi làm kiếm tiền thay vì ở nhà trông nom gia đình, lao động trẻ em và lạm dụng trẻ em trở thành vấn đề ở những nước đang phát triển.

Người ta nhận thấy trật tự xã hội đang thay đổi do sự suy giảm của các giá

trị đạo đức nhưsự hy sinh, tính hiếu nghĩa trong gia đình. Do qui mô gia

đình ngày càng nhỏ và nhiều người chọn cách sống riêng cho nên ngày càng có nhiều người già sống cô đơn. Ly dị và chung sống kông kết hôn làm cho mối quan hệ hôn nhân ngày càng trở nên lỏng lẻo. Chế độ phụ hệ gia trưởng với việc thờ phụng tổ tiên, nối dõi tông đường ngày càng suy giảm do địa vị của phụ nữ ngày càng tăng lên và xu hướng coi trọng con trai con gái như nhau; do có nhiều cặp vợ chồng không sinh con, nhiều người chọn lối sống độc thân v.v... Một vấn đề khác trong quan hệ hôn nhân đang nổi lên ở một số nước đang phát triển ở châu á, trong đó có Việt Nam là hiện tượng kết hôn với người nước ngoài có xu hướng tăng lên một cách không bình thường, có liên quan đến tệ nạn buôn bán phụ nữ

và trẻ em qua biên giới. Nạn bạo lực gia đình gia tăng dưới nhiều hình thức

đang là một trong các nguyên nhân dẫn tới tan vỡ gia đình. Sự phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo làm cho một bộ phận trẻ em các gia đình nghèo không đủ điều kiện đến trường đi học hoặc phải bỏ học lao động kiếm sống, một bộ phận trẻ em khác rơi vào các tệ nạn xã hội.

Sự biến đổi đa dạng và nhiều chiều của gia đình trong bối cảnh công nghiệp hoá, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế đang làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc gia đình có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chức năng gia đình. Nó đòi hỏi nhà nước có chính sách phù hợp và kịp thời nhằm giữ vững sự ổn định của gia đình và phát huy vai trò của gia đình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là một lĩnh vực còn ít được điều tra nghiên cứu.n

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, UNICEF, WHO, 2005, Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY).

Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu, 2002, Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb KHXH.

Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Tổng cục Thống kê, UNICEF, Viện Gia đình và Giới, 2006, Số liệu điều tra gia đình Việt Nam 2006.

(12)

Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề gia đình

Lê Thị Hồng Hải

Viện Gia đình và Giới

Số 3 - 2008

1. Quan điểm về gia đình

Hồ Chí Minh bàn về gia đình từ quan điểm cách mạng. Từ góc độ của một người làm cách mạng, Người cho rằng gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới, nghĩa rộng và nghĩa hẹp, có gia đình to và gia đình nhỏ.

Gia đình theo nghĩa cũ chính là gia đình nhỏ, gói gọn trong một góc Lời Toà soạn: Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề gia đình. Những quan điểm, tư tưởng cũng nhưlời dạy của Người về vấn đề gia đình tuy giản dị nhưng vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự. Bài viết này tìm hiểu quan niệm của Người về gia đình, quan hệ vợ chồng và quan hệ cha mẹ – con cái, bao gồm những nội dung cụ thể nhưthế nào là gia đình, các mối quan hệ trong gia đình cần phải thế nào, hay việc giáo dục con cái quan trọng ra sao. Các trích dẫn trong bài được trích từ Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, năm 2000. Bài viết là một phần của đề tài cấp viện “Quan điểm của Hồ Chí Minh về gia đình, phụ nữ và bình đẳng giới” do Chi đoàn Viện Gia đình và Giới thực hiện năm 2007. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Từ khóa:Gia đình; Hồ Chí Minh về Gia đình

(13)

sân, một khoảng vườn. Gia đình nhỏ là một nhóm xã hội cùng chung sống dưới một mái nhà, cùng ăn chung và cùng huyết thống.

Gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới, nghĩa hẹp và nghĩa rộng. “Gia” là nhà. “Đình” là sân. Theo nghĩa cũ thì gia đình chỉ giới hạn hẹp hòi trong một cái nhà, cái sân. Nghĩa là chỉ lo cho cha mẹ, vợ con trong nhà mình ấm no yên ổn, ngoài ra ai nghèo khổ mặc ai. Nhưthế là ích kỷ, không tốt.

(Bài nói tại Đại hội liên hoan phụ nữ “năm tốt”: 30-4-1964; Tập 11, trang 330-331).

Gia đình theo nghĩa mới là gia đình to, chỉ nhóm người có cùng mối quan tâm, cùng quan điểm, cùng hướng phấn đấu. Họ có thể là những người đồng nghiệp, những người đồng chí cùng chí hướng, cùng dân tộc…

Theo nghĩa mới thì gia đình rộng rãi hơn, tốt đẹp hơn. Ví dụ, những người cùng lao động trong một nhà máy, trong một cơ quan, trong một hợp tác xã... đều phải đoàn kết và thương yêu nhau nhưanh em trong một gia

đình. Rộng ra nữa là đồng bào cả nước đều là anh em trong một đại gia

đình. Ta có câu hát: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng. Rộng hơn nữa, chúng ta có đại gia đình xã hội chủ nghĩa.(Bài nói tại Đại hội liên hoan phụ nữ “năm tốt”: 30-4-1964; Tập 11, trang 330-331).

Hồ Chủ tịch đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa gia đình to và gia đình nhỏ, giữa gia đình theo nghĩa rộng và gia đình theo nghĩa hẹp. Hai loại gia

đình này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Muốn cho gia đình nhỏ

được yên ấm thì phải lo cho gia đình lớn được ấm yên. Nhiều gia đình nhỏ tốt đẹp sẽ tạo nên một gia đình to tốt đẹp. Mỗi người trong xã hội đều phải nhận thức được vấn đề này, phải có trách nhiệm không chỉ với gia đình nhỏ mà còn phải có nghĩa vụ và trách nhiệm với gia đình to. Tùy từng hoàn cảnh, tùy từng trường hợp mà đôi khi, con người ta phải hy sinh gia đình nhỏ vì gia đình lớn.

Gia đình to (là cả nước) và gia đình nhỏ: cái nào nặng, cái nào nhẹ?

Người cách mạng chọn gia đình to. Vì người cách mạng biết nếu gia đình to bị áp bức, bóc lột thì gia đình nhỏ sẽ suy sụp, không phát triển được.

Vì vậy không thể bo bo giữ gia đình nhỏ mà không nghĩ đến gia đình to.

(Bài nói tại lớp chỉnh Đảng Trung ương khoá 2, 3-1953; tập 7, trang 60- 61).

Khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa gia đình to và gia đình nhỏ,

(14)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

Có người nghĩ rằng Bác không có gia đình, chắc không hiểu gì mấy về vấn đề này. Bác tuy không có gia đình riêng, nhưng Bác có một đại gia

đình rất lớn, đó là giai cấp công nhân toàn thế giới, là nhân dân Việt Nam.

Từ gia đình lớn đó, Bác có thể suy đoán được gia đình nhỏ. (Bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo luật Hôn nhân và Gia đình, 10-1959;

Tập 9 , trang 531-532).

Những gì Bác nói đã được minh chứng trong lòng dân tộc Việt Nam.

Tuy Bác không lập gia đình riêng nhưng Bác lại có gia đình lớn là dân tộc Việt Nam. Bác là vị cha già đáng kính của mọi người dân Việt Nam, là người bác đáng yêu của mọi thiếu nhi Việt Nam, là người ông quý mến của các em nhỏ Việt Nam. Và với Người thì mọi người dân Việt Nam đều là anh em, con cháu của Người. Người đau nỗi đau của dân tộc, vui với niềm vui chung của đất nước. Trong bức thưgửi bác sĩ Vũ Đình Tụng, Bác viết:

Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi.

Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. (Gửi bác sĩ Vũ

Đình Tụng, 1-1947: Tập 5, trang 40).

Từ những lập luận của mình về gia đình to và gia đình nhỏ, Bác đã đưa ra những quan niệm gia đình cụ thể ở Việt Nam. Theo Bác, gia đình to ở nước ta chính là cả dân tộc Việt Nam và Bác dùng từ “đại gia đình”. Còn gia đình nhỏ chính là cái gia đình mà mỗi người được sinh ra trong đó, có bố mẹ, anh em. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, muốn giải phóng được gia đình mình (gia đình nhỏ) thì phải đấu tranh giải phóng gia đình to trước. Khi gia đình chung có hạnh phúc thì gia đình riêng cũng sẽ có được hạnh phúc.

ởViệt Nam ta, cả dân tộc là đại gia đình. Dân tộc có được giải phóng thì gia đình nhỏ của mình mới được giải phóng. Nếu gia đình to chưa

được giải phóng, gia đình mình cũng chưa được giải phóng. (Bài nói chuyện tại lớp chỉnh huấn các cơ quan khu !, 25-8-1953; Tập 7, trang 128).

Đến chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản, gia đình chung đã có hạnh phúc thì gia đình riêng cũng có hạnh phúc. (Bài nói tại lớp chỉnh

Đảng Trung ương khoá 2, 3-1953; tập 7, trang 61).

Là một người toàn tâm toàn ý lo cho dân cho nước, Hồ Chí Minh đã

khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc. Bác đã khéo léo liên kết lợi ích cá

nhân với lợi ích tập thể, lợi ích của gia đình to và lợi ích của gia đình nhỏ,

(15)

qua đó kêu gọi toàn dân tộc Việt Nam đoàn kết, đồng lòng cùng đứng lên làm cách mạng, giải phóng nước-nhà.

2. Quan điểm về quan hệ gia đình

Bàn về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao sự tôn trọng, sự thương yêu giúp đỡ nhau giữa các thành viên trong gia đình. Theo Bác, các thành viên sống “trong gia đình, phải trên kính dưới nhường, thương yêu giúp đỡ nhau.” (Nói chuyện với cán bộ và xã viên Hợp tác xã Vĩnh Thành (Nghệ An); 10-12-1961, Tập 10, trang 248).

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tính đoàn kết của các thành viên trong gia đình. Theo Người: Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no. (Cần kiệm liêm chính, 1949; Tập 5, tang 1213).

Trong quan hệ gia đình, Bác đặc biệt chú ý tới quan hệ giữa vợ và chồng, và quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

2.1. Quan hệ vợ chồng

Gia đình muốn bền vững và hạnh phúc thì giữa vợ và chồng phải có sự

đồng thuận, hoà hợp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những yếu tố tình cảm này trong gia đình. Người cho rằng để có sự hoà hợp giữa hai vợ chồng thì nhất định phải có tình yêu, gia đình phải xây dựng trên nền tảng tình yêu chân chính. Và khi đã có nền tảng vững chắc là tình yêu thì làm việc gì cũng dễ. Bác đã viện dẫn một câu tục ngữ của người Việt khi đề cập tới vấn đề này. Tục ngữ ta có câu: “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”. Muốn thuận vợ thuận chồng thì lấy nhau phải thực sự yêu đương nhau.(Bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo luật hôn nhân và gia đình, 10-10-1959; Tập 9, trang 631).

Có tình yêu rồi, nhưng theo Người, vợ chồng trong gia đình cần quý trọng nhau và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bác phê phán tư tưởng phong kiến, gia trưởng. Dưới chế độ này, người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, hy sinh trong gia đình. Từ quan điểm cách mạng, Bác cho rằng Luật Hôn nhân gia đình sẽ tạo ra sự thay đổi to lớn trong xã hội, Luật lấy vợ lấy chồng sắp đưa ra Quốc hội là một cuộc cách mạng, là một bộ phận của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người cho rằng khi làm Luật cần tính đến người phụ nữ, cần phải giải phóng cho người phụ nữ, đặc biệt là giải phóng người phụ nữ trong gia đình. …Luật lấy vợ lấy chồng nhằm giải phóng phụ nữ, tức là giải phóng phân nửa xã hội. Giải phóng người đàn bà, đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông.

(16)

(Bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình, 10-1959; Tập 9 , trang 531-532).

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bình đẳng trong mối quan hệ giữa vợ và chồng phải được thực hiện trên mọi mặt của cuộc sống gia đình. Có như vậy người phụ nữ mới được giải phóng thực sự. Nhưng làm thế nào để thực hiện được sự bình đẳng vợ chồng về mọi mặt? Bác Hồ đã chỉ ra rằng, đó cũng chính là một cuộc cách mạng to và khó, không đơn giản chỉ là việc phân công công việc gia đình giữa vợ và chồng. Nhiều người lầm tưởng

đó là một việc dễ, chỉ: hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng bình quyền. Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó. (Nam nữ bình quyền, viết ngày 8- 3-1952; Tập 6, trang 133).

Theo Bác, để có được sự bình đẳng thực sự giữa vợ và chồng, vợ chồng phải thực sự thương yêu, quý trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Chồng tôn trọng sự tự do, sự phát triển của vợ và ngược lại. Quan hệ vợ chồng phải hoà thuận, cùng nhau chia sẻ mọi công việc, mọi khó khăn để xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, quý trọng nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ... xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc. (Phải thật sự đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ, ngày 28-12-1962;

Tập 10, trang 661-662).

Vậy phải làm sao tiêu diệt được tư tưởng phong kiến trong người chồng? Bác đặc biệt lên án tư tưởng gia trưởng trong gia đình, mà hình thức biểu hiện rõ nhất là bạo lực của người chồng đối với người vợ. Xấu nhất là tệ đánh đập vợ. (Nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Thái Bình, tháng 3-1962; Tập 10, trang 536). Đánh vợ là rất xấu! Sao khi thì

anh anh em em, mà khi thì lại thụi người ta? Nếu có đánh vợ thì phải sửa vì nhưvậy là dã man, là phạm pháp luật. Đàn ông là người công dân, đàn bà cũng là người công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân khác tức là phạm pháp… Bác được biết có nơi chồng

đánh vợ, cũng bè cánh che giấu cho nhau. Bí thư đánh vợ thì uỷ viên giấu đi. (Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Hà Tây, 10-2-67, Tập 12, trang 229). Bác nghe nói vẫn có người đánh chửi vợ! Đó là một điều đáng xấu hổ. Nhưthế thì còn gì là tình nghĩa vợ chồng? Nhưthế là phạm pháp, là cực kỳ dã man. (Nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Bình, 1-1- 1967; Tập 12, trang 197).

Khinh rẻ phụ nữ và dã man nhất là thói đánh vợ. Trong nhân dân và trong một số cán bộ và đảng viên vẫn còn cái thói xấu ấy. Thậm chí có

(17)

cán bộ và đảng viên đánh vợ bị thương nặng khi vợ mới ở cữ! Mẹ chồng và chị em chồng đã không can ngăn thì chớ, lại còn tham gia “thượng đấm tay, hạ đá chân”! (Phải thật sự đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ, ngày 28- 12-1962; Tập 10, trang 661-662).

Tư tưởng của Người về tính chất nghiêm trọng và xã hội cần phải nỗ lực xoá bỏ bạo lực gia đình vẫn còn nguyên tính thời sự cho tới hôm nay.

Cho đến nay, nạn bạo hành trong gia đình vẫn xảy ra ở mọi tầng lớp xã

hội, không phân biệt giàu nghèo, trình độ học vấn, cán bộ hay nông dân…

Dựa trên nền tảng tưtưởng Hồ Chí Minh, lý luận cách mạng và xuất phát từ thực tiễn xã hội, Bộ Luật phòng chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2008.

2.2. Quan hệ cha mẹ – con cái

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái góp phần quan trọng vào việc tạo dựng một gia đình hạnh phúc, ấm no. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, cũng nhưtrách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, gia đình.

Người đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh cho trẻ em. Vì theo Bác “một con người khoẻ mạnh mới có một tâm hồn mạnh khoẻ”. Do đó, Bác luôn nhắc nhở người dân biết giữ gìn vệ sinh trong đời sống gia đình cũng như việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ em. Đó là trách nhiệm của các bậc làm cha, làm mẹ. Vệ sinh đang kém, nhất là các cháu. Các cháu đau mắt hột nhiều, có đúng không? Các đồng chí nước ngoài đến thăm, thấy cha mẹ để cho con mình mặt mũi lem nhem, luốc nhuốc, nhưthế cha mẹ có xấu hổ không? Phải chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cho các cháu. (Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ xã Nam Liên (Nghệ An); ngày 9-12-61, tập 10, trang 457).

Bác Hồ còn cho rằng các bậc cha mẹ không chỉ có nghĩa vụ chăm sóc con cái trong gia đình nhỏ của mình, mà cũng phải có trách nhiệm đối với trẻ em nói chung – trẻ em của gia đình to. … sự săn sóc dạy dỗ cũng không chỉ nhằm làm cho con cháu mình khỏe và ngoan, mà phải cố gắng giúp

đỡ cho tất cả các cháu đều ngoan và khỏe. (Bài nói tại Đại hội liên hoan phụ nữ “năm tốt”: 30-4-1964; Tập 11, trang 331).

Bác đã ca ngợi những bậc phụ huynh biết quan tâm chăm sóc những người con không phải mình rứt ruột đẻ ra. Trong tác phẩm “Cả nhà kháng chiến”, Bác đã nêu gương cụ thể về bà cụ Vĩnh quê ở Nam Định, sau đó

(18)

tản cưlên Thái Nguyên “Tuy nhà nghèo, bà cụ Vĩnh vẫn hăng hái giúp đỡ cán bộ và bộ đội như con cháu ruột thịt. Bà cụ nói: “Con mình ở bộ đội,

đi đến đâu cũng được đồng bào thương yêu giúp đỡ, vậy đối với con cháu

đồng bào ở bộ đội, mình cũng phải thương yêu giúp đỡ như con cháu mình”. Bà cụ Vĩnh chẳng những là mẹ hiền của 6 chiến sĩ con cụ, mà còn là mẹ chung của cả các chiến sĩ Việt Nam.(Cả nhà kháng chiến, 29-11- 1951; Tập 6, trang 338).

Trong việc nuôi dạy con cái, bên cạnh việc chỉ ra các hình thức giáo dục nhưchỉ bảo, hướng dẫn, giảng giải, Bác luôn nhấn mạnh đến phương pháp mà trong đó người lớn, đặc biệt là cha mẹ phải làm gương cho con cháu. Trong một bài nói chuyện với cán bộ khu mỏ, Bác đã chỉ ra một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ em hư, thiếu kỷ luật là do: khuyết điểm của bố mẹ không biết làm gương mẫu giáo dục con cháu. (Bài nói chuyện nhân dịp về thăm khu Mỏ, 1957; Tập 8, trang 518).

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đặc tính của trẻ em là hay bắt chước, vì

vậy các bậc cha mẹ muốn giáo dục trẻ em tốt thì: phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm. Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy trẻ em thành người tốt, thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt.(Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn miền Bắc, 1959; Tập 9, trang 331).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra hiện tượng cha mẹ thiên vị con cái mình trong cuộc sống cũng như trong công tác. Bác lên án vấn đề này:

Trong gia đình thì phải trên thuận, dưới hoà, không thiên tư, thiên ái. Bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng. (Đời sống mới, 1947; Tập 5, trang 337). Không phải hễ cứ bố là cán bộ thì con là

“cậu ấm”. Bố có việc của bố, con có việc của con. Cố nhiên, con của những đồng chí đã mất đi, Đảng phải lo. Nhưng nếu bố mẹ nó đang còn, nó xấu, mà đòi hỏi đặc biệt chú ý, thì chú ý cái gì?(Nói chuyện với những cán bộ, Đảng viên hoạt động lâu năm, 9-12-1961, Tập 10, trang 469).

Điều này cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong nhiều cơ quan, vẫn còn có những trường hợp con ông nọ bà kia được đặt ở vị trí tốt. Việc học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã được nhiều người nhắc đến nhưng không phải ai cũng làm được.

Khi con cái trưởng thành, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc

định hướng cuộc sống. Tuy nhiên, không phải làm cha mẹ thì bắt sao con cái phải nghe vậy. Theo Bác, cha mẹ cũng cần tôn trọng quyền quyết định

(19)

của con cái, đặc biệt là trong hôn nhân. Do ảnh hưởng của tưtưởng phong kiến nên có rất nhiều trường hợp cha mẹ ép duyên con cái. Rõ ràng không thể vì làm cha mẹ mà muốn làm gì cũng được. Họ cũng cần phải tôn trọng pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng việc ép duyên con là “điều xấu nhất”. … Nói chung thì đồng bào ta đều theo đúng pháp luật. Nhưng vẫn còn một số người làm sai. Ví dụ: Con không bằng lòng hoặc con chưa đến tuổi pháp luật đã định (con trai 20 tuổi, con gái 18 tuổi), mà cha mẹ đã

ép buộc chúng cưới vợ, lấy chồng; con không làm theo thì chửi mắng,

đánh đập. Tệ yêu sách của cải trong việc cưới hỏi vẫn thường xảy ra.

(Phải thật sự đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ, ngày 28-12-1962.; Tập 10, trang 661-662). Xấu nhất là …, ép duyên con. (Nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Thái Bình, tháng 3-1962; Tập 10, trang 536).

Trong gia đình, đạo làm con được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh. Theo Người, con cái phải có tình, có hiếu với cha mẹ. Và cái tình, cái hiếu thể hiện tuỳ vào từng giai đoạn phát triển, tuỳ từng hoàn cảnh của người con. Khi con cái còn nhỏ thì cái tình, cái hiếu đó đơn giản chỉ là:

Các cháu phải ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ hay Trẻ em nhưbúp trên cành. Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan; Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tuỳ theo sức của mình. Với trẻ em, cần tránh sự trừu tượng vì tưduy của các em là tưduy cụ thể, Bác đã cụ thể hoá những việc cần làm ở tuổi nhỏ. Thí dụ: Một em nhi đồng, khi ở nhà thì siêng giúp đỡ cha mẹ, anh em, ăn ở sạch sẽ, không gặp đâu nằm đó, không gặp gì ăn nấy, không ỉa bậy, đái bậy. (Đời sống mới, 20-3-1947; Tập 5, trang 334). 1. Phải siêng học, 2.

Phải giữ sạch sẽ, 3. Phải giữ kỷ luật, 4. Phải làm theo đời sống mới, 5.

Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ anh em.(Thưgửi các cháu thiếu nhi, 24- 10-1946); Tập 4, trang 1959).

Khi các em còn chưa thực hiện tốt trách nhiệm đối với gia đình, cha mẹ, Bác đã nhẹ nhàng phê bình. Qua lời nhẹ nhàng nhắc nhở Bác cũng chỉ rõ cho trẻ thấy mình sai ở chỗ nào.

Nghe nói các cháu ở đây có nhiều cháu thường hay bắt chước cái xấu hơn là cái tốt, ra đường thì huênh hoang làm bậy, không nghe lời cha mẹ, không có kỷ luật phép tắc, nhưthế là không tốt, không xứng đáng là cháu Bác Hồ. (Bài nói chuyện nhân dịp về thăm khu mỏ; 1-10-1957: Tập 8, trang 518).

Khi con cái đã trưởng thành thì chữ tình, chữ hiếu phải hiểu một cách rộng. Đặc biệt là đối với những người làm cách mạng: Có người nói:

người cộng sản là vô tình, là bất hiếu. Con làm cách mạng có khi phải bỏ

(20)

cả bố mẹ. Cái đó có không? Có. Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất. Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến giày vò. Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của cả nước nữa. (Bài nói tại lớp chỉnh Đảng Trung ương khoá 2, 3-1953; tập 7, trang 60-61).

3. Kết luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh giá trị gia đình. Với Người, gia

đình đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội cũng như trong công cuộc cách mạng. … nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa mà phải chú ý hạt nhân cho tốt.(Bài nói tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo luật hôn nhân và gia đình, 10-10-1959; Tập 9, trang 631).

Những tưtưởng của Người đã từng bước được hiện thực hoá trong các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Sớm nhất và cụ thể nhất là trong bản Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 và trong Luật Hôn nhân và Gia đình được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1959 và Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố ngày 13 tháng 01 năm 1960. Cho tới nay, tưtưởng Hồ Chí Minh về gia

đình vẫn tiếp tục được phát huy và khẳng định, điều này thể hiện rõ ở

đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, như“Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người”. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996), Luật Bình đẳng Giới được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình

được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11năm 2007 và nhiều văn kiện khác.n

Tài liệu trích dẫn

Hồ Chí Minh toàn tập. T.4: 1945-1946. Tr.1959. Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000.

.T.5: 1947-1949. Tr.40, 334, 337, 1213, 1326.

.T.6: 1950-1952. Tr.133, 338 .T.7: 1945-1946. Tr.60-61, 128.

.T.8: 1945-1946. Tr.518

.T.9: 1945-1946. Tr.331, 531-532, 631

.T.10: 1945-1946. Tr.248, 536, 457, 469, 661-662.

(21)

Nghiên cứu về trẻ em đ ư ờng phố

Tóm tắt:Trẻ đường phố (TĐP) là một trong những vấn đề xã hội lớn hiện nay của các thành phố lớn nhưHà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa vào kết quả của một số công trình nghiên cứu về TĐP được thực hiện trong những năm qua, bài viết trình bày những vấn đề cơ bản về TĐP đã được đề cập đến trong các nghiên cứu, với mục đích có một cái nhìn tương đối toàn diện về TĐP ở Việt Nam. Tác giả bài viết này đã chỉ ra rằng hiện chưa có một

định nghĩa thống nhất về TĐP được áp dụng trong các nghiên cứu. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc nhận diện TĐP với các đặc điểm nhân khẩu – xã hội, về công việc, thu nhập, các mối nguy cơ của TĐP và lý giải các nguyên nhân khiến TĐP phải rời bỏ gia đình đi kiếm sống ở các thành phố lớn. Bài viết cũng chỉ ra một số điểm tồn tại trong các nghiên cứu về TĐP hiện nay nhưchưa có một cuộc nghiên cứu toàn diện và đầy đủ ở phạm vi toàn quốc về TĐP. Rất ít nghiên cứu chú ý tới các nhu cầu khác nhau của từng nhóm trẻ. Nhiều nghiên cứu đã không phân loại TĐP theo giới tính nhằm giúp cho việc xem xét và đánh giá các nhu cầu rất khác biệt của trẻ em gái và trẻ em trai.

Từ khoá:Trẻ đường phố; Trẻ em.

Nguyễn Phương Thảo

Viện Gia đình và Giới

1. Khái niệm về trẻ đường phố

Có nhiều định nghĩa khác nhau về TĐP đã được các tổ chức quốc tế cũng nhưcác cơ quan nghiên cứu trong nước đưa ra trong các nghiên cứu của mình.

Gia đình và Giới Số 3 - 2008

(22)

Tổ chức Terre des hommes Foundation, một tổ chức phi chính phủ của Thụy Sĩ đã tiến hành cuộc điều tra có thể coi là đầu tiên về TĐP tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1992, cho rằng TĐP là những trẻ dư ới 18 tuổi, kiếm tiền bằng những nghề không ổn định ngoài đường phố như xin ăn, lư ợm rác, bán hàng rong, phu khuân vác, đánh giày, móc túi, ăn cắp vặt và

đư ợc chia làm 3 nhóm: (1) những trẻ em đã rời bỏ gia đình, hoặc không có nhà cửa, gia đình, và ngủ ngoài đư ờng phố; (2) những em ngủ ngoài

đường phố cùng với gia đình hoặc ngư ời bảo hộ; (3) những em có gia đình hoặc ngư ời bảo hộ và thư ờng là ngủ tại nhà (Timophy, 1992).

UNICEF định nghĩa TĐP là những trẻ dưới 18 tuổi dành phần lớn thời gian của mình trên đư ờng phố và gồm 3 nhóm: trẻ sống trên đư ờng phố, trẻ lao động trên đ ường phố và trẻ lang thang sống cùng gia đình trên

đường phố.

Trẻ em lang thang, theo Bộ Lao động, Thư ơng binh và Xã hội (Bộ LĐ- TB-XH), là những em dư ới 16 tuổi kiếm tiền bằng các hoạt động th ường xuyên trên đường phố như bán hàng rong, đánh giầy, làm thuê, bới rác, xin ăn, móc túi v.v.., với 3 nhóm: (1) trẻ bỏ hẳn gia đình, hoặc ít có quan hệ với gia đình, ăn ngủ không cố định; (2) cùng đi với gia đình và (3) trẻ lang thang kiếm ăn ban ngày tối về ngủ ở gia đình (Bộ LĐ-TB-XH, UNICEF, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, 2000).

Ba định nghĩa trên đây về TĐP là những khái niệm cơ bản về TĐP được các tổ chức quốc tế cũng như các cơ quan hữu quan trong nước sử dụng trong các nghiên cứu ở Việt Nam. Trên cơ sở các đặc điểm về độ tuổi và công việc, việc phân loại trẻ lang thang thành 3 nhóm khác nhau trong các

định nghĩa trên đây căn cứ vào nguyên nhân trẻ đi kiếm sống trên đường phố, mối liên hệ với gia đình hay người bảo hộ, nơi ở và chỗ ngủ của trẻ.

Điểm khác biệt lớn nhất trong các khái niệm này là qui định về độ tuổi của trẻ em. Các tổ chức quốc tế và phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam cho rằng độ tuổi của trẻ em là dưới 18, điều này phù hợp với qui định của Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Bộ LĐ-TB-XH lại lấy mốc 16 tuổi là

độ tuổi của trẻ em. Điều này là chuẩn theo qui định trong Pháp luật và Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em của Việt Nam.

Điểm khác biệt nữa trong ba định nghĩa trên đây là ở chỗ cả tổ chức Terre des hommes, UNICEF và Bộ LĐ-TB-XH đều cho rằng trẻ kiếm sống trên đường phố nhưng có một công việc ổn định thì không được coi là TĐP, nhưng trong khi tổ chức Terre des hommes không xem các trẻ em kiếm sống trên đường phố với các công việc làm thuê trong các nhà hàng,

(23)

trạm xăng, gia đình thuộc nhóm TĐP vì coi đây là những công việc ổn

định thì UNICEF và Bộ LĐ-TB-XH lại xếp các em này vào nhóm TĐP và cho rằng đó là các công việc không ổn định..

Theo các cuộc nghiên cứu được tiến hành từ những năm 2000 trở lại

đây kể cả của tổ chức Terre des hommes, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (DS-GĐ-TE) và UNICEF thì ngoài yếu tố về độ tuổi và công việc như các định nghĩa trước đây đã đề cập, đều có xu hướng áp dụng một cách phân loại mới, chia TĐP ra làm 4 nhóm thay vì 3 nhóm nhưtrước kia.

Tổ chức Terre des hommes (2004) cho rằng có nhiều trẻ em di cưđến thành phố Hồ Chí Minh vì mục đích kinh tế nhưng không có việc làm ổn

định và cũng kiếm sống trên đường phố bằng những cách giống nhưTĐP.

Và đã xuất hiện việc TĐP thuê nhà để ngủ hoặc được ở trong các nhà mái ấm, tình thương. Nhưvậy sẽ có sự khác biệt về thái độ ứng xử cũng như nhu cầu trợ giúp giữa số trẻ ngủ trong nhà và số trẻ ngủ ngoài đường phố, và vì thế cần có sự phân loại nhỏ hơn nữa trong mỗi nhóm. Do đó, định nghĩa về TĐP được sử dụng trong nghiên cứu năm 2000 được xác định là:

1) trẻ em bỏ nhà ra đi hoặc vô gia cư, ngủ ngoài đường hoặc không ngủ ngoài đường; 2) trẻ em ngủ ngoài đường với gia đình hoặc người bảo hộ;

3) trẻ em sống ở nhà nhưng làm việc trong các môi trường nguy hiểm; 4) lao động trẻ em nhập cưlàm những nghề không ổn định, ngủ ngoài đường hoặc không ngủ ngoài đường.

Uỷ ban DS-GĐ-TE trong cuộc điều tra về TĐP tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003, cũng đã phân trẻ thành 4 nhóm: 1) trẻ rời bỏ gia

đình đi lang thang kiếm sống nhưng có liên hệ thường xuyên với gia đình;

2) trẻ em bỏ chốn gia đình đi lang thang kiếm sống và không có mối liên hệ với gia đình; 3) trẻ em ban ngày lang thang kiếm sống trên đường phố, tối trở về gia đình và 4) trẻ em hoàn toàn bị bỏ rơi (Uỷ ban DS-GĐ-TE, 2003).

4 nhóm TĐP được UNICEF phân loại nhưsau (Julie Begron, 2004): 1) trẻ em bỏ nhà ra đi và không có nhà/cha mẹ; 2) trẻ em bỏ nhà ra đi với cha/mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ và không có nhà; 3) trẻ em sống cùng nhà với cha mẹ và làm việc trên đường phố; 4) trẻ em là lao động di cư tới các trung tâm thành thị vì những lý do kinh tế hoặc bị cha mẹ bán để giúp đỡ gia đình.

Nhưvậy có thể nhận xét rằng đã không có một định nghĩa thống nhất về TĐP trong các nghiên cứu tại Việt Nam. Vì vậy, rất khó có thể so sánh các kết quả nghiên cứu từ các cuộc điều tra không có cùng một khái niệm cơ bản và càng khó khăn hơn nữa khi so sánh các nhóm TĐP với nhau vì

(24)

việc phân chia các nhóm trẻ này đã không dựa trên cùng một tiêu chí.

2. Số lượng trẻ đường phố

Rất khó có được con số thống kê hàng năm chính xác về TĐP. Trong các nghiên cứu các tác giả thường viện dẫn hai nguồn số liệu chủ yếu đó là Bộ LĐ-TB-XH và Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (sau này là Uỷ ban DS-GĐ-TE). Nhưng các con số do hai cơ quan này cung cấp cũng rất khác nhau.

Tác giả Trần Thị Thanh Thanh (Uỷ ban DS-GĐ-TE, 2005) đã đưa ra những con số thống kê về TĐP do Bộ LĐ-TB-XH và Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Uỷ ban DS-GĐ-TE điều tra vào các năm nhưsau:

Năm 1994: 15.735 Năm 2000: 22.423 Năm 1996: 14.596 Năm 2001: 21.016 Năm 1997: 16.263 Năm 2002: 21.869 Năm 1998: 19.047 Năm 2003: 20.615 Năm 1999: 23.039 Năm 2004: 19.000

Có thể nhận thấy trẻ lang thang có xu hư ớng tăng dần từ năm 1990 đến năm 1999 và giảm dần từ năm 2000 đến 2004. Tuy nhiên, các con số về trẻ lang thang trong các báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH lại không trùng khớp với các số liệu trên. Ví dụ, theo Bộ LĐ-TB-XH, năm 1996 có gần 13.000 TĐP, năm 1997 có 13.400, năm 1998 có trên 19.000 (Nguyễn Hải Hữu, 2000) và năm 2003 là 19.000.

Một trong những lý do tạo nên sự “vênh” các số liệu về TĐP do các cơ

quan hữu quan cung cấp có lẽ là do đã không có một định nghĩa rõ ràng về TĐP. Ví dụ, số lượng trẻ sẽ thay đổi nhanh chóng tuỳ thuộc vào việc có thống kê số trẻ em làm việc trong các cửa hàng nhỏ, quán ăn, nhà hàng, tiệm sửa xe hay không và nếu chỉ giới hạn TĐP trong những trẻ ngủ ngoài

đường thì con số này lại giảm đi đáng kể.

Hơn nữa, các số liệu thống kê của các cơ quan cũng không đưa ra được các dữ liệu đáng tin cậy về số lư ợng các em trai và em gái phải lang thang kiếm sống trên đường phố.

3. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội của TĐP

Theo kết quả của các cuộc điều tra thì số lượng trẻ em trai lang thang trên đường phố bao giờ cũng chiếm ưu thế hơn so với các em gái, nhưng dường như trong các năm gần đây số trẻ em gái phải kiếm sống ngoài

đường phố có xu hướng tăng lên, ở cả hai địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ

(25)

Chí Minh. Ví dụ, trong cuộc điều tra năm 1995 ở Hà Nội của Viện Nghiên cứu thanh niên thì tỷ lệ giữa trẻ em trai và trẻ em gái là 71% và 29%, nhưng các cuộc điều tra tiếp theo trong các năm 1997 và 1999 do Uỷ ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em tiến hành thì tỷ lệ trẻ em gái đã tăng lên tương ứng là 34,5% và 47%. Thông tin thu được từ hai cuộc điều tra của tổ chức Terre des hommes ở thành phố Hồ Chí Minh cho các con số tương ứng sau: năm 1992 nam chiếm 77,5% và tỷ lệ nữ là 22,5%; và năm 2000 nam là 65,7% và nữ là 34,3%.

Rất khó so sánh về mức độ tăng hay giảm độ tuổi của TĐP qua các nghiên cứu được thực hiện ở Hà Nội vì thang chia độ tuổi trong các nghiên cứu rất khác nhau. Cuộc nghiên cứu do Viện Nghiên cứu thanh niên tiến hành năm 1995 cho thấy có 42% trẻ dưới 15 tuổi; trong khi đó kết quả của cuộc điều tra tại Hà Nội năm 1999 do Uỷ ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thực hiện lại cho rằng độ tuổi chủ yếu của TĐP là từ 12 đến 16, chiếm 65,3%.

Nếu xem xét độ tuổi của TĐP từ kết quả của hai nghiên cứu năm 1992 và năm 2000 của tổ chức Terre des hommes thì có thể cho rằng độ tuổi của TĐP ở thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đáng kể: cụ thể là năm 1992

độ tuổi trung bình của trẻ bụi đời là 13 và 2/3 số trẻ nằm trong độ tuổi từ 12 đến 14; nhưng đến năm 2000 tuổi trung bình là khoảng 15.

Kết quả điều tra TĐP những năm trước đây cho thấy tỷ lệ trẻ thất học hoặc có trình độ văn hoá thấp thường chiếm tỷ lệ cao, nhưng những năm gần đây tình hình đã có thay đổi đáng kể. Số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu thanh niên năm 1995 tại Hà Nội cho biết có 91% trẻ hiện không đi học, 56% bỏ học vì nhà nghèo, 16% ch ưa bao giờ đi học và 27% bị mù chữ. Nhưng tới cuộc điều tra tại Hà Nội năm 1999 (Uỷ ban DS-GĐ-TE, 1999) số trẻ có trình độ văn hoá trung học cơ sở (THCS) chiếm tới 58,7%, tiểu học là 34% và chỉ có 4,7% không biết chữ. Nghiên cứu của Terre des hommes năm 1992 tại Thành phố Hồ Chí Minh có tới 49% trẻ không biết

đọc, biết viết, nhưng vào năm 2000 con số này chỉ còn là 25,5%.

Nếu căn cứ vào kết quả của cuộc điều tra của Uỷ ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thực hiện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 có thể nhận xét rằng TĐP Hà Nội có tỷ lệ nam cao hơn, độ tuổi cao hơn và trình

độ văn hoá cũng cao hơn so với TĐP thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể về giới tính, ở Hà Nội tỷ lệ nam là 76,8% và nữ là 23,2%; thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ nam là 62,9% và nữ là 37,1%. Về độ tuổi, Hà Nội: độ tuổi 11- 15 chiếm 44,3% và 16-18: 43,9%; thành phố Hồ Chí Minh: 11-15 là 62,3%, 16-18 là 16,4%. Về trình độ văn hoá, Hà Nội: tiểu học chiếm 39,7%, THCS chiếm 45,8%; thành phố Hồ Chí Minh: tiểu học là 53,3%

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ch ¬ng tr×nh hµnh ®éng cña tuæi trÎ hiÖn nay

Bệnh không lây nhiễm, theo WHO, là các bệnh mạn tính, không lây từ người này sang người khác, bệnh mắc lâu dài và tiến triển chậm (Noncommunicable diseases

ThÞ tr−êng c¹nh tranh ®éc quyÒn lµ thÞ tr−êng trong ®ã cã nhiÒu ng−êi b¸n mét s¶n phÈm nhÊt ®Þnh nh−ng s¶n phÈm cña mçi ng−êi b¸n Ýt nhiÒu cã sù ph©n biÖt ®èi víi

Vì oâng laø ngöôøi nöôùc ngoaøi, khoâng phaûi laø coâng daân Vieät Nam, oâng khoâng coù quoác tòch Vieät Nam.... Quyền có

Tập huấn kỹ thuật đã cung cấp khái niệm thống nhất của WHO về nguyên nhân tử vong, bao gồm nguyên nhân chính (Underlying Cause of Death), nguyên nhân trực

Tuy nhiên, báo cáo lâm sàng [62] trên những bệnh nhân có điểm nhạy cảm VAS (Visual analog score) ≥5 điều trị với kem đánh răng chứa canxi natri

‹Moái töông quan noàng ñoä – phaûn öùng ñöôïc xaùc ñònh qua caùc giaù trò: LC 50 , LD 50 , möùc ñoä aûnh höôûng khoâng quan saùt ñöôïc, khung an toaøn, chæ muïc

Sãng c¬ häc lµ sù lan truyÒn cña biªn ®é dao ®éng theo thêi gian trong mét m«i trêng vËt chÊt.. H×nh ¶nh sãng dõng lµ nh÷ng bông sãng vµ nót sãng cè ®Þnh