• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hiệu quả dự phòng hội chứng chuyển hóa của metformin

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.5. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.5.2. Hiệu quả dự phòng hội chứng chuyển hóa của metformin

kết luận olanzapin làm tăng đáng kể lipid máu so với các thuốc an thần kinh khác, tăng các thành phần TG, VLDL – cholesterol và cholesterol toàn phần [2].

Theo nghiên cứu của tác giả Grootens, K. P. van Veelen, N. M. Peuskens, J [74] thì 74 bệnh nhân tâm thần phân liệt hay phân liệt cảm xúc hoặc rối loạn loại phân liệt theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM IV tuổi từ 18-40 được chọn lựa từ bốn bệnh viện của Hà lan và ở Bỉ được đưa vào nghiên cứu. Về hiệu quả điều trị, có 61% bệnh nhân điều trị bằng olanzapin có đáp ứng lâm sàng và 35% đủ tiêu chuẩn về thuyên giảm bệnh, đánh giá theo thang PANSS. Tỉ lệ bệnh nhân mô tả gặp tác dụng không mong muốn chủ yếu là phàn nàn tăng cân và tăng sự ăn ngon miệng, ngoài ra có những tác dụng không mong muốn khác như tác dụng phụ ngoại tháp, rối loạn chức năng tình dục, đau đầu… với tỉ lệ thấp. Những bệnh nhân được điều trị bằng olanzapin sau 8 tuần có mức tăng cân là 6,8kg và mức tăng ≥7% trọng lượng cơ thể là 64,5%. Olanzapin cũng liên quan đến tăng nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerides, tăng men gan.

1.5.1.2. Việt nam

Ở Việt nam, những nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tâm thần phân liệt liên quan đến điều trị bằng olanzapin còn chưa nhiều.

Năm 2017, trong nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Bích Huyền ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị bằng olanzapin và risperidon, sau 4 tuần nghiên cứu, những bệnh nhân được điều trị bằng olanzapin có mức tăng cân ở bệnh nhân là 2,19kg.

1.5.2. Hiệu quả dự phòng hội chứng chuyển hóa của metformin

cho thấy metformin có hiệu quả, có những nghiên cứu chưa thấy có hiệu quả dự phòng.

Trong nghiên cứu của tác giả Chen, C. H., Chiu, C. C., Huang, M. C và cộng sự trên 24 bệnh nhân tâm thần phân liệt đã được điều trị bằng olanzapin trong thời gian ít nhất là ba tháng, tác giả đã kết hợp điều trị những rối loạn chuyển hóa mà bệnh nhân gặp phải trong quá trình điều trị bằng olanzapin trong đó có hội chứng chuyển hóa bằng metformin 1500mg/ngày thì nhận thấy tỉ lệ hội chứng chuyển hóa giảm ở tuần thứ 8 là 50% [75].

Trong một bài tổng kết về xử lý hội chứng chuyển hóa ở trẻ em và thanh thiếu niên, các tác giả Pacifico, L., Anania, C., Martino, F và cộng sự[76] đã thống kê đưa ra nghiên cứu 9 nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về việc sử dụng metformin để xử lý hội chứng chuyển hóa. Với liều metformin dùng từ 850mg/ngày-2000mg/ngày, kết quả thu được cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số cân nặng, glucose máu, BMI giữa hai nhóm nghiên cứu.

Trong một nghiên cứu khác về hiệu quả của metformin đối với việc cải thiện cân nặng và rối loạn lipid ở trẻ em có hội chứng chuyển hóa, các tác giả Diane Q. Luong, Robert Oster và Ambika P. Ashraf [77] sau một năm nghiên cứu sử dụng metformin với liều từ 1500mg/ngày- 2000mg/ngày đã ghi nhận thuốc có hiệu quả trong giảm BMI, cholesterol toàn phần, LDL - cholesterol và HDL - cholesterol ở trẻ có hội chứng chuyển hóa.

Theo tác giả Andrade, C. Zheng và cộng sự [78] đã tiến hành một nghiên cứu phân tích gộp so sánh hiệu quả của metformin và placebo về hiệu quả của metformin trong dự phòng rối loạn chuyển hóa do thuốc an thần kinh. Nghiên cứu phân tích gộp này gồm có 21 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng với số lượng bệnh nhân là 1574 bệnh nhân trong đó có 11 nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Anh và 10 nghiên cứu bằng tiếng Trung, 15 nghiên cứu được tiến hành ở

Trung quốc, có 5 nghiên cứu metformin được sử dụng ngay từ đầu để phòng ngừa hội chứng chuyển hóa liên quan đến an thần kinh, còn 16 nghiên cứu còn lại metformin được sử dụng nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa do an thần kinh. Cỡ mẫu trung bình của mỗi nghiên cứu là 39 - 148 (trung bình là 70), trong số 1574 bệnh nhân 778 bệnh nhân có dùng thêm metformin, 769 bệnh nhân dùng placebo. Liều metformin từ 250mg/ngày đến 1750 mg/ngày, phổ biến trong hầu hết nghiên cứu là là từ 750mg/ngày - 1000 mg/ ngày.

Olanzapin và clozapin là hai loại thuốc an thần kinh được nghiên cứu chủ yếu và thời gian nghiên cứu trung bình là 12 tuần (6-24 tuần) kết quả của nghiên cứu phân tích gộp thu được như sau: metformin làm giảm một cách đáng kể cân nặng, BMI và vòng eo nhưng không làm giảm chỉ số eo mông. Metformin làm giảm đáng kể glucose, HbA1C, nồng độ insulin, và sự kháng insulin.

Metformin cũng làm giảm cholesterol toàn phần toàn phần, triglyceride, nhưng không làm giảm LDL - cholesterol, làm tăng HDL - cholesterol, thuốc không làm ảnh hưởng đến huyết áp, và có tác dụng phụ là gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhưng không làm tăng tỉ lệ ngừng sử dụng vì tác dụng này.

Một nghiên cứu khác về hiệu quả của metformin trong điều trị những rối loạn chuyển hóa của an thần kinh là của tác giả Kang, Dongyu, Jing, Zhihui, Li, Ranran và cộng sự [79] đã nghiên cứu trên 67 bệnh nhân chẩn đoán tâm thần phân liệt hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực theo tiêu chuẩn DSM IV và điều trị bằng thuốc an thần kinh trong đó có 19 bệnh nhân điều trị bằng olanzapin.

Tất cả bệnh nhân này là bệnh nhân ngoại trú điều trị tại Mental Health Institute of the Second Xiangya Hospital, Central South University, China, từ 3/2015 đến 3/2017 được dùng kết hợp metformin 1000mg/ ngày. Kết quả sau 12 tuần nghiên cứu cho thấy metformin có hiệu quả trong giảm những rối loạn cân nặng, vòng eo, glucose máu liên quan đến thuốc an thần kinh. Ở nhóm dùng metformin, chỉ số BMI giảm so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu là 1,46

kg/m2, cân nặng giảm đi là 3,8 kg, vòng eo giảm đi 1,52 cm, đường huyết giảm là 0,81 mmol/l. Các tác giả kết luận mặc dù nghiên cứu này còn có những hạn chế nhưng metformin có hiệu quả trong hiệu quả làm giảm nguy cơ các yếu tố rối loạn chuyển hóa lipid, glucose, cân nặng và BMI so với giả dược hoặc các thuốc khác.

Trong một nghiên cứu phân tích gộp về hiệu quả và sự an toàn của metformin trong điều trị thừa cân và béo phì ở tuổi thiếu niên, các tác giả Bouza, C. Lopez Cuadrado, T. Gutierrez-Torres, L. F và cộng sự [60] đã tiến hành một nghiên cứu phân tích gộp gồm 9 nghiên cứu với 498 đối tượng tham dự có tuổi trung bình 14,2, chỉ số BMI là 36,4, từ năm 2011 được đưa ra phân tích. Những nghiên cứu này so sánh việc dùng metformin để điều trị béo phì và thừa cân so với phương pháp khác hoặc giả dược, liều lượng metformin sử dụng từ 1000mg/ngày- 2000mg/ngày. Kết quả phân tích các tác giả nhận thấy ở nhóm dùng metformin chỉ số BMI giảm 1,42kg/m2 so với thời điểm ban đầu. Khi phân tích tác dụng của metformin trên các chỉ số cholesterol toàn phần toàn phần, HDL - cholesterol, triglyceride, LDL - cholesterol các tác giả nhận thấy không có sự khác nhau về chỉ số này so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu.

Nghiên cứu này cũng cho thấy không có sự khác nhau về tác dụng không mong muốn của nhóm dùng metformin và nhóm dùng giả dược. Tác dụng không mong muốn ở nhóm dùng metformin hay gặp nhất là tác dụng trên hệ tiêu hóa.

Các tác giả đưa ra kết luận metformin có hiệu quả làm giảm BMI và tương đối an toàn, nhưng ảnh hưởng dài hạn thì chưa có kết luận.

Trong một nghiên cứu phân tích gộp khác, tác giả Ellinger, L. K. Ipema, H. J. Stachnik, J. M [80] đã phân tích 8 nghiên cứu về hiệu quả điều trị và dự phòng của metformin đối với tác dụng gây tăng cân của thuốc an thần kinh mới. Trong hai nghiên cứu về dự phòng, hai nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng được thực hiện để đánh giá hiệu quả dự phòng của metformin đối với tăng cân do thuốc an thần kinh mới. Trong hai nghiên cứu này bệnh nhân được

điều trị bằng olanzapin kết hợp với metformin hoặc placebo trong thời gian từ 12-14 tuần. Tác giả Wu chọn lựa bệnh nhân là những bệnh nhân loạn thần lần đầu tiên và nhận thấy ở nhóm bệnh nhân dùng metformin mức độ tăng cân ít hơn so với nhóm dùng placebo (1,9 kg so với 6,9 kg, p<0,02), chỉ số tăng BMI cũng tăng ít hơn ở nhóm bệnh nhân dùng metformin so với nhóm dùng placebo. Tác giả kết luận rằng metformin có thể làm giảm nhẹ mức độ tăng cân ở những bệnh nhân được điều trị bằng olanzapin. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Baptista và đồng nghiệp lại thấy metformin không có hiệu quả trong dự phòng những rối loạn của hội chứng chuyển hóa do thuốc an thần kinh.

1.5.2.2. Việt Nam

Olanzapin được sử dụng nhiều ở Việt nam để điều trị bệnh tâm thần phân liệt và nhiều rối loạn về tâm thần khác nhưng nghiên cứu về dự phòng, điều trị hội chứng chuyển hóa và những rối loạn chuyển hóa liên quan do thuốc olanzapin gây ra thì chúng tôi còn chưa tham khảo được nghiên cứu nào.