• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoãn thực hiện nghĩa vụ

Trong tài liệu TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG: (Trang 156-164)

C. Kết luận

5. Hoãn thực hiện nghĩa vụ

Hoãn thực hiện nghĩa vụ được hiểu là tạm thời không thực hiện, tiến hành những gì phải thực hiện, phải tiến hành. Hoãn thực hiện nghĩa vụ là một biện pháp tự bảo vệ vì áp dụng biện pháp này không cần có sự can thiệp của cơ quan công quyền.138 Việc hoãn thực hiện nghĩa vụ được áp dụng trong hợp đồng song vụ. Theo quy định của BLDS, hoãn thực hiện nghĩa vụ được thực hiện trong hai trường hợp.

Thứ nhất, bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm.

Trường hợp này việc vi phạm nghĩa vụ của một bên chưa diễn ra mà mới chỉ là nguy cơ. Tuy nhiên, nguy cơ này sẽ dẫn đến hậu quả là bên có nghĩa vụ có khả năng sẽ không thể thực hiện được nghĩa vụ. Ví dụ A và B ký hợp đồng thuê nhà và thoả thuận A phải trả trước tiền thuê nhà cho B 06 tháng trước khi nhận nhà. Tuy nhiên đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì ngôi nhà của B không may bị cháy toàn bộ. Trường hợp này A có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Thứ hai, bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

Trường hợp này việc vi phạm nghĩa vụ đã diễn ra. Để đảm bảo lợi ích cho bên phải thực hiện nghĩa vụ sau, luật cho phép bên này có quyền hoãn việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là không giống như trường hợp một ở trên, Bộ luật không dự liệu thời hạn hoãn đến bao giờ. Theo chúng tôi, về logic, căn cứ để một

137 Điều 301 Luật Thương mại 2005

138 Đỗ Văn Đại, Hoãn do không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/459, truy cập ngày 25/5/2019

150

bên hoãn thực hiện nghĩa vụ là “chưa thực hiện nghĩa vụ”, do đó, khi căn cứ này chấm dứt thì cũng không thể có cơ sở cho kéo dài việc hoãn thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trường hợp này cần công nhận việc hoãn chỉ được thực hiện cho đến khi bên kia thực hiện nghĩa vụ.

Ngoài ra, Bộ luật sử dụng từ “chưa thực hiện nghĩa vụ” thì được hiểu là trong trường hợp này bên có nghĩa vụ phải chưa bắt đầu thực hiện nghĩa vụ còn trường hợp bên có nghĩa vụ đã thực hiện một phần và không thể tiếp tục thực hiện được nữa sẽ không được áp dụng. Quy định này cũng chưa hợp lý bởi lẽ có trường hợp bên có nghĩa vụ đã thực hiện được một phần nhỏ của nghĩa vụ nhưng sau đó lại không tiếp tục thực hiện thì trong trường hợp này cũng cần cho phép bên thực hiện nghĩa vụ sau hoãn việc thực hiện nghĩa vụ để đảm bảo tốt nhất lợi ích của mình.

Về hậu quả của việc hoãn sẽ được giải quyết như thế nào nếu cuối cùng phía bên kia vẫn không thực hiện nghĩa vụ thì cả hai trường hợp trên đều không dự liệu. Nội dung này đã được quy định rất hợp lý trong Điều 8:105 của Bộ Nguyên tắc về luật hợp đồng của Châu Âu mà Việt Nam có thể tham khảo "khi một bên có thể tin rằng bên kia sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên kia cung cấp những biện pháp bảo đảm thực hiện tốt hợp đồng và trong giai đoạn chờ đợi có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình cho đến khi không còn cảm nhận trên. Nếu những biện pháp bảo đảm trên không được cung cấp trong khoảng thời gian hợp lý, bên yêu cầu những biện pháp này có quyền huỷ bỏ hợp đồng khi vẫn có thể cho rằng bên kia sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng"

Ngoài ra, việc hoãn thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật chỉ được áp dụng đối với trường hợp nghĩa vụ được thực hiện trước hoặc thực hiện sau và không có quy định đối với trường hợp nghĩa vụ phải được thực hiện đồng thời cùng một lúc139 hoặc đối với nghĩa vụ không phát sinh từ hợp đồng song vụ như nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi hợp đồng bị vô hiệu hay bị huỷ bỏ. Chúng tôi cho rằng trong những trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi cho một bên khi bên kia không thực hiện hoặc có nguy cơ không thực hiện nghĩa vụ pháp luật Việt Nam cũng nên công nhận về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ dành cho bên có lợi ích bị vi phạm.

139 Điều 410 Bộ luật dân sự khoản 2 quy định: Trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

151 6. Huỷ bỏ hợp đồng

Một trong những hậu quả tiếp theo được áp dụng trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng là huỷ bỏ hợp đồng. Ngoài những căn cứ khác để huỷ bỏ hợp đồng thì theo quy định của Bộ luật, các trường hợp vi phạm hợp đồng dẫn đến hợp đồng có thể bị huỷ bỏ bao gồm:

- Một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận: ví dụ các bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán là nếu bên bán giao hàng không đúng chất lượng thì bên mua có quyền huỷ bỏ hợp đồng. Trường hợp này, nếu bên bán vi phạm nghĩa vụ thì bên mua có quyền huỷ bỏ hợp đồng.

- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng: vi phạm nghiêm trọng được hiểu là trường hợp việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.140 Khi một bên vi phạm nghĩa vụ đến mức làm cho bên kia không thể đạt được mục đích thì việc thực hiện hợp đồng sẽ không còn ý nghĩa. Do đó, trường hợp này bên bị vi phạm có quyền huỷ bỏ hợp đồng để khôi phục lại tình trạng ban đầu.

- Một bên chậm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng: Điều 424 BLDS quy định 1.

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng. Ở đây cần phải hiểu thời gian hợp lý nằm trong khoảng thời gian thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng hay khoảng thời gian sau thời hạn thực hiện nghĩa vụ? Có lẽ trường hợp này được hiểu là khoảng thời gian sau thời hạn của hợp đồng bởi tại khoản 2 Điều luật có quy định 2. Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo khoản 1 Điều này. Trường hợp 2 này, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng thời hạn của hợp đồng thì bên có quyền được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng ngay do mục đích của hợp đồng đã không đạt được. Ví dụ, A mua hoa của B và thuê B cắm hoa phục vụ cho ngày cưới nhưng B đã mang hoa đến chậm khi đám cưới đã được cử

140 Khoản 2 Điều 423 Bộ luật dân sự năm 2015.

152

hành xong thì lúc này A có quyền huỷ bỏ hợp đồng do việc vi phạm nghĩa vụ về thời hạn của B đã làm cho mục đích của A không đạt được.

- Huỷ bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện: Điều 425 BLDS quy định trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đây được hiểu là trường hợp hợp đồng có đối tượng là công việc mà bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình. Trường hợp này và trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ suy cho cùng cũng là trường hợp vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vì đều làm cho bên có quyền không thể đạt được mục đích của mình.

- Tài sản là đối tượng của hợp đồng bị mất, bị hư hỏng: Trường hợp một bên làm mất, hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng. Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang giá với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc trường hợp bất khả kháng, hoặc bên có quyền hoàn toàn có lỗi hoặc bên có quyền đã không ngặn chặn hạn chế thiệt hại xảy ra.

Trong trường hợp hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng bị coi là không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận, trừ thoả thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thoả thuận về giải quyết tranh chấp. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Đối với hợp đồng bị huỷ bỏ có liên quan đến quyền nhân thân thì giải quyết theo quy định của pháp luật có liên quan đến quyền nhân thân đó. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

7. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

153

Đơn phương chấm dứt hợp đồng là trường hợp một bên yêu cầu kết thúc các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, làm chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng đang được thực hiện và chưa hoàn thành. Đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng được coi là một biện pháp phòng vệ áp dụng đối với trường hợp vi phạm hợp đồng. Theo quy định tại Điều 428 của BLDS thì một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiệm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng.

Căn cứ này được pháp luật quy định giống với huỷ bỏ hợp đồng nên có thể hiểu là trong trường hợp một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên kia có quyền lựa chọn hoặc là huỷ bỏ hợp đồng hoặc là đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì phần hợp đồng các bên đã thực hiện có giá trị pháp lý. Phần hợp đồng chưa thực hiện không có giá trị, không có hiệu lực ràng buộc đối với các bên. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thoả thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thoả thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Về việc xác định thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng tại Quyết định giám đốc thẩm số 08/2016/KDTM-GĐT đã được phát triển thành án lệ số 21. Nội dung của án lệ quy định hợp đồng cho thuê tài sản có thời hạn, không có thoả thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Bên thuê chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nhưng không được bên cho thuê đồng ý. Thời gian từ khi bên thuê có văn bản thông báo đến khi chấm dứt hợp đồng quá ngắn dẫn đến bên cho thuê không thể có hợp đồng khác thay thế trong thời gian còn lại của hợp đồng thuê.

Bên cho thuê yêu cầu bên thuê phải thanh toán tiền thuê tài sản trong thời gian còn lại của hợp đồng. Trường hợp này Toà án xác định bên thuê có lỗi và phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho bên cho thuê. Thiệt hại thực tế cần xem xét là khoản tiền cho thuê phương tiện trong thời gian còn lại của hợp đồng.141

Kết luận: Bên thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng sẽ phải gánh chịu một hậu quả bất lợi. Hậu quả đó có thể là một trách nhiệm dân sự hoặc một sự bất lợi từ việc bị áp dụng một biện pháp tự bảo vệ của bên bị vi phạm. Một bên hoặc cơ quan nhà nước

141 Án lệ số 21/ 2018/ AL

154

có thẩm quyền có thể áp dụng một biện pháp hoặc đồng thời áp dụng nhiều biện pháp cùng một lúc đối với bên có vi phạm hợp đồng. Các hậu quả được áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng được ghi nhận tại BLDS Việt Nam năm 2015 mặc dù còn một số điểm hạn chế nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy các bên thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng và là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ nguyên tắc về Luật hợp đồng Châu Âu (Principle of European Contract Law)

2. Bộ luật dân sự năm 2015 3. Bộ luật dân sự năm 2005 4. Luật Thương mại 2005 5. Luật Xây dựng năm 2014 6. Án lệ số 21/ 2018/ AL

7. Đỗ Văn Đại, Hoãn do không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/459, truy cập ngày 25/5/2019

155

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ THỂ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN LÀ GIÁ TRỊ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

Trần Cao Thành Người phản biện:ThS. Đỗ Thị Diện Tóm tắt: Góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đang được các nhà đầu tư quan tâm. Thực tế đã ghi nhận các trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với nhãn hiệu như Vinashin, Sông Đà. Pháp luật Việt Nam đã ban hành những quy định điều chỉnh vấn đề này, song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập dẫn đến những khó khăn trong việc thực thi của các chủ thể, trong đó có vấn đề định giá tài sản góp vốn bằng giá trị quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Định giá tài sản trí tuệ nói chung và định giá nhãn hiệu nói riêng là công việc rất khó khăn, định giá quá thấp hay quá cao đều không thể hiện đúng giá trị của nhãn hiệu. Trách nhiệm của chủ thể được đặt ra khi có những hệ quả pháp lý phát sinh đối với việc định giá nhãn hiệu không đúng giá trị thật của nó. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung làm rõ trách nhiệm của chủ thể định giá quyền SHCN đối với nhãn hiệu trong hoạt động góp vốn tại các doanh nghiệp, phân tích những bất cập của pháp luật và đưa ra một số khuyến nghị.

Từ khoá: góp vốn, trách nhiệm, chủ thể định giá, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu

Résume: La contribution capitale en valeur de droits de propriété intellectuelle sur les marques est laquelle qui qui intéresse les investisseurs en ce moment. En fait, il y a eu des cas de la contribution capitale en valeur des droits de la propriété industrielle sur les marques telles que Vinashin, Song Da, etc.... La loi vietnamienne a également édicté des règlements régissant cet problème, mais il existe encore de nombreuses lacunes qui entraînent des difficultés dans la mise en œuvre des sujets, y compris le problème de l'évaluation des actifs de la contribution capitale en valeur des droits de la propriété industrielle sur les marques. L'évaluation d'un actif de propriété intellectuelle en général et l'évaluation de la marque en particulier n'est pas une tâche facile, une valeur trop haute ou trop basse ne reflétant pas la valeur de la marque. Et

ThS.GV Trường Đại học Luật Huế

Trong tài liệu TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG: (Trang 156-164)

Đề cương

Tài liệu liên quan