• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cân nhắc sửa đổi Pháp luật Việt Nam trong tương lai theo hướng bỏ thời hiệu khởi kiện

Trong tài liệu TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG: (Trang 75-79)

II. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại

3. Cân nhắc sửa đổi Pháp luật Việt Nam trong tương lai theo hướng bỏ thời hiệu khởi kiện

Quy định về thời hiệu từ truyền thống tố tụng có sức sống riêng trong việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự, trách nhiệm chứng minh của Tòa án. Việc duy trì thời hiệu khởi kiện đã khẳng định được ý nghĩa đối với đặc thù mô hình tố tụng dân sự ở Việt Nam. Một mặt, quy định về thời hiệu khởi kiện đảm bảo được trật tự công cộng, quyền được an toàn, quyền được ổn định của con người.

Mặt khác, quy định về thời hiệu khởi kiện góp phần nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mình, giảm bớt gánh nặng cho Tòa án đặc biệt với những vụ án đương sự nhờ tòa án thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, đã đến lúc, chúng ta cần nghiêm túc xem xét lại vấn đề giữ hay bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện khi sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang theo mô hình tố tụng tranh tụng, chúng tôi cho rằng cần thiết cân nhắc bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện vì các lý do cơ bản sau:

67 Khoản 1 Điều 418 BLTTDS năm 2015.

68 Ví dụ tại Điều 4 của Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận như sau: “Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”.

69

Thứ nhất, quyền khởi kiện là quyền của người dân được nhà nước, pháp luật bảo hộ. Vấn đề cốt lõi của việc ghi nhận quyền dân sự là tạo điều kiện để mỗi người được sống trong sự tôn trọng, được bảo vệ trước mọi hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Mọi chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm hay tranh chấp hoặc cần ghi nhận các quyền hay tình trạng pháp lý đều được pháp luật trao cho quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc. Do vậy, người dân khởi kiện thì tòa án phải thụ lý. Quyền khởi kiện của đương sự là tiền đề làm phát sinh quan hệ tố tụng dân sự, là cơ sở để tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự ở các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Từ góc nhìn của thực tiễn xét xử, khi vận dụng pháp luật, thực trạng một số Toà án đã xác định thời hiệu khởi kiện không đúng dẫn tới việc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án sai làm cho đương sự mất quyền khởi kiện.

Thứ hai, qua nghiên cứu xu hướng sửa đổi pháp luật chung của nhiều nước trên thế giới, phần lớn không quy định thời hiệu khởi kiện là rào cản pháp lý để đương sự mất quyền khởi kiện;

Thứ ba, vấn đề lo lắng hiện tại là nếu không quy định thời hiệu khởi kiện sẽ làm xáo trộn các lợi ích xã hội khác, người dân phải có ý thức thực hiện quyền của mình trong khoảng thời hạn do luật định, nếu không xem như đã tự từ bỏ quyền của mình và phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi vì không nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa của thời hiệu khởi kiện. Xét về góc độ tố tụng thì một sự việc xảy ra đã quá lâu thì nên hệ quả dẫn đến khó khăn trong việc xác định sự thật khách quan, bên cạnh đó, cũng không hề đơn giản khi thu thập chứng cứ và việc giải quyết vụ án có thể sẽ dẫn đến tình trạng tồn động án. Một số ý kiến cho rằng nếu không có quy định về thời hiệu khởi kiện thì sẽ không hạn chế được những tranh chấp đã xảy ra quá lâu khiến cho việc thụ lý, giải quyết án của tòa không đạt được hiệu quả mà nhiều khi còn phát sinh tác dụng ngược.

Tuy nhiên, hiện nay án tồn đọng của tòa đã được giải quyết rất tốt. Công tác xét xử của tòa được nâng cao nên đã giảm đáng kể án tồn, án quá hạn. Vì vậy, việc bỏ thời hiệu khởi kiện sẽ không thể khiến án chồng án. Mặt khác, việc loại bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện sẽ thúc đẩy mạnh hơn việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự.

Khi đó, thay vì Tòa án ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện, Tòa án sẽ ban hành quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của

70

đương sự nếu đương sự không thực hiện được, không thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ chứng minh của mình.

Thứ tư, trong các giao dịch dân sự, chủ thể tham gia quan hệ dân sự được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Sự ổn định của các quan hệ dân sự là một trong những mục đích điều chỉnh của pháp luật dân sự. Việc ghi nhận quyền khởi kiện tuyệt đối của đương sự, không hạn chế về mặt thời gian là một phương thức bảo đảm quyền khởi kiện một cách hợp lý và chặt chẽ, mặt khác còn giảm thiểu được những tranh chấp mà do áp lực về thời hiệu khởi kiện họ buộc phải khởi kiện ra tòa.

71

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÍNH MẠNG,

SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM TẠI TÕA ÁN

Phan Thị Hồng Nguyễn Thị Lê Huyền

Người phản biện:TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng Tóm tắt

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 đã có những sửa đổi đáng quan tâm như: điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường đã loại bỏ yếu tố lỗi, cấu trúc của chương XX đã được xây dựng lại theo hướng sắp xếp logic hơn, điều luật được gọt dũa cô đọng, súc tích phản ánh quá trình luật hóa thực tiễn xét xử. Điều đó chứng minh rằng, thực tiễn xét xử tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã có những đóng góp không nhỏ trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLDS 2015. Tuy nhiên, bên cạnh những bản án có giá trị nghiên cứu lập pháp vẫn còn tồn tại những trường hợp Tòa án vận dụng chưa đúng những quy định của BLDS dẫn đến việc giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm chưa thực sự thuyết phục, chưa bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

Bài viết tập trung phân tích một số bản án đã được Tòa án giải quyết từ sau khi BLDS 2015 có hiệu lực nhằm làm rõ thực trạng giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xét xử.

Từ khóa: giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại, tính mạng, sức khỏe, xâm phạm.

Résumé

Le Code civil 2015 a eu des modifications intéressantes sur la responsabilité pour dommages non contractuels telles que: les conditions qui donnent lieu à une indemnisation éliminant le facteur d'erreur; la reconstruction de la structure du chapitre XX vers un arrangement plus logique, les dispositions plus nette et concise reflètent la

ThS., GV khoa Luật dân sự, trường Đại học Luật, Đại học Huế.

 ThS., GV khoa Luật dân sự, trường Đại học Luật, Đại học Huế.

72

légifération du procès judiciaire. Cela prouve que, la résolution en pratique des litiges relatifs à l'indemnisation des dommages non contractuels a contribué de manière significative à la révision et l‟addition du Code civil de 2015. Cependant, outre les jugements à valeur de recherche législative, il existe encore des cas ó la Cour n'applique pas correctement les dispositions du Code civil. Par conséquent, la résolution des litiges relatifs aux litiges de dommages - intérêts pour la violation de la vie humaine et de la santé n‟est pas vraiment convaincu, et pas encore protéger les droits légaux et les intérêts des parties.

L'article se concentre sur l'analyse de plusieurs arrêts résolus par la Cour après l'entrée en vigueur du Code civil de 2015 afin de clarifier le statut du règlement des litiges de dommages - intérêts pour la violation de la vie humaine et de la santé.

Sur cette base, l‟auteur propose des solutions pour améliorer l'efficacité des procès devant les tribunaux.

Mots clés: résolution de litige, réparation des dommages, la vie humaine, la santé, infraction.

Trong tài liệu TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG: (Trang 75-79)

Đề cương

Tài liệu liên quan