• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU: Sau khi thực hành xong bài này, học sinh sẽ:

- Biết nhận diện cảm xúc của mình.

- Hiểu được cảm xúc của bản thân và một số yêu cầu, lưu ý khi bày tỏ cảm xúc.

- Vận dụng môt số yêu cầu đã biết để bày tỏ cảm xúc với người xung quanh một cách phù hợp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV+HS: Sách Thực hành kĩ năng sống dành cho học sinh lớp 5. (Huỳnh Văn Sơn).

- HS: Giấy A4, bút lông, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Kiểm tra bài cũ:

- GV Y/C HS nêu những hành động xây dựng lòng tự trọng

2. Bài mới:

A. KHÁM PHÁ:

- 3 HS nêu

- Khi bị mẹ phạt thì em cảm thấy thế nào?

- Khi được cô giáo khen em cảm thấy ra sao?

- Giới thiệu bài: “Kĩ năng bày tỏ cảm xúc”

B. KẾT NỐI: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Hoạt động 1: Trải nghiệm:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân :

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu chuyện

“Món quà quý”.

- GV hỏi: Bạn Nam đã chia sẻ niềm vui và nỗi buồn cùng hai chiếc hộp như thế nào và kết quả ra sao?

- Giáo viên phát cho mỗi em một mảnh giấy nhỏ yêu cầu học sinh: Hãy liệt kê cách em bày tỏ niềm vui hoặc nỗi buồn trong cuộc sống.

- Tổ chức cho học sinh tự trình bày trước tập thể lớp.

- Giáo viên và tập thể lớp góp ý và điều chỉnh phần trình bày của bạn:

* Gợi ý tham khảo:

- Em cười và cảm ơn bạn khi được bạn giúp đỡ, em cười và cảm ơn mẹ khi được mẹ khen, mẹ cho quà; em khóc khi bị điểm kém, bị mẹ mắng, bị bạn chọc ghẹo, bị mất một món đồ chơi mà em yêu thích...

- GV hỏi thêm: Khi em bày tỏ được niềm vui và nỗi buồn, em thấy tâm trạng mình như thế nào?

- Giáo viên chốt: Khi em bày tỏ được niềm vui và nỗi buồn, em sẽ cảm thấy tâm trạng của mình sẽ vui hơn.

Em cười khi em có niềm vui, em khóc khi em có nỗi buồn, đó chính là những cảm xúc của em.

Hoạt động 2: Chia sẻ - Phản hồi

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát từng gương mặt ở khung hình bên dưới và cho biết từng gương mặt biểu hiện những cảm xúc gì?

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm đôi, yêu cầu học sinh. Hãy chia sẻ với bạn bên cạnh hành động em nghĩ là phù hợp với từng cảm xúc của từng gương mặt.

- Buồn - Vui

- HS đọc

- Nam chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của mình như một người bạn. Cậu thấy tâm trạng của mình cũng vui vẻ hơn.

- Học sinh liệt kê và tự trình bày trước tập thể lớp.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh tự nêu

- Học sinh quan sát – trả lời.

Hình 1: Gương mặt vui Hình 2: Gương mặt buồn Hình 3: Gương mặt tức giận Hình 4: Gương mặt sợ hãi - HS thảo luận nhóm đôi.

+ Gọi một vài nhóm học sinh chia sẻ đáp án của mình với cả lớp.

* Gợi ý tham khảo:

Hình 1: Khen ngợi bạn

Hình 2: Nhắc nhở bạn hơi nặng lời

Hình 3: Em mượn thước mà không nói với bạn.

Hình 4: Em đã mắng bạn - Giáo viên nhận xét, chốt ý:

* Cần lưu ý khi bày tỏ cảm xúc với người xung quanh.

Hoạt động 3: Xử lý tình huống

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai để thể hiện và xử lí tình huống.

- Yêu cầu học sinh đọc thầm tình huống thảo luận nhóm 2 và đóng vai xử lý tình huống.

- Yêu cầu các nhóm đóng vai, - Câu hỏi ứng xử :

+ Em có nhận xét gì về hành động của Lan?

+ Nếu em là Lan, em sẽ làm gì ? - Giáo viên phân tích và chốt ý đúng.

Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm - Tổ chức hoạt động cá nhân.

- Yêu cầu học sinh đọc kĩ nội dung và thực hiện bài tập. Hãy ghi lại một số cảm xúc mà em biểu hiện với những hành động chưa phù hợp và rút ra kinh nghiệm.

- Mời một vài học sinh trình bày kết quả.

+ Nhận xét, chốt ý: Cần biết rút kinh nghiệm để có những hành động phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1. Rèn luyện

- Giáo viên yêu cầu: 1 học sinh đọc yêu cầu phần rèn luyện trang 10.

Hãy đánh dấu ✓trước những cách bày tỏ cảm xúc phù hợp.

- Giáo viên chốt ý đúng: a, c, e

Hoạt động 2. Định hướng ứng dụng - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.

+ Tổ chức hoạt động nhóm đôi: Yêu cầu các nhóm đôi đọc kĩ yêu cầu của bài tập và thực hiện, sau đó trình bày bài làm với các bạn.

- Giáo viên gọi 2 – 3 nhóm chia sẻ kết quả cùng với lớp, giáo viên khen học sinh biết

- Học sinh chia sẻ đáp án của mình với cả lớp.

- Học sinh đọc thầm tình huống thảo luận nhóm 2 và đóng vai xử lý tình huống.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Nếu là Lan, em sẽ gác lại chuyện buồn của mình.

+ Đợi lúc nào mẹ vui thì mới chia sẻ.

- Học sinh nhận xét và điều chỉnh, khắc phục hành vi của bản thân.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh thực hiện.

- Một vài học sinh trình bày lựa chọn của mình a, c, e.

- Học sinh nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- Cá nhân trình bày, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

đặt câu với từ ngữ ghi tên từng cảm xúc và biết nhận diện cảm xúc của mình.

D. VẬN DỤNG:

Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Giáo viên yêu cầu học sinh

1.Hãy bày tỏ những cảm xúc (buồn, vui, hối hận,…) của em đối với bố mẹ, thầy cô, bạn bè bằng lời nói hoặc viết ra giấy.

- Tuyên dương, động viên những học sinh biết cách bày tỏ cảm xúc với người xung quanh một cách phù hợp.

3.Tổng kết, dặn dò:

- Giáo viên dặn dò học sinh làm theo yêu cầu bài tập 2: Hãy tự làm cuốn “Nhật kí cảm xúc” cho mình. Mỗi ngày, em viết vào cuốn sổ này làm vài cảm xúc đáng nhớ.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh làm theo yêu cầu.

- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập và thực hiện cá nhân.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

B. Sinh hoạt lớp tuần 10: 20 phút I. MỤC TIÊU:

- Đánh giá kết quả tình hình học tập trong tuần, nhận xét ưu điểm của lớp. Tuyên dương HS có tiến bộ, nhắc nhở những bạn còn yếu. Thực hiện vệ sinh cá nhân.

- HS nắm được phương hướng tuần tới.

II. CHUẨN BỊ:

- GV, HS: Sổ ghi chép, theo dõi hoạt động của HS tuần qua.

- Một số tranh vẽ về ATGT của ban ATGT.

- Một số trò chơi dân gian.

III. Hoạt động chủ yếu:

A. Hát tập thể:

B. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tuần 10:

* Lớp trưởng sinh hoạt 1. Sinh hoạt trong tổ (3 tổ trưởng điều hành tổ), thành viên góp ý.

2. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp:

3. Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động-vệ sinh của lớp:

4. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung của lớp:

5. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của lớp tuần 10.

Ưu điểm:

* Nền nếp: Thực hiện tốt mọi nề nếp: Truy bài đầu giờ, hát, đọc 5 điều Bác Hồ dạy, sinh hoạt tập thể có hiệu quả. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. Ý thức tự quản lớp tốt.

* Học tập:

- Lớp đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

- Các em đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng xây dựng bài, ý thức tự quản lớp tốt.

* TD-LĐ-VS: