• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10:

NS: 5/11/2021

NG: Thứ 2 ngày 8 tháng 11 năm 2021

TOÁN

TIẾT 50. TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết tính tổng nhiều số thập phân. Tính chất kết hợp của phép cộng các số TP.

- Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.

- Yêu thích học toán, chăm chỉ. Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác; góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, chiếu.

- HS : SGK, vở...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS hát.

- Cho HS nêu lại cách thực hiện cộng hai số thập phân.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút)

Hoạt động 1. Ví dụ :

- GV nêu bài toán: Có ba thùng đựng dầu, thùng thứ nhất có 27,5l thùng thứ hai có 36,75l, thùng thứ ba có 14,5l. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu ?

- Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả ba thùng ?

- GV nêu: Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số:

27,5 + 36,75 + 14,5.

- GV gọi 1 HS thực hiện cộng đúng lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp theo dõi.

- GV nhận xét

Hoạt động 2. Bài toán:

- GV nêu bài toán: Người ta uốn sợi dây thép thành hình tam giác có độ dài các cạnh là: 8,7dm ; 6,25dm ; 10dm. Tính chu

- HS nghe và tóm tắt, phân tích bài toán ví dụ.

- Tính tổng 37,5 + 36,75 + 14,5.

- HS trao đổi với nhau và cùng tính:

27,5 + 36,75 14,5

78,75 - 1 HS lên bảng làm bài.

- HS nghe và phân tích bài toán.

(2)

vi của hình tam giác đó.

- Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác.

- GV yêu cầu HS giải bài toán trên.

- GV nhận xét chữa

- Em hãy nêu cách tính tổng 8,7 + 6,25 + 10.

- GV nhận xét

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (18 phút)

Bài 1-(SGK.T.51):Tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS đặt tính và tính tổng các số thập phân.

? Khi viết dấu phẩy ở tổng chúng ta phải chú ý điều gì.

- Củng cố tính tổng nhiều số thập phân.

- GV nhận xét

Bài 2 -(SGK.T.52): Tính rồi so sánh giá trị của a + b + c và a + (b + c).

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của hai biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp.

? Vậy giá trị của biểu thức (a + b) + c như thế nào với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi ta thay các chữ bằng cùng một số.

- GV viết lên bảng:

(a + b) + c = a + (b + c)

? Em gặp biểu thức trên khi học tính chất nào của phép cộng các số tự nhiên.

? Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.

- Muốn tính chu vi hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Chu vi của hình tam giác là : 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm) Đáp số : 24,95 dm - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. HS đổi vở kiểm tra chéo.

+ Kết quả:

a) 5,27 + 14,35 + 9,25 = 28,87 b) 6,4 + 18,36 + 52 = 76,76 c) 20,08 + 32,91 + 7,15 = 60,14 d) 0,75 + 0,09 + 0,8 = 1,64

- Dấu phẩy ở tổng phải thẳng hàng với các dấu phẩy ở các số hạng.

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- 2 HS làm bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.

+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.

- HS theo dõi.

- Khi học tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên ta cũng có:

(a + b) + c = a + (b + c) - 1 HS phát biểu.

- HS trao đổi và nêu: Khi cộng một tổng

(3)

- Nhận xét.

? Theo em, phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp không? Vì sao.

- Củng cố tính chất kết hợp của phép cộng các STP.

Bài 3-(SGK.T.52: Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng giải thích cách làm bài của mình.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Củng cố tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng STP.

hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại.

- 2 HS lên bảng làm.

(2,5 + 6,8) + 1,2 = 2,5 + (6,8 + 1,2) = 10,5

(1,34 + 0,52) + 4 = 1,34 + (0,52 + 4)

= 5,86 - Nhận xét.

- Phép cộng các số thập phân cũng có tính chất kết hợp vì ở biểu thức trên ta thấy khi ta cộng một tổng hai số với số thứ ba hay cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại đều có cùng một kết quả.

- HS đọc yêu cầu bài, sau đó 4 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.

+ Kết quả:

a) 12,7 + 5,89 + 1,3

= (12,7 + 1,3) + 5,89

= 14 + 5,89

= 18,89

b) 38,6 + 2,09 + 7,91 = 38,6 + (2,09 + 7,91) = 38,6 + 10

= 48,6

c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2

= (5,75 + 4,25) + (7,8 + 1,2)

= 10 + 10 = 20

d) 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,05

= (7,34 + 2,66) + ( 0,45 + 0,05)

= 10 + 0,5 = 10,5

- HS giải thích sử dụng tính chất.

- HS nhận xét bạn làm bài.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau: Tính bằng cách thuận tiện.

1,8 + 3,5 + 6,5 =

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và CBBS.

- HS làm bài

1,8 + 3,5 + 6,5 = 1,8 + (3,5 + 6,5) = 1,8 + 10

= 11,8

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

(4)

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 20. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I

(Tiết 8) (Kiểm tra theo đề của trường)

TIẾNG VIỆT(Tập đọc)

TIẾT 21. CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc lưu loát diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật. Giọng nhẹ nhàng, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả. Đọc đúng các từ ngữ:

nhọn hoắt, đỗ, xoè, sà xuống.

- Hiểu được các từ ngữ trong bài: săm soi, cầu viện. Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu

- Bổ sung: HS nghe – ghi nội dung chính của bài theo ý hiểu.

- Yêu thiên nhiên. chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, có tinh thần yêu nước. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

*GDBVMT: Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh em

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu - HS: SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS hát

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

- Giới thiệu chủ điểm: GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh - Ghi bảng

- HS hát - HS nghe - HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: (25 phút) Hoạt động 1: Luyện đọc

- Một HS đọc toàn bài

- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.

- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn:

- Bài chia thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu... loài cây

+ Đoạn 2: Tiếp theo...không phải là vườn

+ Đoạn 3: Còn lại

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp đọc từ khó, câu khó.

+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

(5)

- HS luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:

- Cho HS thảo luận nhóm, đọc bài và TLCH - Bé Thu Thu thích ra ban công để làm gì?

- Mỗi loài cây ở ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?

- Bạn Thu chưa vui vì điều gì?

- Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

- Em hiểu: " Đất lành chim đậu" là thế nào?

- Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?

- Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV nhận xét, KL: Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình.

- HS đọc cho nhau nghe - HS đọc

- HS nghe

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm TLCH sau đó chia sẻ trước lớp.

+ Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công

+ Cây quỳnh lá dày, giữ được nước.

Cây hoa ti- gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những vòi voi bé xíu. Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng.

+ Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.

+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn

+ Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn

+ Hai ông cháu rất yêu thiên nhiên cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ.

- HS nêu.

- HS nghe, ghi vở.

3. Hoạt động vận dụng: (10 phút)

*Luyện đọc diễn cảm:

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp

- Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3 + Treo bảng phụ có đoạn 3

+ GV đọc mẫu

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - HS thi đọc

- GV nhận xét bình chọn.

* Củng cố, dặn dò:

- Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?

- Em có muốn mình có một khu vườn như vậy không ?

- Liên hệ thực tiễn, giáo dục học sinh: Cần chăm sóc cây cối, trồng cây và hoa để làm đẹp cho cuộc sống.

- 3 HS đọc nối tiếp - HS đọc diễn cảm - HS đọc theo cặp - Tổ chức HS thi đọc - HS nghe

- Học sinh trả lời.

- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân.

- Lắng nghe.

- HS nghe và thực hiện

(6)

- Về nhà trồng cây, hoa trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp.

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 10. TÌNH BẠN

(Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.

- Đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.

- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày. Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, chiếu.

- HS: VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS hát bài “Chào người bạn mới đến”

- Cần đối xử với bạn bè như thế nào?

- GV nhận xét chung, đánh giá - Giơi thiệu bài - ghi bảng.

- HS hát - HS trả lời - HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (25 phút)

Hoạt động 1: Đóng vai BT1/18.

- Tổ chức HS thảo luận đánh vần.

- Những việc làm sai trái: vứt rác không đúng nơi quy định, quay cóp trong giờ kiểm tra, làm việc riêng trong giờ học.

- Trình bày.

- Tổ chức HS trao đổi nội dung nhóm bạn thể hiện, chọn cách ứng xử đúng.

- GV nhận xét chung, kết luận:

+ Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ, như thế mới là người bạn tốt.

Hoạt động 2: Tự liên hệ.

- Tổ chức HS trao đổi nhóm 2.

+ Đối với bạn bè chúng ta phải trao đổi với

- HS đóng vai theo nhóm 4.

- HS chọn cách ứng xử và thể hiện.

- Lần lượt các nhóm đóng vai thể hiện - Nhiều HS nêu.

- VD: Thấy bạn làm điều gì sai trái thì:

d. Khuyên ngăn bạn

- HS cùng thảo luận.

(7)

nhau như thế nào?

+ Em đã làm gì đề có tình bạn đẹp? Kể về tình bạn của em?

- Trao đổi cả lớp.

- GV cùng HS nhận xét, kết luận.

* Kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi con người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp giữ gìn.

- HS thảo luận theo nội dung của GV.

- HS nêu.

- Nhiều HS kể về tình bạn tốt của mình, lớp cùng trao đổi.

3. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Tổ chức cho HS kể chuyện, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tiếp tục sưu tầm các câu chuyện hay về tình bạn và chuẩn bị giờ sau.

- HS thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 6/11/2021

NG: Thứ 3 ngày 9 tháng 11 năm 2021 TOÁN

TIẾT 51. LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.

- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu - HS: Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi Ai nhanh ai úng:đ

Số hạng

5,75 7,34 4,5 1,27 Số

hạng

7,8 0,45 3,55 5,78 Số 4,25 2,66 5,5 4,22

(8)

hạng Số hạng

1,2 0,05 6,45 8,73 Tổng

+ Phổ biến luật chơi, cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 4 HS. Lần lượt từng HS trong mỗi đội sẽ nối tiếp nhau suy nghĩ thật nhanh và tìm đáp án để ghi kết quả với mỗi phép tính tương ứng. Mỗi một phép tính đúng được thưởng 1 bông hoa. Đội nào có nhiều hoa hơn sẽ là đội thắng cuộc.

+ Tổ chức cho học sinh tham gia chơi.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

+ Lắng nghe.

+ HS tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ.

- Lắng nghe.

- HS SGK, trình bày bài vào vở.

2. Hoạt động luyện tâp, thực hành: (30 phút) Bài 1. SGK – trang 52. Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- NX, chốt kết quả đúng:

15,32 27,05 + 41,69 + 9,38 8,44 11,23 65,45 47,66 - Củng cố cách cộng nhiều STP

Bài 2. SGK –T 52. Tính bằng cách thuận tiện nhất

- Tiến trình tương tự bài 1

a) 14,68 b) 18,6 c) 10,7 d) 19

- Củng cố cách tính thuận nhất.

Bài 3. SGK – trang 52. >, <, = - Gọi HS đọc yêu cầu bài

- NX, chốt kết quả đúng:

3,6 + 5,8 > 8,9 5,7 + 8,8 = 14,5 7,56 < 4,2 +3,4 0,5 > 0,08 + 0,4

- 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài - NX bài làm của bạn

- 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - 4 HS làm phiếu khổ to - NX bài làm của bạn - HS đổi chéo vở kiểm tra - 1 HS đọc yêu cầu

- HS làm bài vào vở - 2 HS làm bảng lớp - NX bài làm của bạn - HS đổi chéo vở kiểm tra.

(9)

- Củng cố so sánh hai STP Bài 4. SGK – trang 52.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm số mét vải dệt trong cả 3 ngày ta làm ntn?

- NX, chốt kết quả đúng:

Bài giải

Ngày thứ hai dệt được số vải là:

28,4 + 2,2 = 30,6 (m) Ngày thứ ba dệt được số vải là:

30,6 + 1,5 = 32,1 (m) Cả ba ngày dệt được số vải là:

28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m) Đáp số: 91,1m.

- Củng cố dạng toán TBC.

- 1 HS đọc bài toán - HS tóm tắt

- HS nêu cách làm - HS làm bài vào vở - 1 HS làm bảng phụ - NX bài làm của bạn.

3. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau: Đặt tính rồi tính:

7,5 +4,13 + 3,5 27,46 + 3,32 + 12,6

- Vận dụng kiến thức vào giải các bài toán tính nhanh, tính bằng cách thuận tiện.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Học sinh thực hiện - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KHOA HỌC

TIẾT 14: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

(Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu 1 số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những đặc điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.

- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại. Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.

- HS luôn ý thức phòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi người cùng đề cao cảnh giác. Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác.

* KNS:

- Kĩ năng phân tích phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.

(10)

- Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.

- Kĩ năng sự giúp đỡ khi bị xâm hại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, chiếu.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi: “Bắn tên”

nêu tình huống:

? Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(27 phút)

Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại

- Yêu cầu học sinh hoạt động theo tổ - HS đưa tình huống

- GV giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.

Ví dụ: Tình huống 1: Nam đến nhà Bắc chơi gần 9 giờ tối. Nam đứng dậy đi về thì Bắc cứ cố giữ ở lại xem đĩa phim hoạt hình mới được bố mẹ mua cho hôm qua. Nếu là bạn Nam em sẽ làm gì khi đó?

- Gọi các đội lên sắm vai.

- Nhận xét nhóm trình bày có hiệu quả Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi + Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?

+ Khi bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì?

+ Theo em có thể tâm sự với ai?

- HS đọc ghi nhớ trong SGK

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

- Thảo luận nhóm tổ sắm vai

- Các tổ lên sắm vai.

- Nhận xét.

- Thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút) Bài tập.

1. Bạn cần phải làm gì khi có kẻ muốn xâm hại mình?

a. Tránh ra xa để kẻ đó không đụng được đến người mình.

b. Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại mình và nói to hoặc hét lên một cách kiên quyết

“Không được, dừng lại!”, “Tôi không cho

- HS đọc bài

- HS thực hiện

- Đại diện 1-2 nhóm trình bày

(11)

phép”, có thể kêu cứu nếu cần thiết.

c. Bỏ đi ngay.

d. Thực hiện những điều trên cho phù hợp với từng hoàn cảnh.

3. Hoạt động vận dụng. (3 phút) - Nêu cách phòng tránh bị xâm hại?

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- HS trao đổi với bạn bên cạnh - 1-2 HS trình bày

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Chính tả)

TIẾT 11. NGHE-VIẾT- LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn bản luật.

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm l/n hoặc n/ ng.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết. NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,....

* GDBVMT: GDHS nâng cao nhận thức và trách nhiệm về BVMT

* QTE: Chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên môi trường sống xung quanh.

* Biển đảo: Liên hệ môi trường địa phương, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của HS về bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển, hải đảo nói riêng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- GV: Giấy khổ to + bút dạ. Bài tập 2a, 3a viết sẵn. Bảng nhóm.

- HS: Vở, bút,...

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- GV cho HS chơi trò chơi truyền điện viết từ khó ở bài trước

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay chúng ta cùng nghe - viết điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ rừng

- HS tham gia chơi.

- HS nghe

- HS mở SGK, ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 22 phút

- Gọi HS đọc đoạn viết

- Điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ môi trừng có nội dung gì?

- Yêu cầu HS tìm các tiếng khó dễ lẫn khi viết chính tả

- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.

- HS đọc đoạn viết

- Nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường.

- HS nêu: môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên - HS luyện viết.

(12)

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- GV đọc mẫu lần 1.

- GV đọc lần 2 (đọc chậm) - GV đọc lần 3.

- HS nghe

- HS theo dõi.

- HS viết theo lời đọc của GV.

- HS soát lỗi chính tả.

- GV nhận xét 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- Thu bài, nhận xét.

- HS nghe 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: 10 phút

Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài nhóm - Nhận xét kết luận

- HS đọc yêu cầu bài

- Nhóm trưởng i u khi n nhóm th ođ ề ể ả lu n l m b i, chia s k t quậ à à ẻ ế ả

lắm- nắm lấm- nấm lương- nương

Thích lắm - nắm cơm;

quá lắm - nắm tay; lắm điều - cơm nắm; lắm lời- nắm tóc

lấm tấm - cái nấm; nấm rơm; lấm bùn- nấm đất, lấm mực - nấm đầu.

lương thiện - nương rẫy;

lương tâm - vạt nương;

lương thực - nương tay;

lường bổng - nương dâu Bài 3: HĐ trò chơi

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

-Tổ chức HS thi tìm từ láy theo nhóm

- Nhận xét các từ đúng - Phần b tổ chức tương tự

- HS đọc

- HS thi theo nhóm, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn và đúng thì chiến thắng a) Các từ láy âm đầu n: na ná, nai nịt, nài nỉ, nao nao, náo nức, năng nổ, nõn nà, nâng niu,....

b) Một số từ gợi tả có âm cuối ng:

loong coong, leng keng, đùng đoàng, ông ổng, ăng ẳng,..

4. Hoạt động vận dụng: 3phút

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chính tả.

Về nhà luyện viết lại 1 đoạn của bài chính tả theo sự sáng tạo của em.

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Tự luyện chữ viết cho đẹp.

- Học sinh nêu

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TOÁN

(13)

TIẾT 52. TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.

- Áp dụng phép trừ hai số thập phân để giải các bài toán có liên quan.

- Có ý thức học tập môn toán, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu - HS: SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Trò chơi: Phản xạ nhanh

(Cho HS nêu: Hai số thập phân có tổng bằng 100)

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những HS tích cực.

+ Tổng các số hạng trong các phép tính chúng ta vừa nêu có đặc điểm gì?

- GV giới thiệu về số tròn chục

- Ghi đầu bài lên bảng: Trừ hai số thập phân.

- HS tham gia chơi - Lắng nghe.

- Đều bằng 100

- HS mở sách giáo khoa, ghi bài vào vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (10 phút) * Ví dụ 1:

+ Hình thành phép trừ

- GV nêu bài toán: Đường gấp khúc ABC dài 4,29m, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84m. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét?

+ Giới thiệu cách tính

- Trong bài toán trên để tìm kết quả phép trừ

4,29m - 1,84m = 2,45m

- Các em phải chuyển từ đơn vị mét thành xăng-ti-mét để thực hiện phép trừ với số tự nhiên, sau đó lại đổi kết quả từ đơn vị xăng-ti-mét thành đơn vị mét.

Làm như vậy không thuận tiện và mất thời gian, vì thế người ta nghĩ ra cách đặt tính và tính.

- GV cho HS có cách tính đúng trình bày cách tính trước lớp.

4,29

- HS nghe và tự phân tích đề bài toán.

- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và cùng đặt tính để thực hiện phép tính.

- 1 HS lên bảng vừa đặt tính vừa giải thích cách đặt tính và thực hiện tính.

(14)

- 1,84 2,45

- Cách đặt tính cho kết quả như thế nào so với cách đổi đơn vị thành xăng-ti-mét?

- GV yêu cầu HS so sánh hai phép trừ 429 4,29

- 184 - 1,84 245 và 2,45

- Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu trong phép tính trừ hai số thập phân.

* Ví dụ 2:

- GV nêu ví dụ: Đặt tính rồi tính 45,8 - 19,26

- Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ với số các chữ số ở phần thập phân của số trừ?

- Hãy tìm cách làm cho các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ bằng số các chữ số phần thập phân của số trừ mà giá trị của số bị trừ không thay đổi.

- GV nêu: Coi 45,8 là 45,80 em hãy đặt tính và thực hiện 45,80 - 19,26

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

* Ghi nhớ:

- GV yêu cầu HS đọc phần chú ý.

- Kết quả phép trừ là 2,45m.

- HS so sánh và nêu :

* Giống nhau về cách đặt tính và cách thực hiện trừ.

* Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy, một phép tính không có dấu phẩy.

- Trong phép tính trừ hai số thập phân các dấu phẩy của số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với nhau.

- HS nghe và yêu cầu.

- Số các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn so với các chữ số ở phần thập phân của số trừ.

- Ta viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của số bị trừ.

- 1 HS lên bảng, HS cả lớp đặt tính và tính vào giấy nháp:

- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.

3. Hoạt động luyện tâp, thực hành: (20 phút) Bài 1. SGK-T. 54. Tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV nhận xét và chốt đáp án đúng:

a) 42,7 b) 37,46 c) 31,554 - Củng cố cách trừ hai STP

Bài 2. SGK-T. 54. Đặt tính rồi tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- GV nhận xét và chốt đáp án đúng:

a) 41,7 b) 4,44 c) 61,15 Bài 3. SGK-T. 54:

? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 3 HS làm phiếu.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vàovở.

- 3 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc bài toán.

(15)

- Muốn tìm số đường còn lại ta làm ntn?

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài giải

Số đường còn lại trong thùng là:

28,75 – 10,5 – 8 = 10,25 (kg) Đáp số: 10,25kg.

- Hỏi HS cách làm khác.

- HS tóm tắt.

- HS nêu các giải.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS làm phiếu khổ to.

- Nhận xét bài làm của bạn.

3. Hoạt động vận dụng: 5phút - Cho HS vận dụng làm bài toán sau:

Một thùng dầu có 15,5l dầu. Người ta lấy ra lần thứ nhất 6,25l dầu. Lần thứ hai lấy ra ít hơn lần thứ nhất 2,5l dầu. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 7/11/2021

NG: Thứ 4 ngày 10 tháng 11 năm 2021 TOÁN

TIẾT 53. LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết trừ 2 số thập phân. Tìm 1 thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân; cách trừ 1 số cho 1 tổng.

- Rèn cho Hs biết trừ hai số thập phân; tìm 1 thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân; trừ 1 số cho 1 tổng.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Trò chơi Ai nhanh ai úng:đ

Số hạng

14,7 29,2 1,3 1,6

Số 7,5 3,4 2,8 2,9

(16)

hạng

Tổng 45,7 6,5 4,8 6,2

+ Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi:

Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 6 em. Lần lượt từng em trong mỗi đội sẽ nối tiếp nhau suy nghĩ thật nhanh và tìm đáp án để ghi kết quả với mỗi phép tính tương ứng.

Mỗi một phép tính đúng được thưởng 1 bông hoa. Đội nào có nhiều hoa hơn sẽ là đội thắng cuộc.

+ Tổ chức cho HS tham gia chơi.

- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Giới thiệu bài mới.

- Tham gia chơi - Lắng nghe.

- HS mở SGK, trình bày bài vào vở.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (30 phút) Bài 1. SGK-T. 54. Đặt tính rồi tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 38,81 b) 16,73 c) 54,24 d) 47,55 - Củng cố trừ 2 số thập phân

Bài 2. SGK-T. 54. Tìm X - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) x = 4,35 b) x = 3,44 c) x = 9,5 d) x = 5,4

- Củng cố tìm thành phần chưa biết.

Bài 3. SGK-T. 54

- GV yêu cầu HS nhìn tóm tắt nêu lại thành bài toán.

- Muốn biết quả thứ ba cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm NTN?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng Bài giải

Quả dưa thứ hai cân nặng là:

4,8 – 1,2 = 3,6 (kg)

Quả dưa thứ nhất và quả dưa thứ hai cân nặng là:

4,8 + 3,6 = 8,4 (kg) Quả dưa thứ ba cân nặng là:

14,5 – 8,4 = 6,1 (kg)

Đáp số: 6,1 kg

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 4 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 4 HS làm phiếu.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 2 HS nêu lại bài toán.

- HS nêu cách giải.

- HS làm vở.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(17)

3. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Cho HS nhắc lại kiến thức đã được củng cố trong tiết học.

- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau: Tính bằng hai cách

9,2 - 6,5 - 2,3 =

- Về nhà tự tìm các bài toán có lời văn dạng tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân để làm bài.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- Học sinh nêu - HS làm bài

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

TIẾT 22. ĐẠI TỪ XƯNG HÔ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Năm được khái niệm đại từ xưng hô.

- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn. Chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống.

- Điều chỉnh: Thay nội dung bài tập 1.

- GD HS chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

*QTE: Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống yêu nước và cảnh đẹp quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi: Truyền điện - Nội dung: Kể nhanh các đại từ thường dùng hằng ngày.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng: Đại từ xưng hô

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- HS mở sách giáo khoa, vở ghi đầu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút) Bài 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để làm bài.

- Đoạn văn có những nhân vật nào

- HS đọc

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn TLCH Sau đó chia sẻ kết quả

+ Có Hơ Bia, cơm và thóc gạo

(18)

- Các nhân vật làm gì?

- Những từ nào được in đậm trong câu văn trên?

- Những từ đó dùng để làm gì?

- Những từ nào chỉ người nghe?

- Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?

- Thế nào là đại từ xưng hô?

Bài 2: HĐ cả lớp

- Yêu cầu HS đọc lại lời của Hơ Bia và cơm

- Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?

Bài 3: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS thảo luận theo cặp

- Nhận xét các cách xưng hô đúng.

* KL: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc đến.

* Ghi nhớ

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ

+ Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng

+ Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng.

+ Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm

+ Những từ chỉ người nghe: chị, các ngươi.

+ Từ chúng - HS trả lời - HS đọc

+ Cách xưng hô của cơm rất lịch sự, cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.

- HS đọc

- HS thảo luận, chia sẻ theo cặp + Với thầy cô: xưng là em, con + Với bố mẹ: Xưng là con

+ Với anh em: Xưng là em, anh, chị + Với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình

- HS đọc ghi nhớ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)

Bài 1: HĐ nhóm

Điền các đại từ xưng hô vào các chỗ chấm sao cho phù hợp:

Thỏ và Rùa là đôi bạn gắn bó, thân thiết. Hôm nay hai bạn phải có mặt ở trường sớm hơn mọi ngày để chuẩn bị đón chào ngày lễ. Cả hai đều chưa biết làm cách nào để kịp đến trường mà đường đi phải qua cả đèo, cả suối. Hai bạn bàn nhau.

Thỏ nói:

- …. và … phải tính cách giúp nhau mới kịp đến trường được.

Rùa buồn rầu đáp:

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận nhóm bàn và làm bài trong nhóm.

- Nhận xét.

- Thứ tự từ cần điền: Tớ, cậu, tớ, cậu,

(19)

- … chậm như rùa, giúp gì … được!

Thỏ chợt nghĩ ra:

- … đừng lo, … đã nghĩ ra rồi! … chạy nhanh nên … sẽ cõng … băng đèo chạy đến bờ suối.

Rùa vui hẳn lên:

- Đúng rồi, thế mà .. không nghĩ ra. Đến suối, … sẽ xuống bơi và cõng … qua.

Thế là Thỏ cõng Rùa đến bờ suối, Rùa cõng Thỏ vượt qua suối. Hai bạn đến trường thật là sớm làm ai cũng thấy vui và bất ngờ.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài trong nhóm

- Nhận xét.

Bài 2: Cá nhân=> Cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV nhận xét chữa bài - Gọi HS đọc bài đúng

- 1 HS đọc lại bài văn đã điền đầy đủ.

Cậu, tớ, tớ, tớ, tớ, cậu, mình, tớ, cậu - HS chia sẻ

- HS đọc

- HS làm vào vở, chia sẻ kết quả - HS đọc

- HS đọc 4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Thế nào là đại từ xưng hô?

- Bạn bè xưng hô thế nào cho đúng?

*Củng cố, dặn dò:

- Nhắc HS xem lại nội dung bài, CBBS.

- HS trả lời.

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Kể chuyện)

TIẾT 11. NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.

- Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ và lời gợi ý; tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí.

- Yêu thích môn học; Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

*BVMT: DGHS có ý thức không săn bắn các loài ĐV trong rừng, góp phần giữ bảo vệ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.

* QTE: TE có quyền được sống trong MT hòa thuận giữa thiên nhiên và muông thú.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Vở, SGK,...

(20)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: 5 phút

- Thi kể chuyện một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương.

- Giáo viên nhận xét chung.

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

- HS thi kể - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 7 phút - GV kể 4 đoạn ứng với 4 tranh minh

hoạ trong SGK

- GV hướng dẫn kể: Giọng chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của con nai, tâm trạng người đi săn.

- HS theo dõi - HS nghe

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: 20phút

* Kể từng đoạn câu chuyện.

- Tổ chức cho HS kể theo cặp - Cho HS kể trước lớp

* Đoán xem câu chuyện kết thúc như thế nào và kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán.

- Tổ chức cho HS đoán thử:

- Thấy con nai đẹp quá, người đi săn có bắn nó không? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?

- Tổ chức cho HS kể theo cặp - GV kể tiếp đoạn 5.

- HS kể theo cặp.

- Kể trước lớp.

- HS trả lời phỏng đoán

- HS kể theo cặp - Kể trước lớp.

4. Hoạt động vận dụng: 3phút

* Kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Ý nghĩa câu chuyện?

* Củng cố, dặn dò:

- Về nhà kể lại câu chuyện “Người đi săn và con nai” cho mọi người nghe - Em sẽ làm gì để bảo vệ các loài thú hoang dã ?

- 2 học sinh kể toàn câu chuyện.

- Học sinh thảo luận và trả lời.

- Hãy yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý, đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên.

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

LỊCH SỬ

TIẾT 10. BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

(21)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cuộc mít tinh ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập: Ngày 2-9, nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên chính phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc.

- GT: (Không yêu cầu tường thuật, chỉ nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2-9- 1945 tại Quảng trường Ba Đình).

- Thích tìm hiểu lịch sử nước nhà. Năng lực hiểu biết cơ bản về lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, chiếu.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho học sinh tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" trả lời câu hỏi.

+ Hãy kể lại cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8- 1945.

+ Nêu ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng Tám?

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (24 phút)

Hoạt động 1: Quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945.

- Yêu cầu học sinh đọc SGK và dùng ảnh minh họa miêu tả quang cảnh của Hà Nội vào ngày 2-9-1945

- Tổ chức cho học sinh thi tả quang cảnh ngày 2-9-1945.

- Giáo viên kết luận .

Hoạt động 2: Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập.

- HS làm việc theo nhóm.

- Yêu cầu: Đọc SGK và trả lời câu hỏi.

+ Buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc ta diễn ra như thế nào?

- Câu hỏi gợi ý:

+ Buổi lễ bắt đầu khi nào?

+ Buổi lễ kết thúc ra sao?

- Học sinh nêu một số nét về diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập trước lớp.

- Học sinh dùng tranh minh họa, dùng lời của mình hoặc đọc các bài thơ có tả quang cảnh 2-9-1945

- HS tả - HS nghe.

- HS thảo luận nhóm - HS đọc

- Bắt đầu vào đúng 14 giờ.

- Giọng nói của Bác Hồ và những lời khẳng định trong bản Tuyên ngôn độc lập còn vang mãi trong mỗi người dân - 3 nhóm cử 3 đại diện lần lượt trình bày.

(22)

Hoạt động 3: Một số nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập

- Gọi 2 học sinh đọc 2 đoạn trích của Tuyên ngôn độc lập trong SGK.

- Yêu cầu: Hãy trao đổi với bạn bên cạnh và cho biết nội dung chính của hai đoạn trích bản Tuyên ngôn độc lập.

- Học sinh phát biểu ý kiến trước lớp.

Hoạt động 4: Ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945

+ Sự kiện lịch sử 2-9-1945 đã khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc Việt Nam, đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở Việt Nam?

+ Tuyên bố khai sinh ra chế độ nào?

+ Những việc đó tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc ta? Thể hiện điều gì về truyền thống của người Việt Nam?

- GV kết luận.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút)

- Yêu cầu HS: Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong buổi lễ tuyên bố độc lập.

- 2 em lần lượt đọc trước lớp.

- HS trao đổi để tìm ra nội dung chính.

- Khẳng định quyền độc lập. Chấm dứt chế độ thực dân phong kiến.

- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

- Truyền thống bất khuất kiên cường của người Việt Nam.

- HS thực hiện.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Ngày 2-9-1945 là ngày lễ gì của dân tộc ta?

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Ngày Quốc khánh của nước ta.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 21. TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ).

Nhận biết và sửa được lỗi trong bài.

- Rèn kĩ năng nhận biết được những ưu điểm của những bài văn hay; viết lại được 1 đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.

(23)

- Giáo dục HS chăm chỉ, trách nhiệm; năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

+ Tranh phong cảnh.

+ Bảng phụ ghi dàn ý bài 2

- HS: SGK, những ghi chép kết quả quan sát ,vở TLV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Trò chơi: Phóng viên

- Nội dung phỏng vấn: Kể tên những danh lam thắng cảnh của nước ta.

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài mới.

- HS tham gia chơi - HS nghe

- Học sinh mở sách giáo khoa và vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (10 phút)

- Gọi HS đọc lại đề bài tập làm văn

- GV: Đây là bài văn tả cảnh. Trong bài văn các em miêu tả cảnh vật là chính, cần lưu ý để tránh nhầm sang văn tả người hoặc tả cảnh sinh hoạt.

- Nhận xét chung Ưu điểm:

+ HS hiểu đề

+ Bố cục của bài văn khá rõ ràng + Trình tự miêu tả khá hợp lí + Diễn đạt câu, ý

Nhược điểm:

+ Lỗi chính tả: GV nêu tên các HS viết bài tốt, lời văn hay...

+ Lỗi điển hình về ý, dùng từ đặt câu cách trình bày bài văn, lỗi chính tả

- Viết lên bảng các lỗi điển hình

- Yêu cầu HS thảo luận phát hiện ra lỗi và cách sửa

- Trả bài cho HS

- HS đọc

- HS lắng nghe

- HS viết lỗi - HS thảo luận

- HS nhận bài và đọc lại bài của mình.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (22 phút) Bài 1: HĐ cá nhân=> Cả lớp

- Gọi HS đọc 1 bài

- Yêu cầu HS tự nhận xét, chữa lỗi

- Bài văn nên tả theo trình tự nào là hợp lí nhất?

- Mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn - Thân bài cần tả những gì?

- HS đọc

- HS nêu nhận xét của mình - Mở bài theo kiểu gián tiếp - HS nêu

(24)

- Phần kết bài nên viết như thế nào?

Bài 2: HĐ cá nhân=> Cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu

- Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay - Yêu cầu HS tự viết lại đoạn văn

- Gọi HS đọc lại đoạn văn vừa viết - Nhận xét em viết tốt

- HS đọc - HS theo dõi - HS viết bài

- HS đọc bài vừa viết - HS nghe

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Em rút ra được điều gì sau tiết học này ?

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 8/11/2021

NG: Thứ 5 ngày 11 tháng 11 năm 2021

TOÁN

TIẾT 54. LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cộng, trừ số thập phân.

- Rèn cho HS kĩ năng cộng, trừ số thập phân; Tính giá trị của biểu thức số tìm thành phân chưa bết của phép tính; vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu - HS: SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Trò chơi: Đoán nhanh đáp số 8,2 + x = 15,7 ; x + 7,7 = 25,7, x - 7,2 = 8,1 ; 6,5 - x = 1,5

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.

- Giới thiệu bài mới.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- HS mở SGK, trình bày bài vào vở.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (30 phút) Bài 1-(SGK.T.55): Tính:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào

(25)

vào vở.

- GV nhận xét, chốt lại: cách cộng trừ số thập phân.

- Củng cố cộng, trừ số thập phân.

Bài 2-(SGK.T.55): Tìm x:

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, nêu cách tìm thành phần chưa biết.

- GV nhận xét, chốt lại: cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.

- Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính.

Bài 3-(SGK.T.55): Tính bằng cách thuận tiện nhất:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- GV nhận xét, chốt lại:

a) a + b + c = a + (b + c) b) a - b - c = a - (b + c )

- Củng cố 1 số trừ đi một tổng.

Bài 4-(VBT.T.55):

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán

? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Cho HS làm bài vào vở.

- Gọi HS lên bảng chữa bài.

- Nhận xét, kiểm tra kết quả.

- Củng cố dạng toán có liên quan đến các phép tính cộng trừ STP.

vở.

*Kết quả:

a) 605,26 + 217,3 = 822,56 . b) 800,56 – 384,48 = 416,08 .

c)16,39 + 5,25 – 10,3 = 21,64 –10,3 = 11,34

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

*Kết quả:

a) x - 5,2 = 1,9 + 3,8 x - 5,2 = 5,7

x = 5,7 + 5,2 x = 10,9

b) x + 2,7 = 8,7 + 4,9 x + 2,7 = 13,6

x = 13,6 – 2,7 x = 10,9

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu yêu cầu bài - 2 HS lên bảng làm a) 12,45 + 6,98 + 7,55 = (12,45 + 7,55) + 6,98 = 20 + 6,98

= 26,98

b) 42,37- 28,73 - 11,27 42,37 - (42,37 + 11,27)

= 42,37- 40

= 2,37

- Các HS khác nhận xét - 1 HS đọc đề bài toán.

- 1 HS lên bảng chữa bài.

Bài giải

Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ hai là:

13,25 - 1,5 = 11,76(km)

Quãng đường người đi xe đạp đi trong hai giờ đầu là:

13,25 + 11,75 = 25(km)

Quãng đường người đi xe đạp đi trong

(26)

Bài 5-(SGK.T.55):

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán

? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Cho HS tóm tắt và làm bài vào vở giải theo 2 cách.

- Gọi HS lên bảng chữa bài.

- Nhận xét, kiểm tra kết quả.

- Củng cố dạng toán có liên quan đến các phép tính cộng trừ STP.

giờ thứ ba là:

36 - 25 = 11(km)

Đáp số: 11 km - 1 HS đọc đề bài toán.

+ Tóm tắt:

ST I + ST II + ST III = 8 ST I + ST II = 4,7

ST II + ST III = 5,5 - 1 HS lên bảng chữa bài.

Bài giải Số thứ ba là:

8 - 4,7 = 3,3 Số thứ nhất là:

8 - 5,5 = 2,5 Số thứ hai là:

4,7 – 2,5 = 2,2

- Nhận xét, kiểm tra kết quả.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Cho HS chốt lại những kiến thức đã học trong tiết dạy.

- Cho HS vận dụng làm bài sau:

Tìm X:

X + 5,34 = 14,7 - 4,56

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Học sinh nêu.

- HS làm bài

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

TIẾT 22. QUAN HỆ TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ.

- Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn. Xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó. Biết đặt câu với quan hệ từ

- GD HS chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

*GDMT: GD ý thức BVMT cho HS, không chặt phá rừng bừa bãi gây ra hậu quả nghiêm trọng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, máy chiếu - HS: SGK,VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

(27)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Trò chơi: Truyền điện

- Nội dung: Nêu những đại từ xưng hô thường dùng

- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng : Quan hệ từ

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa và vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (10 phút) Hoạt động 1. Nhận xét

Bài 1:

- HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Yêu cầu HS làm việc theo cặp

- Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu

- Từ in đậm biểu thị mối quan hệ gì?

- Gọi HS trả lời - GV nhận xét KL

a) Rừng say ngây và ấm nóng.

b) Tiếng hót dìu dặt của hoạ mi...

c) Không đơm đặc như hoa đào nhưng cành mai...

- Quan hệ từ là gì?

- Quan hệ từ có tác dụng gì?

Bài 2:

- Cách tiến hành như bài 1 - Gọi HS trả lời GV ghi bảng

- KL: Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng một cặp từ chỉ quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận câu.

Hoạt động 2. Ghi nhớ:

- HS đọc ghi nhớ

- HS đọc

- HS trao đổi thảo luận - HS nối tiếp nhau trả lời

a) và nối say ngây với ấm nóng (quan hệ liên hợp)

b) của nối tiếng hót dìu....(quan hệ sở hữu)

c) như nối không đơm đặc với hoa đào (quan hệ so sánh)

- nhưng nối câu văn sau với câu văn trước (quan hệ tương phản)

- HS trả lời

- HS thực hiện theo yêu cầu

a) Nếu ...thì...: biểu thị quan hệ điều kiện giả thiết.

b) Tuy...nhưng...: biểu thị quan hệ tương phản.

- HS đọc ghi nhớ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (20 phút)

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc nội dung yêu cầu bài

- Yêu cầu HS tự làm bài, trao đổi vở để kiểm tra chéo, chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét chữa bài

- HS đọc

- HS làm vào vở, trao đổi bài để kiểm tra chéo, 1HS lên bảng làm, chia sẻ trước lớp.

a, và nối Chim, Mây, Nước với Hoa.

của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi.

rằng nối cho với bộ phận câu đứng sau.

(28)

Bài 2: HĐ cặp đôi - HS làm tương tự bài 1 - GV kết luận lời giải đúng

Bài 3: HĐ cá nhân - Yêu cầu HS tự làm bài

4. Hoạt động vận dụng: (5 phút) - Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau:

để, do, bằng.

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn nói về tình bạn trong đó có sử dụng quan hệ từ.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học, nhắc nhở HS xem bài hôm sau.

b, và nối to với nặng.

như nối rơi xuống với ai ném đá.

c, với ngồi với ông nội

về nối giảng với từng loài cây.

- HS làm bài.

Đáp án

a) Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát

- Vì...nên...: biểu thị quan hệ nguyên nhân kết quả.

b) Tuy...nhưng...: biểu thị quan hệ tương phản.

- HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài, báo cáo giáo viên.

+ Em và An là đôi bạn thân.

+ Em học giỏi văn nhưng em trai em lại học giỏi toán.

+ Cái áo của tôi còn mới nguyên.

- HS đặt câu

- HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 22. LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức về cách viết đơn. Chọn nội dung viết phù hợp với địa phương.

- Viết được lá đơn (Kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lý do kiến nghị, thể hiện đầy đủ ND cần thiết.

- Giáo dục HS chăm chỉ, trách nhiệm; Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

* BVMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.

* QTE: quyền được tham gia bày tỏ ý kiến, thuyết trình tranh luận.

* KNS - Ra quyết định (làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi phá hoại môi trường)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(29)

- GV: Máy tính, máy chiếu.

+ Tranh phong cảnh.

+ Bảng phụ ghi dàn ý bài 2

- HS: SGK, những ghi chép kết quả quan sát, vở TLV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Kiểm tra, chấm bài của HS viết bài văn tả cảnh chưa đạt phải về nhà viết lại

- Nhận xét bài làm của HS

- Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu nội dung bài

- HS thực hiện - HS nghe

- HS nghe và thực hiện 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (30 phút)

- Gọi HS đọc đề

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 2 đề bài và mô tả lại những gì vẽ trong tranh.

- Trước tình trạng mà hai bức tranh mô tả.

Em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn kiến nghị để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.

* Xây dựng mẫu đơn

- Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn

- GV ghi bảng ý kiến HS phát biểu - Theo em tên của đơn là gì?

- Nơi nhận đơn em viết những gì?

- Người viết đơn ở đây là ai?

- Em là người viết đơn tại sao không viết tên em

- Phần lí do bài viết em nên viết những gì?

- Em hãy nêu lí do viết đơn cho 1 trong 2 đề trên?

- HS đọc dề

+ Tranh 1: Vẽ cảnh gió bão ở một khu phố, có rất nhiều cành cây to gãy, gần sát vào đường dây điện, rất nguy hiểm

+ Tranh 2: Vẽ cảnh bà con đang rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh dùng thuốc nổ đánh cá làm chết cả cá con và ô nhiễm môi trường

+ Khi viết đơn phải trình bày đúng quy định: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của đơn.

nơi nhận đơn, tên của người viết, chức vụ, lí do viết đơn, chữ kí của người viết đơn.

+ Đơn kiến nghị, hay đơn dề nghị.

+ Kính gửi: Công ti cây xanh xã ...

UBND xã ....

+ Người viết đơn phải là bác tổ trưởng dân phố...

+ Em chỉ là người viết hộ cho bác trưởng thôn.

+ Phần lí do viết đơn phải viết đầy đủ rõ ràng về tình hình thực tế, những tác động xấu đã, đang, và sẽ xảy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết.

- 2 HS nối tiếp nhau trình bày.

4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Vừa rồi các em học bài gì? - Học sinh phát biểu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Biết vận dụng để giải các bài toán có lời văn liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số thập phân...

[r]

-Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên của phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia. -Tiếp tục chia

- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. Muốn nhân một số

Ví dụ 1: Một sợi dây dài 8,4 mét được chia thành 4 đoạn bằng nhau.. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu

TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH AM..

[r]

Ví dụ 1: Một sợi dây dài 8,4 mét được chia thành 4 đoạn bằng nhau.. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu