• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả đánh giá mức độ quá tải sắt ở bệnh nhân thalassemia

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả đánh giá quá tải sắt bằng MRI

3.2.2. Kết quả đánh giá mức độ quá tải sắt ở bệnh nhân thalassemia

Bảng 3.19. Tỷ lệ các mức độ ferritin huyết thanh ở hai nhóm bệnh nhân phụ thuộc truyền máu và không phụ thuộc truyền máu (TDT và NTDT)

Ferritin huyết thanh (ng/ml)

Phụ thuộc truyền máu (TDT)

Không phụ thuộc

truyền máu (NTDT) Tổng cộng n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)

Không quá tải sắt

(≤ 600) 0 0 3 0,9 3 (0,7)

Quá tải sắt nhẹ

(601 – ≤1000) 0 0 12 3,4 12 (2,8)

Quá tải sắt trung bình (1001 – ≤ 2500)

15 18,1 161 45,9 176 (40,5)

Quá tải sắt nặng

(  2500) 68 81,9 175 49,9 243 (56)

Tổng cộng 83 100 351 100 434 (100)

Nồng độ trung

bình (X±SD) 4.229,8 ± 1.839,6 2.909,9 ± 1.678,7 p < 0,01 Nhận xét: Trong 434 bệnh nhân thalassemia được nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có ferritin huyết thanh mức quá tải sắt nặng, trung bình, nhẹ và bình thường lần lượt là 56%, 40,5%, 2,8% và 0,7%.

Trong 83 bệnh nhân nhóm TDT có 68 bệnh nhân có ferritin huyết thanh mức quá tải sắt nặng, chiếm 81,9%, không có bệnh nhân nào ferritin huyết thanh < 1000 ng/ml. Trong 351 bệnh nhân nhóm NTDT, tỷ lệ bệnh nhân có ferritin huyết thanh mức quá tải sắt nặng, trung bình, nhẹ và bình thường lần lượt là 49,9%, 45,9%, 3,4% và 0,9%. Sự khác nhau về tỷ lệ các mức độ quá tải sắt định lượng bằng ferritin huyết thanh giữa hai nhóm bệnh TDT và NTDT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (test χ2).

Nồng độ ferritin trung bình ở nhóm TDT là 4.229,8 ng/ml, cao hơn ở nhóm NTDT là 2.909,9 ng/ml, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (test t- student).

3.2.2.2. Đánh giá mức độ quá tải sắt tại gan

Bảng 3.20. Tỷ lệ các mức độ quá tải sắt tại gan (LIC) ở hai nhóm bệnh nhân TDT và NTDT (n = 434)

LIC (mg/g gan khô)

Phụ thuộc truyền máu (TDT)

Không phụ thuộc truyền máu (NTDT)

Tổng cộng n Tỷ lệ

(%) n Tỷ lệ

(%)

Bình thường (≤ 2) 0 0 5 1,4 5 (1,2)

Quá tải sắt nhẹ

(2 - ≤ 7) 3 3,6 28 8,0 31 (7,1)

Quá tải sắt trung bình

(7 - ≤ 15) 7 8,4 73 20,8 80 (18,4)

Quá tải sắt nặng

( 15) 73 88,0 245 69,8 318 (73,3)

Tổng cộng 83 100 351 (100) 434 (100)

Nồng độ trung bình

(X ± SD) 20,97 ± 6,0 18,0 ± 7,0 p < 0,01 Nhận xét: Trong 434 bệnh nhân thalassemia được nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có quá tải sắt trong gan mức độ nặng, trung bình, nhẹ và bình thường lần lượt là 73,3%; 18,4%; 7,1% và 1,2%.

Tỷ lệ bệnh nhân có quá tải sắt trong gan mức độ nặng, trung bình, nhẹ và bình thường lần lượt ở nhóm TDT là 88,0%; 8,4%; 3,6% và 0% và ở nhóm NTDT là 69,8%; 20,8%; 8,0% và 1,4%. Sự khác nhau về tỷ lệ các mức độ quá tải sắt tại gan giữa hai nhóm bệnh TDT và NTDT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Nồng độ LIC trung bình ở nhóm TDT là 20,97 mg/g gan khô, cao hơn ở nhóm NTDT là 18,0 mg/g gan khô, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

3.2.2.3. Đánh giá mức độ quá tải sắt tại tim

Bảng 3.21. Tỷ lệ các mức độ quá tải sắt tại tim (T2* tim) ở hai nhóm bệnh nhân TDT và NTDT (n = 434)

T2*tim (ms)

Phụ thuộc truyền máu (TDT)

Không phụ thuộc

truyền máu (NTDT) Tổng cộng

n % n %

Bình thường

( 20) 48 57,8 321 91,5 369 (85,0)

Quá tải sắt nhẹ

(15 - ≤ 20) 10 12,0 13 3,7 23 (5,3)

Quá tải sắt trung bình

(10 - ≤ 15) 7 8,4 12 3,4 19 (4,4)

Quá tải sắt nặng

(10) 18 21,7 5 1,4 23 (5,3)

Tổng cộng 83 100 351 100 434 (100)

Giá trị trung bình

(X ± SD) 24,0 ± 14,6 36,4 ± 13,3 p < 0,01 Nhận xét: Trong 434 bệnh nhân thalassemia được nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có quá tải sắt trong tim mức độ nặng, trung bình, nhẹ và bình thường lần lượt là 5,3%, 4,4 %, 5,3% và 85%.

Tỷ lệ bệnh nhân có quá tải sắt trong tim mức độ nặng, trung bình, nhẹ và bình thường ở nhóm TDT lần lượt là 21,7%; 8,4%; 12,0% và 57,8% và ở nhóm NTDT là 1,4%; 3,4 %; 3,7% và 91,5%. Sự khác nhau về tỷ lệ các mức độ quá tải sắt tại tim giữa hai nhóm bệnh TDT và NTDT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Chỉ số T2* tim trung bình ở nhóm TDT là 24,0 ms, thấp hơn nhóm NTDT là 36,4 ms, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

3.2.2.4. Tìm hiểu mối tương quan giữa các chỉ số ferritin huyết thanh, LIC và T2* tim a) Mối tương quan giữa ferritin và LIC

Nhận xét: Giữa chỉ số ferritin huyết thanh và nồng độ sắt trong gan (LIC) ở cả hai nhóm nhóm phụ thuộc truyền máu (TDT) và không phụ thuộc truyền máu (NTDT) có mối tương quan thuận mức độ trung bình (r tương ứng là r1 = 0,419, r2 = 0,325), có ý nghĩa thống kê với p  0,05.

b) Mối tương quan giữa ferritin và T2* tim

Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa ferritin và T2* tim ở bệnh nhân thalassemia (n = 434)

Phụ thuộc truyền máu (1) Không phụ thuộc truyền máu (2) Phụ thuộc truyền máu (1) Không phụ thuộc truyền máu (2)) r1 = 0,419

r2 = 0,325

Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa ferritin và LIC ở hai nhóm bệnh nhân TDT và NTDT (n = 434)

Nhận xét: Giữa chỉ số ferritin huyết thanh và T2* tim có mối tương quan nghịch ở mức độ trung bình với r = - 0,360, mối tương quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa quá tải sắt tại tim và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân thalassemia (n = 434)

Quá tải sắt tại tim Ferritin (ng/ml)

Không (T2* tim > 20 ms)

(n, %)

(T2* tim ≤ 20 ms)

(n, %)

Tổng cộng (n, %)

≤ 2500 183 (95,8) 8 (4,2) 191 (100)

> 2500 186 (76,5) 57 (23,5) 243 (100)

Tổng cộng 369 (85,0) 65 (15,0) 434 (100)

p < 0,001; OR = 0,143; CI 95% [0,066; 0,307]

Nhận xét: Có mối liên quan giữa tình trạng quá tải sắt tại tim (T2* tim ≤ 20 ms) với nồng độ ferritin huyết thanh. Với nồng độ ferritin huyết thanh >

2.500 ng/ml thì có 23,5% bệnh nhân bị quá tải sắt tại tim (T2* tim ≤ 20 ms), khi ferritin ≤ 2.500 ng/ml thì chỉ có 4,2% bệnh nhân bị quá tải sắt tại tim, sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân có quá tải sắt ở tim trong hai nhóm nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, OR = 0,143, CI 95% [0,066; 0,307].

c) Mối tương quan giữa LIC và T2* tim

Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa LIC và T2* tim ở bệnh nhân thalassemia (n = 434)

Nhận xét: Giữa LIC và T2* tim có mối tương quan nghịch ở mức độ trung bình với r = -0,313, mối tương quan nghịch này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa quá tải sắt tại tim và nồng độ sắt trong gan (LIC) ở bệnh nhân thalassemia (n = 434)

Quá tải sắt tại tim LIC (mg/g gan khô)

Không (T2* tim > 20 ms)

(n, %)

Có (T2* tim ≤ 20 ms) (n, %)

Tổng cộng (n, %)

≤ 15 110 (94,8) 6 (5,2) 116 (100)

> 15 259 (81,4) 59 (18,6) 318 (100)

Tổng cộng 369 (85,0) 65 (15,0) 434 (100)

p < 0,001; OR = 0,234; CI95% [0,102; 0,578]

Nhận xét: Có mối liên quan giữa tình trạng quá tải sắt tại tim (T2* tim ≤ 20 ms) và nồng độ sắt trong gan (LIC). Với LIC  15 mg/g gan khô thì có 18,5% bệnh nhân bị quá tải sắt ở tim (T2* tim ≤ 20 ms), khi LIC ≤ 15 mg/ g gan khô thì chỉ có 5,2% bệnh nhân bị quá tải sắt tại tim, sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân bị quá tải sắt tại tim giữa hai nhóm nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, OR =0,234; CI95% [0,102; 0,578].

3.2.3. Mối liên quan giữa quá tải sắt với tổn thương các cơ quan