• Không có kết quả nào được tìm thấy

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu cùng với những kết quả đã nêu ở phần nội dung của luận văn, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:

Dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và PCTT là một trong những phương thức dạy học tốt nhất hiện nay để giúp HS tiếp cận kiến thức và hình thành các năng lực để ứng phó với BĐKH và phòng chống TT. Mục tiêu của dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và PCTT vừa góp phần “ gieo” vào người học kiến thức, kỹ năng, thái độ về UPVBĐKH và PCTT, vừa hình thành năng lực giải quyết các vấn đề về BĐKH và TT ở địa phương. Thông qua thực hiện GDUPVBĐKH và PCTT, giáo dục thể hiện vai trò quan trọng trong ứng phó với BĐKH toàn cầu và TT hiện nay. Đồng thời mở ra cơ hội tái định hướng quá trình dạy học, làm cho việc dạy và học trở nên sáng tạo hơn, có ý nghĩa hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực người học trong bối cảnh hiện nay.

Trong thực tế triển khai đưa nội dung dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT vào nhà trường, chưa có sự thống nhất về khái niệm, mục tiêu của dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT, chưa có một chương trình quy định khung cơ bản về nội dung GDUPVBĐKH và GDPCTT, mục tiêu yêu cầu của GDUPVBĐKH và GDPCTT nói chung và dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong nhà trường nói riêng. Các mục tiêu, nội dung, nguyên tắc dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT được đề xuất trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm mới chỉ dừng lại ở phạm vi chương trình địa lí 12 THPT.

Dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong nhà trường phổ thông nói chung, qua các môn Địa lí có nhiều lợi thế thông qua các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Đa số các GV dạy môn Địa lí ở trường THPT đã nhận thức được tầm quan trọng của dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT đối với việc phát huy năng lực HS và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, đạt được mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên để thực hiện được dạy học GDUPVBĐKH và GDPCTT trong chương trình địa lí 12 THPT, đòi hỏi GV phải nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung chương trình địa lí 12, nội dung cần tích hợp, lựa chọn PPDH và hình thức dạy học, thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp để đạt được mục tiêu dạy học.

Kết quả tổ chức thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi, hiệu quả của vấn đề nghiên cứu. Dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT không chỉ có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lục HS, nâng cao chất lượng dạy học, mà còn giúp HS vận dụng kiến thức đã học về BĐKH và TT để giải thích những vấn đề thực tiễn tại địa phương, vùng, quốc gia. Từ đó nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trước những vấn đề đang đặt ra cho đất nước và toàn cầu.

Qua quá trình nghiên cứu một cách toàn diện về việc tổ chức dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong chương trình địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

- Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo:

+ Tổ chức biên soạn tài liệu, sách tham khảo về dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT cũng như hình thành và nâng cao năng lực tổ chức dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT cho GV một cách thuận lợi nhất.

+ Có kế hoạch và lộ trình triển khai phương án dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong nhà trường phổ thông một cách cụ thể, kịp thời để các chuyên gia xây dựng chương trình, biên soạn SGK, GV, cán bộ quản lí giáo dục chủ động tiếp cận và thực hiện.

+ Cần phải tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng thường xuyên cho GV về dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT, cách thức thiết kế, tổ chức dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT, cách đánh giá kết quả học tập của HS sau chủ đề.

+ Tiếp tục đầu tư, đổi mới trang thiết bị, hiện đjai hóa cơ sở vật chất ở các nhà trường phổ thông đảm bảo cho việc dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT của GV và HS đạt kết quả cao.

- Đối với nhà trường THPT:

+ Động viên, quán triệt tinh thần dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT thông qua các cuộc thi, phong trào thi đua về thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT.

+ Tạo điều kiện cho GV tam gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về dạy học tích hợp do Sở Giáo dục và Đào tạo/ Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

+ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, cần tích cực đưa các nội dung liên quan đến GDUPVBĐKH và GDPCTT vào sinh hoạt tổ/

nhóm chuyên môn.

- Đối với bản thân mỗi GV:

+ Tăng cường sử dụng kiến thức tích hợp về BĐKH và PCTT trong dạy học địa lí THPT nói chung và dạy học địa lí 12 nói riêng. Thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong tổ bộ môn. Tham gia các lớp tập huấn, bỗi dưỡng về dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT do Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

+ Mạnh dạn đề xuất các phương án dạy học tích hợp GDUPVBĐKH và GDPCTT trong chương trình địa lí 12 THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tác giả trong nước

1 . Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), Đề cương tuyên truyền công tác phòng, chống thiên tai, Tạp chí của ban tuyên giáo Trung ương.

2 . Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường

3 . Bộ giáo dục và đào tạo ( 2015), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

4 . Bộ giáo dục và đào tạo ( 2014 ), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2019), Tài liệu giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường mầm non, trường phổ thông.

6 . Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2010), Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT ngày 8 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt “ Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-20120”

7 . Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2014), Quyết định số 329/QĐ-BGDĐT ngày 25/01/2014 về việc phê duyệt Đề án “ Thông tin tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong trường học giai đoạn 2013-20120”

8 . Chính phủ ( 2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2010 ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

9 . Đào Ngọc Hùng ( 2014), “ Giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh trung học ở đồng bằng sông Cửu Long thông qua phương pháp tiếp cận đa phương diện”, Hội nghị khoa học Địa lí lần thứ 8, quyển 1, Nxb Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, trang 1340 -1346.

10 . Đặng Văn Đức ( 2005), Lí luận dạy học Địa lí ( Phần đại cương), NXB Đại học Sư phạm

11 . Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng ( 2003), Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại học sư phạm.

12. Đặng Duy Lợi, Đào Ngọc Hùng ( 2014), Giáo trình Biến đổi khí hậu, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

13 . Kỷ yếu hội thảo khoa học “ Dạy học tích hợp - Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông” Bộ GD-ĐT tháng 11/2012

14. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành (1997), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15. Lê Văn Khoa ( chủ biên) và nnk ( 2012), Giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu,

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

16. Lý Minh Tiến- Nguyễn Thị Tứ Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học sư phạm TPHCM.

17. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier ( 2012), Lí luận dạy học hiện đại- Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học.

18. Nguyễn Văn Cường, bernd Meier ( 2014), Lý luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học sư phạm.

19. Nguyễn Anh Dũng (2013), Phương án thực hiện quan điểm tích hợp trong phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt nam giai đọa sau 2015, nhiệm vụ cấp Bộ, mã số: B2011-37-07NV

20. Nguyễn Kim Hồng, Huỳnh Công Minh Hùng ( 2013), Dạy học tích hợp trong trường phổ thông AUSTRALIA, số 42, tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM.

21. Nguyễn Trọng Hiệu và nnk ( 2012), Giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu cấp trung học ( Tài liệu tham khảo dành hco Giáo viên và học sinh), Hà Nội, 2012.

22. Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh (2015), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm

23. Ngô Thị Hải Yến ( 2010), sử dụng kênh hình để tổ chức các hoạt độngnhận thức cho học sinh trong dạy học Địa lí 9 theo hướng tích cực, luận án tiến sĩ, Khoa Địa lí, Đại học sư phạm Hà Nội.

24. Nghị quyết số 29-NQ/TW (2013), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế./

25 . Nguyễn Thị Kim Liên ( 2014), Phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án trong dạy học Địa lí lớp 12 - THPT, luận án Tiến sí, Khoa Địa lí, ĐH sư phạm Hà Nội.

26. Trần Bá Hoành (2002), Dạy học tích hợp, tạp chí khoa học giáo dục, số 12.

27. Trần Thị Thanh Thủy ( 2014), Kiểm tra đánh giá và định hướng dạy học phát triển năng lực cho người học môn Địa lí ở trường phổ thông, Kỉ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ VIII.

28. Trần Thị Thanh Thủy ( chủ biên) ( 2016), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, quyển 2, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

29. Trương Quang Học ( chủ biên) ( 2011), Tài liệu tập huấn về BĐKH, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

30. Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam ( 2011), Một số điều cần biết về Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học và kỹ thuật

31. Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường ( 2013), tuyển tập báo cáo “ Chuyển kiến thức khoa học thành hành động trong ứng phó với BĐKH và bào vệ tài nguyên và môi trường”, Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ 16, Hà Nội.

Tác giả nước ngoài

32 . Geofrey Petty (2002) Dạy học ngày nay, DA Việt-Bỉ. Nxb Đại học Sư phạm 33 . Jean Piaget (2001), Tâm lí học và Giáo dục học. Nxb Giáo dục.

34 . I.f.Kharlamop (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. IPCC, 2007: Climate Change 2007: Synthesis Report-Summary for Policymakers, Assessment of Working Groups I, II and III to the Third Assessment Report of the IPCC, Cambridge University Press. [10] Ủy ban nhân.

36. Robert J. Marzano, Nguyễn Hữu Châu (dịch) (2013), Nghệ thuật và khoa học dạy học, Nxb Giáo dục Việt Nam.

37. Xavier Rocgiers: Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường ( Người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị), NXB Giáo dục ( 1996))

Trang Web

1. http://www.imh.ac.vn/

2. http://phongchongthientai.vn/default.aspx 3. http://dwrm.gov.vn

4. http://vea.gov.vn 5. https://www.unicef.org 6. https://www.nhandan.com.vn

7. https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn8.

8. https://giaoducthoidai.vn

PHỤ LỤC