• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2. Kiến nghị

2.1.Đối vớiCông Ty

 Với những cơ hội và thách thức đặt ra phía trước, Công Ty Cổ Phần 28 Đà Nẵng cần xác định cho mình con đường đúng đắn nhằm đem lại hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu, chiếm một vị thế cao trong thị trường nhằm nâng cao thương hiệu củaCông Ty trên thị trường trong và ngoài nước.

 Công Ty cần có các chính sách đãi ngộ, khuyến khích lao động làm việc nhiệt tình, hăng say, nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh. Công Ty cần xem xét hỗ trợ tiền thưởng Tết Nguyên Đán cho người lao động để khích lệ tinh thần làm việc ngày càng cao.

 Công Ty phải thường xuyên kiểm tra hiệu quả hoạt động, cải tiến, đổi mới máy móc, dây chuyền công nghệ, đầu tư thêm tài sản cố định.

 Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những biện pháp và kếhoạch sản xuất.

 Thường xuyên bồi dưỡng, huyến luyện đội ngũ nhân viên các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, nâng cao khả năng ngoại ngữ nhằm hạn chế những rủi ro do không hiểu hết được hợp động xuất khẩu.

 Nâng cao, đẩy mạnh hoạt động Marketingđể nhiều khách hàng biết đến sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

phẩm của Công Ty, duy trì các đối tác khách hàng cũ đồng thời mở rộng, giới thiệu quảng bá sản phẩm và hình ảnh của mình trên thị trường trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm những khách hàng mới.

2.2.Đối với Nhà Nước

Việt Nam đã gia nhập WTO, và Hoa Kỳ đã thiết lập quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam, đây là một cơ hội và cũng là một thách thức với các doanh nghiệp của Việt Nam. Để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt nam vào thị trường Mỹnói chung và sản phẩm của Công Ty CổPhần28 Đà Nẵng nói riêng, nhà nước Việt Nam nên có những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy quá trình xuất khẩu, cụthểlà:

 Cải cách các thủ tục Hải Quan theo hướng đơn giản hóa, chuẩn mực và đúng quy định Quốc tế. Cần loại bỏ các loại phí bất hợp lý ở tất cả các khâu vận tải, bốc xếp, thủ tục Hải Quan, thuế,…

 Hiên nay, hàng vải sợi, may mặc từ ngoài nước tràn vào từnhiều nguồn (trốn lậu thuế, hàng cũ) giá rất rẻlàm cho sản xuất trong nước bị ảnh hưởng. Vì vậy, nhà nước cần đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống gian lận thương mại, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, xửlý nghiêm theo quyđịnh của pháp luật các hành vi vi phạmđểbảo vệquyền lợi hợp pháp và chính đáng của các doanh nghiệp.

 Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam thường phải xuất theo điều kiện FOB do hệthống cảng và tải trọng của tàu không lớn, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhà nước mất đi một nguồn thu khá lớn. Do đó, nhà nước sớm xây dựng được một hệthống cảng và các đoàn tàu có tải trọng lớn đáp ứng nhu cầu cho hoạt động giao hàng xuất khẩu.

 Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, thu hút trên 50 vạn lao động và có tiềm năng xuất khẩu lớnthìđòi hỏi phải có nguồn vốn lớn. Vì vậy, Nhà nước nên thay đổi cơ chếcho vay tại các ngân hàng theo hướng đơn giản hoá các thủtục, giảm lãi suất cho vay.

 Nhà nước cần hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xửlý thu thập thông tin về thị trường xuất nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp đề ra phương án kinh doanh có hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xoá bỏ các thủ tục phiền hà và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họchấp nhận bỏvốn đầu tư lâu dài. Phấn đấu làm cho chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuếxuất nhập khẩu có định hướng nhất quán để không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tính toán hiệu quảkinh doanh. Giảm dần, tiến tới ngừng áp dụng các lệnh cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời.

 Xuất phát từthực tế đó, em kiến nghị với nhà nước có chế độ cho vay ưu đãi 50% nhu cầu vốn đầu tư cho ngành công nghiệp này với lãi xuất 3 - 4% trên một năm, thời gian vay từ10 - 15 năm, có thời gian ân hạn là 3 năm, vì đây là ngành công nghiệp cần vốn lớn và thời gian thu hồi vốn khá dài.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tài liệu liên quan