• Không có kết quả nào được tìm thấy

Điều kiện chăn nuôi và vệ sinh chuồng/ trại gia cầm

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng môi trường làm việc, sức khoẻ, kiến thức, thực hành

3.2.2. Điều kiện chăn nuôi và vệ sinh chuồng/ trại gia cầm

vi khuẩn hiếu khí trung bình ở các chuồng/trại chăn nuôi gia cầm đạt 27.773,6

± 44.280,1 vi khuẩn/m3, xã Hồng Thái là 143.467,7 ± 124.733,8 vi khuẩn/m3 và chuồng/ trại chăn nuôi của 1 gia đình ở xã Hồng Thái có số vi khuẩn hiếu khí đạt tới 4.620.000 vi khuẩn/m3 không khí. Sự khác nhau về lượng vi khuẩn hiếu khí trung bình đo được ở các chuồng/trại chăn nuôi gia cầm giữa hai xã có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

- Lượng nấm mốc trung bình ở 46 chuồng chăn nuôi gia cầm ở 2 xã nghiên cứu là 9.239,4 ± 12298,1 bào tử/m3, xã Đại Xuyên là 4.057,6 ± 4330,1 bào tử/m3, xã Hồng Thái là 14.421,1 ± 15.297,6 bào tử/m3. Sự khác nhau về số nấm mốc trung bình đo được ở các chuồng/trại chăn nuôi gia cầm giữa hai xã có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

- Lượng vi khuẩn gây tan máu trung bình ở 46 chuồng/ trại chăn nuôi thuộc 2 xã nghiên cứu là 2.169,2 ± 1.559,3 vi khuẩn/m3. Trong đó, xã Đại xuyên là 1.379,3 ± 1.123,5 vi khuẩn/m3 và xã Hồng Thái là 2.959 ± 1.551,3.

Sự khác nhau về lượng vi khuẩn gây bệnh trung bình đo được ở các chuồng/trại chăn nuôi gia cầm giữa hai xã có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Trong tổng số 90 hộ gia đình của 2 xã nghiên cứu: có 43,3% số hộ gia đình thả gia cầm ngoài đồng/ao/hồ, trong đó ở xã Đại Xuyên nuôi gia cầm ngoài đồng/ao/hồ chiếm 55,6% (25/45 hộ gia đình) nhiều hơn ở xã Hồng Thái tỷ lệ là 31,1% (14/45 hộ gia đình). Tỷ lệ nuôi trong chuồng ở xã Hồng Thái chiếm 22,2% (10/45 hộ gia đình), trong khi đó xã Đại Xuyên là 6,7% (3/45 hộ gia đình). Phương thức nuôi gia cầm thả ngoài sân tại xã Đại Xuyên chiếm 37,8% còn xã Hồng Thái là 46,7%.

Bảng 3.7: Phân bố tỷ lệ khoảng cách từ chuồng/ trại nuôi gia cầm tới nhà ở của các hộ gia đình nghiên cứu

Khoảng cách từ chuồng trại chăn

nuôi đến nhà ở

Đại Xuyên (n=45)

Hồng Thái (n=45)

Chung 2 xã (n=90)

n % n % n %

< 1m 20 44,4 31 68,9 51 56,7

1 - 5m 17 37,8 9 20,0 26 28,9

6 - 10m 8 17,8 4 8,9 12 13,3

> 10m 0 0,0 1 2,2 1 1,1

2 = 6,998; p > 0,05)

Khoảng cách từ chuồng nuôi gia cầm đến nhà ở chủ yếu tại hai xã là dưới 1m chiếm 56,7% (51/90 hộ gia đình). Trong đó ở xã Hồng Thái tỷ lệ khoảng cách dưới 1m chiếm 68,9% (31/45 hộ gia đình), ở xã Đại Xuyên chiếm 44,4% (20/45 hộ gia đình). Khoảng cách chuồng nuôi gia cầm tới nhà ở trên 10m chỉ có 1 hộ gia đình tại xã Hồng Thái chiếm 1,1% (1/90 hộ gia đình).

Bảng 3.8: Phân bố tỷ lệ các khoảng cách từ chuồng/trại nuôi gia cầm tới bếp của các hộ gia đình nghiên cứu

Khoảng cách

Đại Xuyên (n=45)

Hồng Thái (n=45)

Chung 2 xã (n = 90)

n % n % n %

< 1m 28 62,2 31 68,9 59 65,6

1 - 5m 16 35,6 11 24,5 27 30

6 - 10m 1 2,2 2 4,4 3 3,3

> 10m 0 0 1 2,2 1 1,1

2 = 2,415; p > 0,05)

Tương tự khoảng cách từ chuồng trại nuôi gia cầm với nhà ở, khoảng cách từ chuồng nuôi gia cầm tới bếp nấu thức ăn chủ yếu dưới 1m chiếm 65,6% (59/90 hộ gia đình), trong đó ở xã Hồng Thái tỷ lệ là 68,9% (31/45 hộ gia đình) và xã Đại Xuyên tỷ lệ này là 62,2% (28/45 hộ gia đình). Khoảng trên 10m từ chuồng nuôi gia cầm tới nhà bếp nấu thức ăn cũng chỉ có 1 hộ gia đình tại xã Hồng Thái.

Bảng 3.9: Phân bố tỷ lệ các khoảng cách từ chuồng/ trại nuôi gia cầm tới giếng nước, bể chứa nước ăn của các hộ gia đình nghiên cứu

Khoảng cách

Đại Xuyên (n=45)

Hồng Thái (n=45)

Chung 2 xã (n = 90)

n % n % n %

< 1m 31 68,9 31 68,9 62 68,9

1m - 5m 13 28,9 14 31,1 27 30

5m - 10m 1 2,2 0 0 1 1,1

2 = 0,991; p > 0,05)

Khoảng cách từ chuồng trại nuôi gia cầm đến giếng nước, bể chứa nước ăn tập trung chủ yếu dưới 1m, tại m i xã đều có 31 hộ gia đình chiếm 68,9% (31/45 hộ gia đình). Còn khoảng cách từ 6m đến 10m chỉ có 1 hộ gia đình của xã Đại Xuyên chiếm tỷ lệ 1,1%.

Bảng 3.10: Phân bố tỷ lệ các loại chuồng/ trại nuôi gia cầm của các hộ gia đình nghiên cứu

Loại chuồng nuôi gia cầm

Đại Xuyên (n=45)

Hồng Thái (n=45)

Chung 2 xã (n = 90)

n % n % n %

Kiên cố 14 31,1 13 28,9 27 30,0

Tạm bợ 5 11,1 7 15,6 12 13,3

Chuồng hở 21 46,7 24 53,3 45 50,0

Chuồng kín có quạt hút 5 11,1 1 2,2 6 6,7

2 = 3,096; p > 0,05)

Trong tổng số 90 hộ gia đình nghiên cứu có 6/90 hộ gia đình (6,7%) xây dựng chuồng trại nuôi gia cầm khép kín có quạt thông gió, trong đó ở xã Đại Xuyên có 5/45 hộ gia đình, còn xã Hồng Thái có 1/45 hộ gia đình. Tại hai xã chuồng hở, thông gió tự nhiên có 50% số hộ gia đình (45/90 hộ gia đình), với xã Hồng Thái là 53,3%, xã Đại Xuyên là 46,7%. Số hộ làm chuồng trại tạm bợ để nuôi gia cầm tại hai xã là 13,3% với xã Hồng Thái 15,6% và Đại Xuyên 11,1%. Số hộ làm chuồng kiên cố lần lượt là 14/45 hộ gia đình chiếm 31,1% tại xã Đại Xuyên và 13/45 hộ gia đình chiếm 28,9% tại xã Hồng Thái.

Bảng 3.11: Tình trạng vệ sinh chuồng trại nuôi gia cầm tại các hộ gia đình nghiên cứu

Tình trạng vệ sinh chuồng trại

Đại Xuyên (n=45)

Hồng Thái (n=45)

Chung 2 xã (n = 90)

n=45 % n=45 % n = 90 %

Sạch 8 17,8 1 2,2 9 10,0

Bẩn 37 82,2 44 97,8 81 90,0

2 = 6,049; p < 0,05)

Tỷ lệ tới 90% (81/90 hộ gia đình) số chuồng trại nuôi gia cầm của 2 xã nghiên cứu ở tình trạng bẩn, trong đó ở xã Hồng Thái tỷ lệ này chiếm tới 97,8% còn xã Đại Xuyên tỷ lệ này chiếm 82,2%.

Bảng 3.12: Tình trạng môi trường xung quanh chuồng trại nuôi gia cầm

Môi trường xung quanh

Đại Xuyên (n=45)

Hồng Thái (n=45)

Chung 2 xã (n = 90)

n % n % n = 90 %

Sạch sẽ 1 2,2 1 2,2 2 2,2

Có rãnh thoát 14 31,1 13 28,9 27 30,0

Có hố ủ phân 8 17,8 4 8,9 12 13,3

Bẩn bụi, phân vương vãi 38 84,4 44 97,8 82 91,1 Chỉ có 2,2% (2/90 hộ gia đình) số chuồng trại nuôi gia cầm của 2 xã nghiên cứu ở tình trạng sạch sẽ; 30,0% số hộ gia đình có rãnh thoát nước thải, trong đó xã Đại Xuyên có 31,1% số hộ còn xã Hồng Thái chỉ có 28,9% số hộ.

13,3% số hộ gia đình ở 2 xã nghiên cứu có hố ủ phân gia cầm và tập trung chủ yếu ở xã Đại Xuyên là 18,7% còn xã Hồng Thái là 8,9%. Bẩn bụi, phân vương vãi tại môi trường xung quanh chuồng trại chiếm tỷ lệ lớn với 84,4%

tại xã Đại Xuyên và 97,8% tại xã Hồng Thái.

Bảng 3.13: Tỷ lệ hộ gia đình có nơi chứa nước thải vệ sinh

Nơi chứa nước thải

Đại Xuyên (n=45)

Hồng Thái (n=45)

Chung 2 xã (n = 90)

n % n % n %

Có hố, ủ chứa vệ sinh 8 17,8 5 11,1 13 14,4 Chảy thẳng ra ao hồ, rãnh 37 82,2 40 88,9 77 85,6

2 = 2,803; p > 0,05)

Chỉ có 14,4% số hộ gia đình có hố ủ chứa nước thải gia cầm hợp vệ sinh, trong đó chủ yếu ở xã Đại Xuyên (11,1%), còn lại đa số hộ gia đình không có hố ủ chứa nước thải mà cho chảy thẳng ra ao, hồ, cống rãnh trong thôn (85,6%), trong đó ở xã Hồng Thái tỷ lệ này là 88,9% và xã Đại Xuyên là 82,2%.