• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kim loại tác dụng với dung dịch muối (4 trường hợp)

Trong tài liệu Ôn tập Hóa 10 Nâng cao (Trang 86-92)

Trường hợp 1: 1 kim loại và 1 dung dịch muối

1. Lấy 2 thanh kim loại M hoá trị II. Thanh 1 nhúng vào 250 mL dung dịch FeSO4; thanh 2 nhúng vào 250 mL dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh 1 tăng 16g, thanh 2 tăng 20g. Biết nồng độ mol/L của 2 dung dịch ban đầu bằng nhau. Vậy M là

A. Mg B. Ni C. Zn D. Be

2. Lấy 2 thanh kim loại R hoá trị II có khối lượng p(g).

Thanh 1 nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2; thanh 2 nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau thí nghiệm thanh 1 giảm 0,2%, thanh 2 tăng 28,4%. Biết số mol muối nitrat của R tạo ra trong 2 dung dịch bằng nhau. Vậy R là

A. Fe B. Ni C. Zn D. Mg

3. Nhúng 1 thanh Al nặng 45g vào 400ml dd CuSO4 0,5M. Sau 1 thời gian lấy thanh Al ra cân nặng 46,38g.

Khối lượng Cu thoát ra là

A. 0,64g B. 1,28g C. 1,92g D. 2,56g

4. Nhúng 1 thanh kim loại hóa trị II vào dd CuSO4 dư.

Sau phản ứng khối lượng thanh kim loại giảm 0,24g.

Cũng thanh kim loại đó nếu nhúng vào dd AgNO3 thì khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh kim loại tăng 0,52g.

Kim loại đó là

A. Pb B. Cd C. Sn D. Al 5. Ngâm 1 vật bằng Cu có khối lượng 15g trong 340g dd AgNO3 6%. Sau 1 thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dd giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là

A. 3,24g B. 2,28g C. 17,28g D.

24,12g

6. Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm đi 4,06g so với dd XCl3. Công thức của XCl3

A. InCl3 B. GaCl3 C. FeCl3 D. GeCl3

7. Nhúng thanh Zn vào dd chứa 8,32g CdSO4. Sau khi khử hoàn toàn ion Cd2+ khối lượng thanh Zn tăng 2,35%

so với ban đầu. Khối lượng thanh Zn ban đầu là

A. 80g B. 72,5g C. 70g D. 83,4g

8. Nhúng thanh kim loại R hóa trị II vào dd CuSO4. Sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dd Cu(NO3)2 sau 1 thời gian thấy khối lượng tăng 7,1g. Biết số mol R tham gia ở 2 trường hơph như nhau. R là

A. Cd B. Zn C. Fe D.

Sn

Trường hợp 2 : 2 kim loại và 1 dung dịch muối

Trật tự phản ứng xảy ra là: kim loại nào hoạt động mạnh hơn xảy ra trước, kém hoạt động hơn xảy ra sau.

1. Lấy 1,36g hỗn hợp gồm Mg và Fe cho vào 400 mL dung dịch CuSO4CM, sau khi phản ứng xong thì nhận được 1,84g chất rắn Y và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z, lọc kết tủa nung ngoài không khí được 1,2g chất rắn (gồm 2 oxit kim loại). Vậy CM của dung dịch CuSO4

A. 0,02 M B. 0,05 M C. 0,08 M D. 0,12 M

2. Lấy 2,144g hỗn hợp A gồm Fe, Cu cho vào 0,2 lít dung dịch AgNO3CM, sau khi phản ứng xong nhận được 7,168g chất rắn B và dung dịch C. Cho NaOH vào dung dịch C, lọc kết tủa nung ngoài không khí thì được 2,56g chất rắn (gồm 2 oxit). Vậy CM

A. 0,16 M B. 0,18 M C. 0,32 M D. 0,36 M

3. Cho m gam bột Zn và Fe vào lượng dư dd CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ dd thu được m gam

chất rắn. Thành phần % theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là

A. 90,27% B. 82,2% C. 85,3%

D. 12,67%

4. Cho 8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng hết với 200ml dd CuSO4 đến khi phản ứng kết thúc thu đuệoc 12,4g chất rắn B và dd D. Cho dd D tác dụng với dd NaOH dư, lọc và nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8g hỗn hợp 2 oxit.

a. Khối lượng của Mg và Fe trong hỗn hợp lần lượt là A. 4,8 và 3,2g B. 3,6 và 4,4g C. 2,4 và 5,6g D. 1,2 và 6,8g

b. Nồng độ mol của dd CuSO4

A. 0,25M B. 0,75M C. 4,48M D. 0,125M

5. Cho hỗn hợp bột gồm 0,48g Mg và 1,68g Fe vào dd CuCl2, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,12g phần không tan X. Số mol CuCl2 tham gia phản ứng là

A. 0,03 B. 0,05 C. 0,06 D. 0,04

Trường hợp 3: Cho một kim loại vào dung dịch chứa hai muối:

Trật tự phản ứng xảy ra là ion kim loại nào có tính oxi hoá mạnh phản ứng trước, ion kim loại nào có tính oxi hoá yếu phản ứng sau.

1. Hòa tan 5,4 gam Al vào 150 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị m là

A. 10,95 B. 13,20 C. 13,80 D. 15,20

2. Lấy m gam bột Fe cho vào 100 ml dung dịch X chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 19 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Giá trị m là

A. 5,6 B. 8,4 C. 10,2 D. 14,0

3. Lấy m gam bột Fe cho vào 0,5lit dung dịch X chứa AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,3M. Sau phản ứng kết thúc thu được 17,2 gam chất rắn và dung dịch Y (màu xanh đã nhạt). Giá trị của m là

A. 5,6 B. 8,4 C. 11,2 D. 14,0

Trường hợp 4: Cho hai kim loại vào dung dịch chứa hai muối:

Trường hợp này bài toán giải theo phương pháp bảo toàn electron (Trình bày ở phương pháp bảo toàn electron).

1. Hỗn hợp X gồm 0,15 mol Mg và 0,1 mol Fe cho vào 500 mL dung dịch Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2; sau khi phản ứng xong nhận được 20 gam chất rắn Z và dung dịch E; cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch E lọc kết tủa nung ngoài không khí nhận được 8,4 gam hỗn hợp 2 oxit. Vậy nồng độ mol/l muối AgNO3, muối Cu(NO3)2 lần lượt là:

A. 0,12 M và 0,36 M B. 0,24 M và 0,5 M C. 0,12 M và 0,3 M D. 0,24 M và 0,6 M

2. Lấy 6,675 gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn có số mol bằng nhau cho vào 500 mL dung dịch Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi phản ứng xong nhận được 26,34 gam chất rắn Z; chất rắn Z đem hoà trong HCl dư thu được 0,448 L H2 (đktc).

Nồng độ muối AgNO3, Cu(NO3)2 trong dung dịch Y lần lượt là:

A. 0,44 M và 0,04 M B.0,44 M và 0,08 M C. 0,12 M và 0,04 M D. 0,12 M và 0,08 M

3. Lấy 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe cho vào 500 mL dung dịch Y gồm AgNO3 0,2 M, Cu(NO3)2 0,4 M, sau khi phản ứng xong ta nhận được chất rắn B và dung dịch C không còn màu xanh của ion Cu2+, chất rắn B không tan trong axit dd HCl. Vậy phần trăm theo khối lượng Al, Fe trong hỗn hợp X lần lược là:

A. 27,5% và 2,5% B. 27,25% và 72,75%

C. 32,25% và 62,75% D. 32,50% và 67,50%

PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON

Dạng 1: Kim loại tác dụng với axit: (ne)kim loại cho =

Trong tài liệu Ôn tập Hóa 10 Nâng cao (Trang 86-92)