• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Các phương pháp điều trị thiểu sản vành tai

1.3.1. Lịch sử nghiên cứu

1.3.1.1. Trên thế giới

- Năm 600 trước Công nguyên, phẫu thuật tạo hình tai ngoài đã được nhắc đến đầu tiên trong cuốn Sushruta Samhita của Ấn Độ, theo đó tác giả Sushruta- một nhà phẫu thuật nổi tiếng đã dùng vạt má có cuống để tái tạo lại phần dái tai bị mất [37].

- Thế kỷ XVI, Gaespare Taglicozi đã sử dụng vạt da cánh tay để tạo hình tai [12].

- 1845, Dieffeenbach đã tạo hình lại phần trên vành tai bị cắt bởi 1 thanh kiếm.

- Các PTV của thế kỷ XIX cho rằng tạo hình toàn bộ vành tai là không thể vì không có đủ nguồn da ghép và sụn đủ mềm để tái tạo.

- Thời đại mới của phẫu thuật THVT bắt đầu từ thế kỷ XX.

- 1920, Gillies mô tả việc sử dụng sụn để THVT.

- 1930, Pierce đã mô tả những nguyên tắc để tạo khung sụn từ sụn sườn.

- Phẫu thuật tạo hình với các trường hợp TSVT chỉ thực sự phát triển sau năm 1950 với các kỹ thuật của Tanzer, Brent và Nagata.

- 1959, Tanzer đã có bước đột phá trong THVT gồm 4 giai đoạn, với mảnh ghép sụn sườn tự thân được chế tạo thành khung sụn vành tai và tồn tại được trong nhiều năm.

- 1974, Brent, tác giả nổi tiếng nhất trong việc THVT từ sụn sườn tự thân, đã hoàn thiện kỹ thuật này gồm 4 giai đoạn phẫu thuật:

+ Tạo khung sụn vành tai từ các mảnh sụn sườn.

+ Xoay dái tai về vị trí đúng.

+ Nâng khung sụn vành tai lên và tạo rãnh sau tai.

+ Tạo hình hố xoăn tai và bình tai.

- 1985, Nagata đã xây dựng quy trình phẫu thuật mới chỉ gồm 2 giai đoạn: với giai đoạn 1 chính là 3 bước số 1, 2, 4 của Brent, còn giai đoạn 2 sẽ nâng khung sụn vành tai và tạo hình rãnh sau tai, từ đó rút ngắn được số lần và thời gian phẫu thuật.

- 1996, John Reinisch sử dụng Polyethylene (MEDPOR) là 1 chất liệu tổng hợp để tạo hình khung sụn vành tai, sau đó đặt vào vị trí TSVT rồi sử dụng các vạt da lân cận để che phủ. Đây là phẫu thuật 1 thì, ưu điểm là có thể tiến hành ở lứa tuổi nhỏ hơn, có thể phối hợp với chỉnh hình ống tai ngoài, cho kết quả thẩm mỹ cao nhưng có nguy cơ thải trừ.

- Nhờ sự phát triển của kỹ thuật mô hiện đại trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã có thể nuôi cấy từ một số các tế bào sụn rồi cho phát triển trong một khuôn tổng hợp đúc thành hình dạng tai người và được cấy vào dưới da chuột.

1.3.1.2. Việt Nam

- 2012, Nguyễn Thị Vân Bình đã đưa ra nghiên cứu hình thái TSVT và kết quả cấy sụn THVT tức là giai đoạn 1 của THVT. Tuy nhiên nghiên cứu đánh giá cả kỹ thuật Brent và Nagata [5].

- 2015, Nguyễn Thùy Linh đưa ra đặc điểm hình thái TSVT đã được cấy sụn tạo hình và kết quả nâng khung sụn sườn- tạo rãnh sau tai tức là giai đoạn 2 của THVT. Kết quả cho thấy trục vành tai ổn định, góc vành tai giảm theo thời gian, vành tai dày hơn hẳn và kém đàn hồi so với tai bình thường. Tuy nhiên tác giả chưa đánh giá kết quả chi tiết về cấu trúc giải phẫu vành tai [6].

- 2018, Lý Xuân Quang đã nghiên cứu kết quả phẫu thuật tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến.

Tuy nhiên, việc mô tả riêng về hình thái lâm sàng, phân loại tổn thương TSVT và điều trị hiện nay, đặc biệt kết quả phẫu thuật chi tiết về hình thái như vị trí, kích thước, các chi tiết giải phẫu của vành tai thì vẫn chưa được quan tâm tới nhiều.

Hiện nay có 1 số phương pháp chủ yếu để ta ̣o hình vành tai thiểu sản nặng như sau:

- Tạo hình vành tai từ su ̣n sườn tự thân: nổi bật với 2 kỹ thuật của Brent và Nagata: theo Hội nghị quốc tế về phẫu thuật THVT lần thứ 4 năm 2007 hiện nay đa số các PTV (93,5%) đều sử dụng phương pháp này với kỹ thuật cải tiến riêng [38].

- Sử dụng vành tai từ su ̣n sườn nhân ta ̣o (MEDPOR hoặc polyethylene):

chỉ có 2 PTV tiến hành [38].

- Lắ p tai giả.

Tình hình tạo hình vành tai ở Việt Nam: cũng không có nhiều cơ sở có thể tiến hành được phương pháp tạo hình toàn bộ vành tai bằng sụn sườn.

Hiện nay tại Hà Nội phẫu thuật tạo hình vành tai toàn bộ cũng đang được tiến hành tại một số cơ sở: bệnh viện Nhi trung ương sử dụng chủ yếu phương

pháp Brent cho trẻ dưới 10 tuổi, phương pháp Nagata cho trẻ từ 10 tuổi trở lên, bệnh viện Saint-Paul sử dụng phương pháp Firmin- từ kỹ thuật Nagata cải tiến, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sử dụng phương pháp Nagata, bệnh viện Việt Đức sử dụng phương pháp Nagata và mới áp dụng phương pháp tạo hình vành tai sử dụng sụn sườn nhân tạo Medpor. Tại thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện phương pháp Nagata cải tiến.

1.3.2. Tạo hình vành tai bằng sụn sườn tự thân: được coi là kỹ thuật